You are on page 1of 19

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CÂU 1: TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THAM NHŨNG VÀ


ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
Nghiên cứu tham nhũng và công tác đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta không thể
không nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng của
Người về một nhà nước của dân, do dân, vì dân là nền tảng cốt lõi cho việc xây dựng một
nhà nước dân chủ, chính vì vậy, Người có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với "tệ tham
ô, lãng phí và bệnh quan liêu"; Người thường xuyên giáo dục toàn Đảng, toàn dân đấu
tranh không khoan nhượng đối với tệ nạn này. Những lời dạy của Người vừa sâu sắc,
toàn diện vừa căn bản lâu dài; vừa có tính khái quát, vừa cụ thể, dễ hiểu, luôn giữ được
tính thời sự và còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta trong cuộc đấu
tranh với tệ nạn tham nhũng trong tình hình hiện nay.
1. Quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về tham nhũng
a) Quan niệm về tham nhũng, lãng phí
Chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường xuyên của Hồ
Chí Minh.
Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ
bản chất của tham ô: là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam, tham ô là trộm
cướp. Hồ Chí Minh nêu ra một khái niệm khái quát, làm rõ bản chất tham ô:
“Tham ô là gì?
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công làm của tư
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội.
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa
phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”[1].
Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng của hành vi tham ô là biến "của công" thành "của tư". "Của
công" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là
giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của công" thành "của tư" tức là tài sản chung
khi không nhằm phục vụ mục đích chung mà chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một
tập thể, một địa phương.
Bất cứ hành vi lấy "của công" làm "của tư" nào cũng đều bị Hồ Chí Minh coi là hành vi
tham ô. Đây chính là hành vi tham ô hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, chủ thể của
hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ, quyền hạn
nhất định trong bộ máy nhà nước. Người dân bình thường, nếu "ăn cắp của công, khai
gian, lậu thuế" cũng có thể là chủ thể của hành vi tham ô.
Sâu sắc hơn nữa, Hồ Chí Minh còn chỉ ra một hình thức tham ô tinh vi, rất khó nhận thấy
trong cuộc sống đời thường, đó là tham ô gián tiếp. Hồ Chí Minh nêu ra một ví dụ
về tham ô gián tiếp: “Thí dụ: một cán bộ, Chính phủ, nhân dân trả lương hằng tháng đều
cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn
cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”[2]. Đây là hình thức tham ô đặc biệt, tuy không
nhanh chóng gây hậu quả nghiêm trọng như những hành vi trực tiếp chiếm đoạt tài sản
công, nhưng tham ô gián tiếp xảy ra hằng ngày, thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực của quản lý nhà
nước, là một trong những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
b) Nguyên nhân của tệ tham ô, lãng phí
Tham ô, lãng phí là những tệ nạn nguy hiểm. Muốn chống tham ô, lãng phí hiệu quả, cần
phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân của chúng. Hồ Chí Minh đã nói: "Tham ô và lãng
phí đều do bệnh quan liêu mà ra”[3]. Người chỉ rõ tệ quan liêu chính là căn nguyên sâu
xa, nguyên nhân trực tiếp, là điều kiện của tham ô, lãng phí. Người khẳng định nơi nào có
tệ quan liêu thì ở đó có tham ô, lãng phí; mà quan liêu càng nặng thì tham ô, lãng phí
càng nhiều.
Theo Hồ Chí Minh, quan liêu là "bệnh giấy tờ, bệnh hình thức, không thực tế, là xa cách
quần chúng, không theo đường lối quần chúng, làm không đúng chính sách của Chính
phủ và của đoàn thể”2. Quan liêu là cán bộ phụ trách xa rời thực tế, không đi sâu đi sát
công việc, việc gì cũng không nắm vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung. Quan
liêu là xa rời quần chúng, không rõ lai lịch, tư tưởng và công tác của cán bộ mình, không
lắng nghe ý kiến của quần chúng, sợ phê bình và tự phê bình. Tác phong của người cán
bộ mắc bệnh quan liêu là thiếu dân chủ, không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể,
phân công phụ trách.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ mắc bệnh quan liêu còn có biểu hiện như: “Đối với
công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề.
Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến
chốn”3. Khi triển khai thực hiện công việc của bản thân, giao nhiệm vụ cho cấp dưới mà
không biết kiểm tra thì sẽ không có điều kiện giải thích, hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới,
không kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hay xử lý vi phạm, điều này dẫn đến công việc
không có hiệu quả, gây thiệt hại về tài sản, tiền bạc, công sức của Nhà nước, của nhân
dân.
c) Tác hại của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu
Hồ Chí Minh khẳng định quan liêu, tham ô, lãng phí là "bạn đồng minh của thực dân,
phong kiến", "Kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ"[4]. Bởi vì, tham ô, lãng
phí có tác hại rất lớn. Trước hết và trực tiếp, nó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước,
của nhân dân. Cán bộ được giao quản lý tài sản của Nhà nước, của nhân dân, tài sản do
những nước bạn đóng góp, giúp đỡ để phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc, nâng cao đời
sống của nhân dân. Nhưng do chủ nghĩa cá nhân, tư lợi, một số cán bộ đã tham ô, chiếm
đoạt của công, biến của công thành của tư, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, của tập
thể, làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, đến công việc cải thiện đời sống của nhân
dân.
Tham ô, lãng phí làm tha hoá, suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ, phá hoại tinh
thần trong sạch, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mòn lòng tin của nhân dân vào
Đảng, Nhà nước. Hồ Chí Minh khẳng định: phần đông cán bộ, đảng viên, đoàn viên,
công nhân viên chức ta đều trong sạch, tận tụy, đều mang bản chất, đạo đức cách mạng là
cần, kiệm, liêm, chính. Họ không ngại gian khổ, hy sinh vì cách mạng, vì nhân dân.
Nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ do tham ô, quan liêu, lãng phí, do mưu lợi cá nhân đã
thoái hoá, biến chất, không giữ được đạo đức cách mạng. Điều này làm giảm sức chiến
đấu của Đảng, giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, làm hại đến sự nghiệp
cách mạng.
Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội, cả nước phải huy động và đã huy động được mọi nguồn lực: của cải vật chất, công
sức, tinh thần… Vì sự nghiệp cách mạng của đất nước, "chiến sĩ thì hy sinh xương máu,
đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp"[5]. Những kẻ tham ô, lãng phí đã
chiếm đoạt, đã phí phạm, huỷ hoại những nguồn lực ấy. Điều này dẫn đến một hậu quả
nguy hại lớn hơn nữa đó là sự cản trở, phá hoại sự nghiệp cách mạng, "làm chậm trễ công
cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta".
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham nhũng
a. Về vai trò, ý nghĩa của công tác chống tham nhũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng, chống tham ô, lãng phí là cách mạng, là dân chủ.
Sự nghiệp cách mạng do toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể quần chúng nhân dân tiến
hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đấu tranh giành độc lập dân
tộc, tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa là
nội dung, mục tiêu của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: "tham ô, lãng phí, quan liêu
là những xấu xa của xã hội cũ"[6], tham ô là đặc trưng, gắn liền với thực dân, phong kiến.
Đấu tranh chống thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh
chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Cách mạng không thể thành công hoàn toàn nếu vẫn
còn tham ô, lãng phí. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí là một nội dung, nhiệm vụ quan
trọng của cách mạng.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền lực thuộc về nhân dân. Tất cả
tài sản là của nhân dân. Nhân dân đóng góp mồ hôi xương máu, tiền của cho công cuộc
kháng chiến, xây dựng đất nước. Vì vậy, bảo vệ tài sản công, chống tham ô, lãng phí là
bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
"phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì
mới thành công"2. Dân chủ tức là nhân dân làm chủ. Cán bộ là người được giao quản lý
tài sản để thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó. Vì vậy, nhân dân có quyền và
nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô,
lãng phí. Sự tham gia của quần chúng quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh
phòng, chống tham ô, lãng phí. Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo thì cuộc đấu
tranh càng mang lại hiệu quả cao. Hồ Chí Minh khẳng định: "Quần chúng tham gia càng
đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng"[7].
b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham ô, lãng phí
Công tác chống tham ô, lãng phí rất quan trọng, cần phải được tất cả các cấp, các ngành
quan tâm và tiến hành thường xuyên. Cũng như các mặt trận khác, muốn giành thắng lợi
trên mặt trận chống tham ô, lãng phí, chúng ta phải nắm được quan điểm chỉ đạo cuộc
đấu tranh trên mặt trận đó. Hồ Chí Minh nêu rõ: “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt
phải có lãnh đạo và trung kiên”2. Đấu tranh chống tham ô, lãng phí cần phải bằng hệ
thống các biện pháp đồng bộ, cả trước mắt và lâu dài, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và
“chống”. Cùng với việc xây dựng cơ chế phòng, chống, tấn công tham ô, lãng phí trên tất
cả các lĩnh vực, cần xác định và tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm. Yếu tố quan trọng,
quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí chính là
công tác lãnh đạo. Sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, thông qua các chủ trương,
chính sách mang tính chỉ đạo, thông qua các cấp uỷ đảng quyết định sự thành bại của
cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng
chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng, cơ sở. Người nói: “Trong phong trào
chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ”[8]. Việc tuyên
truyền, giáo dục cần được đặc biệt coi trọng, làm sao để cán bộ hiểu được sự nguy hại,
xấu xa của tham ô, lãng phí, từ đó có các hành động tích cực nhằm phòng, chống. Đồng
thời, công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ giúp nêu gương tốt, lên án các hành vi tham ô,
lãng phí, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn nạn tham ô, lãng phí. Nhưng khi cần thiết,
đối với những người đã suy thoái về đạo đức, không chịu rèn luyện, cố tình tư lợi, chiếm
đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng, phải bị xử lý
nghiêm khắc để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và để răn đe, làm gương cho những
người khác.
c) Các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm, tìm ra bản chất, nguyên nhân của tham ô,
lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đã nêu ra hàng loạt biện pháp nhằm đấu tranh phòng,
chống. Trong các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đặc
biệt chú trọng biện pháp giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần
chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai
cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để
cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”[9]. Quần chúng là lực lượng chính của
cách mạng, sự tham gia tích cực của quần chúng quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, quần chúng nhân dân
giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện sai phạm, phê bình, lên án các biểu hiện
tiêu cực của cán bộ. Sự giám sát chặt chẽ của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công
chức nhà nước, thông qua các hình thức khác nhau là một cơ chế ngăn ngừa tham ô, lãng
phí hữu hiệu. Đồng thời, các phản ánh, kiến nghị kịp thời của nhân dân qua công tác
giám sát sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm phát hiện các hành vi tham ô,
lãng phí, từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, phát động, chỉ đạo và hướng dẫn phong trào
phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người chỉ đạo: "bộ đội, cơ
quan, đoàn thể và nhân dân phải tổ chức một phong trào thật thà tự phê bình và phê bình
từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên"[10]. Trong phong trào này, mỗi cán bộ, Đảng viên
phải luôn ý thức tự phê bình và phê bình, không phải để đả kích nhau, mà để cùng nhau
nhận thức các sai lầm, khuyết điểm, cùng bàn cách khắc phục, sửa chữa, để thực hiện
chức trách, công vụ tốt hơn. Người nêu các bước thực hiện tự phê bình và phê bình.
Trước hết, tự phê bình và phê bình ở các "tiểu tổ". Sau đó, cơ quan triển khai kiểm thảo
chung. Phê bình và tự phê bình phải tiến hành từ trên xuống, từ dưới lên, phải làm thường
xuyên, liên tục, phải có báo cáo, điều tra, hướng dẫn việc kiểm thảo. Sau khi công khai,
thật thà tự phê bình và phê bình, cán bộ, đảng viên phải kiên quyết sửa đổi những sai lầm,
khuyết điểm.
Hồ Chí Minh coi các biện pháp về tư tưởng như giáo dục, thuyết phục, các biện
phápphòng ngừa là nền tảng trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Đồng thời, Người luôn nhấn mạnh việc nghiêm trị các hành vi tham ô, lãng phí. Việc xử
lý nghiêm khắc hành vi tham ô, lãng phí phải đúng các quy định của pháp luật, không
được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích bảo vệ công lý, đảm bảo sự nghiêm
minh của pháp luật, răn đe, làm gương cho những người đang hoặc có ý định tham ô.
Người chỉ thị: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị
nào, làm nghề nghiệp gì”. Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, vốn là người
có công với cách mạng, nhưng đã có hành động tham ô tài sản của Nhà nước. Toà án kết
án Trần Dụ Châu tử hình. Gia đình Trần Dụ Châu đã làm đơn gửi Hồ Chí Minh xin được
ân giảm. Nhưng Hồ Chí Minh bác đơn xin ân giảm đó. Và hình phạt đã được thi hành.
Đây chính là sự thể hiện sinh động, cụ thể, rõ nét quan điểm, sự nghiêm khắc của Bác đối
với hành vi tham ô, lãng phí.
d) Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí
Trong công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, các cơ quan
thanh tra nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Hồ Chí Minh huấn thị: “các ban thanh tra
phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô,
chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp các
cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham
ô”[11].
Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để phát hiện vi phạm, phát hiện tham ô, lãng
phí để xử lý. Quan trọng hơn, qua kiểm tra, các cơ quan thanh tra nhà nước tìm hiểu
nguyên nhân tham ô, lãng phí, từ đó, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
với bản thân các cơ quan là đối tượng thanh tra, kiểm tra để có các giải pháp hữu hiệu
nhằm chống tham ô, lãng phí có hiệu quả.
Quan liêu là nguyên nhân, nguồn gốc của nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, các cơ quan thanh
tra nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống quan liêu
để giúp các cơ quan Nhà nước đổi mới công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp
phần củng cố bộ máy nhà nước.
Để thực hiện tốt, có hiệu quả nhiệm vụ của mình, cơ quan thanh tra nhà nước phải tự
chống tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu trong nội bộ cơ quan mình trước. Hồ Chí Minh
yêu cầu người cán bộ thanh tra phải tự mình nghiêm chỉnh, phải có đạo đức cách mạng,
tự mình phải gương mẫu cho người khác. Người chỉ thị rõ ràng: “phái anh tham ô đi
thanh tra tham ô thì không được, phái người lười đi thanh tra công việc người khác cũng
không được”[12]. Người cán bộ thanh tra khi đi thanh tra chống quan liêu thì trước hết
bản thân mình không được quan liêu. Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự
thật ở cơ quan, ở địa phương nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm hiểu, chịu khó.
Quan liêu sẽ không làm được nhiệm vụ.

CÂU 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHÁP
CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
* Pháp chế xã hội chủ nghĩa:
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng của học thuyết
Mác– Lenin và nhà nước và pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và
pháp luật xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã
hội chủ nghĩa .
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội và
các đoàn thể quần chúng.
– Nguyên tắc xử sự của công dân.
– Pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
=> Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của cuộc sống chính trị xã hội, tổ
chức xã hội, và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh, triệt để và chính xác.
* Nội dung:
Trang 27 – 28
* Yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN:
– Tôn trọng tối cao của Hiến pháp và luật: Đó là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho
hệ thống phát triển ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập trật pháp luật củng cố và
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc: Thực hiện tốt yêu cầu
này là điều kiện quan trọng để thiết lập một trật tự kỷ cương trong đó cơ quan cấp dưới
phải phục tùng cơ quan cấp trên.
– Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải
hoạt động một các tích cực, chủ động và có hiệu quả: một trong những yêu cầu của pháp
chế xã hội chủ nghĩa là phải có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý
nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. nhất là tội phạm.
– Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa : trình độ văn hóa nói chung và trình độ
pháp lý nói riêng của viên chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân có
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trình độ văn hóa của
công chungs càng cao thì pháp chế càng được củng cố vưng mạnh. Vì vậy, phải gắn công
tắc pháp chế với việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng
của các viên chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân.

* Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: (đề hỏi thì ghi)
– Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải áp dụng nhiều biện pháp
đồng bộ trong đó các biện pháp cơ bản như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác pháp chế, đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội
chủ nghĩa tăng cường công tác tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, tăng cường kiểm
công tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế
+ Là biện pháp cơ bản bao trùm xuyên suốt trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội.
+ Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
– Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tiền đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Muốn tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật thì phải có một hệ thống kịp
thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách đường lối của Đảng.
– Thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hóa pháp luật để phát hiện và loại bỏ những
quy định pháp luật trùng lặp
– Kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật.
– Có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể…
– Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống
– Đây là biện pháp gồm nhiều mặt:
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý .
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
– Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ phẩm chất chính trị và
khả năng công tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật.
– Tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật là
biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật.
CÂU 3: CÁCH PHÂN TÍCH CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT ( Sách 1 –
Trang 79 )
- Chủ thể:
- Khách thể:
- Mặt khách quan:
+ Hành vi:
+ Hậu quả:
+ Mối quan hệ nhân quả:
+ Thời gian:
+ Địa điểm:
+ Phương tiện:
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi:
+ Động cơ:
+ Mục đích:
+ Loại vi phạm pháp luật
CÂU 4: CÁCH PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ( Sách 1 – Trang 84)
CÂU 5: CĂN CỨ VÀO DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀNH
VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ( Trang 78 – 79 / Sách 1 )
CÂU 6: CÁCH PHÂN TÍCH CẤU THÀNH CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT ( Sách 1
– Trang 68)

Đ – S: (Đề các năm)

- Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm cho Đ – Trang 13 Sách 1
pháp luật được thực thi.
- Trong văn bản, quy phạm pháp luật bao giờ S – Trang 50 Sách 1
cũng thể hiện đầy đủ 3 bộ phận là: Gỉa định,
quy định, chế tài.
- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có hành Đ – Trang 36 Sách 2
vi vi phạm pháp luật.
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pl mà S – Trang 74 Sách 1
bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền thực hiện.
- NN không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống S – Trang 13 Sách 3
trị mà còn bảo vệ các giai câp, tầng lớp khác
trong xã hội, vì vậy nhà nước là của mọi giai
cấp?
- Chỉ có NN mới có thẩm quyền ban hành qui Đ – Trang 47 Sách 1
phạm PL.
- Hành vi xe dừng lại của A khi đèn giao thông S – Trang 73 Sách 1
chuyển sang màu đỏ là hành vi áp dụng pháp
luật.
S – Câu 10
- PL luôn tác động tích cực đến kt, thúc đẩy kt
phát triển. Đ – Trang 30 giấy cô.
- Lạm quyền trong thi hành công vụ là hành vi
tham nhũng.

Đ – Trang 82 Sách 1
- Mọi cá nhân đều có thể thành chủ thể của vi
phạm pl hình sự.
S – Vì đối tượng điều chỉnh của luật
- Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là mối hình sự Việt nam là quan hệ xã hội phát
quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân của tội sinh giữa nhà nước và người phạm tội
phạm. khi người này thực hiện tội phạm.

Đ – Vi phạm pháp luật phải là hành vi


- Hành vi được thực hiện với lỗi vô ý không phải có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện
là hành vi vi phạm pháp luật. hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể
nhận thức được hành vi của mình và
hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều
khiển được hành vi của mình. Như vậy,
chỉ những hành vi trái pháp luật mà có
lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm
pháp luật. Còn trong trường hợp chủ
thể thực hiện một xử sự có tính chất
trái pháp luật nhưng chủ thể không
nhận thức được hành vi của mình và
hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã
hội hoặc nhận thức được hành vi và
hậu quả của hành vi của mình nhưng
không điều khiển được hành vi của
mình thì không bị coi là có lỗi và không
phải là vi phạm pháp luật.

S – Câu 24/ phần 3 + theo khoản 1 điều


- Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên
quan hệ pl. phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
Đ – Trang 58 Sách 3
- Hành vi trái pl là hành vi vi phạm pl. S – Tự chép
- Thuế là biểu hiện của sự bóc lột. Đ – Trang 40 Sách 1
- Pl là phương tiện mô hình hóa cách thức sử xự
của con người. S – Trang 19 Sách 1
- Hình thức chính thể quân chủ là hình thức mà ở
đó toàn bộ quyền lực tối cao thuộc về một
người.
- NN là một hiện tượng XH vĩnh hằng. S - Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa
Mác - Lênin đã kế thừa có chọn lọc
những hạt nhân hợp lý của các nhà tư
tưởng trước đó, lần đầu tiên đã giải
thích đúng đắn nguồn gốc xuất hiện
nhà nước. Dựa trên quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử đã chứng
minh nhà nước không phải là hiện
tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là
phạm trù lịch sử, có quá trình phát
sinh, phát triển, tiêu vong. Nhà nước
chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát
triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ
tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
- Người thực hiện hành vi trái PL và gây thiệt hại Đ – Sách 1 Trang 77 – 78 -79
cho XH là người vi phạm PL và phải chịu trách
nhiệm pháp lý.
- Khi phát hiện 1 hành vi vi phạm pháp luật thì S – Sách 1 Trang 73 – 74
bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền áp dụng pháp
luật.
- Khi một di chúc được lập hợp pháp thì việc Đ – Tự chép
phân chia di sản thừa kế phải luôn đúng với nội
dung di chúc.
- Giải thích pháp luật chính thức sẽ làm phát sinh Đ
văn bản pháp luật mới trong thực tiễn

Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước & pháp luật
1.Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là
pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.
>>> Sai. Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là 2 phạm trù luôn luôn
tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành
NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành
công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.
2. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.
>>> Sai. vì PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Ngoài
việc ban hành Nhà nướccòn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách
pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005:
“Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập
quán tại địa điểm giao kết hợp đồng”.
3. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người
thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
>>> Sai. Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều
luật, …
4. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
>>> Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họ chủ yếu
là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ
thống luật Anh- Mĩ.
5. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có cùng điểm chung?
>>> Đúng. Vì là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình
thành các quy định pháp luật.
6. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
>>> Sai. Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến
trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành PL cần thiết phải
dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu
sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội… Điều này sẽ
quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng đấy.
7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết
định khi hình thành các quy định pháp luật.
>>> Đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. PL duy trì trật
tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ
phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi
theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)
8. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư
tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp
thống trị.
>>> Đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền
tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm. Hơn nữa kinh tế là phạm trù thuộc về
vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không có cái ăn thì chẳng thể làm
nổi chính trị. Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong xã hội chẳng phải cũng xuất
phát từ kinh tế đó sao?
9. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn
với nhau.
>>> Sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ
nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: ý
chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp
luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân (đôi khi chỉ
là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham gia tích cực vào việc quản lí NN
cho lắm
10. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
>>> Sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của
xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.
11. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.
>>> Sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc
xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.
14. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
>>> Đúng. Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của
quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên
thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.
15. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.
>>> Sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ
nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-
1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ
chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư
bản chủ nghĩa.
______________________________________________
Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước & pháp luật 2
a. Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước.
>>> Sai. Chủ nghĩa xã hội không phải là 1 hình thái kinh tế – xã hội (mà chỉ là 1 bước
quá độ để đi lên Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản mới là 1 hình thái kinh tế – xã
hội), nhưng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là 1 kiểu nhà nước.
Hoặc: Hình thái XH nguyên thuỷ không có nhà nước
b. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
>>>Sai. Thực ra quyền lực đã xuất hiện ở trong xã hội cộng sản nguyên thủy, ví dụ như
các tù trưởng, thủ lĩnh…
c. Mọi người sinh sống trên lãnh thổ việt nam đều là công dân thường trực của nhà
nước việt nam
>>>Sai. Ví dụ như người nước ngoài định cư ở Việt Nam không hẳn đã là công dân
thường trực của nhà nước Việt Nam nếu họ không nhập quốc tịch.
d. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
gay gắt ko thể điều hòa.
>>>Sai. Ví dụ như con đường hình thành các nhà nước ở phương Đông. Nó do yếu tố trị
thủy, chống ngoại xâm hình thành nên chứ ko phải do sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn
giai cấp gay gắt. Hay như Nhà nước Giecmanh, do bộ tộc Giecmanh xâm chiếm 1 quốc
gia và áp đặt bộ máy thống trị của mình mà hình thành nên nhà nước, nghĩa là hình thành
bằng con đường chiến tranh chứ ko phải con đường phân chia giai cấp.

* NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI, GIẢI THÍCH: LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT 3
Câu 1: Mọi trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi đều có thể thông qua
người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình.
Trả lời: Sai. Vì trong 1 số trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi không thể thông
qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình như việc kết hôn, hoặc ly hôn.
Câu 2: Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước do Quốc Hội quy định.
Trả lời: Sai. Vì do pháp luật quy định.
Câu 3: Hình thức của nhà nước gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và
chế độ chính trị.
Trả lời: Đúng. Vì hình thức Nhà nước phải bao gồm 3 yếu tố là hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc và chế độ chính trị.
Câu 4: Sự ra đời của Nhà nước XHCN luôn gắn liền với Cách mạng XHCN.
Trả lời: Đúng. Vì cách mạng XHCN xoá bỏ áp bức bóc lột.
Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và chỉ được thể hiện bằng hình thức văn
bản quy phạm pháp luật.
Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật, thì pháp luật còn thể hiện dưới hình
thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Câu 6: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn đến phá tài sản gia đình là
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trả lời: Sai. Vì phải có quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
Câu 7: Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần phải có một bộ máy
quản lý xã hội.
Trả lời: Sai. Vì còn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 8: Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.
Trả lời: Sai. Vì ngoài các quy phạm pháp luật còn có các quy phạm đạo đức, tôn giáo…
Câu 9: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình
đấu tranh của giai cấp thống trị.
Trả lời: Sai. Vì sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình
đấu tranh của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị trong xã hội.
Câu 10: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng một lần trong đời sống
xã hội.
Trả lời: Sai. Vì được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Câu 11: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Trả lời: Sai. Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách nhiệm
pháp lý như: Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Câu 12: Nhà nước pháp quyền là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất.
Trả lời: Sai. Vì Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu Nhà nước.
Câu 13: Không hành động cũng có thể vi phạm pháp luật.
Trả lời: Đúng. Vì hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc là hành vi
không hành động. Ví dụ: Hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm.
Câu 14: Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất khi
chết.
Trả lởi: Sai. Vì khi cá nhân mới sinh ra thì chưa có năng lực hành vi, năng lực hành vi
của cá nhân có kể từ khi đạt độ tuổi nhất định và những điều kiện nhất định.
Câu 15: Tiền lệ pháp chỉ được hình thành từ cơ quan hành pháp.
Trả lời: Sai. Vì tiền lệ pháp: Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ
quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ
việc tương tự. Vì vậy tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan hành pháp và tư pháp.
Câu 16: Để xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện chỉ dựa vào 2 tiêu chí: Tính
toàn diện, đồng bộ và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trả lời: Sai. Vì ngoài ra còn tính phù hợp, tính khả thi và ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng
pháp luật.
Câu 17: Pháp luật và pháp chế không thể tách rời và không phụ thuộc vào trình độ
văn hoá của cán bộ, công chức, công dân.
Trả lời: Sai. Vì pháp luật và pháp chế muốn phát huy hiệu quả cần phải phụ thuộc vào
trình độ văn hoá của cán bộ, công chức, công dân.
Câu 18: Ý thức của pháp luật được cấu thành từ: Ý thức pháp luật thông thường, ý
thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp.
Trả lời: Sai. Vì ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp
luật.
Câu 19: Một quy phạm pháp luật có thể khuyết 3 yếu tố: Giả định, quy định và chế
tài.
Trả lời: Sai. Vì theo nguyên tắc thì một quy phạm pháp luật sẽ bao gồm đủ 3 yếu tố, tuy
nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ thì vẫn có những quy phạm pháp luật khuyết một
trong 3 yếu tố.
Câu 20: Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời khi các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ và quan
hệ sản xuất dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất.
Trả lời: Đúng. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội
chủ nghĩa.
Câu 21: Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt Nam.
Trả lời: Đúng. Vì ở Việt Nam hình thức pháp luật chính là văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 22: Trong lịch sử loài người chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới được coi là
hình thức của pháp luật.
Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn có tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Câu 23: Tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan lập pháp.
Trả lời: Sai. Vì được thành lập từ cơ quan tư pháp, hành pháp.
Câu 24: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực pháp lý.
Trả lời: Sai. Vì nếu đủ 18 tuổi mà mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất
năng lực trách nhiệm hành vi thì sẽ không có năng lực pháp lý.
Câu 25: Tương ứng với mổi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.
Trả lời: Sai. Vì hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thuỷ không có Nhà nước.
Câu 26: Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam không áp dụng học
thuyết tam quyền phân lập.
Trả lời: Sai. Vì Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạt nhân cơ bản của học thuyết tam
quyền phân lập khi chia các cơ quan Nhà nước thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
Câu 27: Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn
ra trong xã hội.
Trả lời: Sai. Vì chỉ điều chỉnh những quan hệ phổ biến, quan trọng chứ không điều chỉnh
tất cả các quan hệ xã hội.
Câu 28: Việt Nam đã trải qua 3 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu Nhà nước.
Trả lời: Sai. Vì Việt Nam chỉ trải qua 2 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu nhà nước.
Câu 29: Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu.
Trả lời: Sai. Vì Nhà nước có nguyên nhân ra đời có thời kỳ phát triển và thời điểm tiêu
vong khi mà những điều kiện cho sự tồn tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà
nước không thể nào là vĩnh cửu bất biến được.
Câu 30: Người sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng.
Trả lời: Sai. Vì nếu như người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà
không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn công nhận họ là vợ chồng.
Câu 31: Tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Trả lời: Sai. Vì nếu như trong thời ký hôn nhâ vợ, chồng được thừa kế riêng hoặc tặng
cho riêng thì tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng.
______________________________________________
Đề mẫu 1
Câu I: (4 điểm) Những nhận định sau đúng hay sai, tại sao?
1. Pháp luật chỉ mang tính giai cấp.
Đáp án: sai, bởi vì pháp luật còn mang tính xã hội.
2. Hệ thống cơ quan xét xử gồm: Tòa án và Viện kiểm sát.
Đáp án: sai, bởi vì hệ thống cơ quan xét xử là Tòa án.
3. Người đứng đầu Nhà nước trong hình thức chính thể cộng hòa luôn là tổng thống.
Đáp án: sai, bởi vì hình thức chính thể cộng hòa đại nghị thì người đứng đầu đất nước
luôn là Thủ tướng.
4. Chỉ có hành vi hợp pháp của con người mới trở thành sự kiện pháp lý.
Đáp án: sai, bởi vì ngoài ra còn sự biến pháp lý không do hành vi của con người.
5. Người bị phạt tù là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đáp án: sai, bởi vì người bị phạt tù không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
6. Việc ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài được tiến hành tại UBND
cấp tỉnh.
Đáp án: sai, bởi vì việc ly hôn chỉ được giải quyết tại Tòa án.
7. Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 15 tuổi.
Đáp án: sai, bởi vì tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 6 tuổi.
8. Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, án treo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ
thống hình phạt.
Đáp án: sai, bởi vì án treo không phải là hình phạt.
Câu II: (3 điểm)
Cho một ví dụ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành vi phạm
pháp luật trong ví dụ đó.
Đáp án: Sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một ví dụ cụ thể về một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể (ví dụ là vi phạm pháp luật giao
thông đường bộ).
- Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đã cho thì phải làm rõ những nội
dung sau :
+ Về chủ thể của vi phạm pháp luật
+ Về khách thể của vi phạm pháp luật
+ Về chủ quan của vi phạm pháp luật
+ Về khách quan của vi phạm pháp luật
Câu III: (3 điểm) Giải quyết tình huống sau:
Năm 1989, Ông A và bà B kết hôn với nhau. Họ có hai người con là C (1990) và D
(1996). Tài sản của chung của A và B gồm có: 1 căn nhà mang tên 2 vợ chồng (có giá 1,2
tỉ đồng) và một mảnh đất do bố ông A cho ông A năm 1987 (mảnh đất này do ông A
đứng tên có giá trị là 900 triệu đồng), một sổ tiết kiệm mang tên ông A được mở năm
2009, trong tài khoản có 300 triệu đồng.
a. Năm 2012, ông A bị tòa án tuyên bố đã chết và không để lại di chúc. Hãy chia di sản
của ông A.
b. Giả sử trước đó ông A để lại di chúc cho toàn bộ tài sản của mình cho cháu nội là K. D
cho rằng mình là con dù không có tên vẫn được hưởng thừa kế. Bố mẹ K thì bảo ông A
cho ai thì người đó hưởng. Hãy giải quyết tranh chấp trên.
Đáp án:
a. Chia di sản thừa kế của A:
Thời điểm mở thừa kế của A: năm 2012
Di sản thừa kế của A:
Xác định di sản thừa kế của A là:
Theo đề bài thì tài sản chung của A và B bao gồm: căn nhà 1,2 tỷ, mảnh đất 900 triệu, sổ
tiết kiệm 300 triệu. Đây là tài sản chung của A và B do vậy để xác định di sản thừa kế
của A thì trong trường hợp trên ta phải chia đôi khối tài sản chung đó. (phần này sinh
viên xác định không đúng phần di sản thì vẫn cho điểm nếu việc chia di sản thừa kế thực
hiện đúng, nhưng không đạt điểm tuyệt đối).
Do vậy di sản thừa kế của A là: (1,2 tỷ + 900 triệu + 300 triệu)/2 = 1,2 tỷ đồng.
Trong trường hợp A không để lại di chúc thì di sản thừa kế của A được chia theo pháp
luật như sau:
Áp dụng điều 676 BLDS 2005 ta có:
Hàng thừa kế thứ nhất của A là (tổng cộng có 3 người): vợ của A là B và 2 (là C và D)
con, mỗi người nhận được:
1,2 tỷ đồng/3 = 400 triệu đồng.
b. Trong trường hợp trên ông A có để lại di chúc. Tuy nhiên có con (là D) của A là chưa
thành niên và vợ của A được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cụ thể
như sau:
Thời điểm mở thừa kế của A năm 2012:
Di sản thừa kế của A là 1,2 tỷ đồng:
Áp dụng điều 669 BLDS ta có:
1 suất thừa kế theo pháp luật của A nếu di sản của A được chia theo pháp luật là
1,2 tỷ đồng/3 = 400 triệu đồng.
áp dụng điều 669 thì B được hưởng di sản của A như sau: 2/3 x 400 triệu = 266,7 triệu
đồng.
Con của A là D được hưởng như sau: 2/3 x 400 triệu = 266,7 triệu đồng
Còn lại chia theo di chúc cho K là: 1,2 tỷ đồng – (266,7 triệu + 266,7 triệu) = 666,6 triệu
đồng./.
Đề mẫu 2
1/ Quyết định của Chủ tịch nước về bổ nhiệm Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng và các
thành viên khác của chính phủ là văn bản QPPL.
2/ Mọi chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi đều được công nhận có đủ
năng lực pháp luật.
3/ Nhà nước là chủ thể của mọi mối quan hệ pháp luật.
4/Tất cả các cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội đều bị
truy cứu trách nhiệm pháp lý.
5/chủ thể của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp luật
6/ Mọi vi phạm pháp luật đều do người có năng lực trách nhiệm
Đáp án:
1. Sai. Vì sai thẩm quyền ban hành, theo khoản 2 điều 114 Hiến Pháp (Quyết định bổ
nhiệm Phó thủ tướng là loại văn bản áp dụng pháp luật vì nó quy định áp dụng trực tiếp
đối với 1 người và chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất.)
2. Sai. vì năng lực pháp luật do pháp luật quy định.
3.Sai. Hôn nhân gia đình thì chủ thể không phải là nhà nước
4 Sai. hành vi gây ra do người chưa đủ yếu tố về độ tuổi, thể chất…thì không bị truy cứu
trách nhiệm pháp lí
5. Sai. vì hai khái niệm pháp luật và quan hệ pháp luật khác nhau
6. Sai. tương tự câu 4

1: Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật. (lấy ví dụ minh
họa)

a. Quy phạm pháp luật:


- Là quy tắc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và
lợi ích của nhân dân lao động, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội.
- Quy phạm pháp luật xã hội là một quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước.
- Quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống có tính chất bắt buộc.

b. Cấu trúc của quy phạm pháp luật:


* Bộ phận giả định:
- Đây là bộ phận của quy phạm quy định địa điểm thời gian chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có
thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo quy tắc mà quy phạm đặt
ra.
- Các loại giả định đơn giản hoặc phức tạp giả định xác định và giả định xác định tương đối, giả
định trừu tượng…sở dĩ có nhiều loại giả định như vậy vì đời sống thực tế rất phong phú và phức
tạp.
- Nhưng để đảm bảo tính xác định chặt chẽ của pháp luật thì giả định dù phù hợp loại nào thì
cũng phải có tính xác định tới mức có thể được phù hợp với tính chất của loại giả định đó.

VD : “Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng , tuy có điều kiện mà
không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết ” ( Điều 102 – Bộ luật hình sự năm 1999) là bộ
phận giả thiết của quy phạm

* Quy định:
- Là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, vì chính đây là quy tắc xử sự thể hiện ý chí nhà
nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đặt ra.
- Với ví dụ trên thì bộ phận quy định “ tuy có điều kiện mà không cứu giúp” có hàm ý là phải cứu
người bị nạn.
- Có nhiều các phân loại phần quy định, mỗi các phân loại cần dựa vào một tiêu chuẩn nhất định.
- Phụ thuộc vào vai trò của chúng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội chúng ta có quy định điều
chỉnh bảo vệ quy định định nghĩa, phụ thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hanh vi ta có quy
định xác định quy định tùy nghi, tùy thuộc vào tính phức tạp của nó mà người ta quy định đơn
giản và phức tạp. phụ thuộc vào phương thức thể hiện nội dung ra có hai hệ thống phân loại, .. Vì
phần quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật nên cách phân loại này có thể áp
dụng để phân loại quy phạm pháp luật nói chung.

* Chế tài:
- Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp
dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu
trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
- Có nhiều loại chế tài : Tùy theo mức độ xác định ta có chế tài xác định chế tài xác định tương
đối, chế tài lựa chọn, theo tính chất các biện pháp được áp dụng, ta cso thể có chế tài hình phạt,
chế tài khôi phục pháp luật hoặc chế tài đơn giản, chế tài phức tạp.
Ví dụ trên bộ phận này : “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm

Câu 6: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật (Lấy ví dụ
minh họa).

* Vi phạm pháp luật:


- Là hình vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ dó các chủ thể có
năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.

VD : Một em bé 6 tuổi hoặc một người điên đốt cháy nhà người khác thì đó là hành vi trái pháp
luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm pháp lý.

* Cấu thành của vi phạm pháp luật:

- Yếu tố thứ nhất: là mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Yếu tố này bao gồm các dấu hiệu :
hành vi trái pháp luật hậu quả, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

- Yếu tố thứ 2 : là khách thể của vi phạm pháp luật. Khách thể của vi phạm là quan hệ xã hội bị
xâm hại, tính chất của khách thể là một tiêu chí quan trọng đẻ xác định mức độ nguy hiểm của
hành vi. VD hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tính mạng con người nguy hiểm nhiều hơn
hành vi gây rối trật tự công cộng.

- Yếu tố thứ 3 là mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan gồm các dấu hiệu thể hiện
trạng thái tâm lý của chủ thể, khía cạnh bên trong của vi phạm đó là các dấu hiệu lỗi của vi phạm
thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, động cơ, mục đích vi phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng
để định tội danh trong luật hình sự nhưng đối với nhiều loại hành vi hành chính thì nó không
quan trọng lắm.

- Yếu tố thứ 4 là chủ thể của vi phạm pháp luật. Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực
hành vi. Đó có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Đã là cơ quan tổ chức thì luôn có năng lực
hành vi nhưng chủ thể cá nhân thì điều quan trọng là phải xác định họ có năng lực hành vi hay
không. Nếu là trẻ em dưới 14 tuổi thì không được coi là chủ thể vi phạm hành chính và tội phạm.
Dưới 16 tuổi nói chúng không được coi là chủ thể vi phạm kỷ luật lao động bởi vì họ được pháp
luật coi là chưa có năng lực hành vi trong lĩnh vực pháp luật tương ứng… người điên , tâm
thần,… Cũng được coi là không có năng lực hành vi.

Câu 7: Trình bày khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý.

* Khái niệm:
- Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ
quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các
quy định pháp luật.

* Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý và vi phạm pháp luật. Chỉ khi có vi phạm pháp luật mới
áp dụng trách nhiệm pháp lý.
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền ban hành trên cơ sở xem xét, giải quyết vụ việc vi phạm đã có hiệu lực pháp
luật.
- Các biện pháp trách nhiệm pháp lý là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù : mang
tính chất trừng phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại và đồng thời được áp
dụng chỉ trên cơ sở những quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

* Phân loại: Có 4 loại trách nhiệm pháp lý:


- Trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án nhân danh
Nhà nước áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
- Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp
dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính.
- Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi chủ thế
khi họ vi phạm pháp luật dân sự.
- Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp,…
áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy
chế của nội bộ cơ quan.
Câu 3: Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (Lấy ví dụ
minh họa).

* Quan hệ pháp luật:


- Là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội. Hình thức pháp lý này xuất hiện trên cơ sở điều
chỉnh của quy phạm pháp luật đối với quan hệ xã hội tương ứng và các bên tham gia quan hệ
pháp luật đó đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật nói trên quy
định.

* Thành phần của quan hệ pháp luật:


- Chủ thể của quan hệ pháp luật
- Nội dung của quan hệ pháp luật
- Khách thể của quan hệ pháp luật
- Người là cá nhân có thể là công dân nước ta hoặc cũng có thể là người nước ngoài đang cư trú ở
nước ta muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Trong một số quan hệ pháp luật, còn đòi
hỏi một người trở thành chủ thể phải là người có trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định,…

VD: Muốn trở thành chủ thể của quan hệ lao động trong việc sản xuất, dịch vụ về thực phẩm đòi
hỏi người đó không mắc bệnh truyền nhiễm.

- Đối với tổ chức, muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật về kinh tế đòi hỏi tổ chức đó
phải được thành lập một cách hợp pháp và có tài sản riêng để hưởng quyền và làm nghĩa vụ về tài
sản trong quan hệ pháp luật về kinh tế.

- Bao gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể :


+ Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác
định trước.
+ Quyền của chủ thể là khả năng yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ

VD: quyền của chủ thể bên kia trả tiền đúng ngày giờ theo quy định của hợp đồng cho vay.
+ Quyền của chủ thể là khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp
cưỡng chế đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền của mình bị chủ thể
bên kia vi phạm.

VD: như ví dụ trên, nếu bên vay không trả tiền đúng hạn, người cho vay có thể yêu cầu tòa án
giải quyết.

- Nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do quy phạm pháp luật quy định.
- Sự bắt buộc phải có xử sự bắt buộc nhằm thục hiện quyền cua chủ thể bên kia.
- Trong trường hợp này chủ thể không thực hiện nghĩa vụ pháp lý,nhà nước đảm bảo bằng sự
cưỡng chế.

VD : một công dân nào đó đến ngã tư gặp đèn đỏ mà vẫn qua đường thì bị công an phạt – nghĩa
vụ pháp lý trong trường hợp này là phải dừng lại không sang ngang nếu vẫn sang ngang thì sẽ bị
xử lý hành chính.

- Khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà các chủ thể của quan hệ đó hướng tới để tác động.
- Các chủ thể trong quan hệ pháp luật thông qua hành vi của mình hướng tới các đối tượng vật
chất, tinh thần, hoặc thục hiện các chính trị như ứng cử bầu cử,…
- Đối tượng mà hình vi các chủ thể trong quan hệ pháp luật thường hướng tới để tác động có thé
là lợi ích vật chất, giá trị tinh thần hoặc lợi ích chính trị.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
1:người có hành vi có lỗi thì bị coi là chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật
>>>Sai. vì chủ thể của hành vi phạm tội là người có đủ năng lực TNHS ,đạt độ tuổi luật
định và thực hiện hành vi phạm tội
2:không có hậu quả xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý
>>>Sai vì có các hành vi phạm tội có thể gây ra thiệt hại hậu quả hoặc chỉ đe doạ gây
thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .
3:hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa gây ra hậu quả thì không bị truy cứu
trách nhiệm pháp lý
>>>Sai vì hậu quả chỉ là 1 biểu hiện cảu mặt khách quan của CTTP
nếu hành vi vi phạm pháp luật đó đã đủ các yếu tố CTTP như: chủ thể, khách thể,mặt
khách quan, mặt chủ quan..thì vẫn bị truy cúu trách nhiêm pháp lý bình thường

You might also like