You are on page 1of 26

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

TẠ DUY LINH

TANG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO


Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU CÔNG ĐỒNG
VATICAN II (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
GIÁO XỨ TÂN LẬP VÀ GIÁO XỨ TÂN ĐỊNH)

Ngành: Văn hóa học


Mã ngành: 9229040

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

TRÀ VINH, NĂM 2020


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Trà Vinh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan An


2. TS. Nguyễn Đệ1.
PGS.TS. Phan An

Phản biện 1: ………………………………….

Phản biện 2: ………………………………….

Phản biện 3: ………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước


Hội đồng đánh giá luận án cấp trường

Họp tại:

Trường Đại học Trà Vinh

Vào lúc …… giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm……....

C thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia, thư viện
trường Đại học Trà Vinh.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công giáo khi đến Việt Nam, đã mang theo tư tưởng sẽ
giữ được những đặc điểm văn h a tôn giáo nguyên thủy của giáo
hội. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu truyền vào Việt Nam, nghi lễ
thờ cúng tổ tiên được đặt ra gay gắt và mang tính loại bỏ bởi tín lý
nhất thần giáo. Việc này đã gây ra sự xung đột nghiêm trọng giữa
Công giáo với văn h a Việt Nam.
Thực vậy, sự xung đột giữa Công giáo với văn h a truyền
thống người Việt không chỉ trên bình diện văn h a phương Tây
với phương Đông, mà còn là sự xung đột giữa niềm tin tôn giáo
độc thần với niềm tin tín ngưỡng đa thần qua việc thực hành nghi
lễ.
Thực vậy, kết quả lớn nhất từ Công đồng Vatican II đối với
giáo hội Công giáo ở Việt Nam, là vấn đề hội nhập văn h a trong
đời sống lễ nghi đối với phong tục thờ cúng tổ tiên mà Công giáo
gọi là “tôn kính tổ tiên”. Việc thực hành nghi lễ tôn kính tổ tiên,
cộng đồng tín đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
cộng đồng Công giáo đi đầu. Cụ thể là nghi lễ tang, ở đ tín đồ
thực hành một cách linh hoạt giữa nghi thức tôn giáo kết hợp với
lễ thức truyền thống người Việt. Qua đ , cho thấy Công giáo đã
thể hiện tinh thần hội nhập với văn h a Việt Nam một cách rõ nét.
Quá trình hội nhập văn h a được thể hiện trong đời sống lễ
nghi của tín đồ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra
theo hướng: vừa bồi đắp thêm các giá trị mới văn hóa mới cho
văn hóa dân tộc; vừa vay mượn lồng ghép các hình thức văn hóa
dân tộc trong việc thực hành đời sống đạo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mang lại sự hiểu biết tương đối toàn diện, có hệ thống về
tang thức Công giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh từ sau
Công đồng Vatican II đến nay. Đồng thời, thông qua việc thực
hành tang thức thấy được nghi lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt

1
giữa hệ giá trị Công giáo với hệ giá trị văn h a truyền thống Việt
Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã xác định, chúng tôi
sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu đã c , đề
tài đã cố gắng kế thừa các bài học kinh nghiệm, nhất là phát hiện
các khoảng trống để làm rõ trong nghiên cứu mới của mình.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết, trong đ xác định rõ các lý
thuyết được áp dụng trong nghiên cứu; cùng với việc thao tác hóa
các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Khái quát về Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và
điểm nghiên cứu để thấy được một số đặc điểm của giáo xứ Tân
Lập và giáo xứ Tân Định.
- Điều tra khảo sát và điền dã dân tộc học để nhận diện
mức độ của việc thực thi tinh thần “canh tân và hội nhập” mà
Công giáo đã chủ trương từ Công đồng Vatican II. Đồng thời, chỉ
ra một số đặc điểm cũng như giá trị văn h a trong tang thức của
tín đồ Công giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc thực hành tang thức của tín
đồ Công giáo người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Trong đ , bao gồm việc mô tả diễn trình nghi lễ, cũng như mối
quan hệ qua lại giữa nghi lễ Công giáo với lễ thức truyền thống
Việt Nam trong tang thức Công giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được thực hiện tại tổng giáo phận
Thành phố Hồ Chí Minh, một cộng đồng Công giáo với thành
phần tín đồ có nguồn gốc đa dạng, đã được hình thành trong quá
trình lịch sử, cùng với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội. Do vậy, chúng tôi xác định và lựa chọn địa điểm
nghiên cứu mang tính đại diện cho cộng đồng Công giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh ở hai khu vực với những đặc trưng sau:
2
a) Điểm nghiên cứu nội thành: giáo xứ Tân Định (được
gọi là giáo xứ Nam); được hình thành năm 1861; là một trong
những giáo xứ đầu tiên của giáo phận Tây Đàng Trong nay là
tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; địa bàn của giáo xứ rộng
(quận 1,3 và Phú Nhuận); số lượng tín đồ đông và thành phần tín
đồ có nguồn gốc đa dạng và thể hiện tính hiện đại rõ nét của đô
thị phát triển.
b) Điểm nghiên cứu ngoại thành: giáo xứ Tân Lập (được
gọi là giáo xứ Bắc di cứ); được hình thành năm 1955 gắn liền với
Hiệp định Genève, cùng với sự kiện 1954 của cộng đồng tín đồ
Công giáo miền Bắc di cư vào miền Nam (Sài Gòn). Địa bàn giáo
xứ hẹp (phường Bình Trưng Đông, quận 2); số lượng tín đồ khá
đông và thành phần tín đồ Công giáo toàn tòng; đang chịu sự tác
động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa.
3.2.2. Về thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu trên cả hai chiều kích.
Đ là, chiều kích lịch đại và chiều kích đồng đại.
a) Chiều kích lịch đại
Giai đoạn trước khi tinh thần “canh tân và hội nhập” của
Công đồng Vatican II (1962-1965) được áp dụng, thông qua việc
tiếp cận các thư tịch, văn bản, cụ thể là qua các thư chung Công
giáo ở Việt Nam, các chỉ thị của giáo hội phải tuân thủ các quy
tắc trong việc thực hành các nghi lễ an táng theo tín lý, giáo lý
Công giáo.
b) Chiều kích đồng đại
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu theo lát cắt đồng đại
giai đoạn từ tháng 6/2016 - tháng 4/2020 để tìm hiểu việc vận
dụng các văn h a truyền thống dân tộc vào việc diễn tả niềm tin
thông qua thực hành tang thức Công giáo. Qua đ , thấy được tính
chân thực của những biểu hiện và đặc điểm văn h a truyền thống
người Việt trong việc thực hành nghi lễ vòng đời (tang ma) của
tín đồ Công giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh.

3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi thứ nhất: Việc thực hành nghi lễ tang của tín đồ
Công giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở
Việt Nam diễn ra như thế nào từ sau Công đồng Vatican II?
- Câu hỏi thứ hai: Văn h a truyền thống dân tộc trong tang
thức của tín đồ Công giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay có những biểu hiện và đặc điểm cụ thể nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết thứ nhất: Do áp lực từ chính đặc thù văn h a,
buộc Công giáo phải tiếp nhận những yếu tố văn h a truyền thống
Việt Nam vào đời sống lễ nghi. Tuy nhiên, phải từ sau Công đồng
Vatican II, việc thực hành nghi lễ Công giáo cho phù hợp với văn
hóa truyền thống dân tộc mới thực sự có chuyển biến về chất.
- Giả thuyết thứ hai: Đặc điểm văn h a truyền thống được
biểu hiện trong tang thức của tín đồ Công giáo người Việt ở
Thành phố Hồ Chí Minh thực hành dưới dạng nghi lễ kép: có sự
đan xen nghi lễ Công giáo với lễ thức truyền thống của người
Việt.
5. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm tiếp cận
Nghiên cứu này được phân tích sâu dưới g c nhìn văn h a
học, dựa trên quan điểm tiếp cận “liên ngành” bởi ngành tôn giáo
học, nhân học, dân tộc học, xã hội học, ngành sử học,…nhằm tìm
hiểu những biểu hiện, đặc điểm của “tính bản địa” trong tang thức
tín đồ Công giáo người Việt.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi xác định phương pháp nghiên cứu chính trong
đề tài này là “phương pháp nghiên cứu định tính” thông qua các
cuộc “quan sát tham dự và phỏng vấn sâu” ở Thành phố Hồ Chí
Minh, cũng như tại giáo xứ Tân Lập và giáo xứ Tân Định. Ngoài
ra, vận dụng thêm “phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và
4
đối chiếu”giúp chúng tôi rút ra các nhận định, các điểm chung và
điểm riêng nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu mà nội dung
luận án đã đề ra; đồng thời, thấy được các biểu hiện trong việc
thực hành tang thức Công giáo giữa hai cộng đồng tín đồ: vùng
ven ngoại thành (giáo xứ Tân Lập); trung tâm đô thị (giáo xứ Tân
Định) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đưa ra luận điểm mới về “tính bản địa” trong việc nghiên
cứu nghi lễ Công giáo dung hợp với lễ thức truyền thống dân tộc
thông qua tang thức tín đồ Công giáo ở Việt Nam mà Công đồng
Vatican II đã chủ trương. Qua đ , g p phần cung cấp luận cứ
khoa học trong việc kiểm chứng và củng cố thêm đối với lý thuyết
hậu cấu trúc của Michel Foucault và lý thuyết tương đối văn hóa
của Franz Boas góp phần khẳng định tính đúng đắn, mức độ
chính xác của chúng trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm tư liệu
cho người đọc hiểu biết sâu về hội nhập văn h a, đặc biệt là tính
bản địa trong việc thực hành nghi lễ tang ma theo phong tục thờ
cúng tổ tiên của người Việt đối với tín đồ Công giáo tại Việt Nam.
Đồng thời, thông tin của luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và giảng dạy về văn
hóa - tôn giáo, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan đến công tác tôn giáo ở Việt Nam.
7. Những đóng góp mới của luận án
Qua việc nghiên cứu tang thức của tín đồ Công giáo người
Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh sau Công đồng Vatican II
(Trường hợp nghiên cứu giáo xứ Tân Lập và giáo xứ Tân Định),
luận án muốn cung cấp những tư liệu mới cho ngành văn h a học;
đồng thời góp phần làm rõ sự chuyển biến về chất của Công giáo
với văn h a Việt Nam - những biểu hiện của sự hội nhập vắn hóa:
tiếp cận từ thực hành nghi lễ.

5
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương. Ngoài ra, do
khuôn khổ có hạn, một số nội dung ít quan trọng hơn sẽ đặt trong
phần phụ lục để người đọc có thể tham khảo hoặc phối kiểm
những kết quả được phân tích.

6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghi lễ và biểu tượng trong nghi lễ được đề cập
trong các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
1.1.2. Tang thức của người Việt được đề cập trong các
công trình bàn về tang ma truyền thống
1.1.3. Tang thức của tín đồ Công giáo trước và sau Công
đồng Vatican II ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.4. Những nghiên cứu liên quan đến Công giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh và điểm nghiên cứu (giáo xứ Tân Lập và giáo
xứ Tân Định)
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm phong tục
1.2.1.2. Khái niệm cộng sinh văn hóa
1.2.1.3. Khái niệm tiếp biến văn hóa
1.2.1.4. Khái niệm hội nhập văn hóa
1.2.1.5. Khái niệm tang thức
1.2.2. Hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu
1.2.2.1. Lý thuyết hậu cấu trúc (poststructuralism)
1.2.2.2. Lý thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism)
Tiểu kết chương 1
Điểm luận về các công trình nghiên cứu liên quan đến nội
dung luận án đã cho thấy, chưa c công trình nghiên cứu chuyên
sâu về tang thức của tín đồ Công giáo người Việt từ sau Công
đồng Vatican II ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Bên cạnh đ , phân tích những khái niệm công cụ và hướng
tiếp lý thuyết nghiên cứu, là vấn đề nền tảng và cũng như định

7
hướng cho việc đào sâu làm sáng tỏ nội dung đã được xác định
trong luận án.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÔNG ĐỒNG VATICAN II
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Lược sử tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Khái quát hai điểm nghiên cứu
2.1.2.1. Cộng đồng giáo xứ Tân Lập
2.1.2.2. Cộng đồng giáo xứ Tân Định
2.1.2.3. Mô tả đặc điểm cộng đồng giáo xứ Tân Lập và
giáo xứ Tân Định
Nhìn chung, cộng đồng tín đồ tại giáo xứ Tân Lập và giáo
xứ Tân Định là một tổ chức Công giáo bền vững theo quy định
của giáo hội. Có thể nói cả hai cộng đồng Công giáo Tân Lập và
Tân Định là những lưu dân trải qua những giai đoạn khác nhau tại
vùng đất Nam bộ. Quá trình hình thành hai cộng đồng tín đồ Công
giáo, tổ chức đời sống tôn giáo và xã hội diễn vừa mang dấu ấn
chung của một quá trình cố kết cộng đồng, sinh sống trong cùng
một vùng địa lý môi sinh, lại mang những nét đặc thù do đặc điểm
lịch sử, văn h a, xã hội bởi nguồn cội của mỗi cộng đồng quy
định.
2.2. Khái quát công đồng Vatican II
2.2.1. Tìm hiểu thuật ngữ Công đồng
2.2.1.1. Công đồng chung (đại kết) “ecumenical council”
2.2.1.2. Công đồng riêng
2.2.2. Những tiền đề ra đời của Công đồng Vatican II
2.2.2.1. Bối cảnh thế giới
2.2.2.2. Sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội
2.2.2.3. Sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng mới
2.2.2.4. Nhân tố chủ quan
2.2.3. Nội dung của Công đồng Vatican II
2.2.3.1. Khía cạnh pháp lý
2.2.3.1. Khía cạnh nội dung
8
2.3. Tang thức Công giáo trước Công đồng Vatican II ở
Việt Nam
Khi các thừa sai đến vùng Á Đông n i chung và Việt Nam
n i riêng đã nhìn thấy phong tục thờ cúng tổ tiên (trong đ c
nghi lễ tang ma) mang những biểu hiện của những hành vi tôn
giáo trong việc thể hiện niềm tin của người còn sống vào những
người đã chết. Dưới quan điểm thần học, các thừa sai Công giáo
đã lên án mạnh mẽ vì cho rằng những cử chỉ và hành vi đ mang
màu sắc của sự mê tín, đặc biệt chống lại học thuyết Thiên Chúa
duy nhất.
Tiểu kết chương 2
Chúng tôi cũng trình bày khái quát một số đặc điểm liên
quan đến địa bàn nghiên cứu là cộng đồng Công giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh, bao gồm điểm nghiên cứu là giáo xứ Tân Lập
và giáo xứ Tân Định để thấy được bối cảnh lịch sử cũng như quá
trình hình thành và phát triển của cộng đồng Công giáo trong
dòng chảy chung của Công giáo ở Việt Nam. Song song đ , cũng
trình bày khái quát nội dung của Công đồng Vatican II trong việc
triển khai thực hiện đường hướng của Công đồng trên hai lĩnh vực
tiêu biểu là trong đời sống giáo hội Công giáo và mối quan hệ
giữa Công giáo với các nền văn h a thế giới. Ngoài ra, trước khi
trình bày những biểu hiện của tính bản địa trong tang thức của tín
đồ Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi trình bày
những vấn đề liên quan đến tang thức Công giáo ở Việt Nam
trong lịch sử (trước Công đồng Vatican II).

9
CHƯƠNG 3
DIỄN TRÌNH TANG THỨC TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO
NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ TẬP QUÁN ĐẾN TÍN LÝ
3.1. Từ tập quán người Việt đến tín lý Công giáo
3.1.1. Quan niệm của người Việt về cái chết
Đối với người Việt, cái chết không đơn thuần hiểu “chết”
theo nghĩa của sinh học, nghĩa là việc chấm dứt hoàn toàn mọi
hoạt động của cơ thể. Và hầu như quan niệm của người Việt về
cái chết, n đơn thuần chỉ là một giấc ngủ, một sự trở về, một
đoạn giai đoạn đã hoàn tất, một sự đi xa và là một sự vắng mặt
hay như một sự giã biệt tạm thời, ở đ ẩn chứa niềm tin sâu sắc
vào sự tồn tại của con người sau khi chết.
3.1.2. Quan niệm của Công giáo về cái chết
Mọi tín đồ Công giáo tuyên xưng niềm tin vào Thiên
Chúa là Đấng hằng sống và là nguồn mạch sự sống. Họ bày tỏ
niềm hy vọng vào cuộc sống không chấm dứt với cái chết nhưng
sẽ được tiếp nối và thăng tiến trong thế giới mai sau.
3.1.3. Quan niệm của người Việt về linh hồn
Người Việt quan niệm “hồn” là một thực thể tinh thần đối
lập với thể xác, khi nhập vào thể xác thì tạo ra sự sống và tâm lý
con người. Ngoài ra, người Việt còn quan niệm “hồn” người chết
có thể tách thành hai nh m đ là “tổ tiên” và “ma”. Tuy đều chỉ
linh hồn người chết nhưng giữa “tổ tiên” và “ma” lại c đặc tính
khác nhau.
3.1.4. Quan niệm của Công giáo về linh hồn và chiêu hồn
(nhập hồn)
Công giáo loại trừ mọi ma thuật, cấm tuyệt đối tín đồ
không được phép dùng bùa ngải, không được tin tưởng vào
chuyện oan hồn, nhập hồn, người cõi âm (hồn người chết) nhập
vào người sống vì linh hồn người đã chết thì về với Thiên Chúa

10
để được phán xét chứ không còn chuyện đi lang thang quấy nhiễu
người sống.
3.2. Tang thức của người Việt Công giáo ở Thành phố
Hồ Chí Minh
3.2.1. Vài nét về tập quán mai táng của người Việt trong
lịch sử
3.2.1.1. Tục lệ và ứng xử trước tang lễ
Trong các lễ thức trước tang như: chiêu hô; phạm hàm;
hồn bạch; linh sàn; linh tọa, chiêu tịch điện; quàn thì hiện nay chỉ
còn nghi lễ chiêu hô và phạm hàm được thực hành, nhưng không
đầy đủ.
3.2.1.2. Tục lệ và ứng xử trong tang lễ
Giai đoạn trong tang lễ thường có ba hoạt động chủ yếu đ
là: hành tống (đưa đám); trung lộ tế (lễ giữa đường); lễ khiển
điệu (cúng quỷ thần). Đến năm 1938, khi cuốn Việt Nam văn hóa
sử cương của Đào Duy Anh (1992) được phát hành thì có một số
thay đổi trong tập tục tang lễ của người Việt.
3.2.1.3. Tục lệ và lễ thức sau chôn cất
Nhìn chung, đây là giai đoạn có nhiều quy định nhất, với
vô vàn lễ thức phức tạp trải khắp trong toàn bộ quá trình tang chế,
chứ không phải chỉ thực hiện một lần. Đối với đa số người Việt,
sau khi chôn cất còn đến 7 lễ thức nữa phải được thực hành và
thời gian kéo dài đến vài năm cho đến giỗ đại tường.
3.2.2. Những nghi lễ trong tang thức tín đồ Công giáo
người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Những nghi lễ diễn ra trong không gian gia đình
a) Nghi thức phó linh hồn
Có thể n i, đây là nghi thức xuất phát từ lòng đạo đức bình
dân của người Công giáo ở Việt Nam. Ngoài ra, trong nghi thức
“ph linh hồn” thể hiện đậm nét tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn
hóa Việt Nam, thông qua việc kêu cầu Đức bà Maria được thể
hiện qua hai đặc trưng đ là “che chở - Đức Bà bào chữa kẻ có
tội” cứu khổ, cứu nạn của thánh Mẫu và “ban ơn - Nữ Vương hồn
xác lên trời” xin ơn chết lành và được thánh Mẫu đưa về trời.
Nhìn chung, quá trình Công giáo hóa những tập tục lễ thức bản
11
địa là một sự sáng tạo của tín đồ Công giáo người Việt, họ tạo nên
nghi thức Công giáo riêng vừa thể hiện niềm tin tôn giáo, đồng
thời cũng diễn tả những ý nghĩa trong tập quán văn h a của mình.
b) Lễ mộc dục đến nghi thức nhập quan
Nghi thức “nhập quan” là việc đặt thi hài của người chết
vào trong quan tài, nghi thức này được thực hiện sau lễ thức “mộc
dục”. Khi tới giờ nhập quan, người hộ lễ cùng với thân hữu thực
hành nghi thức cầu nguyện với những bài kinh thống thiết cầu
nguyện cho “linh hồn” người chết được lặp lại rất nhiều lần. Sau
khi kết thúc những bài kinh, một vài người trong ban hộ lễ sẽ rẩy
một ít nước (gọi là nước thánh) lên thi hài người chết và quan tài.
Tuy là nghi thức Công giáo, nhưng trong quá trình “nhập quan”
tín đồ vẫn thực hiện theo tập tục xưa, đ là xem trọng “âm -
dương” bằng hành động đặt thi hài người xuống nền đất trong
giây lát, rồi mới đưa vào nằm trong quan tài, việc này được thực
hành hầu hết trong tang thức tại giáo xứ Tân Lập và giáo xứ Tân
Định, đ là yếu tố khác biệt so với các cộng đồng Công giáo khác
ở Việt Nam mà chúng tôi đã c dịp tìm hiểu.
c) Làm phép khăn tang, để tang và chịu tang
Làm phép khăn tang chỉ xuất hiện đối với Công giáo ở
Việt Nam, thể hiện ý nghĩa và sự trân trọng “đạo Hiếu” qua tang
phục của tín đồ. Có thể nói, nghi thức này chính là sự tiếp nhận
“văn h a người Việt” vào nghi lễ Công giáo. Giáo hội Việt Nam
đã chủ động sáng tạo ra nghi thức làm phép khăn tang để dung
hợp giá trị đạo Hiếu trong tang phục người Việt vào trong nghi lễ
an táng của người Công giáo. Tang phục thể hiện đạo Hiếu của
con cháu với người chết, hình thức cơ bản cũng giống như tang
phục truyền thống trong tập tục tang ma của người Việt. Việc
nhận và mặc tang phục cũng được sắp xếp theo ngôi thứ, vai vế
trong thân quyến họ hàng. Đối với con cái buộc phải mặc quần áo
tang và chít khăn bằng chất liệu vải màn hay còn gọi là đồ sô gai,
con rể cũng mặc và chít khăn như vậy.
d) Quàn xác, cầu nguyện và khóc thương người chết
Sau khi đặt thi hài vào quan tài, nắp quan tài được đậy lên
nhưng vẫn chừa lại khuôn mặt để thân hữu đến kính viếng và nhìn

12
mặt người chết lần cuối. Quan tài sẽ được đặt theo hướng đầu ở
phía ngoài, chân ở phía trong, mặt nhìn lên bàn thờ Thiên Chúa.
e) Lễ động quan và di quan
Tang chủ và gia đình sẽ tiến hành nghi thức “động quan”
theo phong tục tang ma truyền thống người Việt. Trong lúc này,
thân bằng quyến thuộc và thân hữu tập hợp xung quanh quan tài
để nói lời chia tay vĩnh biệt người chết qua bài “điếu văn”, con
trai trưởng và các người con khác (bao gồm cả con dâu và con rể)
“lạy tạ” tiễn biệt lần cuối, cũng là dịp để ca ngợi công ơn sinh
thành dưỡng dục theo tinh thần “đạo Hiếu” của gia đình Việt Nam
truyền thống. Dẫn đầu đoàn di quan là 3 tín đồ nam lớn tuổi, 1
người cầm “thánh giá”, đ là một cây trượng dài bằng đồng (giáo
xứ Tân Lập), bằng gỗ (giáo xứ Tân Định), trên đầu trượng là hình
Chúa Giêsu bị đ ng đinh. Bên phải và trái là “cờ tang” c màu
trắng - tím và hình dáng như lá cờ truyền thống dân tộc, theo sau
cờ tang là kèn trống, các tấm phướn và vòng hoa.
3.2.2.2. Những nghi lễ diễn ra trong không gian nhà thờ
a) Chuông báo tử (chuông sầu)
Việc đổ chuông báo tử là một nghi thức rất quan trọng,
khởi đầu cho việc tổ chức các nghi lễ tang Công giáo ở Việt Nam.
Người ta sẽ đổ tiếng chuông từng nhịp buồn, lặng lẽ ở nhà thờ.
Nếu người chết giới tính nam, chuông sẽ đổ “ba hồi bảy tiếng”,
nếu giới tính nữ chuông sẽ đổ “ba hồi chín tiếng” để thông báo
cho đồng đạo được biết trong giáo xứ vừa mới c người chết.
b) Nghi thức thánh lễ an táng
Thánh lễ an táng được cử hành hầu hết cho mọi tín đồ
Công giáo, nhưng c những trường hợp đặc biệt. Trong đ , giáo
luật đòi buộc cha xứ phải từ chối cử hành thánh lễ an táng những
người bội giáo, những người lạc giáo và những người ly giáo hiển
nhiên. Hầu như tất cả mọi tín đồ Công giáo người Việt luôn cố
gắng sống sao cho “sinh thuận - tử an”, để được cộng đồng
thương mến bằng việc lui tới tang gia thăm viếng và hiện diện
trong thánh lễ an táng, không mong muốn lúc chết đi mang tai
mang tiếng cho bản thân và gia đình.
c) Nghi thức phó dâng và từ biệt

13
Nghi thức “ph dâng và từ biệt” là một biểu hiện trong
một tổng thể liên kết giữa các đồng đạo với nhau. Thực hành nghi
thức “ph thác đồng đạo đã chết cho Chúa”, nghĩa là sức mạnh
của cộng đồng (giáo xứ) được hình thành bởi sự liên kết của nhiều
thành viên, đồng đạo chào từ biệt nhau lần cuối trước khi thi thể
thành viên được được chôn cất hoặc hỏa táng.
3.2.2.3. Những nghi lễ diễn ra ở không gian nghĩa trang
(đất thánh)
a) Nghi thức đưa tang
Đối với tín đồ Công giáo, việc đưa tang không chỉ là việc
của tang gia mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng giáo xứ. Nếu
vì lý do nào đ không thể đưa người chết đến nơi an nghỉ cuối
cùng, thì ít nhất cũng phải đưa tiễn một đoạn đường ngắn để nói
lên tình liên đới trong cộng đồng và đ là chu toàn điều giáo hội
dạy “chôn xác kẻ chết”. Nghi thức đưa tang diễn ra theo một trật
tự thống nhất thành một đoàn người, đây chính là hình thức đưa
tang của người Việt xưa đ là “nghi trượng đám tang”.
b) Nghi thức tại mộ phần
Đây là nghi lễ “phụng vụ” cuối cùng của cộng đồng giáo
xứ đối với người chết. Nghi thức này thường được linh mục chính
xứ cử hành tại nghĩa trang hoặc nơi lễ đài hỏa táng bằng việc hát
lên những bài thánh ca để phó dâng linh hồn người chết cho Chúa
và cùng nhau hướng về người chết để nói lời chia tay “hẹn gặp
nhau trong nước trời”.
c) Nghi thức cầu lễ sau tang
Những nghi thức sau lễ tang của tín đồ Công giáo ở Việt
Nam đã linh hoạt để dung hợp tập tục của người Việt theo tập
quán tang ma cổ truyền. Ba ngày sau khi chôn, người Công giáo
sẽ đi thăm mộ cầu kinh, giống như hình thức “mở cửa mả” theo
quan niệm tín ngưỡng dân gian. Vào các dịp 7, 14, 21, 49, 100
ngày, giỗ đầu (tiểu tường), giỗ mãn tang (đại tường), người Công
giáo cũng tổ chức tưởng nhớ người quá cố nhưng lại chuyển hóa
tinh thần ấy theo kinh thánh, đây là những thời kỳ người tín đồ sẽ
cầu nguyện khẩn thiết cho người quá cố bằng lời kinh, tiếng hát
và cử hành thánh lễ với lời cầu nguyện.

14
Tiểu kết chương 3
Dưới tác động Công đồng Vatican II, vấn đề tang thức
Công giáo ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh
n i riêng đã c sự thay đổi đáng kể. Tang thức được được diễn ra
trong phạm vi gia đình; phạm vi nhà thờ và phạm vi nghĩa trang.
Tuy nhiên, từ sau Công đồng Vatican II, tang thức Công giáo ở
Thành phố Hồ Chí Minh được tín đồ thực hành dưới dạng “nghi
lễ kép”, kết hợp song hành giữa nghi thức Công giáo với lễ thức
truyền thống người Việt. Đặc biệt, những giá trị văn h a đạo Hiếu
đã được tiếp nhận và dường như trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong tang thức người Việt Công giáo Việt Nam nói chung
và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

15
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TANG THỨC
CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
4.1. Đặc điểm văn hóa trong tang thức Công giáo
4.1.1. Tang thức thể hiện tính dung hợp
Cộng đồng Công giáo ở Việt Nam đã hình thành lối sống
đạo mang tính đặc thù, thể hiện sự “dung hợp” - tổng hợp từ nhiều
yếu tố khác nhau và biến đổi linh hoạt để tạo nên cái mới được thể
hiện trong tang thức Công giáo.
4.1.2. Tang thức thể hiện tính chuẩn mực
Trong đời sống lễ nghi của tín đồ Công giáo, việc thực
hành các nghi lễ thường được quy định bởi những điều luật rõ
ràng và được diễn giải tỉ mỉ thành những hành vi cụ thể cho việc
thực hành nghi lễ. Qua đ , tín đồ phải trung thành với luật Chúa
và luật giáo hội trong đời sống lễ nghi tôn giáo nói chung và nghi
lễ tang n i riêng. Điều đ được xem là hệ giá trị chuẩn mực mà
mọi tín đồ Công giáo phải nghiêm cẩn thi hành.
4.1.3. Tang thức thể hiện tính linh hoạt
Tính “linh hoạt” là một trong những đặc điểm nổi bật
trong việc thực hành tang thức của tín đồ Công giáo người Việt ở
Thành phố Hồ Chí Minh. trong tang thức tín đồ người Việt, nghi
lễ Công giáo đã được kết hợp một cách “nhuần nhuyễn” với tập
tục, lễ thức truyền thống trong tập quán tang ma người Việt. Qua
đ , phản ánh sự tồn tại giữa hai giá trị Công giáo và văn h a
truyền thống, từ đ tạo nên tính bản sắc trong nghi lễ tang người
Việt nói chung và tang thức Công giáo ở Việt Nam nói riêng.
4.2. Giá trị văn hóa hóa trong tang thức Công giáo
4.2.1. Tang thức thể hiện sự gắn kết cộng đồng
Tang thức Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện
quan hệ giữa đồng đạo với đồng đạo qua hình thức “cộng đồng

16
gắn b ” và hầu hết các tín đồ đều có sự quen biết trong phạm vi
cộng đồng xứ đạo. Ở đ , các mối quan hệ huyết thống, hàng xóm,
láng giềng còn rất sâu đậm, tạo nên tính cố kết cộng đồng tương
đối cao. Công giáo là một tôn giáo có truyền thống sinh hoạt theo
cộng đồng. Điều này đã được thể hiện ngay ở tên gọi “Công
giáo”, đời sống đạo của tín đồ thường tập hợp thành x m đạo.
4.2.2. Tang thức thể hiện nhu cầu tâm linh
Tang thức Công giáo ở Việt Nam từ sau Công đồng
Vatican II dẫn đến sự dung hợp trong việc thực hành nghi lễ nói
chung và nghi lễ tang nói riêng, không những đáp ứng nhu cầu
nhu cầu tâm linh của tín đồ, cũng như đáp ứng về tư tưởng, tình
cảm, đạo đức… qua việc thực hành tang thức Công giáo ở Thành
phố Hồ Chí Minh, mà bên cạnh đ còn làm phong phú thêm nền
văn hoá của Việt.
4.2.3. Tang thức thể hiện nếp sống đạo
Nếp sống đạo của tín đồ Công giáo là việc chu toàn luật lệ
Công giáo, và dĩ nhiên khi tuân thủ luật đạo, việc đ sẽ giúp tín
đồ ý thức chấp hành nghiêm túc luật quốc gia. Thực hành tang
thức của tín đồ Công giáo người Việt đã trở thành một nếp sống
đạo với những sinh hoạt đậm nét tâm linh trên phương diện riêng
tư, gia đình và cộng đồng tôn giáo. Qua đ , c thể nhận thấy
những nét sinh hoạt tâm linh đã đi vào nề nếp, hình thành nếp
sống đạo với biểu hiện đặc trưng tôn giáo và văn h a trong cộng
đồng tín đồ Công giáo người Việt ở Việt Nam.
Tiểu kết chương 4
Nhìn ở phương diện văn h a, tang thức của tín đồ Công
giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện một số đặc
điểm văn h a qua tính dung hợp, tính chuẩn mực và tính linh
hoạt. Thực vậy, nét văn h a truyền thống được thể hiện thông qua
lễ tang một cách linh hoạt và hài hòa, vừa tuân thủ lễ nghi tôn
giáo, vừa lưu giữ tập tục văn h a truyền thống của người Việt một
cách chặt chẽ. Song song đ , nhìn ở góc nhìn giá trị văn h a, tang
thức Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện sự gắn kết
cộng đồng rất cao, bởi lẽ đám tang không chỉ là nghi thức đưa tiễn
đồng đạo về bên kia thế giới, mà nó còn là dịp để cho người sống
17
gắn kết giúp đỡ nhau, ăn uống, đàm thoại và an ủi lẫn nhau. Bên
cạnh đ , quá trình tín đồ thực hành các nghi lễ tang cũng là nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu trong hành trình đời sống tâm linh của
mình. Ngoài ra, nghi lễ tang còn thể hiện nếp sống đạo của người
Công giáo là kết quả của sự giao thoa giữa niềm tin tôn giáo và
văn h a dân tộc, cũng là một nét riêng đặc sắc đ ng g p vào đời
sống văn h a phong phú của người Việt.

18
PHẦN KẾT LUẬN
Từ những kế thừa và qua những bài học kinh nghiệm của
các tác giả trước đ , cũng như hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn
đã trình bày (các Chương 1 và 2). Luận án đã đi sâu vào việc
nghiên cứu vấn đề thực hành văn h a trong tang thức của tín đồ
Công giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh sau Công đồng
Vatican II - Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Tân Lập và giáo xứ
Tân Định để thấy được đặc điểm và giá trị văn h a (các Chương 3
và 4). Qua đ , cần điểm lại một số nét cơ bản như sau:
1. Tang thức là nghi lễ đánh dấu bước kết thúc trong chu
trình đời người và mở ra cuộc sống mới đối với người chết, cũng
như người sống. Tang thức phản ánh quan niệm quan niệm về cái
chết, cũng như thế giới bên kia của tín ngưỡng và tôn giáo, cùng
với các yếu tố khách quan khác trong từng thời kỳ lịch sử tộc
người.
2. Ở người Việt, nghi thức và tập tục tang ma gắn với đời
sống gia đình, dòng họ và cộng đồng, cùng với cơ cấu tổ chức và
tục lệ riêng dựa trên các yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo. Đối với
người Việt, tang ma luôn được chú ý ở phương diện thực hành
nghi lễ, nó là một tiêu chuẩn của luân thường đạo lý đối với mỗi
cá nhân từ khi được sinh ra trên đời. Mỗi gia đình khi c tang,
trong thâm tâm ai cũng muốn làm sao cho thật tốt, thật long trọng
và kính cẩn để đưa tiễn người chết, đồng thời cũng là để an ủi
chính bản thân mình.
Với hệ thống các lễ nghi, cũng như những kiêng kỵ được
thực hành theo tín ngưỡng truyền thống và quan niệm dân gian
trong từng giai đoạn bao gồm nghi lễ nghi lễ trước tang, trong
tang và sau tang. Tang ma truyền thống người Việt chứa đựng
nhiều nhất các đặc trưng sinh hoạt văn h a tộc người, với những
phong tục, tập quán thể hiện được đầy đủ các thành tố văn h a,
bao gồm văn h a vật chất và văn h a tinh thần trong đời sống tâm
linh của của dân tộc Việt.

19
3. Theo tín lý Công giáo, chết là việc linh hồn rời khỏi
xác. Linh hồn là tính thiêng liêng chẳng hay hư, chẳng hay nát.
Linh hồn phải đến trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét về tội,
phúc thì được thưởng nước trời, phạt tùy theo việc lành, việc dữ
đã làm khi còn ở thế gian. Những người sạch mọi tội, cùng những
người đã đền tội cho đủ thì được lên thiên đàng. Thiên đàng là nơi
đầy rẫy ánh sáng và sự thanh nhàn vui vẻ đời đời, mà phúc nhất
trên “thiên đàng” là được chiêm ngưỡng dung nhan Thiên Chúa
Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần). Những
người tội nhẹ, hoặc đền tội chưa đủ thì phải chịu hình phạt luyện
ngục. Người sống có thể cứu giúp linh hồn nơi “luyện ngục” bằng
hình thức cầu nguyện, ăn chay và từ thiện, nhất là xin linh mục
dâng lễ cho các linh hồn ấy tại nhà thờ.
Ngoài ra, những người chỉ cần phạm một tội trọng là đã
phải chịu hình phạt “hỏa ngục”, là chốn đầy những lửa cùng mọi
giống khổ hình để phạt ma quỷ cùng những linh hồn mắc tội
trọng. Linh hồn sa hỏa ngục thì không thể cứu giúp và hình phạt
cũng không thể giảm bớt. Bên cạnh đ , giáo huấn Công giáo giải
thích rằng: khi chết, linh hồn ra khỏi xác, việc chôn xác người
chết gọi là “táng xác”.
Bí tích xức dầu bệnh nhân gọi là “phép xác”. Giáo huấn
này khác với quan niệm dân gian người Việt, gọi là “đưa ma”.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mối quan hệ giữa người sống
với người chết đối với tín đồ Công giáo n i chung và tín đồ Công
giáo người Việt nói riêng không có sự quan hệ liên hệ. Trái lại, có
sự liên hệ mật thiết giữa người chết và người sống được thể hiện
qua màu nhiệm các thánh “thông công”. Công giáo không tin vào
chuyện người chết có thể ban phúc và giáng họa cho người sống,
vì thế tín đồ Công giáo không thực hành các nghi lễ “cầu cúng”,
“cầu cơ”. Quan điểm thần học về con người của Công giáo là nền
tảng để từ đ giáo hội có những quy định thống nhất về tang thức,
cũng nghi lễ và thánh lễ an táng.
4. Với giáo hội Công giáo, Công đồng Vatican I đã dần
trở nên đông cứng trước sự phát triển như vũ bão của thế giới
đang ồ ạt tiến vào thời kỳ hậu hiện đại. Trong lòng giáo hội, giáo
luật lỗi thời, nghi thức lễ bái, cơ cấu tổ chức quá bảo thủ, đời sống
20
đạo của tín đồ biểu hiện rõ nét của sự khô đạo, nhạt đạo, và cải
đạo ngày càng nhiều.
Trước tình hình đ , một Công đồng chung đã được triệu
tập để giải quyết những vấn đề mà giáo hội đang đối diện. Công
đồng khai mạc tại Vatican vào năm 1962, Công nghị kéo dài 3
năm và kết thúc ngày 08/12/1965. Đây là Công đồng thứ XXI của
giáo hội Công giáo, do họp tại tòa thánh Vatican, vì trước đ c
một Công đồng họp tại Vatican được gọi là Công đồng Vatican I,
cho nên Công đồng này được gọi là Công đồng Vatican II.
Công đồng có 3.093 vị chức sắc được triệu tập để hội họp.
Kết thúc kỳ họp, Công đồng đã công bố 16 văn kiện bao gồm các
tài liệu như sau: 03 tuyên ngôn; 9 sắc lệnh và 04 hiến chế. Nội
dung của tất cả các văn kiện có thể tóm gọn thành 4 chữ: “canh
tân và hội nhập”. Đường hướng này đã tác động đến nhiều mặt
của Công giáo ở Việt Nam, trong đ c những vấn đề liên quan
đến việc thực hành tang thức của tín đồ theo truyền thống văn h a
dân tộc, còn được gọi là nghi lễ tôn kính tổ tiên.
5. Có những tiếp biến giữa văn h a Công giáo với văn h a
Việt Nam đối với phong tục thờ cúng tổ tiên, trong đ c việc
thực hành tang thức. Công đồng Vatican II (1962-1965) đã mở ra
một thời kỳ mới, một cách nhìn nhận và ứng xử mới trong quá
trình tiếp biến với văn h a người Việt. Thực vậy, những khác biệt
về văn h a giữa Công giáo và cư dân tại chỗ (tính bản địa) cơ bản
đã được giải quyết, qua đ giúp cho giáo hội giảm thiểu những
xung đột về văn h a - xã hội, dần xóa bỏ những định kiến trước
đ về Công giáo. Bên cạnh đ , tạo ra những tiền đề mới, những
yếu tố thuận lợi hơn để giáo hội Công giáo phát triển lành mạnh
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận cư dân tín đồ
người Việt.
6. Nghi thức an táng Công giáo được thống nhất trong
toàn thể giáo hội Công giáo Rôma, dù là Công giáo Pháp hay
Công giáo Việt Nam. Tuy vậy, việc thực hành tang thức ở mỗi
quốc gia lại có những biểu hiện mang tính đặc thù. Ngay tại Việt
Nam, việc thực hành tang thức trong cộng đồng Công giáo người
Việt có nhiều nét khác biệt so với cộng đồng Công giáo các dân
tộc thiểu số khác.
21
Đối với tín đồ người Việt, nghi thức tang lễ diễn ra trong
không gian gia đình đã cho thấy yếu tố văn h a truyền thống tồn
tại rất đậm nét, thể hiện sự chi phối trong quan niệm người Việt
về vấn đề đạo hiếu và những tác động khác từ tín ngưỡng dân
gian liên quan đến người chết mà tín đồ phải thực hành. Những
quan niệm truyền thống liên quan đến đạo hiếu, đã chi phối suy
nghĩ và thể hiện qua hành vi của tín đồ như quy định việc để tang,
hình thức tang phục và thương kh c người chết.
Tín đồ thực hành những việc trên không chỉ thể hiện trách
nhiệm với người chết mà còn thể hiện ý nghĩa gắn kết trong cộng
đồng, buộc tín đồ không thể ra ngoài những quan niệm, tập tục
tang ma vốn đã tồn tại bền vững trong suốt quá trình lịch sử của
cộng đồng người Việt. Ngoài ra, việc tổ chức tang thức phải theo
những chuẩn mực quy định của giáo hội và theo những định chế
truyền thống Công giáo thông qua sự giám sát của chức sắc và
cộng đồng.
Bên cạnh đ , nghi thức “ph linh hồn”; “làm phép khăn
tang” là những nghi thức chỉ có ở cộng đồng Công giáo Việt
Nam, nhằm can thiệp vào nghi lễ trong gia đình người Việt Công
giáo, sự dung hợp của Công giáo với đạo hiếu truyền thống người
Việt để tạo ra một nghi lễ mới trong Công giáo đ là “nghi thức
làm phép khăn tang”, cũng như để diễn đạt tư tưởng tín ngưỡng
bản địa của tín đồ người Việt Công giáo. Qua đ , làm cho việc
mặc tang phục trở nên trang trọng và ý nghĩa thâm sâu hơn. Ngoài
ra, một số nghi thức khác trong diễn trình tang thức cũng được
dung hợp giữa niềm tin Công giáo và truyền thống dân tộc trong
việc chôn cất người chết. Tuy nhiên, các nghi lễ này rõ ràng vẫn
phảng phất trong đ niềm tin của tín ngưỡng dân gian.
7. Tang thức của tín đồ Công giáo ở Thành phố Hồ Chí
Minh đã thể hiện nhiều đặc điểm và giá trị của văn h a truyền
thống người Việt. Tín đồ vừa chủ động tiếp nhận để dung hợp
giữa giá trị văn h a dân tộc với giá trị Công giáo trong từng hoàn
cảnh lịch sử, cũng như môi trường không gian sống, từ đ hình
thành nên “nếp sống đạo” của cộng đồng Công giáo với hệ giá trị
văn h a riêng. Ở đ , một cộng đồng tín đồ vừa mang trong mình
hệ giá trị văn h a Công giáo, nhưng cũng thấm nhuần tinh thần
22
đạo hiếu, cũng như không xa rời văn h a truyền thống dân tộc
trong việc thực hành nghi lễ tang.
8. Về mặt lý thuyết và phương pháp, kết quả nghiên cứu
của luận án đã chứng minh tính hợp lý và khoa học trong việc vận
dụng các trường phái lý thuyết như thuyết hậu cấu trúc, thuyết
tương đối văn h a. Luận án không đặt ra mục tiêu đề xuất lý
thuyết mới, nhưng đã g p phần vào việc kiểm chứng, cũng như áp
dụng các lý thuyết đã c trong một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Qua
đ , cho thấy tính đúng đắn của việc áp dụng các lý thuyết trong
việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu về văn
hóa học nói riêng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu góp phần minh chứng tính
khoa học, sự hợp lý của phương pháp nghiên cứu dựa trên quan
điểm tiếp cận liên ngành khoa học xã hội trong việc ứng dụng vào
nghiên cứu trường hợp cụ thể. Qua đ , chia sẻ những kinh nghiệm
trong việc xử dụng lý thuyết và quan điểm tiếp cận liên ngành khi
giải quyết vấn đề tại điểm nghiên cứu, đặc biệt là những kinh
nghiệm trong việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để
thấy được bản chất của những vấn đề mang tính nhạy cảm khi
nghiên cứu về nghi lễ tôn giáo.
9. Qua việc nghiên cứu tang thức tín đồ Công giáo người
Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh sau Công đồng Vatican II -
Trường hợp giáo xứ Tân Lập và giáo xứ Tân Định, luận án đã mở
ra một hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu chuyên sâu về sự biến đổi tang thức Công giáo trong
bối cảnh thế tục h a. Và cũng từ kết quả nghiên cứu thực tiễn của
luận án đã cho thấy còn rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục đi sâu
nghiên cứu và mở rộng hơn ở Việt Nam như: Giao thoa văn h a
trong tang thức của người dân tộc thiểu số theo Công giáo với văn
hóa truyền thống của họ (người Hoa, người Khmer, K’Ho, Bana,
S’tiêng,…); bản địa h a Đức bà Maria; tính bản địa trong các nghi
lễ Công giáo; văn h a ứng xử với tín đồ đã chết trong gia đình
Công giáo…c thể n i đây là vấn đề còn bỏ ngõ, cần tiếp tục
được nghiên cứu sâu hơn, nhất là đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa,
của sự biến đổi văn h a - kinh tế - xã hội cần được tiếp cận một

23
cách toàn diện theo phương pháp chuyên ngành và liên ngành
khoa học xã hội.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Tạ Duy Linh (2016), “Ảnh hưởng của Công đồng
Vatican II đến thư chung 1980 giáo hội Công giáo”, Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, (05), tr.70-73.
2. Tạ Duy Linh, “Quan điểm của Công giáo về cái chết và
linh hồn của con người”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 4 năm 2018, tr. 93-101.
3. Tạ Duy Linh, “Sắc thái văn h a của người Việt Công
giáo vùng Nam bộ thông qua việc thực hành nghi lễ tôn kính tổ
tiên - Trường hợp tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế, Trường Đại học An Giang - Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30-31 tháng 8 năm
2018, tr. 205-219.
4. Tạ Duy Linh, “Tính bản địa trong tang lễ Công giáo từ
sau Công đồng Vatican II - Trường hợp tổng giáo phận thành phố
Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh ngày 26-27 tháng 7 năm 2019, tr. 989-1001.
5. Ta Duy Linh, Nguyễn Thị Thu Hằng (2019), “An tử và
trợ tử tiếp cận dưới nhãn quan Công giáo”, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, (09), tr. 93-100.

24

You might also like