You are on page 1of 5

Dàn ý chi tiết 

phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân


I. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: thành công về nghệ thuật thể hiện tài năng viết truyện ngắn của nhà văn.
II. Thân bài
1. Khái quát truyện ngắn Làng
- Hoàn cảnh sáng tác
- Cốt truyện
+ Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai - người yêu làng, sau khi rời làng tản cư ông Hai luôn nhớ về làng,
khoe làng của mình với mọi người.
+ Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông thấy bẽ bàng, tủi hổ, đau xót không dám ra ngoài chỉ ở
trong nhà, mỗi khi nghe thấy ai nhắc tới từ Việt gian theo Tây ông lão đều lảng tránh. Mãi tới khi được
cải chính, ông Hai mới vui vẻ trở lại và tiếp tục hãnh diện khoe làng chợ Dầu của mình.
2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm để thấy tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân
- Nghệ thuật tạo dựng tình huống làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật
+ Đặt nhân vật vào tình huống éo le, bất ngờ: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe
tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu
nước của nhân vật ông Hai.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua việc miêu tả nội tâm:
+ Tâm trạng ông Hai biến chuyển từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính diễn
ra phức tạp, tinh tế.
+ Nhiều đoạn miêu tả tâm lí rất sâu sắc (ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: da mặt tê rân
rân, cổ nghẹn ắng lại, lúc ông Hai lựa chọn giữa tình yêu nước với tình yêu làng).
+ Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật chứng tỏ Kim Lân am hiểu
về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ truyện đặc sắc nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai.
+ Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
+ Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, truyện được trần thuật chủ yếu theo lời
nhân vật ông Hai (hình thức trần thuật ngôi thứ 3).
+ Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điêm
riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
+ Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật.
III. Kết bài
- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
và ngôn ngữ nhân vật.
- Những đặc sắc về nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: tình yêu làng, lòng yêu nước,
tinh thần kháng chiến của người nông dân trong hoàn cảnh tản cư.
- Khẳng định Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc và có sức lay động tới trái tim người đọc.

Lập dàn ý chi tiết phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà
1. Mở bài phân tích Chiếc lược ngà
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng
+ Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách
mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.
- Giới thiệu khái quát tác phẩm:
+ Chiếc lược ngà
(1966) là tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình cảm gia đình,
tình cảm cha con cảm động và sâu sắc trong chiến tranh.

2. Thân bài phân tích Chiếc lược ngà


* Khái quát về hoàn cảnh sáng tác:
- Chiếc lược ngà được viết vào năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm
kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Hoàn cảnh viết truyện theo lời kể của tác giả Nguyễn Quang Sáng:
“Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe
vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là
nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe
cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.
* Tình huống truyện
- Ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba chỉ
vì vết thẹo trên má mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường miền Đông thì bé Thu mới chịu
nhận ba.
+ Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha, hình ảnh của cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm
ảnh cũ của mẹ.
+ Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh nhiều. Vì vậy phản ứng không
nhận cha của Thu cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ.
- Ở chiến trường vì thương nhớ con ông Sáu đã làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho
con thì ông hy sinh.
=> Tình huống truyện giàu kịch tính, gây bất ngờ, tò mò cho người đọc giúp nhà văn thể hiện rõ nét
tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu.
* Phân tích nội dung truyện
Ở đây, các em có thể chọn phân tích theo 2 hướng: dựa theo diễn biến tình huống truyện hoặc phân
tích theo từng nhân vật.
Cách 1:  Phân tích theo diễn biến tình huống truyện:
- Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau bảy năm xa cách.
+ Anh Sáu thoát li gia đình đi hoạt động cách mạng lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, anh
mới có dịp ghé thăm nhà, bé Thu đã lên tám tuổi.
+ Anh Sáu quá đỗi vui mừng, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.
+ Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn
dứt khoát không nhận ba.
+ Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, bé Thu vùng vằng hất xuống đất. Anh Sáu
đã nổi giận, đánh con một cái vào mông. Bé Thu giận lắm nên em đã chèo xuồng sang sông với bà
ngoại ngay lúc đó.
- Cảnh chia tay đầy cảm động.
+ Trong phút chia tay bịn rịn, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bùng dậy trong lòng bé
Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của minh.
+ Bé bật kêu lên tiếng gọi “Ba!”, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.
+ Chứng kiến cảnh này, hẳn ai ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở
như có bàn tay nắm chặt lấy trái tim đến nghẹn ngào.
>>> Tham khảo thêm hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà để tìm thêm những dẫn chứng cụ thể cho
bài viết
Cách 2:  Phân tích chân dung từng nhân vật
- Nhân vật bé Thu
+ Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói,
không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà
ngoại khi giận ông Sáu…
+ Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu
“Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba
đi nữa”,“hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”…
+ Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường
của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân
hành”.
- Nhân vật ông Sáu
+ Những ngày ở nhà:
 Tâm trạng háo hức, niềm xúc động khi được gặp con: cái thẹo trên má anh đỏ ửng lên, giần
giật; giọng run run.
 Nỗi đau khổ khi bị con gái cự tuyệt: mặt sầm lại trông rất đáng thương, hai tay buông xuống
như bị gãy.
 Cố gắng tìm mọi cách để chuyện trò, vỗ về con: gắp trứng cá cho con.
 Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người cha bị con cự tuyệt.
 Phút chia tay, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật khóc.

+ Khi ở chiến khu:


 Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ
niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho
đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.
 Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương,
nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông ttrong những
ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình
cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt.
 Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay
bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

3. Kết bài phân tích Chiếc lược ngà


- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Giá trị nội dung: Truyện thể hiện sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là khẳng định
ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc, là cội nguồn, sức mạnh vượt
lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.
+ Đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích
hợp; xây dựng tình huống truyện bất ngờ, giàu kịch tính mà vẫn tự nhiên, hợp lí; nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là bé Thu; ngôn ngữ kể dung dị mang đậm chất địa
phương Nam Bộ.
- Nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm.
Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Phương Định
1. Mở bài phân tích Phương Định
- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ
chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống

- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
2. Thân bài phân tích Phương Định
a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.
- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ
trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.
b) Phân tích nhân vật Phương Định
* Luận điểm 1
: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.

- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói
bụi Trường Sơn và bom đạn.
- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy
trên cao điểm cả ban ngày".
-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.
* Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình,
quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)
- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ,
kiên cường
+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn
+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa
nổ và nếu cần thì phá bom
- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và
cái chết
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen
thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên
cường của người anh hùng cách mạng.
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng
+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới
những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc
+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên
+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội
* Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ
- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh
- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình
- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời
3. Kết bài phân tích Phương Định
* Khái quát hình tượng nhân vật
- Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh
niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng
- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.
* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật
sâu sắc
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính
+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng
- Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí
lẫn tình cảm, phẩm chất.

You might also like