You are on page 1of 5

Phân tích nhân vật Ông Hai 

                                                           
Bảo Quyên
Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn.Với sự am tường về
cuộc sống của người nông dân trước CM tháng 8 nên các tác phẩm
của ông phần lớn tập trung vào đề tài nông thôn như:’Vợ nhặt’,’Nên
vợ nên chồng’,..Trong đó ‘Làng’ là một tác phẩm được viết vào năm
1948.Khắc hoạ đầy đủ cuộc sống tình cảm của người nông dân một
lòng trung trinh với cách mạng qua nhân vật ‘ông Hai’.
Tác phẩm đưa ta đến thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp,câu chuyện xoay quanh tình yêu về làng trong nhân vật ông Hai-
người nông dân hiền lành chất phác làng chợ Dầu.Tình yêu ấy được
thể hiện  qua các giai đoạn khi ông Hai đi tản cư
Ông Hai nhắc đến tên thôi là độc giả không khỏi nghĩ đến tình yêu
làng sâu đậm,nếu ví tình yêu dành cho làng của ông là một hạt giống
thì hạt giống đó đã sớm đâm chồi từ lâu.Trải qua thời gian ngày ngày
tiếp xúc và gắn bó đã trở thành một cái cây lớn bám rễ thật sâu trong
lòng ông, chiếm giữ một khoảng trời rộng lớn nơi tim,trở thành thứ
không thể thiếu trong cuộc sống của ông.Vì thế nên khi nói đến làng
quê của mình thì ‘hai con mắt ông sáng rực hẳn lên,cái mặt biến
chuyển,hoạt động’.Yêu làng nên cái mong mỏi của ông giản đơn là
được gắn bó với  với làng dù là tuổi đôi mươi ấy,nhỏ bé nhưng lại quá
quá xa vời khi chính sách tản cư được gửi xuống.Tình yêu làng của
ông đứng trước một thách thức to lớn.Chính sách này đã đặt ông Hai-
một người nông dân yêu quê hương tha thiết bị đẩy vào tình huống éo
le vì phải rời xa quê hương tha thiết nơi ông yêu tha thiết như máu thịt
thì ông không nỡ,nhưng tất nhiên ông cũng hiểu rất rõ rằng tản cư
cũng là kháng chiến.Vì lòng yêu quê hương cũng vì một ngày mai đất
nước được độc lập gác lại những băn khoăn,trăn trở ông hoà mình vào
dòng người tản cư.
Chế Lan Viên từng viết:’Khi ta ở đó chỉ là nơi đất ở.Khi ta đi đất đã
hoá tâm hồn’.Câu thơ đó như viết ra dành cho ông Hai vì ở nơi tản
cư,tình yêu làng,yêu nước của ông không những không bị mai một
theo thời gian mà càng sục sôi mạnh mẽ.Ông ngày ngày nhớ về cái
làng mình,nhớ nhung một cách cực kỳ.Hình ảnh về ngôi làng .cứ
quanh quẩn trong đầu ông’ Ồ ,sao mà độ ấy vui thế.Ông thấy mình
như trẻ ra.Cũng hát hỏng,bông phèng,cũng đào,cũng cuốc mê man
suốt ngày.Trong lòng ông lại náo nức hẳn lên.Ông lại muốn về
làng,lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ,xẻ hào,khuân đá,
…’Ông nhớ cái chòi gác:’Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng
xong chưa?Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm’.Hình
ảnh ấy cứ quanh quẩn trong đầu làm ông bức bối chẳng chịu được nên
ban ngày gặp ai quen ông cũng kể,cũng khoe về cái làng của mình.Ở
nơi tản cư,đi đến đâu ông cũng khoe làng của mình.Ông khoe rằng
con đường làng ông được lát bằng đá xanh,ngày nắng là nơi phơi thóc
thượng hạng,ngày mưa đi chân không lấm bùn,những ngôi nhà ngói
san sát nhau,có cái loa phát thanh cao nhất vùng,...Đêm đến thì ông 
sang nhà bác Thứ để tiếp tục kể về làng của mình.Ông kể một cách
say sưa mỗi ngày một câu chuyện khác nhau nhưng dẫu thế nào thì
tình yêu mà ông đặt trong  câu chuyện vẫn không đổi.Khi mình dành
tình cảm cho thứ gì đó thì chúng ta thường có xu hướng nhắc về nó
gần như chẳng có khái niệm đủ.Không chỉ bác Thứ gặp ai quen ông
cũng kể về làng của mình chẳng qua cũng chỉ để khoả lấp nỗi nhớ
làng trong ông.Đằng sau cái nỗi nhớ da diết ấy chính là khát khao
mạnh liệt rằng kháng chiến kết thúc ông có thể được trở về ngôi làng
thân yêu của mình.Bởi cái mong muốn được quay về ấy mà việc ra
phòng thông tin để đọc tin tức theo dõi tình hình kháng chiến đã trở
thành thói quen và hoạt động không thể thiếu trong nhịp sống thường
ngày của ông.Hôm ấy cũng như bao hôm khác,ông Hai ra phòng
thông tin để nghe ngóng thông tin về làng.Ông nghe được rất nhiều
những tin vui ‘Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra
giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên tháp Rùa’,’Một anh trung đội
trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn
cuối cùng’,’đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng bắt
sống một tên quan hai bốt’.Đọc được bao tin hay ông vui lắm,Ông lão
bước ra phòng thông tin với tâm trạng náo nức,tin vui như khiến ông
mở cờ trong bụng vì cứ theo tình hình này thì ngày đất nước giải
phóng chẳng còn xa nữa.Tâm trạng ông vốn đã vui nay lại như bắt
được vàng khi bắt gặp người đàn bà tản cư từ Gia Lâm lên.Nhưng
chưa kịp mừng vì sắp được nghe ngóng tin tức quê hương thì tai ông
như sét đánh giữa trời quang khi nghe tin Làng Chợ Dầu theo giặc.Từ
vui mừng,tâm trạng của ông rơi xuống đáy sâu,từng lời nói của những
đàn bà tản cư như từng vết dao cứa vào tim ông,từng chút từng chút rỉ
máu từng hồi.’Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân.Ông lão
lặng đi,tưởng như đến không thở được.Ông không tin cất tiếng
hỏi,giọng lạc hẳn đi:’Liệu có thật không hở bác?Hay chỉ lại..’Sau khi
nghe lời khẳng định chắc nịch của người đàn bà tản cư thì trong phút
chốc cả thế giới trong ông sụp xuống,nhục nhã quá,ông liền đứng vờ
như không có gì trả tiền nước rồi đi về.Lúc đi mang bao nhiêu hồ hởi
lúc về vác theo bấy nhiêu suy tư tâm trạng ông lại ‘cúi gằm mặt mà
đi’.Tâm trạng ông giờ đây khó mà diễn tả được nó cứ rối rắm giày
xéo lên nhau,nơi tim ông dường như đã mất đi một mảnh,một mảnh
trời đầy thiêng liêng ông luôn nâng niu và tự hào về.Về đến nhà,chẳng
còn sức lực nằm’nằm vật ra giường’,nhìn lũ trẻ mà nước mắt ông cứ
giàn ra ông.Hàng loạt câu hỏi cứ thể nảy ra trong đầu ông:Chúng nó
cũng là trẻ con làng Việt Gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ
rúng hắt hủi đây ư?KHốn nạn,bằng ấy tuổi đầu..’.Ông  thương cho
những đứa con thơ bị mang tiếng Việt Gian,cũng lo cho chính mình
rồi những ngày tháng tiếp theo phải sống ra sao?Đầu ông rối như tờ
vò chẳng nghĩ được gì,ông cũng chẳng dám nghĩ tới.Gom đủ sự thất
vọng bao nhiêu tin yêu liền biến thành nỗi hận to lớn.Chưa bao giờ
ông thấy mình hận làng như lúc này,tại sao họ lại làm như thế?Sao họ
lại phản bội lòng tin của ông?phản bội cách mạng?phản bội đất
nước.Ông dồn tất cả sự căm ghét thù hận lại,nắm chặt tay mà rít
lên:’Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồn mà đi làm cái
giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.Rồi một ý nghĩ xẹt qua
trong đầu ông:’ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được?Ông
kiểm điểm từng người trong óc.Không mà,họ toàn là những người có
tinh thần cả mà.Họ đã ở lại làng,quyết tâm một sống một chết với
giặc,có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy’.Ông chộp lấy tia hi
vọng cuối cùng,cố mà tìm ra những lý do rằng làng ông không theo
giặc rằng nơi đó vẫn là một làng kháng chiến.Trong ông là một cuộc
đấu tranh nội tâm dữ dội,ông chẳng tin làng ông nơi có những người
sẵn sàng ở lại để kháng chiến lại Việt gian thế nhưng ‘không có lửa
thì làm sao có khói?Ai hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm
gì’.Niềm hi vọng cuối cùng vừa loé sáng lại lụi tàn.Ông sụp đổ hoàn
toàn,nội tâm ông giằng xé,tuyệt vọng hoàn toàn.Rồi ông lại nghĩ đến
bao người làng khác-những người đồng cảnh ngộ rằng liệu hỏ đã rõ
cái cớ sự này chưa?.Đêm đến ‘Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ
được,Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia,thở dài’.Giá mà
đêm nay trôi qua mọi chuyện kết thúc,giá mà đây chỉ là một giấc mơ
thì đây hẳn là một cơn ác mộng kinh hoàng.Nhưng đáng buồn rằng
cơn ác mộng này lại là sự thật.Từ sau khi nghe tin làng Chở Dầu theo
giặc con người ông thay đổi hoàn toàn.Ông trở nên cáu bẩn với vợ
con,từ một con người hoạt bát giờ đây cả thế giới của ông gói gọn lại
trong một gian phòng nhỏ.Ông chỉ ru rú ở trong nhà,cực nhục quá ông
chỉ biết giấu mình trong góc.Tình yêu làng từng là tất cả niềm kiêu
hãnh của ông giờ đây lại là nỗi ám ảnh khinh hoàng.Chỉ cần nghe một
đám đông túm lại là ông bắt đầu thóp thỏm dỏng tay lên mà nghe sai
họ đang nói gì.’Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang
để ý đang nói về chuyện ấy.’Cứ thoáng nghe những tiếng Tây,Việt
Gian,cam nhông…là ông lủi ra một góc nhà,nín thít.Thôi lại chuyện
ấy rồi!’Càng ghê gớm hơn mụ chủ nhà lại vào nói những câu bóng gió
xa xôi,như khía vào thịt ông lão.Cuộc đời ông chưa sóng gió,tuổi
nhục nào chưa trải qua,từ cái việc làm khổ sai cho bọn tay rồi đi qua
đình làng còn không dám ngẩng mặt lên nhưng ông vẫn có niềm tin
bất diệt rằng rồi sẽ có một ngày nước ta độc lập nhưng giờ đây đứng
trước cái tin làng chợ Dầu theo giặc thì ông chẳng còn bất cứ hi vọng
gì mà thay vào đó lại là nỗi tuyệt vọng tột cùng.Trong lúc đớn đau đã
từng có ý nghĩ vừa chớm lên hay là quay trở về làng nhưng rồi ông
gạt phăng ý nghĩ đó ngay .’Về làm gì cái làng ấy nữa.Chúng nó theo
Tây cả rồi,Về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ’Ông xác định một
cách dứt khoát rằng làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải
thù.Ông đau không?đau chứ.Làng Chợ Dầu là nơi ông sinh ra,nơi ông
rành rẽ từng con đường từng ngóc ngách,là nơi mà nhắm mắt lại ông
có nhớ nhớ rõ từng chi tiết trong đầu.Rõ ràng,tình yêu nước của ông
còn lớn hơn bao trùm lên cả tình yêu làng.Bức bối quá,không thể giải
bày cùng ai ông đành tâm sự với cậu con trai út vì trẻ con sẽ không
phán xét mà sẽ ngây thơ mà nói ra ý nghĩ của mình,đây cũng là cách
ông biện bạch cho chính mình,Ông hỏi con mình:’À,thầy hỏi con
nhé.Thế con ủng hộ ai?. ‘Thằng bé giơ tay lên,mạnh dàn và rành
rọt’’Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm’.Ngay cả con ông,một đứa
trẻ rất nhỏ còn rất ngây thơ nhưng nhưng suy nghĩ về tinh thần yêu
nước đã khắc sâu trong tâm trí.Điều đó càng khẳng định thêm vào
truyền thống yêu nước của nhà ông Hai.Cụ Hồ ở trên đầu trên cổ soi
xét cho bố con ông rằng tình yêu của họ dành trọn cho đất nước cho
cụ Hồ,cho cách mạng,ông không giống những kẻ tham sống sợ chết
đấy.Tâm lý cho những ngày tháng tăm tối sau này ông đã chuẩn bị
sẵn cả thì khoảng ba giờ chiều hôm ấy ông nghe được tin cải
chính.Ông như vỡ oà,hoá ra mình không tin nhầm,hoá ra họ vẫn ở đấy
chưa từng phản bội ông,làng ông vẫn là một làng cách mạng.Ông Hai
vội vàng đóng khăn áo chỉnh tề tất rả theo hắn đi.Đi đến đâu,gặp ai
ông cũng chỉ lặp đi lặp lại câu:’Tây nó đốt nhà tôi rồi.Đốt nhăn’ với
một thái độ hết sức vui mừng,ông dõng dạc mà nói:’Láo!Láo hết toàn
là sai sự mục đích cả’.Lạ nhỉ?Với người nông nhân thì nhà cửa chính
là tất cả tài sản của họ,Thế lại sao bị đốt nhà mà ông Hai lại vui?Với
ông nhà bị đốt thì có thể xây được nhưng làng theo Tây rồi thì ông
mới thực sự mất đi tất cả
Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng cốt truyện tâm lý khi
đặt ông Hai vào những tình huống tiến thoái lưỡng nan giữa việc ở lại
làng tiếp tục kháng chiến hay đi tản cư,đấu tranh tâm lý giữ dội khi
nghe tin làng theo giặc.Qua đó thử thách nội tâm nhân vật tạo nên tình
huống đặc sắc từ đó lột tả trọn vẹn tâm lý của ông Hai sự nhớ nhung ở
nơi tản cư,niềm vui nhỏ nho khi ra phòng thông tin đọc báo hay sự
giằng xé khi bắt buộc phải sự vào thứ mình không muốn,sự đau đớn
khi phải thù làng, cái ám ảnh,day dứt của ông Hai.Từ những lúc tâm
trạng phức tạp ta mấy thấy rõ được tinh thần,tình yêu làng,yêu nước
của ông Hai.Ngôn ngữ truyện của Kim Lân cũng rất đặc sắc,nhất là
của nhân vật ông Hai khi tác giả lồng ghép những lời thoại mang đậm
chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân khi với cách
dùng từ,đặt câu hết sức dễ hiểu,mộc mạc lại mang đậm cá tính của
nhân vật,rất sinh động
Gấp lại trang văn, người đọc vẫn không khỏi bồi hồi. Tác giả Kim
Lân đã sáng tác nên Làng để tái hiện lại một giai đoạn lịch sử

You might also like