You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT ÔNG HAI

Kim Lân là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam chuyên viết về
cuộc sống ở nông thôn. Truyện ngắn “ Làng” được viết trong thời kì kháng chiến
chống Pháp ( 1948). Tác phẩm này phản ánh hiện thức sâu sắc của người nông dân
những chuyển biến mới qua nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng yêu
nước.

Đối với mỗi chúng ta, ai cũng đều có tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng
và ông Hai cũng vậy. Ông sống xa làng, ở nơi tản cư, lòng nhớ nhung về làng của
mình khiến ông thay đổi tính tình: “Lúc nào cũng thấy bực bội, ít cười, cái mặt lúc
nào cũng lầm lầm, hơi tí là gắt, hơi tí là chửi. Khi được nghe nói về làng của của
ông vui hớn hở, náo nức lạ thường: “Hai con mắt sang hẳn lên”. Ông thường có
một sở thích là lên phòng thông tin nghe tin tức đến thời sự, chính trị và cả về vận
mệnh của đất nước “ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm tin tức”.
Khi nghe toàn tin chiến thắng, ông vui mừng, sung sướng cả lên “ruột gan cứ múa
cả lên”. Ông tự hào vì cùng máu mủ với những anh hung ấy, về tinh thần kháng
chiến bất khuất của quân dân “ Đấy cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng
chũng nó chưa,...khâm thật, tinh thần của người tài giỏi cả”.
Sau khi ra khỏi phòng thông tin, tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một hoàn
cảnh éo le, gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nhân vật bằng sự
chuyển biến tâm trạng của nhân vật. Tình huống bắt đầu từ việc ông Hai nhận một
tin dữ như sét đánh ngang tai từ lời nói của người đàn bà cho con bú-Làng chợ Dầu
theo giặc. Khi nghe tin dữ dội, ông Hai sững sờ,niềm tin về làng sụp đổ, hang loạt
tâm trạng liên tiếp dằn xé tâm can ông “Cổ họng nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân
rân người lặng đi tưởng như không thở được”. Tuy ông cố không tin, nhưng họ kể
rành rọt quá, lại bảo vừa dưới ấy lên cơ mà, rồi ông cũng không thể không tin
được.Dường như trong tâm trí ông luôn bị những nỗi ám ảnh, ray rứt xâm chiếm
vào lòng, vì tủi nhục quá xấu hổ khi vô tình trở thành kẻ phản bội, ông cúi gằm
mặt xuống mà đi. Về đén nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ trẻ con, vừa nhìn
vừa thương lại vừa tủi thân, giàn ra nước mắt “ Chúng nó cũng là trẻ con Việt gian
đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư?” Nỗi nhục nhã hành hạ
ông Hai đến khổ sở. Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm, mấy ngày
liền sau đó ông không giám đi đâu, chỉ qaunh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình bên
ngoài, ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào ông cũng có tâm trạng nôm nốp lo
sợ, thấy đám đông tụ tập lại. “cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt Gian…là ông
lại lủi ra một góc…Thôi lại chuyện ấy rồi !” Qua đây, tác giả đã diễn tả rất cụ thể
nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường trực trong tâm, ông Hai cùng với
nỗi đâu xót , tủi thân trước cái tin làng mình theo giặc đặc biệt là với một người
yêu làng như ông. Khi tin được lan truyền từ người này sang người khác rồi điều
ông không muốn cũng phải đến khi tin sét đánh ấy lại lọt qua tai của mụ chủ
nhà.Khi biết chuyện, mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo ra khỏi nhà, ai lại đi chứa
chấp những con người Việt gian bán nước ấy. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục
nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ…người ta đuổi như đuổi
hủi" Tác giả đã đặt ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc tuyệt vọng. Bị đẩy vào bước
đường cùng, trong lòng ông xuất hiện một cuộc xung đột nội tâm giữa tình yêu
nước và tình cảm làng quê “ Về làng tức là chịu quay đầu làm nô lệ cho thằng
Tây”. Mâu thuẫn về tinh thần vì cuộc xung đột nội tâm này đòi hỏi ông Hai phải có
quyết định lựa chọn để giải quyết cho mình. Và rồi ông Hai đã lựa chon cách giải
quyết riêng cho mình, một cách lựa chon quyết đoán và dứt khoát “Làng thì yêu
thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Một cách lựa chọn thể hiện tình yêu
đất nước rộng lớn bao trùm lên trên tình yêu làng. Tình yêu làng của ông Hai
không có gì sai, thậm chí là rất cao đẹp. Nhưng ngay lúc này, đất nước đang cần có
một tình cảm lớn hơn, đó là tinh thần yêu nước, cùng góp sức mình trong mặt trận
chống kẻ thù. Tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể
mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó chính là một phẩm chất đẹp của dân tộc ta-sẵn
sang gạt bỏ mọi thứ để hướng tới tình cảm chung. Một lần nữa, Kim Lân cho
chúng ta thấy được cách miêu tả tâm lí nhân vật, ông là một người có độ am hiểu
về những người nông dân sâu sắc mới miêu tả được đến như vậy. Tuy vậy, dù
quyết định đã được thể hiện ra nhưng trong lòng ông vẫn day dứt và đau xót. Trong
tâm trạng ấy. ông không biết tâm sự với ngoài đứa con út. Cuộc tâm sự của ông với
đứa con út thật cảm động. “Nhà ta ở đâu ?... Con ủng hộ ai ?”, những câu hỏi
nhưng thực chất lại là lời tự nhủ, tự giãi bày lòng mình thanh thản, điều đó khẳng
định rằng tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu “Nhà ta ở làng chợ Dầu”. Ông Hai
luôn mang cho mình một tấm lòng thủy chung với làng, với kháng chiến mà biểu
tượng ấy chính là cụ Hồ “…anh em đồng chí có biết cho bố con ông…Cái lòng của
bố con ông ấy có bao giờ giám đơn sai ”. Tuy đây là một cuộc hội thoại ngắn ngủi
nhưng đầy cảm động và sinh động của ông Hai về nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân
thành của ông Hai-một người nông dân có tình yêu sâu nặng, bền vững, thiêng
liêng và cảm động.
Khi đến lúc cao trào, đỉnh điểm của câu chuyện thì tác giả đã mở trói cho ông
Hai. Vài ngày sau có một đồng chí cán bộ đến tận nhà ông Hai và cải chính tin đồn
làng Chợ Dầu theo giặc. Ông như được hồi sinh vậy, sắc mặt thay đổi từ tủi nhục,
buồn bã trở thành vui mừng “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ
hẳn lên”. Vậy là sợi dây trói buộc ông nay được gỡ nút, ông chạy đi mua quà cho
các con rồi đi khoe tin khắp làng. “ Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhắn…
Láo,láo hết, toàn sai sự mục đích cả”. Tuy ông bị đốt nhà nhưng ông biết đó chính
là dấu hiệu làng ông đang chống giặc nên mới bị đốt nhà. Tác giả đã thể hiện một
cách đầy cảm động về tình yêu nước và cách mạng của ông Hai. Tình yêu làng gắn
với sự thay đổi trong nhận thức của ông Hai được nâng lên thành tình yêu tổ quốc.
Ông biểu tượng cho tình yêu tổ quốc của nhân dân Việt Nam, sẵn sàng hy sinh của
cải vật chất và thậm chí là cả tính mạng để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương vì
tình yêu quê hương là cội nguồn đến tình yêu đất nước.
Có thể nói, cái tài tình của Kim Lân là đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng
thẳng, đầy thử thách, cách xử lí cốt truyện mang đậm chất tâm lí. Việc đặt nhân vật
vào tình huống như thế góp phần thể hiện tính cách của nhân vật và ý nghĩa của
câu chuyện 1 cách chân thực. Ngoài ra cũng phải kể đến cách miêu tả tâm lý nhân
vậv và khắc họa rất thành công nhân vật ông Hai trong lòng người đọc-một người
nông dân yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng một cách tha thiết. Cũng không thể
nhắc đến cách sử dụng ngôn ngữ của Kim Lân với ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm vừa mag đậm chất nông thôn vừa mang đậm tinh thần yêu nước
của những người dân.
"Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê
hương ra khỏi con người"; có nghĩa là con người có thể rời xa quê hương về mặt
khoảng không vũ trụ, địa lí nhưng trong sâu thẳm trái tim, tâm hồn mỗi người, quê
hương vẫn luôn tồn tại. Điều đó thật đúng với nhân vật ông Hai, một người nông
dân xa làng đi tản cư nhưng luôn đau đáu một nỗi nhớ làng, yêu nước. Qua nhân
vật ông Hai, người đọc thấy được tài năng khắc họa hình tượng nhân vật của nhà
văn Kim Lân, thật độc đáo, thật sống động, mang đậm yếu tố thời đại kháng chiến
cách mạng: lòng yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, với dân tộc.
Ông Hai trở thành bức tượng bài bất tử, biểu tượng cho người nông dân Việt Nam
trong cuộc trường kì của cách mạng dân tộc.
PHÂN TÍCH VỀ NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN TRONG TÁC
PHẨM “LẶNG LẼ SA PA”
Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc
trong truyện ngắn của ông là luôn tạo hình tượng đẹp, ngôn ngữ trong trẻo, nhẹ
nhàng, sáng tác của nhà thơ có nhiều đặc sắc. Nổi bật sáng tác của ông có thể nói
đến là "Lặng lẽ Sa Pa". Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực
tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long. Trong đó, hình
tượng nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu
là một nhân vật có tính chất đại diện cho vẻ đẹp toàn diện của con người mới trong
những năm đầu xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Việt Nam.
Trước tiên tác giả lựa chọn cách kể chuyện mượn lời của bác lái xe để nói về
anh thanh niên. Qua lời kể đó, anh thanh niên được bác gọi là “người cô độc nhất
thế gian”, sống lủi thủi một mình. Bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, làm
công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc chính
hằng ngày của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc
dự báo trước thời tiết để phục vụ cho sản xuất, phục vụ chiến đất. Một công việc
mà cần phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính cá, kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cao của
người làm. Chính vì tính chất công việc ấy mà anh thanh niên luôn phải đối diện
với sự cô đơn “thèm người”.
Tuy anh làm việc trên đỉnh núi cao giá buốt, sẵn sàng chấp nhận cô đơn, xa cách
với xã hội không một ai giám sát nhưng chính vì ý thức tự lập và tinh thần trách
nhiệm cao và đặ biệt nhất là sự nhiệt huyết của anh đối với công việc mà anh luôn
hoàn thành tốt công việc của mình. Hằng ngày anh đều phải báo cáo số liệu một
cách đều đặn mà phải cụ thể và chính xác theo từng mốc thời gian, thậm chí trong
lúc mọi người đang say nồng giấc ngủ, giữa thời tiết giá rét lạnh buốt nhưng anh
vẫn phải cố gắng dù thế nào cũng phải trở dậy và ra ngoài trời làm công việc của
mình. Ở đây chúng ta thấy rất rõ nhân vật anh thanh niên có một tinh thần thép,
một trách nhiệm cao, một lí tưởng sống cao đẹp và có tinh thần nghị lực vượt khó.
Không những thế, anh là một người rất yêu nghề nghiệp của mình, luôn có những
suy nghĩ lạc quan mà sâu sắc đúng đắn “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao
gọi là một mình được huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em dưới
kia, công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”. Anh
thanh niên niềm vui riêng với một mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đất
nước “Khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã
góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu
trời Hàm rồng”. Anh kể cho bác lái xe và ông họa sĩ một câu chuyện về chính
mình nhưng anh kể bằng tất cả sự hứng khởi, tình yêu, sự hào hứng và với công
việc ấy chính là lẽ sống của mình.
Ngoài lòng yêu nghề, chính anh luôn có một tinh thần, suy nghĩ lạc quan và luôn
biết cách làm cho chính bản thân mình tin yêu và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa
hơn. Tuy sống một mình như vậy nhưng nơi mà anh ấy sống vẫn luôn ngăn nắp
gọn gàng: một căn nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế sổ sách máy bộ đàm. Ngoài
thời gian sắp xếp thời gian giành cho công việc, anh luôn biết cách tạo ra niềm vui
trong cuộc sống: trồng rau, trồng hoa, nuôi gà và anh có một sở thích đọc sách.
Anh luôn chủ động nhờ bác lái xe mua giùm vài quyển sách, sách như một người
bạn thứ hai giúp anh mở tâm hồn. Chính vì thế, trong suy nghĩ của anh thì cuộc
sống của anh không bao giờ cô đơn mà anh luôn biết cách tạo ra thú vui cho riêng
mình.
Ta còn thấy ở anh thanh niên ngời sáng lên một tâm hồn thật đẹp. Anh có tấm
lòng nhân hậu, quan tâm tới mọi người. Quanh năm chỉ làm bạn với rừng xanh,
mây trắng, bão tuyết, sương rơi, ta hiểu vì sao anh lại “thèm người” đến thế. Vì
vậy, anh lại càng trân trọng hơn sợi dây liên hệ giữa mình với mọi người, luôn cởi
mở,chân thành với khách, rất quý trọng tình cảm, khao khát được gặp gỡ để trờ
chuyện với mọi người và quan tâm người khác. Biết vợ bác lái xe bị ốm, anh biếu
bác củ tam thất, tặng cô gái những bó hoa chân thành, biếu làn trếu khi lúc chia
tay…Anh còn là người lòng khiêm tốn và thành thực, cảm thấy công việc của mình
còn nhỏ bé hơn so với những người khác: Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh,
anh đã nhiệt tình giới thiệu với ông họa sĩ nhiều người khác xứng đáng hơn mình:
ông kĩ sư vườn rau ngày này sang ngày khác ông ngồi chăm sóc trong vườn su hào
hay anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không rời xa cơ quan.
Phải nói rằng Nguyễn Thành Long đã miêu tả đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp
của nhân vật anh thanh niên qua nhiều thời điểm, nhiều góc nhìn và cách xây dựng
tình huống truyện khi đặt nhân vật anh thanh niên vào một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi
giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư trên đỉnh núi Yên Sơn giúp người đọc
cảm nhận được vẻ đẹp của anh. Khắc họa nhân vật bằng những cho tiết đặc sắc và
ở dấy tác giả không gọi tên nhân vật cụ thể nào mà bằng đặc điểm giới tính nghề
nghiệp.
Sung sướng thay những con người sống với một khát vọng cao thượng và tìm
thấy chỗ đứng của mình trong đời. Không cớ gì đi tìm một công việc phải to tát, vĩ
đại thì con người mới bộc lộ được hết phẩm chất của mình, trong bất kì hoàn cảnh
nào, ngay khi sống giữa thâm sơn cùng cố, sống trong hoàn cảnh “cô độc nhất thế
gian”, con người có tâm hồn đẹp, có lối sống đẹp vẫn đầy sức hấp dẫn. Cùng với
ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thành Long thực sự đã vẽ được thành công chân dung
của một nhân vật đẹp trong đời, một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút
nhưng vẫn có một vẻ đẹp thâm trầm. Một câu chuyện để lại giá trị nhân văn đối với
mọi người và ngay bản thân chúng ta những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi người.

You might also like