You are on page 1of 18

PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI THÁC ĐỀ BÀI

Gợi ý về một số vấn đề cần khai thác đối với các tác phẩm truyện hiện đại Việt
Nam( Trong chương trình Ngữ văn 9)
1. Làng (Kim Lân)
- Đề tài nông thôn và cuộc sống nông dân trong sáng tác của Kim Lân.
- Cốt truyện? Ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng tình huống và miêu tả tâm lý nhân vật trong
tác phẩm.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai
- Vẻ đẹp của nhân vật ông Hai
- Tình yêu làng, yên nước của người nông dân VN trong cuộc kháng chiến chống Pháp
qua nhân vật ông Hai.
- Suy nghĩ của em về hình ảnh bà chủ nhà trong tác phẩm.
* Gợi ý một số đề bài:
1.Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Làng”
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân-làng nơi gần gũi,
gắn bó với người nông dân, người ta không thêt yêu nước nếu không yêu làng.
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập
tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên “Làng” vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời
kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương, với đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy
với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu
nhỏ.
- Nhan đề Làng gọi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành
công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.
2. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:
Gợi ý:
 Tình huống thứ nhất: T/giả đặt ông Hai vào việc chọn lựa giữa đi tản cư hay ở lại
làng chiến đấu cùng anh em đ/c: …gia đình ông Hai phải tản cư theo lệnh của
cấp trên. Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về ngôi làng của mình, nhớ về những
ngày cùng anh em đào đường đắp ụ. Mỗi khi nhớ về làng, lòng ông Hai náo nức
và cảm thấy mình như trẻ ra .
- Tình yêu làng của ông Hai không chỉ thể hiện ở nỗi nhớ về làng, mà còn thể
hiện ở thái độ quan tâm kháng chiến của ông, ông vui mừng khi quân ta thắng
lợi....
* Tình huống thứ hai: Khi tình cờ nhận được tin làng theo Tây. Đây là tình huống
bộc lộ rõ nhất t.y làng của ông Hai. T?gải đã miêu tả tinh tế, sâu sắc diễn biến
tình cảm, tâm trang của ông Hai từ lúc tình cờ nghê, lúc về nhà, những ngày sau
đó, lúc bị bà chủ nhà đuổi khéo…
 + Cử chỉ: lảng chuyện, cười nhạt, bẽ bàng rời khỏi quán, cúi gằm mặt mà đi trong
sự trốn tránh vì xấu hổ, nhục nhã
+ Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ ngợi. Nhìn con, ông ứa nước mắt " chúng
nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư ?" .Thương con , căm giận làng " Chúng
bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm những chuyện để nhục nhã
thế này ?"
+ Trong lòng ông Hai diễn ra một cuộc xung đột . Ông tìm cách thuyết phục mình
không tin vào cái chuyện nhục nhã kia " Không, họ toàn là những người có tinh
thần lắm cơ mà". và cuối cùng ông cay đắng chấp nhận sự nhục nhã, sự giày vò .
Tâm trí ông lại sôi réo " Cực nhục chưa ?". Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi
người, tới tương lai. Những kẻ mà suốt đời ông ghê tởm, thù hằn lại rơi đúng vòa
gia đình ông.
+ Trò chuyện với vợ: gắt gỏng, bực bội, vừa đau đớn vừa kìm nén, ông thửo dài,
lo lắng đến lúc chân tay nhũn ra tưởng chừng như k thể cất lên được
+ Suốt ba , bốn ngày ông không dám ra khỏi nhà, cái tin làng theo tây ám ảnh
ông, trở thành nỗi sợ hãi của ông. Chỉ cần nghe ai nói tới hai chữ "Việt gian" là
ông tưởng như họ đang nói về ông, về làng ông. Ông đau khổ, chỉ biết trò chuyện
với con. Đó là cái cớ để bộc lộ tình cảm thủy chung của ông với kháng chiến với
cụ Hồ
* Tình huống: Khi nhận được tin cải chính về làng.
+ Ông vui mừng khôn tả xiết " Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng vui tươi rạng rỡ
hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt đỏ hấp háy". Ông mua quà cho con, đi
khắp nơi múa tay lên mà khoe cái tin mừng " Tây nó đốt nhà tôi rồi" -> Thì ra
ngôi nhà không quý bằng tiếng trong sạch. Niềm sung sướng, niềm hạnh phúc vì
tin vui khiến ông quên đi tổn thất nhỏ bé của gia đình mình. Tình yêu làng, yêu
nước của ông hai hồn nhiên mà sâu sắc .
=> Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã bộc lộ một cách sâu sắc, tự nhiên tình
yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai. Đồng thời cho thấy tinh thần yêu nước đã chi
phối mọi tình cảm trong ông Hai
- Ông Hai là hình tượng tiêu biểu cho tình yêu làng yêu nước của người nông dân
Việt Nam trong thời kỳ đầu của cuộc k/c chống Pháp.
3. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây
Gợi ý:
Phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
- Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề nghị luận: Tâm trạng nhân vật.
+ Phép lập luận chủ yếu: Phân tích.
- Tìm ý - Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Truyện đã cho ta thấy tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc
miêu tả tâm lý nhân vật khi ông miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai trong một tình
huống đầy thử thách: Ông Hai nhận được tin làng Chợ Dầu theo Tây.
b. Thân bài:
- Giới thiệu chung về nhân vật và tình huống dẫn đến tâm trạng.
- Phân tích diễn biên tâm trạng của nhân vật:
+ Khi vừa mới nghe tin:
* Ông Hai bàng hoàng, sửng sốt
* Xấu hổ, nặng nề ...
* Xót xa, tủi nhục, uất giận...
* Giằng xé căng thẳng giữa tin hay không tin làng theo Tây.
+ Những ngày sau đó:
* Mặc cảm tội lỗi ám ảnh lòng ông, biến thành nỗi sợ hãi vò xé tâm can.
* Giằng xé nội tâm giữa yêu và thù đối với làng Chợ Dầu.
* Nỗi bế tắc, tuyệt vọng.
+ Đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả:
- Diễn biến tâm trạng của ông Hai đã được tác giả miêu tả một cách tinh tế và
sinh động.
- Đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách, nhà văn đã miêu tả đúng và gây
ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Sự am hiểu cuộc
sống nông thôn và tâm lý người nông dân đã làm cho những trang viết của nhà văn chân
thực, xúc động. Qua nhân vật ông Hai người đọc hiểu được nét tâm lý, tình cảm của
người nông dân Việt nam trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt ngôn ngữ của
ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang đậm tính
cá nhân của nhân vật.
c. Kết bài: Đánh giá chung về sự thành công của tác phẩm, khẳng định tài năng của
nhà văn Kim Lân trong việc miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
- Nghệ thuật tạo tình huống đặc sắc ( xem phần II)
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ
5. “ Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành
công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”.
Bằng những hiểu biết của em về văn bản “Làng”của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng tỏ
nhận định trên.
Gợi ý:
Đây là bài văn bàn về một ý kiến văn học, yêu cầu HS phải có hai năng lực:
Hiểu biết cơ sở lí luận văn học
Khả năng cảm thụ, khảm phá tác phẩm văn học theo nhiều góc độ để có những nhận xét
, đánh giá xác đáng làm rõ ý kiến
Bước 1. Xác định:
- Vấn đề nghị luận: Thành công của truyệ ngắc (TPVH) là xây dựng được tình
huống độc đáo và NT miêu tả nội tâm nhân vật hấp dẫn.
- Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh kết hợp đánh giá, tổng hợp vấn đề.
- Tư liệu: Kiến thức về lí luận VH và tác phẩm “Làng”
Bước 2. Xác lập ý:
- Giải thích khái niệm (Tình huống truện, miêu tả nội tâm)
- Chứng minh sự thành công trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân
+ Xây dựng tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn
+ NT miêu tả nội tâm nhân vật hấp dẫn.
- Đánh giá tổng hợp
Bước 3: Viết bài (GV hướng dẫn HS viết bài
2. Tác phẩm: Lặng lẽ Sa pa( Nguyễn Thành Long)
- Đề tài, chủ đề của tác phẩm
- Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
- Tình huống truyện, Cách xây dựng cốt truyện,Và miêu tả, khắc họa nhân vật chính,
cách gọi tên nhân vật.
-Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người SaPa
-Vẻ đẹp của anh thanh niên
- Bức ký họa anh TN
- Nhân vật ông hoạ sĩ
- Vai trò của nhân vật phụ
- Từ lẽ sống của nhân vật ATN, suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay
- Chất thơ trong “Lặng lẽ SaPa”
* Một số gợi ý về TP:
1. Tình huống truyện trong “LLSP”
Gợi ý:
- Tình huống : Đó là cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẽ( khi
xe của họ dừng lại nghỉ) tại trạm khí tượng trên núi cao.
- Mục đích của tình huống:
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh
cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ
diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc
về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành
Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy
trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. -> Từ đó, người đọc có thể cảm nhận
được chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua nhân vật.
( Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự
quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già. Chính vì thế
nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ
cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ
của những nhân vật ấy.)
2. Chất thơ trong “Lặng lẽ SaPa”
Chất thơ trong “Lặng lẽ SaPa” thể hiện qua các khía cạnh:
- Chất thơ bàng bạc trong cốt truyện
- Chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên
- ………..trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật ATN
- ………..trong cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật hoạ sĩ già và cô kĩ sư
- ………..trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện của tác giả
- Rút ra kết luận chung về nghệ thuật
3. Từ lẽ sống của ATN trong “LLSP” của NTL suy nghĩ về lẽ sống của thế hệ trẻ
hôm nay.
Gợi ý:
 Kiểu đề: NLXH
 VĐNL: Lẽ sống của thế hệ trẻ hôm nay.
 Cần đảm bảo các ý:
- Lẽ sống là gì?
- Lẽ sống của ATN trong “Lặng lẽ Sa pa ntn?
- Từ vẻ đẹp của ATN trong “Lặng lẽ Sa Pa” suy nghĩ về lẽ sống của thế hệ trẻ hôm
nay?:
+Cần phải có lý tưởng sống cao đẹp và sống một cuộc sống có ý nghĩa.
+ Dám đối mặt với thử thách và vượt qua thử thách, cám dỗ để khẳng định ý chí,
bản lĩnh… để làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
+ Hiện nay có nhiều tấm gương đã vượt qua khó khăn để thực hiện hoài bão, ước
mơ của mình.
+ Phải biết tạo cho mình một cuộc sống tinh thần phong phú…
+ Bên cạnh đó vẫn còn một số cá nhân sống không có hoài bão, sống buông
thả........
- Bài học cho bản thân, lời gửi tới mọi người?
4. Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông
hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều
làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi
vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều
suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác
trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
Gợi ý:
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và
kí. Truyện của ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc,
nhân dân. Lặng lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè 1970 trong chuyến đi Lào
Cai, in trong tập Giữa trong xanh (1971). Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm
lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh
lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc thân yêu .
2. Những điều anh suy nghĩ
- suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm
việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu
gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên
hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc,
về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng
của mình.
- Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một
phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống
thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc
cuộc sống.
- Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư
nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây
su hào với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn
được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm
không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét.
Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và
anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để
làm công việc khí tượng.
-> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng
định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc.
3. Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
- Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông
trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này
để hoàn thành bức vẽ chân dung anh.
- Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây
phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm
tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã
giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của
mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô.
Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả.
-> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn
mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy
nghĩ đẹp, cách sống đẹp.
4. Mở rộng, nâng cao
- Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được
gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ.
- Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao
đẹp.
3. Tác phẩm Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
- Thời gian và hoàn cảnh sáng tác; đề tài và chủ đề của tác phẩm.
- Tình huống truyện( Nêu và phân tích được ý nghĩa của tình huống trong việc khắc họa
nhân vật và chủ đề câu chuyện)
- Vẻ đẹp của nhân vật bé Thu
- Suy nghí về nhân vật ông Sáu; về tình cảm cha con ông Sáu.
- Hình ảnh chiếc lược ngà( Xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Phân tích được ý nghĩa của
hình ảnh chiếc lược ngà)
- Tình cảm con người Việt Nam trong chiến tranh được thể hiện trong tác phẩm.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật béThu, nghệ thuật kể chuyện.
- Từ tình cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”, suy nghĩ về tình phụ tử
- Ý nghĩa của chi tiết vết thẹo
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa cha con ông Sáu qua lời kể của bé Thu ( Có sử dụng yếu tố
nội tâm và nghị luận).
* Một số đề bài khái quát ở 3 tác phẩm:
- Hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến qua 2 tác phẩm Làng, Chiếc lược
ngà.
- Vẻ đẹp tình cảm của con người Việt Nam trong kháng chiến qua tác phẩm Làng, Chiếc
lược ngà.
- Hình ảnh cuộc sống mới và con người lao động mới qua tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long.

PHẦN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI:


1. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải:
Giáo viên cho HS nhớ:
- Thời gian, hoàn cảnh ra đời của thi phẩm. Nhấn mạnh hoàn cảnh đặc biệt của nhà thơ.
- Những kiến thức trọng tâm bài thơ thể hiện theo mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ.
Ra các đề khác nhau để HS hiểu được:
+ Những nét đẹp của từng đoạn thơ, bài thơ (về nội dung, về nghệ thuật, về cảm
xúc,... về sức sống của bài thơ)
Lưu ý:
1. Trong quá trình ra đề, GV nên chọn nhiều cách biểu đạt khác nhau để HS làm quen
và không bỡ ngỡ khi gặp đề.
2. Trong bồi dưỡng kiến thức cũng như ra đề, rèn kỹ năng làm bài, chú ý gắn, lồng kiến
thức với thự tiễn cuộc sống
Ví dụ:
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ như
thế.
- Với Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã góp cho đời viên ngọc quý về lẽ sống đẹp.
Từ ước nguyện cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, em có suy
nghĩ gì về lẽ sống đẹp của thế hệ trẻ hôm nay?
2. Viếng lăng Bác:
a. Giáo viên lưu ý HS nắm chắc về:
- Thời gian, hoàn cảnh ra đời thi phẩm
- Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ
- Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong thời gian, không gian đặc biệt.
b. Bồi dưỡng qua các đề có định hướng, làm và chữa
Ví dụ:
- Viếng lăng Bác là nén tâm hương Viễn Phương thành kính dâng lên Người –Bác Hồ
kính yêu.
3.Sang thu của Hữu Thỉnh:
a. GV cho HS hiểu phong cách thơ Hữu Thỉnh, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
b. Khái quát nội dung, nghệ thuật chính bài thơ thể hiện.
c. Luyện đề, có định hướng:
Ví dụ:
- Những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa qua Sang thu
- Bức tranh giao mùa qua Sang thu của Hữu Thỉnh
...
4.Nói với con của y Phương
a. GV đặc biệt lưu ý HS về thời gian và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
b.Nhắc kỹ để HS nắm được mạch cảm xúc xuyên suốt, giọng điệu bài thơ qua phong
cách thơ đặc biệt của Y Phương.
c. Kiểm tra vấn đáp để HS nắm chắc chắn nội dung bài thơ thể hiện và nghệ thuật biểu
đạt của thi phẩm.
d. Luyện đề theo phương pháp phù hợp của GV:
Ví dụ:
-Nói với con – Y Phương là lời tâm sự mộc mạc, thiết tha và mang ý nghĩa sâu sắc của
tấm lòng người cha.
- Nói với con của Y Phương là bài ca đẹp về tình phụ tử.
Lưu ý: Sau khi bồi dưỡng từng bài thơ, Gv ra các đề tổng hợp, xâu chuỗi nhiều đối
tượng, nhiều đề tài khi chúng có điểm tương đồng, găp gỡ.
Ví dụ:
Với Mùa Xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Sang thu ( Hữu Thỉnh) thi nhân đã dẫn người
đọc khám phá vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên và của lòng người.
Suy nghĩ của em về điều đó.
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. Phần truyện
VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG ( LỖ TẤN)
a. Kiến thức :
* Nội dung :
- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX và niềm tin trong
sáng của Lỗ Tấn vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Để làm rõ nội dung
này , cần chú trong làm sáng tỏ các kiến thức cụ thể sau:
+ Bằng việc sử dụng thủ pháp tương phản , Lỗ Tân chỉ ra sự thay đổi con người và cảnh vật
của quê hương , phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng bi đát đó .
+ Tình bạn giữa bé Hoàng và Thủy sinh, hình ảnh con đường và những dòng độc thoại của
nhân vật tôi ... gợi niềm tin, sự lạc quan của tác giả về cuộc sống mới , xã hội mới.
* Nghệ thuật
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm
- Thành công với nghệ thuật tương phản , nghệ thuật ẩn dụ ...
* Thái độ tác giả :
- Tình yêu mến quê hương , đất nước .
2.Kỹ năng
- Cảm nhận truyện ngắn mang tính khái quát về hiện thực xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
- Hiểu ý nghĩa các hình tượng mang tính ẩn dụ trong văn bản
3. Dạng bài tập
- Nghị luận về tâm trạng , cảm xúc nhân vật : Tâm trạng nhân vật" tôi" trong tác phẩm Cố
hương .
- Nghị luận về chi tiết trong tác phẩm truyện : Cảm nhận của em về câu văn sau: " Đã gọi là hi
vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư . Cũng giống như những con đường trên mặt đất
, kì thực trên mặt đất làm gì có đường . người ta đi mãi thì thành đường thôi"
- Nghị luận tác phẩm truyện : Trong " Tiếng nói của văn nghệ " Nguyễn Đình Thi viết :
" Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng ..."
Hãy nói về ánh sáng riềng mà tác phẩm Cố hương đã rọi vào tâm hồn em.

VĂN BẢN: NHỮNG ĐỨA TRẺ ( TRÍCH THỜI THƠ ẤU ) - M. GO-RƠ KI


1. Kiến thức :
a. Nội dung
- Tình bạn thân thiết của những đứa trẻ sống thiếu tình thương và tác giả thời thơ ấu bất chấp
khoảng cách về địa vị , giàu nghèo, cấm đoán ngăn cản lúc bấy giờ. Khoảng cách về tình bạn
được rút ngắn bới có những điểm tương đồng về hoàn cảnh bất hạnh , tương đồng về sở
thích..
- Thông điệp tác giả gửi gắm :Những đứa trẻ sống thiếu tình thương , côi cút luôn bị những
hành hạ bạo lực về thể xác nhưng tinh thần vẫn lành mạnh , tâm hồn vẫn trong sáng , vẫn
sống trong thế giới cổ tích diệu kì thì chúng vẫn tìm đến nhau trong niềm đồng cảm .
b. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện đời thường đan xen chuyện cổ tích phù hợp với thế giới tuổi thơ.
- Ngoài ra còn có nghệ thuật so sánh , ngôn ngữ độc thoại...
2. Kĩ năng
- Hiểu nghệ thuật kể chuyện tài tình của tác giả.
- Nắm thể loại tiểu thuyết tự thuật
3. Dạng bài tập
- Nghị luận về tác phẩm truyện : cảm nhận của em về tình bạn hồn nhiên của những đứa trẻ
trong đoạn trích " Những đứa trẻ"( trích " Thời thơ ấu ")
- Nghị luận từ vấn đề văn học đến vấn đề xã hội :
+ Đề 1: Từ văn bản " Những đứa trẻ " , suy nghĩ về cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh
trong cuộc sống hôm nay.
+ Đề 2: Từ văn bản " Những đứa trẻ" suy nghĩ của em về tình bạn và tình mẹ .
B. Phần thơ
VĂN BẢN : MÂY VÀ SÓNG ( R. TA -GO)
1. Kiến thức
a. Nội dung :
- Gv nhấn mạnh về ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Tình cảm em bé dành cho mẹ được
đặt trong những thử thách, những lời rủ rê , những sự hấp dẫn cám dỗ đời thường bắt buộc
em phải lựa chọn . Quyết định ở lại với mẹ cho thấy bản lĩnh và nghị lực của em . Điều đó
cho thấy mọi cám dỗ của cuộc đời không thể thắng nổi tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt .
- Ngoài ý nghĩa tình mẹ con bài thơ còn gợi nhiều suy nghĩ khác : tình mẫu tử là điểm tựa
vững chắc giúp con người có được bản lĩnh và nghị lực trong cuộc sống , hạnh phúc mà con
người có được có ngay trong chính tầm tay của mình, có được tình yêu thương sẽ là động lực
chắp cánh cho sự sáng tạo...
b. Nghệ thuật
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng , tạo dựng những cuộc đối thoại
tưởng tượng ....
2. Kĩ năng
- Hiểu thể loại thơ văn xuôi.
- Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ .
3. Dạng bài tập
- Nghị luận về thơ :
+ Đề 1: Sức hấp dẫn của bài thơ "Mây và sông "
+ Đề 2: Vẻ đẹp tình mẹ con trong bài "Mây và sóng "
- Nghị luận từ vấn đề văn học đến vấn đề xã hội : Từ tình mẹ con trong bài "Mây và sóng",
nêu suy nghì của em về tình mẹ con trong cuộc sống .
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Phương pháp:
A. Với HS:
1 - Trước hết, GV rèn cho HS thói quen và thời gian nhất định để xác định
dạng đề.
2 - Xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận. Mỗi dạng đề sẽ có những yêu cầu
khác nhau. Khi xác định đúng nội dung, yêu cầu đề bài tức là bài viết của mình sẽ
không lạc đề, xa đề.
3 -Tìm ý và lập dàn ý khái quát cho đề bài. Lập dàn ý giúp học sinh xác định những
luận điểm, luận cứ cụ thể, chính xác, không bỏ sót ý. Đối với mỗi dạng đề nghị luận xã
hội sẽ có một dàn ý cơ bản.
Với đề nghị luận về tư tưởng đạo lý thì dàn ý cụ thể như sau:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý
nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa
của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận.
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ
bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vấn đề được biểu
hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn
luận.
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…)
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của
vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học
tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm đối với bản thân.
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.
Với đề nghị luận về một hiện tượng đời sống trong xã hội dàn ý khái quát như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào bài.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài (hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập)
b. Thân bài:
*Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (thực trạng vấn đề bàn luận).
Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung
chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã
nêu ở trên:
* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện
tượng bàn luận.
* Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn.
- Bài học nhận thức và hành động rút ra từ vấn đề bàn luận.
4 -Viết thành một bài nghị luận hoàn chỉnh sau khi đã lập dàn ý khái quát. Khi
viết bài cần lưu ý : Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải
thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần
suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác
ra sao? Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như
biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. Đặc
biệt giữa các phần và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên
kết chặt chẽ với nhau. Để làm được như vậy, cần phải sử dụng những từ ngữ, những câu
văn để chuyển ý. Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn có chức năng liên kết với ý ở
đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn tiếp theo. Phải bảo đảm tính cân đối
giữa ba phần mở bài, thân bài, kết bài trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận
điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp viết phần “mở bài, thân bài” quá nhiều, thiếu
thời gian để viết phần “kết bài”.
II. Nội dung:
1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ kết hợp 1 vấn đề nghị luận xã hội.
- GV bồi dưỡng lưu ý HS lệnh đề, xác định phần trọng tâm để định hướng nội
dung và thời gian dành cho mỗi phần sao cho hợp lý.
- Ví dụ:
Gia đình - bến bờ vững chắc nhất của mỗi con người. Câu chuyện trong Mây và
Sóng nói rõ điều đó. Từ đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của gia đình trong cuộc đời
mỗi con người?
2. Nghị luận Xh trên cơ sở nội dung 1 tác phẩm truyện:
Đây là dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội nhưng vấn đề nghị luận lại được xác
định dựa trên cơ sở nội dung của tác phẩm truyện ( đoạn trích) hoặc bài thơ nào đó đã
học hoặc chưa, không được học. Với dạng đề này, GV cần lưu ý học sinh:
+ Nắm chắc nội dung tác phẩm, (đoạn trích);
+ Xác định được mối liên hệ giữa nội dung tác phẩm với vấn đề nghị luận mà đề
bài đặt ra.
+ Dựa vào kết quả xác định mối liên hệ ở trên để lựa chọn hệ thống luận điểm, luận
cứ và phép lập luận.
+ Nội dung, nhân vật, chi tiết, ý nghĩa, chủ đề… trong tác phẩm truyện không phải
là vấn đề nghị luận mà là điểm tựa, là cơ sở có vai trò định hướng cho quá trình xây
dựng hệ thống luận điểm cho đề bài nghị luận xã hội.
Ví dụ : Từ bi kịch của nhân vật vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ, người đọc vô cùng thấm thía về bài học gìn giữ hạnh phúc gia
đình. Hãy viết một bài văn nghị luận về điều đó.
Với đề bài này, học sinh cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến bi kịch mà
nhân vật Vũ Nương phải gánh chịu. Trong số những nguyên nhân đó, cần xác định
những nguyên nhân có liên quan đến vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra. Căn cứ vào kết
quả xác định đó mới hình thành được hệ thống luận điểm cần có. Chẳng hạn như:
+ Bài học về sự bình đẳng trong hôn nhân.
+ Bài học về hậu họa của thói gia trưởng, vũ phu, ghen tuông mù quáng.
+ Bài học về cái giá phải trả khi niềm tin bị đánh mất.
+ Định hướng về về thái độ, về cách sống đúng đắn.
1/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích,
phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích,
chứng minh, bình luận.
a/Giải thích
-Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn
nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, cần lần lượt giải nghĩa, làm
rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý
tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải
thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống,
cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào.
-Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó.
-Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như
thế nào, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận
dụng vấn đề vào cuộc sống.
b/Chứng minh
-Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
-Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong TPVH để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ
điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
c/Bình luận
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện
tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai).
- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (cả góc độ
ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
2.Đề tài:
Rất đa dạng. Ví dụ:
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ
lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).
=> Ngữ liệu trong đề văn nghị luận XH có thể từ SGK, có thể ở ngoài văn bản ở SGK
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn
đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
4.Một số ví dụ :
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh
nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một
chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.”
Bình luận câu nói trên. Từ đó, em có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của
mình?
- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói :
« Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. »
Hãy bình luận câu nói trên.
- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt.
- Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát
lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”? (Noóc-man Ku-sin, theo
“Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003).
Lưu ý:
* Đề văn nghị luận xã hội không phải bao giờ cũng chỉ nghị luận về một vấn đề XH nào
đấy, ví dụ đề thi HSG tỉnh Nghệ An năm 2011- 2012:“ Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh
sáng của nó , nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm ” ( R.Ta -
gor ) .
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên .
* Gặp dạng đề suy nghĩ một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác
phẩm văn học, thì vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã
học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản bất kỳ
ngoài SGK. Gặp dạng đề này:
a/Phần một: nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu
chuyện).
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác
phẩm văn học (câu chuyện).

PHẦN 2 : LUYỆN ĐỀ.


(Em nghiên cứu đề thật kĩ, lập dàn bài chi tiết trước khi tham khảo đáp án nhé)

ĐỀ 1:
Câu 1: (3,0 điểm): Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
"Quê hương" - Tế Hanh
Câu 2 (5,0 điểm): Nhà văn Nga M.Gorki đã từng nói: "Người bạn tốt nhất bao giờ cũng
là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời"
Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (12,0 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong
sự nghiệp bảo vệ tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những tác phẩm thơ văn đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ 2:
Câu 1 (8,0 điểm).
Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn khép lại với thông điệp: “…Hãy học cách viết
những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
(Ngữ văn 9, tập 1, trang 160, NXB Giáo dục, năm 2009)
Suy nghĩ của em về vấn đề trên?

Câu 2 (12,0 điểm).


Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của
cái đẹp.
Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Đoàn thuyền đánh cá ( Huy
Cận, Ngữ văn 9, tập 1).
Câu 3:
Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn
tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hưởng.
(Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999)
Phân tích đoạn kết truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) dưới đây để làm rõ nhận định trên.
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vấn đáng buồn nhưng lại đáng buồn
theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn
nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi
đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường,
đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, Lão tru tréo, bọt mép sùi ra,
khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng
phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật
là dữ dội, Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ
có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì
cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại
cho hắn và bảo hắn: "Đây là cái vườn mà ông cố thân sinh ra anh đã có để lại cho anh
trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
(Ngữ Văn 8, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam. 2018).

ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1: (3,0 điểm)
Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp "nhân
hoá" (0,5 đ)
Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: "im, mỏi, trở về,
nằm, nghe." (0,5đ)
Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây: (2,0 đ)
Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người (0,5 đ)
Các từ: "im, mỏi, trở về, nằm" cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi thư dãn của con
thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về. (0,5 đ)
Từ "nghe" gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của
biển đang ngấm dần, lặn dần vào "da thịt "của mình; và cũng giống như con người từng
trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy
nhiêu. (0,5 đ)
Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền
biển ở khía cạnh vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh
con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển (0,5 đ)
Câu 2 (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần làm rõ các ý chính sau:
* Giải thích, chứng minh:
 Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là
người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta. (1,5
điểm)
 Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn,
giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên. (1,5 điểm)
(Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh)
* Nhận định, đánh giá: Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình
bạn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây
dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt. (2,0 điểm)
Câu 3 (12,0 điểm)
A. Yêu cầu chung:
 Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề văn học. Bố cục rõ ràng, luận
điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.
 Nội dung: Phân tích được các dẫn chứng trong các tác phẩm thơ văn đã học ở
THCS, đặc biệt các tác phẩm học ở lớp 9 giai đoạn 1945 - 1975 để làm rõ hình ảnh
người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và hình ảnh người lao động mới.
 Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
 Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Biết dẫn dắt và nêu vấn đề hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và
hình ảnh người lao động mới trong thơ văn giai đoạn 1945 - 1975 (1,0 điểm).
2. Giải thích nhận định (1,0 điểm)
 Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng
chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội.
(0,5 điểm)
 Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng
người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con
người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. (0,25 điểm)
 Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hoà quyện tạo nên vẻ đẹp của con
người dân tộc Việt Nam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời
kì 1945 - 1975. (0,25 điểm)
3. Chứng minh (8,0 điểm)
a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc (3,0 điểm):
 Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc áo lính
(Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài
thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, là em bé liên lạc (Lượm của Tố
Hữu), người lính trải qua hai cuộc kháng chiến như ông Sáu (Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng... (1,0 điểm)
 Họ là những người lính, người chiến sĩ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết
tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc. (Dẫn chứng + phân tích) (1,0
điểm)
 Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh thần lạc
quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp... (Dẫn chứng + phân tích) (1,0 điểm)
b. Hình ảnh người lao động mới (5,0 điểm)
* Họ xuất hiện với tư cách là những người làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống
hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì
những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước.
 Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận mang nhịp thở tươi
vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: Họ ra khơi với niềm hân hoan trong
câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là
những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở ra khơi bằng tất cả sức lực và trí tuệ
của mình. (Dẫn chứng + phân tích). ( 2,5 điểm)
 "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới.
Họ là những trí thức mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lí tưởng,
say mê, miệt mài trong công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng
cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp
như nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư, nhà khoa học nghiên cứu sét, ông kĩ sư trồng
rau.... (Dẫn chứng + Phân tích) (2,5 điểm)
4. Đánh giá, bình luận (1,0 điểm)
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và
thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên
cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại
mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con
người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa
là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi
ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức
sống mới cho văn học Việt Nam.
5. Khẳng định vẻ đẹp của con người Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ và xây
dựng đất nước. Thành công của các tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng tiêu biểu
cho vẻ đẹp ấy. Suy nghĩ, liên hệ thực tế và liên hệ bản thân. (1,0 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ 2
C©u 1 : Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc:
ThÝ sinh ®îc tù do nªu lªn nh÷ng ý kiÕn cña m×nh, triÓn khai
bµi viÕt theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau, miÔn lµ phï hîp. Sau ®©y lµ mét
sè ý mang tÝnh chÊt ®Þnh híng:
a) Néi dung cña bøc th«ng ®iÖp:
H·y sèng bao dung, nh©n ¸i, biÕt tha thø vµ ghi nhí ©n nghÜa,
©n t×nh.
b) Suy nghÜ cña ngêi viÕt:
- Bøc th«ng ®iÖp lµ bµi häc vÒ lÏ sèng ®Ñp (häc sinh dïng lý lÏ
vµ dÉn chøng ®Ó lÝ gi¶i vµ chøng minh tÝnh ®óng ®¾n cña vÊn
®Ò).
- ý nghÜa cña bøc th«ng ®iÖp (®Þnh híng, gi¸o dôc... cho con
ngêi vÒ c¸ch sèng ®Ñp).
- Bµn b¹c, më réng vÊn ®Ò vµ liªn hÖ thùc tÕ (hiÓu, vËn dông
bøc th«ng ®iÖp mét c¸ch linh ho¹t. VÝ dô: Nh©n ¸i, bao dung ®óng
ngêi, ®óng lóc theo chuÈn mùc ®¹o ®øc cña x· héi, thÓ hiÖn ©n
nghÜa, ©n t×nh b»ng nh÷ng c¸ch kh¸c nhau).
C©u 2 (12,0 ®iÓm):
* Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc:
a) Gi¶i thÝch nhËn ®Þnh:
- C¸c côm tõ: “nhµ v¨n ch©n chÝnh”, “xø së cña c¸i ®Ñp”.
- Nội dung nhận định: Sø mÖnh cao c¶ cña nhµ v¨n lµ kh¸m ph¸
c¸i ®Ñp cña cuéc sèng vµ chuyÓn t¶i ®Õn ngêi ®äc th«ng qua t¸c
phÈm v¨n häc.
b) “Xø së cña c¸i ®Ñp” trong Đoàn thuyền đánh cá
- Thiªn nhiªn, biển cả
- Con ngêi lao động.
- NghÖ thuËt (tõ ng÷, h×nh ¶nh th¬, biÖn ph¸p tu tõ, cảm hứng
lãng mạn...
 C¸i ®Ñp trong t¸c phÈm v¨n häc ®a d¹ng, phong phó, ®îc kÕt
tinh tõ c¸i ®Ñp trong cuéc sèng, cã søc hÊp dÉn, thuyÕt phôc bëi nã
lµ kÕt qña cña mét qu¸ tr×nh lao ®éng s¸ng t¹o, say mª cña nhµ v¨n.
Câu 3:
1. Giải thích: nhận định
- Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Với dung lượng ngắn gọn, truyện ngắn thường
chú trọng khắc họa một hiện tượng, một khoảnh khắc của sự sống, phát hiện một đặc
tính trong quan hệ con người, trong đời sống tâm hồn con người.
- Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, các nhà văn luôn chú ý phần mở đầu và kết thúc
truyện ngắn. Theo Bùi Việt Thắng: một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch
tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có
sức vang hưởng. Nhận định đề cập đến vai trò của phần kết thúc trong việc tạo ra giá trị
của một truyện ngắn. .
- Vai trò của phần kết thúc trong truyện ngắn
+ Trong truyện ngắn, phần kết thúc đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của
truyện ngắn. Kết thúc truyện ngắn không chỉ có ý nghĩa giản đơn là dừng lại hay chỉ là
sự kết thúc câu chuyện, kết thúc số phận nhân vật, kết thúc mâu thuẫn mà kết thúc
truyện còn gợi mở ra nhiều vấn đề, nghĩa là tạo cho tác phẩm có dư ba, vang hưởng...
+ Kết thúc truyện cũng bộc lộ tài năng nhà văn trong việc dẫn dắt tình huống truyện,
chọn điểm dừng đúng lúc, chứa đựng sự bất ngờ, kịch tính đưa đến cho người đọc nhiều
cảm xúc thẩm mĩ: những sự vỡ lẽ, ngạc nhiên, sự xót xa, ám ảnh...
+ Kết thúc một truyện ngắn hay cũng là bắt đầu quá trình đồng sáng tạo ở độc giả, khơi
dậy ở người đọc nhiều liên tưởng sâu xa về ý nghĩa của truyện và tư tưởng của nhà
văn...
+ Có thể xem kết thúc là cái đích nội dung của truyện, thể hiện nghệ thuật khép truyện
của nhà văn. “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối".
2. Phân tích đoạn kết tác phẩm “Lão Hạc” để làm rõ nhận định
2.1. Khái quát
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực
viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế
tắc trong xã hội cũ.
- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam
Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
Đoạn văn trich dân là phần kết thúc truyện ngăn miêu tả cái chết của lão Hạc và những
lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo.
22. Kết thúc truyện bất ngờ và chứa đựng kịch tính
- Hành động cuối cùng của lão Hạc hoàn toàn bất ngờ đối với suy nghĩ trước đó của các
nhân vật ông giáo và Binh Tư. Lời nói, thái độ của lão Hạc trước đó khi sang xin bả chó
nhà Binh Tư chỉ là sự che đậy ý định bên trong của lão. Kết thúc truyện tạo ra kịch tính,
mâu thuẫn: giữa lời nói bên ngoài (xin bả về đánh bả chó) >< ý định bên trong (dùng bả
chó tự sát); giữa phán đoán của người khác về lão (bị cái đói dẫn đến đường cùng đã bị
tha hóa nhân cách) hành động thực tế (lão chết để giữ nhân cách). Kết thúc bất ngờ ấy
khẳng định một điều: có những bí ẩn, bí mật trong sâu thẳm bên trong người nông dân
không dễ gì nhận ra.
- Cho đến cuối truyện, người đọc mới nhận ra rằng cả câu chuyện này là một cuộc
chuẩn bị để chết của một con người. Lão Hạc cứ âm thầm sắp xếp, lo liệu những việc
cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát mà ông giáo và người đọc không hề hay biết.
Những hành động của lão khiến cho ai cũng ngộ nhận rằng lão đã già nua, lần thân, gàn
dở. Đề đến cuối cùng khi lão chết mới vỡ lẽ ra về vẻ đẹp của một phần nguyên sơ, thánh
thiện, vị tha của lão thì đã muộn rồi. Cách dẫn dắt truyện và kết thúc đã tạo ra một quá
trình chuyển biến trong nhận thức, ngộ nhận rồi vỡ lẽ, không chỉ đối với nhân vật trong
truyện mà đối với cả người đọc.
2.3. Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang
hưởng.
- Ấn tượng trong cách miêu tả cái chết của lão Hạc: vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ
rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người
chốc chốc lại bị giật mạnh, nhảy lên; hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên
người lão, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết... Cái chết thật là dữ dội.
+ Có bấy nhiều cách chết nhưng lão lại chọn cái chết dữ dội, chết bằng cách tự đánh bả
bản thân mình, chết thê thảm như một con chó, cũng như cách cậu Vàng đã chết trước
đó. Một người như lão Hạc, phải đánh lừa một con chó cũng có nghĩa là đã từ bỏ tư
cách làm người lương thiện, do vậy lão đã chết như là sự chuộc tội, thanh minh với cậu
Vàng của lão.
+ Cái chết của lão Hạc gợi rất nhiều liên tưởng sâu xa về thân phận và vẻ đẹp của người
nông dân. Cái chết là sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật: muốn sống thì phải lỗi đạo
làm cha, muốn trọn đaoọ làm cha thì phải chết. Muốn sống thì phải tha hóa nhân cách,
muốn bảo toàn nhân cách thì phải chết.
- Cái chết của lão Hạc cũng giúp Nam Cao kí thác nhiều tư tưởng sâu sắc về con người.
Điều này được bộc lộ qua dòng suy nghĩ độc thoại nội tâm của ông giáo ở đoạn cuối
truyện. Đó là kết thúc gợi nhiều liên tưởng cho người đọc:
+ Niềm tin của Nam Cao về vẻ đẹp của phẩm chất người không mất đi trọn người. Dù
xã hội có đầy rẫy bất công, bao nhiêu người đã bị đánh mất nhân tính vì sinh tồn thì vẫn
còn có người như lão Hạc, sẵn sàng tử bỏ sự sống của bản thân để giữ được thiên lượng
thuần khiết (cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn). Đây là một biểu hiện quen thuộc
của cảm hứng truy tìm nhân tínhtrong nhiều truyện ngắn của Nam Cao.
+ Nỗi đau đớn xót xa của Nam Cao trước bi kịch của con người trong xã hội cũ: bị bần
cùng hóa, bị cái đói và những thế lực của xã hội chèn ép khiến họ buộc phải tìm đến cái
chết bi thương, bế tắc (Cuộc đời vẫn đáng buồn nhưng theo một nghĩa khác)
+ Đoạn kết cũng thể hiện triết lý tình thương của Nam Cao: Nếu chỉ nhìn người bằng
đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ thì chỉ thấy con người đáng khinh, đáng ghét: xấu
xa, ngu ngốc, bần tiện, bị ối...Phải biết nhìn người bằng đôi mắt của tình thường mới
phát hiện những vẻ đẹp nội tâm nhiều khi chỉ tồn tại như những bí mật thâm sâu của
họ.=> Tư tưởng nhân văn sâu sắc.
2.4. Vài nét về nghệ thuật trần thuật

You might also like