You are on page 1of 7

5 ĐẶC ĐIỂM TÂM TRẠNG ÔNG HAI

1. Bất ngờ
Tâm trạng bất ngờ của ông Hai đã được Kim Lân Khắc
họa rõ nét trong truyện ngắn “Làng”. Ông cũng như bao
người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của
mình. Trước cách mạng, lòng yêu làng trong ông tha
thiết, đi đâu ông cũng tự hào khoe làng Chợ Dầu to và
đẹp nhất vùng một cách nhiệt tình, hào hứng. Tình yêu
làng của ông càng được bộc lộ rõ hơn khi tác giả đẩy
nhân vật vào một tình thế trắc trở vô cùng, đó là khi ông
quyết định bước ra ngoài đến phòng thông tin và tìm
hiểu những tin tức. Bỗng, hay tin từ một người đàn bà
tản cư ẵm con môi đỏng đảnh nói rằng làng Chợ Dầu
theo giặc thì ông lão: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da
mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở
được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng
ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.” Các từ “nghẹn”,
“tê rân rân”, “rặn è è” miêu tả chính xác sự bất ngờ đến
sững sờ của ông Hai. Ông cứ thất thần chôn chân tại chỗ
khi không tin vào những gì đã nghe thấy. Ông không dám
đối diện với sự thật tàn nhẫn, trong phúc chốc mọi thứ
dường như quay lưng lại với lão già và để lại cho ông một
ngàn mảnh vỡ. Vì không tin nổi nên ông phải hỏi lại để
xác minh một lần nữa nhưng vẫn chỉ nhận lại một đáp án.
Thậm chí khi nghe rõ tên người làng ông còn tỏ vẻ lảng
tránh, vờ như chưa hề biết cho đến lúc bước ra khỏi
quán nước, tiếng chửi ầm ĩ của người đàn bà đó lại vang
lên. Bà ta vô tư xát muối vào trái tim của kẻ khốn đốn
bằng việc dùng những lời cay nghiệt để xỉ nhục, bôi nhọ
về ngôi làng yêu quý của ông. Hiện thực kéo ông về khỏi
những cảm xúc rối bời, ông chỉ còn biết giấu nhẹm đi
danh tính bản thân cũng như giấu đi cả tình yêu làng to
lớn trong mình. Tóm lại, bằng nghệ thuật xây dựng tâm lý
nhân vật độc đáo kết hợp cùng những ngôn từ gần gũi và
lối hành văn sâu sắc, nhà văn đã giúp người đọc am hiểu
hơn về cuộc sống của người nông dân thời kì cách mạng
xưa.
2. Đau khổ
Tâm trạng đau đớn, khốn khổ tột cùng của ông Hai đã
được Kim Lân khắc họa rõ nét trong truyện ngắn “Làng”.
Về nghệ thuật, nhân vật đã để lại cho người đọc một
niềm xúc động mạnh mẽ bởi tác giả đã sử dụng khéo léo
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật bằng những ngôn từ
gần gũi, giản dị. Trong tác phẩm, tác giả đã dựng lại
những diễn biến tâm lý của ông Hai và nó được bắt đầu
kể từ khi ông nghe tin làng Chơ Dầu theo giặc. Làng Chợ
Dầu – ngôi làng ông vẫn luôn ưỡn ngực tự hào giờ đây
còn đâu tiếng vang ấy bởi trong mắt mọi người đó chỉ là
một làng phản quốc, một vết nhơ mà tất cả muốn xóa
sạch. Khi nghe mọi người truyền tai nhau tin làng mình
theo giặc, lòng ông nặng trĩu như có ngàn vết dao đâm,
xuyên thủng trái tim yếu mềm chứ đựng biết bao tình
cảm làng quê khiến cho bản thân cảm thấy đớn đau, tủi
hổ vô cùng. Có ai nói được chữ ngờ, có lẽ ông Hai sẽ
chẳng bao giờ nghĩ đến và hình dung viễn cảnh đáng sợ
đó bởi lẽ tình yêu ông dành cho làng Chợ Dầu quá lớn
đến nỗi che lấp đi ý nghĩ đó. Nhưng hiện thực như gáo
nước lạnh dội lên đầu lão, người đàn bà ẵm con buông
những lời xét nét, dị nghị về ngôi làng yêu quý khiến lão
lại đắm chìm trong sự giày vò tinh thần xen chút cảm giác
hổ thẹn và xấu hổ. Không muốn ở lại thêm phút giây nào,
ông cúi gằm mặt đi khỏi quán nước, trong tâm trí ông
thoáng hiện lên hình ảnh mụ chủ nhà. “Về đến nhà, ông
Hai nằm vật ra giường” trong tình trạng kiệt quệ, giương
mắt nhìn lũ con “len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sâm
chơi sụi với nhau” đâm ra tủi thân, nước mắt ông cứ giàn
ra. Những giọt nước mắt mặn chát tỏ nỗi thương con
cũng như thương lấy thân già, mọi thứ lập tức bỏ rơi lão
khiến ông day dứt, cảm thấy bản thân cũng là người
mang tội. Thậm chí ông còn tự hỏi: “Chúng nó cũng là trẻ
con làng Việt gian đấy ư?” Không! Ý nghĩ đó dập tắt ngay
bởi ông biết chúng vô tội, chúng còn quá nhỏ để hiểu ra
cớ sự hiện giờ, rồi mai sau ai sẽ chứa chất những kẻ
mang danh “tạo phản” như gia đình ông? Ngôn ngữ miêu
tả nội tâm nhân vật mang cho người đọc nỗi ám ảnh day
dứt, thể hiện sự giằng xé quằn quại xen cùng nỗi ô nhục
mà đớn đau cả đời của ông Hai. Tóm lại, bằng những lời
độc thoại nội tâm kết hợp cùng những ngôn từ gần gũi và
lối hành văn sâu sắc, nhà văn đã giúp người đọc am hiểu
hơn về cuộc sống của người nông dân thời kì cách mạng
xưa.
3. Tức giận
Tâm trạng tức giận của ông Hai đã được Kim Lân khắc
họa rõ nét trong truyện ngắn “Làng”. Về nghệ thuật, nhân
vật đã để lại cho người đọc một niềm xúc động mạnh mẽ
bởi tác giả đã sử dụng khéo léo nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật bằng những ngôn từ gần gũi, giản dị. Trong tâm
trạng rối bời khi không biết phải làm gì, lời nói của nguời
đàn bà tản cư lại quẩn quanh dòng suy nghĩ của ông.
Từng câu chữ “làng Chợ Dầu theo giặc” đã thành vết hằn
và ám ảnh ông Hai. Nhưng đối mặt với mọi việc, suy cho
cùng ông cũng chỉ là một người làm nông mang nặng
lòng yêu làng, rơi vào thế bị động hoàn toàn. Trốn tránh
sự thật là cách duy nhất ông có thể làm lúc bấy giờ, tuy
thật hèn mọn nhưng để bảo vệ, đảm bảo một nơi trú ngụ
cho gia đình thì không còn cách nào khác. Nỗi đau sợ đã
chuyển hóa thành nguồn cơn tức giận, giống như ngọn
núi lửa đang sục sôi trực trào trong ông Hai. Ông giận lắm
cái lũ tạo phản bán nước theo giặc nhưng cũng tức chính
bản thân vì thấp kém, vì chỉ đứng nhìn mà không thể giúp
được gia đình. Nằm vật vã dõi nhìn lũ con chơi đùa một
cách hồn nhiên vô tư mà ông lão tủi thân, nước mắt
nước mũi ướt nhèm gối, không nỡ để chúng mang tội
phản nghịch. Tình yêu làng bỗng hóa thành nỗi hận thù
hóa trụi lòng lão, lão chua chát không dám để lũ trẻ chịu
cảnh bị người ta rẻ rung hắt hủi một cách tùy tiện như
vậy, dẫu sao chúng vẫn còn quá nhỏ. Tâm trạng lúc này bị
đẩy lên cao trào, không kìm nén được nữa, ông lão nắm
chặt hai tay mà rít lên chửi rủa: “Chúng bay ăn miếng
cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian
bán nước để nhục nhã thế này.”. Cùng lúc đó ông Hai rơi
vào cuộc khủng hoảng khi phải đấu tranh tư tưởng giữa
cái thật và uẩn khúc của sự việc làng theo giặc, cứ ngờ
ngợ ra điều gì đó nhưng vẫn cho rằng làng tạo phản thật
nên sự tức giận trong ông chưa thể nguôi ngoai. Tóm lại,
bằng việc đặt nhân vật trong tình cảnh đặc biệt, sử dụng
ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm kết hợp cùng
những ngôn từ gần gũi và lối hành văn sâu sắc, nhà văn
đã tạo dựng thành công một hình tượng chân thực về
người nông dân xã hội xưa.
4. Lo sợ
Tâm trạng lo sợ của ông Hai khi hay tin làng Chợ Dầu theo
giặc đã được Kim Lân khắc họa chân thực trong truyện
ngắn “Làng”. Trong tâm trạng rối bời khi không biết phải
làm gì, lời nói của nguời đàn bà tản cư lại quẩn quanh
dòng suy nghĩ của ông. Từng câu chữ “làng Chợ Dầu theo
giặc” đã thành vết hằn và ám ảnh ông Hai. Nhưng đối
mặt với mọi việc, suy cho cùng ông cũng chỉ là một người
làm nông mang nặng lòng yêu làng, rơi vào thế bị động
hoàn toàn. Dường như vợ ông cũng đã biết chuyện, sắc
mặt bà uể oải, bần thần khác đi mọi ngày khiến cho sự
lẳng lặng trong gian nhà bé nhỏ đã bức bối nay còn khó
chịu đến đáng sợ. Ngoài việc giấu nhẹm danh tính ông
Hai không thể làm gì hơn là sống trong nỗi e dè, nom nớp
lo sợ gia đình sẽ rơi vào cảnh vô gia cư, không nơi trú
ngụ. Tội nghiệp làm sao khi: “đã ba bốn hôm nay, ông Hai
không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông
cũng không dám sang”. Liên tục trong suốt mấy ngày liền
kể từ sau hôm nghe tin dữ, ông không dám ló mặt đi đâu,
chỉ có thể quanh quẩn trong gian nhà nhỏ chật hẹp, sốt
sắng thay cho người làng Chợ Dầu. Thoáng nghe thấy
tiếng Tây, Việt gian…là ông lủi ra một góc nhà, nín thít kể
cả ở trong nhà cũng không dám trò chuyện câu nào với
vợ. Nhưng còn thứ ông cho là ghê rợn hơn những tiếng
kia là mụ chủ nhà, mỗi khi nghe tiếng bà chủ vang vọng là
hoạt động hô hấp của ông không thể bình thường. Giống
như một phản xạ, từ sau khi nghe tin là ông vô cùng nhạy
cảm “chuyên ấy” với mụ chủ nhà bởi: “Từ ngày xảy ra
chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông
khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích”. Điều đó càng dấy lên
trong lòng ông Hai sự lo sợ tột cùng khi cứ phải cảnh giác
mọi lúc mọi nơi nhỡ một ngày mụ ta phát hiện ra cả gia
đình ông thì họ chỉ còn nước ra ngoài đường sống. Tóm
lại, bằng nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo
kết hợp cùng những ngôn từ gần gũi và lối hành văn sâu
sắc, nhà văn đã tạo dựng thành công một hình tượng
chân thực về người nông dân xã hội xưa.
5. Bế tắc

You might also like