You are on page 1of 2

Nếu như Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là hình

ảnh điển hình


cho người dân trước Cách Mạng Tháng Tám thì ông Hai trong truyện ngắn ‘’Làng’’ của
Kim Lân lại là hình ảnh điển hình cho người nông nhân sau cách mạng của thời kì đầu kháng
chiến chống Pháp. Nhà văn đã dùng bút văn tài tình của mình để khắc họa nên hình ảnh một
người nông dân với tình yêu nước, yêu làng sâu đậm, đã miêu tả sâu sắc tâm lí, diễn biến nội
tâm tinh tế của nhân vật ông Hai. Để tìm hiểu sâu hơn, ta hãy theo dõi tiếp.
Vì kháng chiến, ông Hai và gia đình phải tản cư. Tuy vậy nhưng dẫu cách bao xa thì lòng
yêu làng của ông vẫn luôn nồng cháy, ông luôn khoe với bà con ở nơi ở mới về ngôi làng
Chợ Dầu thân yêu của mình, luôn trông ngóng tin tức của Làng “Cũng như mọi hôm, việc
đầu tiên vào phòng thông tin nghe đọc báo. ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người
khác đọc rồi nghe lỏm’’. Lòng ông luôn tự hào về những chiến tích mà làng mình đã tạo
‘’Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa? Một anh trung độ trưởng
sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng, đội nữ du kích
Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt thao ngay giữa
chợ”... “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” với phép miêu tả chi tiết về tâm trạng vui
sướng của ông, đọc giả đã ngấm ngầm cảm nhận được niềm tự hào, kiêu hãnh biết bao của
ông Hai.
Khi nghe tin làng mình theo tây, thì bỗng ông cảm thấy nhục nhã, sững sờ “cổ ông lão nghẹn
ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được” và cũng bình
tĩnh kiểm chứng để khẳng định ngôi làng thân yêu của mình liệu có phản nước hay không‘’
Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...” Nhưng những người tản cư đã kể quá rành rọt
lại khẳng định họ vừa ở dưới lên làm ông Hai không thể không tin. Ông cảm thấy đau đớn
nhục nhã vì cái làng Chợ Dầu yêu quý của mình đã theo giặc làm Việt gian. Bao nhiêu điều
tự hào trước đây giờ sụp đổ. Những nét nhục nhã được thể hiện qua những câu chê bai, trách
móc vô nghĩ “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp an trộm bắt được người ta còn
thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!’’. Từ ấy mà thông tin
làng ông theo giặc ngày càng được lan truyền, đến bà chủ nhà còn đuổi cả ra vì không muốn
có người làng chợ dầu trong nhà ‘’Em cứ khó nghĩ quá.. ông bà cũng là người làm ăn tử tế
cả. Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào. Đành nhẽ ông bà kiếm chỗ khác vậy..’’ Ông định
tâm định quay về làng, tâm trí bế tắc, luôn giằng xé nhưng chỉ mới vừa chớm nghĩ thì đã bị
dập tắt ngay “Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng
chiến, bỏ cụ hồ’’ qua câu nói mang tính khẳng định như vậy đã cho thấy ông là một người
với tinh thần yêu nước mãnh liệt, luôn nghĩ và làm điều có ích cho đất nước
Khi được biết tiên cải chính, lòng ông vui sướng khôn tả, nụ cười rực rỡ lộ rõ trên mặt ông
‘’Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. mồm bỏm bẻm nhai trầu’’ Ông
lấy bánh chia ra cho con rồi lại mau mắn loan báo tin cải chính cho hết mọi người ‘’ Bác Thứ
đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên
trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy
mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” với thái độ rõ ràng , khẳng định mọi chuyện
đều là sai. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông
không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung
sướng, hạnh phúc. Bởi lẽ, trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự
của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.
Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa
dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã
góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu
và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Truyện ngắn ‘’Làng’’ đã cho em thấy được tinh thần yêu nước của người dân ở thời kì kháng
chiến chống Pháp lúc bấy giờ, tiêu biểu là ông Hai. Nguyễn Tuân đã dùng tài thơ văn của
mình để bộc lộ được hết xúc cảm của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và khi
nghe tin đảo chính, bằng cách dùng các biện pháp tu từ đã nhấn mạnh và miêu tả chi tiết hơn
về hình ảnh ông Hai. Lời trần thuật và lời của nhân vật có một sự thống nhất về sắc thái và
giọng điệu. Qua truyện ngắn, em thấy được học sinh và thế hệ ngày nay cần phải giữ một
truyền thống tốt đẹp là các tinh thần yêu quê hương, đất nước và luôn nhớ về cội nguồn của
mình.

You might also like