You are on page 1of 14

Tài liệu luyện thi vào 10 Môn Ngữ Văn.

Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác
của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản Làng” đươc sáng tác vào
thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền
lành,yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và
tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về
làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim
Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ
Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì
gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe
những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ: Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã
khiến ông bàng hoàng, đau đớn : Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng
như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng
lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những
người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :
cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian
bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
  Về đến nhà ông chán chường nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra chúng nó
cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù
những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: chúng bay ăn miếng cơm hay
miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng
xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả có đời nào lại cam tâm
làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt
gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu, chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng
nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề
biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không
chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về
làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là cam chịu quay trở lại làm
nô lệ cho thằng Tây”.
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng
Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn
một cách đau đớn và dứt khoát: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác
định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót
xa,đau đớn…
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa
con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu
trả lời: Thế nhà con ở đâu?”, thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản
dị: Nhà ta ở làng Chợ Dầu”, ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn
cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như
thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như
những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với
làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với
kháng chiến,với Cụ Hồ …
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính.Ông Hai sung sướng như được sống lại.
Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui
rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã, lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu
cũng chỉ mấy câu Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch!Đốt nhẵn!Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên
này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai
sự mục đích cả .” Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn
như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn
tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh
về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót
và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự
nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo
nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với
người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm
Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Phân tích văn bản “Làng” – Kim Lân.
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện
ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông
dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện
ngắn "Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân đc viết trong thời kì đầu của cuộc khánh
chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu, lòng yêu nước
này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến
ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu chống Pháp.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết , yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái
làng của ông. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay
không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ
đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng,
không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì
làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu dc sự
sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi
tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,... lắm
công trình không để đâu hết. Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng.
Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi.
Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi " chôn rau
cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ. Có thể
tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ : cây đa, giếng nướ, sân đình… và nâng cao lên đó chính
là : tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua : "lòng yêu nhà, yêu
làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu TQ ". Những ngày ở làng Thắng, ông Hai suốt ngày ra trụ sở để nghe
ngóng tin tức về làng chợ Dầu và ông nghe tin cả làng ông Việt gian theo tây. Cổ ông lão " nghẹn ắng lại, da
mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng
chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : "chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì
vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám
đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình
ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: "hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó
lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : " làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Có thể nói với ông
Hai, làng và nước bay giờ đã trở thành đối địch. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng
ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết. Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con
người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy. trong những
ngày này, nỗi niềm và tâm sự của ông được thể hiện trong những lời trò chuyện của ông với đứa con út. Trò
chuyện với cn như là để thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: "con ủng hộ ai?” Thằng bé giơ tay mạnh bạo
và rành rọt: " Ùng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy "chết thì chết có bao
giờ dám đơn sai” Thế rồi, một tin khác lại đính chính rằng làng ông không theo giặc. Những nỗi lo âu, xấu hổ
tan biến. Thay vào đó là nỗi vui mừng, sung sướng. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình
không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: " bác Thứ đâu rồi ! Bác
Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính,
ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục
đích cả” Qua lời khoe củ ông Hai, điều làm ta cảm động đó là ông không hề tiếc hay buồn khi ngôi nhà của
ông bị đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ
sạch. Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân
bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu
đất nước lên trên tình yêu làng. Kim Lân thật thành công trong nghệ thuật xây xựng truyện, nhất là nghệ thật
sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình. Lời nói của ông hai đúng là lời nói của những người nông
dân thời bấy giờ, kể cả những từ dung sai: "bác Thứ đâu rồi… Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả”. bên
cạnh đó Kim Lân còn thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Diễn biến tâm lý của ông Hai từ đầu đến
cuối truyện thật cảm đông. Yêu làng đến nỗi đi đâu cũng khoe về làng. Khi biết làng bị tình nghi theo giặc thì
ông đâu khổ, tủi nhục, và khi biết làng mình không theo giặc, ông sung sướng, thậm chí còn khoe cả tin nhà
mình bị đố cháy một cách vui sướng, hả hê. Xây dựng được những chi tiết ấy, miêu tả sự phát triển tâm lý
nhân vật như vậy, Kim Lân đã chứng tỏ được tài nghệ của mình.
Truyện "Làng” là một tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân
VN thời kháng chiến chống Pháp. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác
phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác,
theo Đảng khánh chiến đến cùng, có lẽ vì vẫy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang.
Dàn ý:
Mở Bài: Kim Lân thuô ̣c lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyê ̣n
ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi
kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiê ̣n tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyê ̣n ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghê ̣ ở chiến khu Viê ̣t Bắc.
Truyê ̣n nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiê ̣n thành công mô ̣t tình cảm lớn lao của dân tô ̣c, tình yêu
nước, thông qua mô ̣t con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới
trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuô ̣c kháng chiến chống Pháp.
B- Thân bài
1. Truyê ̣n ngắn Làng biểu hiê ̣n mô ̣t tình cảm cao đẹp của toàn dân tô ̣c, tình cảm quê hương đất nước. Với
người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhâ ̣p trong tình
yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiê ̣n sinh đô ̣ng và đô ̣c đáo ở
mô ̣t con người, nhân vâ ̣t ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng
ông mới có.
a. Tình yêu làng, mô ̣t bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có mô ̣t ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vâ ̣t chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê viê ̣c xây dựng làng
kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”;
rồi ông lo "cái chòi gác,… những đường hầm bí mâ ̣t,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luâ ̣n, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế,
chỗ này giết mô ̣t tí, chỗ kia giết mô ̣t tí, cả súng cũng vâ ̣y, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu
thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bô ̣c lô ̣ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe
tin làng theo giă ̣c.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông
xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mă ̣t xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông
giâ ̣n những người ở lại làng, nhưng điểm mă ̣t từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí
"không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng
khiếp. Ông luôn hoảng hốt giâ ̣t mình. Khong khí nă ̣ng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiê ̣n sâu sắc trong cuô ̣c xung đô ̣t nô ̣i tâm gay gắt: Đã có lúc ông
muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng
chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt
khoát: "Làng thì yêu thâ ̣t nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vâ ̣y nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bô ̣c lô ̣ mô ̣t cách cảm đô ̣ng nhất khi ông chút nỗi lòng vào
lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ
mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hô ̣ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nă ̣ng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giă ̣c).
Tấm lòng trung thành tuyê ̣t đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được
biẻu lô ̣ rất mô ̣c mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nă ̣ng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám
đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nă ̣ng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tô ̣t cùng vui sướng và càng
tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe viê ̣c Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiê ̣n cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không
chịu mất nước” của người nông dân lao đô ̣ng bình thường.
- Viê ̣c ông kể rành rọt về trâ ̣n chống càn ở làng chợ Dầu thể hiê ̣n rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về
làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vạt ông Hai để lại mô ̣t dấu ấn không phai mờ là nhờ nghê ̣ thuâ ̣t miêu tả tâm lí tính cách và
ngôn ngữ nhân vâ ̣t của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đă ̣t nhân vâ ̣t vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vâ ̣t bô ̣c lô ̣ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nô ̣i tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và đô ̣c thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đâ ̣m cá tính nhân vâ ̣t nên rất sinh
đô ̣ng.
C- Kết bài:
- Qua nhân vâ ̣t ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mô ̣c mạc, chân thành mà vô cùng sâu
nă ̣ng, cao quý trong những người nông dân lao đô ̣ng bình thường.
- Sự mở rô ̣ng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhâ ̣n thức và tình cảm
của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bâ ̣t. Truyê ̣n ngắn
Làng của Kim Lân là mô ̣t trong những thành công đáng quý.
“Làng” của Kim Lân
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Kim Lân
-Tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007),quê Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu
viết văn từ năm 1941.
- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc cuộc sống nông thôn, Kim Lân hầu
như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Một số truyện đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ,
vất vả của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú
ở thôn quê, qua đó góp phần biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân.
- Sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn và vẫn viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện
thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc.
-Ngoài hoạt động sáng tác, nhà văn Kim Lân còn tham gia sân khấu và điện ảnh,ông kịch, đóng phim. ( Tiêu
biểu là vai Lão Hạc trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”)
- Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông mất năm 2007, sau
một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt,Con chó xấu xí, Làng,…
2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác:
- “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những
người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.
- Kim Lân kể lại: “Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian.
Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và
không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của
mình và minh oan cho làng tôi”. ( Theo “Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ”).
b. Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu…đến… “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”: Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ
Dầu theo giặc.
- Đoạn 2: Tiếp…đến…”cũng vợi được đi đôi phần”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Đoạn 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
c. Chủ đề:Tình yêu quê hương, đất nước.
d. Tóm tắt văn bản:
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc
nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô
cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo
giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng
Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út
cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ
hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không
phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
II – Đọc – hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
a. Khái niệm tình huống truyện:
- Tình huống truyện là một hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện trong tác phẩm. Trong hoàn cảnh đó, nhân vật sẽ có
hành động bộc lộ rõ nhất, điển hình nhất bản tính của mình. Tính cách nhân vật sẽ rõ, chủ đề tác phẩm sẽ bộc
lộ trọn vẹn.
b. Tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng”:
- Đó là khi ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. => tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh
liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai. Khác với suy nghĩ về một làng quê “Tinh thần cách mạng lắm” của ông.
=> Vai trò: tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng,yêu nước ở ông
Hai. Xét về mặt hiện thực, chi tiết này rất hợp lí. Xét về mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho câu
chuyện; gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí ông lão đáng thương và đáng trọng ấy; tạo ra điều kiện để thể hiện
tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đề tác
phẩm: phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Pháp.Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo cái tình huống oái oăm này.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
a. Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
- Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. 
- Mong nắng cho Tây chết.
=> Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng.
- Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay -> những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ
múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến.
=> Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng
chiến.
b. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
- Khi nghe tin xấu ông Hai sững sờ,xấu hổ, uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão
lặng đi tưởng như không thở được”. Từ đỉnh cao của niềm vui,niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự
đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh lại được phần nào,ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng
rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.
Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay
lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông,cuộc
đời ông cũng như chết mất một lần nữa.
-Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm,nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe
tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con
“nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân
rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả
các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám
đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp
tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt
gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không
được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây,phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà
đã đánh tiếng xua đuổi.Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Nếu như
trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa
chọn.Quê hương và Tổ quốc,bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã
trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho
gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây
mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn
tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ
tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
- Để ông Hai vợi bớt nỗi đau đớn,dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho nhân
vật trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu (nhà ta ở
làng Chợ Dầu),bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ(chết thì chết có bao giờ dám
đơn sai). -> Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động. Nỗi nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê
hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng
sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Niềm tin ấy đã phần nào giúp ông có
thêm nghị lực để vượt qua khó khăn này. Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày
với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở: hãy luôn “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước
thật sâu nặng và thiêng liêng. => Đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy
chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi.
c. Tâm trạng của ông Hai khi tin làng mình theo giặc được cải chính.
- Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự
đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này
càng lớn bấy nhiêu. Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”.
Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc
tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm
vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong
việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.
=> Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu
làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa
quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần
thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Truyện thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước ở
nhân vật ông Hai.
2.Nghệ thuật:  - Tác giả sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách.
- Xây dựng cốt truyện tâm lí (đó là chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật).
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc,tinh tế.
- Ngôn ngữ đặc sắc,sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông
dân.
Tham khảo đoạn kết bài sau:
     Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước,
chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng
hộ Cụ Hồ.
     Thật đúng như nhà văn I-li-a  Ê-ran-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu
Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu
nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Nhà văn Kim Lân đã có những
thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những
tình cảm chân thực và thăm đượm tình yêu quê hương, đất nước.
Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long
1.Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Thành Long, về xuất xứ và chủ đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
Nguyền Thành Long ( 1925-1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
Sở trường của ông là truyện ngắn với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ. Tác phẩm của ông gồm có các
tập truyện: “Giữa trong xanh”, “Li Sơn mùa tỏi”, “Sáng mai nào, xế chiều nào”, v.v…
Nguyễn Thành Long viết truyện “Lặng lẽ Sa Pa” vào mùa hè năm 1970, in trong tập truyện “Giữa trong xanh”.
Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi làm
công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m giữa núi rừng Lào Cai, qua đó, tác giả ca
ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, sống sôi nổi, giàu chí hướng và
hết lòng phục vụ đất nước.
2.Tóm tắt truyện “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
3.Phân tích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Quảng Nam, câỵ bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác
phẩm như: “Giữa trong xanh” (1972), “Li Sơn mùa tỏi” (1980)…
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” rút trong tập “Giữa trong xanh”. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non
xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc, có trái tim nhân hậu rất đẹp.
Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà
trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa ‘trèo lên núi” thì “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung
lũng”. Trạm rừng là nơi “con suối có thác trắng xóa”. Giữa màu xanh cùa rừng, những cây thông “rung tít
trong nắng”, hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc. cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi “nắng đã mạ bạc
cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”. Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ
đeo chuông… như dẫn hổn du khách vào miền đất kì thú.
Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền tây Tổ quốc thân yêu càng thêm
nồng nàn, ý vị: “nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. -
- Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.
- Con người đáng yêu nơi Sa Pa lặng lẽ.Bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách.
Ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, “xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau” để ông đi thực tế chuyến cuối
cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở ‘phải vẽ được một cái gì suốt dời mình thích”
Cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp.
bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cho cô háo hức. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có
thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.
Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và
xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học “suốt ngày chờ sét”, nửa đêm mưa gió hễ nghe sét là “choáng
choàng chạy ra”, mười một năm không một ngày xa cơ quan, “không đi đến đâu mà tìm vợ”, lo “làm một bản
đồ ‘sét riêng cho nước ta”, cái bản đồ ấy “thật lắm của, thật vô giá”. Trán đổng chí ấy cứ hói dần đi!
Tiêu biểu nhất là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao
2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian,”. Anh có nhiệm vụ “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây,
đo chấn động mặt đất” góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê
gớm, một mình một đèn bão ra “vườn” lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh “như bị gió chặt ra từng
khúc”, xong việc, trở vào nhà, “không thể nào ngủ lại được”. Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao,
với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh:
đọc sách, tự học. Cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa… làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất
khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu
khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi
biếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy… là biểu hiện của một tấm lòng yêu
thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lí tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân
yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Vì thế sau
khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: “Người con trai ấy đáng yêu thật”.
Tất cả những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục
vụ đất nước và nhân dân. Sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ
vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: Mọi người tốt, việc tốt
là một bông hoa đẹp. Dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Nhà văn Nguyễn Thành long đã dành những lời tốt đẹp
nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một
gương sáng, là một bông hoa ngát hương.
Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên
nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả
được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy
những nhân vật như bác lái xe. ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên, rất gần gũi và mến yêu.
Bài viết số 6 lớp 9: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến
mới trong tình cảm của người nông dân VN thời kháng chiến chống thực dân Pháp? 
Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện
của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác
trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là
hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu
làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ.
Ông hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét
đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý.
Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từngcon đường, từngnếp nhà, thửa
ruộng, từngngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc
ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu
nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang haàg xóm giãi
bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình.
Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thanh… Ông
khoe cả cái “sinh phần”- lăng mộ- của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của
dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê
hương được giải phòng, thoát khỏi ách cươờghào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc
sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em
học bài… lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân…
nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông
còn luôn tự hào, cho rằng làng chợ Dầu của ông đẹp nhất nhfi thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha
thiết bằng một tình cảm tự nhiên , hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng
ngày,từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó thuầnphác và trong sáng biết bao.
Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”. Trước hết là sự xót xa
của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc
đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm
hãnh diện, tự hào. Và mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự
tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm. Từ lau ông yêu
làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn , thiêng liêng hơn: không vì
làng mà bro nước, bỏ kháng chiến. Giưũa sự giằng co trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song
đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con
ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn
sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo connhớ câu”nàh ta ở làng chợ
dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí MInh”. Tình quê và lòng yêu nước của
những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ,
những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng…hài hoà , gắn bó giữa quê hương và tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiên gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông
nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gặt sangmột bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng
chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng , với Bác Hồ của những người
nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt.
Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông hai khi ngeh tin
làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng , tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc,
thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông hai không pảhi dằn vặt trong sự lựa
chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông hai là cái vui của một con người yêu quê hương, đất nước
sâu sắc. niềm vui khiến ông lão như trẻ con” lật đật,bô bô” kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy
rụi mà ông không để í, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này ông làm kháng chiến và ông lão bây giờ có
thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng chợ dầu kháng chiến của mình.
Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ
ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm
chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô
nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách
mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi
mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành ,
là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng
ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh
con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ
trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh
khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải
bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ
văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương-
Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở rộng và
thống nhất tình yêu quê hương trongtình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng
cách mạng mà vănhọc thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn làng của Kim Lân là
một trong những thành công đáng quý ấy!
Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (“Những ngày thơ ấu” của
Nguyên Hồng).
I. Mở bài: - “Những ngày thơ ấu” – cuốn hồi kí tự truyện ghi lại nhữngtâm sự về một tuổi thơ cay đắng, bất hạnh
của Nguyên Hồng.
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã mang đến cho người đọc nhữngtrang viết cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh đángthương của bé Hồng: - Mồ côi cha từ nhỏ, mẻ bất đắc dĩ phải đi tha hương cầu thực.
- Sống trong sự ghẻ lạnh của người cô, luôn thiếu thốn tìnhyêu thương.
- Vô cùng nhớ mẹ, khát khao được gặp mẹ.
2. Tình mẫu tử củamẹ con bé Hồng:
a. Tình yêu thươngcủa bé Hồng dành cho mẹ:
* Khi mẹ đi xa: - Đau đớn, xót xa, nhớ mẹ.
- Càng thường mẹ hơn khi người cô đay nghiến, nói xấu mẹ.
- Luôn tin tưởng rằng “những rắp tâm tanh bẩn” không thể làmthay đổi tình cảm mà em dành cho mẹ.
- Thương mẹ vô cùng ( khi nghe thấy mẹ phải sống trong nghèokhổ, khi thấy mẹ không dám vượt lên trên những
hủ tục nặng nề để sống đànghoàng).
- Căm giận những hủ tục phong kiến chà đạp lên quyền đượchưởng hạnh phúc của con người.
* Khi mẹ trở về: - Mừng khôn xiết ( mới chỉ nhìn thấy “thoáng qua” một ngườiphụ nữ đang ngồi trên mà đã nghĩ
ngay đó là mẹ mình, em gọi mẹ, chạy theo mẹ).
- Hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ.
b. Tình yêu thươngcủa mẹ dành cho bé Hồng:
- Vượt lên trên dư luận, trở về trong ngày giỗ đầu của chồngđể được gặp con.
- Vui mừng khôn xiết khi được ôm con vào lòng, âu yếm con.
- Mong muốn được chăm sóc, yêu thương con.
3. Suy nghĩ về tình mẫu tử: - Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc, mãnhliệt.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh éo le, tình mẫu tử càng trở nên sâu sắc vàcảm động hơn: Nó vượt lên cảnh ngộ, nó bất chấp
sự dập vùi, nó chân thành vàgiản dị, nó đem hạnh phúc và niềm tin đến cho con người trong cảnh đời khốnkhổ,
trái ngang.
III. Kết bài: - Đoạn trích cho ta biết cảm thông, chia sẻ với những người sống thiếu tình yêu thương của mẹ.
- Ta thêm trân trọng mẹ, trân trọng tình yêu thương của mẹ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 2: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm
của người nông dân Việt Namthời kháng chiến chống thực dân Pháp?
I. Mở bài:
- Kim Lân – nhà văn thành công về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
- Truyện ngắn “Làng” đã thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng của những người nông dân
Việt Nam, thể hiện “những chuyển biến mới” trong tình cảm của họ.
II. Thân bài:
1. Giải thích“chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình cảm yêu làng, yêunước của người dân
quê Việt Nam trong không chiến chống Pháp đã có những nét mới mẻ so với những tình cảm truyền thống ( yêu
làng gắn với yêu nước, tích cựctham gia kháng chiến, theo Cụ Hồ, đánh đuổi bọn Tây, tiêu diệt bọn Việt gian bán
nước – đó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước).
2. Những biển hiện của những “chuyển biến mới” trong tình cảm củangười nông dân:
a. Ở nhân vật ôngHai: (tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước)
- Thể hiện trong cách khoe làng mới mẻ (kiêu hãnh, tự hào về việc làng theo kháng chiến, tích cực tham gia kháng
chiến…).
- Thể hiện bằng hành động cụ thể ( tham gia tự vệ để bảo vệ làng, đào hào, đắp ụ phục vụ kháng chiến, đi tản cư,
hăng say sản xuất…).
- Nhớ làng khi đi tản cư, mong được trở về cùng du kích lậpl àng kháng chiến.
- Lắng nghe tin tức kháng chiến: đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng giặc; căm thù làng khi nghe tin làng theo Tây
(“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”); sung sướng, hả hê khi nghe tin cảichính (khoe nhà
bị Tây đốt…).
b. Ở những nhânvật phụ:
- Những người phụ nữ tản cư: khinh bỉ những kẻ theo giặc“cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một
nhát”.
- Thằng cu Húc dù còn nhỏ đã có tinh thần kháng chiến “ủnghộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.
- Mụ chủ nhà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì đuổikhéo gia đình ông Hai, khi nghe tin cải chính thì vui vẻ,
thân thiện, cởi mở,mời mọc…
3. Suy nghĩ vềnhững “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:
- Chuyển biến tình cảm phù hợp với nhận thức, với chuyểnbiến của thời đại, với yêu cầu của công cuộc giữa
nước ( tình cảm yêu nước rộnglớn hơn, bao trùm tình yêu làng quê, yêu nước gắn với yêu kháng chiến, ủng
hộkháng chiến…)
- Cảm động trước tình cảm yêu làng, yêu nước chân thành củanhững người nông dân chất phác, hồn hậu.
- Trân trọng lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, vớiCụ Hồ, với kháng chiến.
- Yêu làng, yêu quê hương, đất nước – đó là tình cảm thiêngliêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình yêu làng, yêu nước càngtrở nên sâu sắc và cảm động hơn.
- Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tạo nên sức mạnh,nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó
khăn, thử thách.
III. Kết bài: - Những chuyển biến mởi mẻ trong tâm hồn những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp
càng giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người mộc mạc, giản dị…
- Họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của toàndân tộc.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 3: Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
I. Mở bài:
- Từ xa xưa, người phụ nữ đã trở thành một đề tài quen thuộctrong các tác phẩm văn chương, trong ca dao, trong
những truyện dân gian.
- Đến văn học trung đại: hình ảnh người phụ nữ đã được thểhiện cụ thể, sâu sắc hơn. Nhân vật Vũ Nương trong
tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và
sốphận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II. Thân bài:
1. Vũ Nương làngười phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy đau khổ, bất hạnh:
- Là một người phụ nữ đẹp: vẻ đẹp hình thức (tư dung tốt đẹp); vẻ đẹp nhân cách (yêu thương và thủy chung với
chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng chăm lo hạnh phúc gia đình).
- Phải chịu những đau khổ, bất công, ngang trái: bị chồngnghi oan mà không nghe nàng thanh minh, giãi bày; bị
mắng nhiếc thậm tệ rồiđuổi đi, đau khổ tột cùng, nàng phải tìm đến cái chết.
- Không tự bảo vệ được hạnh phúc của mình.
2. Suy nghĩ vềthân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
- Sống cam chịu, nhẫn nhục…(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên
cuộc đời, số phận của họ).
- Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình( Vũ Nương, người phụ nữ trong “Bánh trôi nước”
của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiềutrong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…)
- Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ ( chế độ đathê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chiến tranh…đã gây
ra những bất hạnh, oan trái…cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị
Điểm…).
- Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
III. Kết bài:
- Qua cuộc đời, số phận đầy đau khổ của Vũ Nương, người đọccàng hiểu hơn những bất hạnh, oan trái mà người
phụ nữ phải chịu đựng trong xãhội phong kiến.
- Liên hệ với hiện tại: người phụ nữ ngày càng được bìnhđằng, được tôn trọng…từ đó, thêm trân trọng những giá
trị tốt đẹp của cuộc sốnghiện tại.
- Mơ ước về tương lai: Người phụ nữ không còn phải chịunhững bất công, đau khổ…
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranhqua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng.
I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bótrong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một
đề tài quen thuộc trongvăn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bàica về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh
chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm củacha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đãgây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấmảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa mộtlần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình
chụp chung với má.
b. Chiến tranh đãkhông thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêuba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ôngkhông giống với người trong tấm hình chụp chung với
má).Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từnglàm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ởnhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cươngquyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếclược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ongo cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…
2. Suy nghĩ vềtình cảm gia đình trong chiến tranh: - Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đìnhcàng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin đểcon người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêuquê hương đất nước.
III. Kết bài: - “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tửthiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ.
I. Mở bài: - Nguyễn Thành Long – cây bút chuyên viết truyện ngắn và kíthành công với những trang văn nhẹ
nhàng, tinh tế và sâu lắng.
- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, là một truyện ngắn thành công bởi đã để lại trong lòng độc giả những
rung cảm khóquên về một truyện “giàu chất thơ”.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu ngắngọn nội dung của tác phẩm:
“Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật:ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên làm công tác khí
tượng thủy văn kiêm vậtlí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
2. Chất thơ của truyện:
a. Vẻ đẹp củathiên nhiên Sa Pa: được tái hiện một cách sinh động, thơ mộng ( hìnhảnh những cây thông rung tít
trong nắng như những ngón tay bằng bạc, mây cuộntròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương…; ngôn ngữ
miêu tả thiên nhiênrất gợi cảm, giàu chất tạo hình càng làm tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng của cảnh,…)
b. Vẻ đẹp tâm hồncủa những con người bình dị:
- Nhân vật anh thanh niên: yêu cuộc sống ( yêu cái đẹp, sốngngăn nắp, trồng hoa…); tấm lòng yêu nghề, tinh thần
trách nhiệm cao với côngviệc; anh hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm; khiêm tốn, anh luôn quantâm tới
người khác một cách tự nhiên, chân thành…
- Các nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư): tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; sự quan tâm
tới mọi người,…
- Các nhân vật phụ xuất hiện gián tiếp qua lời giới thiệucủa anh thanh niên ( anh cán bộ nghiên cứu sét, bác kĩ sư
nông nghiệp…): tựnguyện hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì lợi ích chung của cộng đồng; niềmsay mê công
việc…
III. Kết bài: Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Sa Pa đã tạonên chất thơ, sức hấp dẫn cho truyện.

Bài viết số 6 lớp 9 đề 1: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển
biến mới trong tình cảm của người nông dân VN thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
Bài làm
Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình
về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà
văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của
Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời
kháng chiến chống thực dân Pháp.   
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của
ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong
những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp  và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt
Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biết trong nhận thức và suy
nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.  
Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là
niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như
mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với
họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về
cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã
có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của
quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông
hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều
chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những
ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em
đào đường, đáp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.    
Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ.
Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”.
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng
hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không
tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống
lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ
rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm
liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày
này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ
đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát  “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng
làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai
khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó
bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông
trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm
sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của
bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.  
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ
òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh
làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác,
con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở
thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.  
Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho
những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh
tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã
được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ
trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.  
Với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người
đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp
của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng
của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả
đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người
đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp  kết hợp với
sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu
sắc.  
Nhân vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm phục trong
lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành tình yêu nước nồng nàn
như “ dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông Vônga đi ra biển..”. Qua nhân vật
ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể,
sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.  
“Làng” đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới
mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho
những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp
phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải
học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn.    
Bài viết số 6 lớp 9 đề 2: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện
thực nhân đạo. Tham gia vào dòng văn học 1930-1945 tuy là muộn so với các nhà văn khác nhưng bằng cách “khơi
những nguồn chưa ai khơi” Nam Cao đã ghi vào lòng độc giả những ấn tượng riêng và có một vị trí đứng vững chắc.
Ông viết rất nhiều tác phẩm như “Sống mòn”, “Một bữa no”, “Đời thừa”… nhưng không thể không kể tới tác phẩm
“Lão Hạc”. Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại trong người đọc ít nhiều suy nghĩ.     
Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển
hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nông dân rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng toát lên những vẻ đẹp tâm hồn sáng
trong.     
Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm. Vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh con trai
lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
Lão ngày ngày, vò võ mong mỏi con về, đơn độc, chỉ có con chó Vàng - kỉ vật của con bầu bạn cùng. Lão sống qua
ngày, trong cái đói nghèo và đơn độc. Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy
nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử,
chết như một con chó. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo
đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân
tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh théo, nhưng không kém phần chua xót.     
Tuy ở một hoàn cảnh đáng buồn như vậy, nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Với cậu Vàng – kỉ vật
của con trai lão, lão yêu quí nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng, vỗ về, vuốt ve nó;
cho nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát; lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng, lão ăn bao nhiêu,
nó cũng ăn như thế, thậm chí có phần hơn lão… Lão cũng coi nó như một người bạn, ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện
với nó như thể nó cũng là một con người. Lão đối với một con chó, một loài vật mà ông giáo cho là sinh ra để người ta
giết thịt lại nhân hậu, yêu thương đến vậy thì với con người, lão con đối xử đến như thế nào nữa? Tấm lòng của lão quả
thật khiến chúng ta cảm phục.
     Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn
lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi.
Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà
lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ
thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho
tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu
Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại
như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành,
không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh
nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau
lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức.
Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó
hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở
ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào
tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh
một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu
con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong
tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình,
tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô
cùng cảm động.     
Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng
xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa
một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!
Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không
nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão
có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không
phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ
hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho
nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu
lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng
hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó,
vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha
hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà
phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết
trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ. Thông
qua cuộc đời bi thảm, nhưng phẩm chất thì sáng trong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai
khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945.     
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đây là một nhân vật điển hình, đại diện cho
tầng lớp những người nông dân trong xã hội cũ: tuy đói nghèo nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Nam Cao đã rất
thành công trong cách xây dựng nhân vật. Thông qua cái nhìn ông giáo – một nhà trí thức, Nam Cao đã gián tiếp thể
hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề “đôi mắt”: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu
ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ nét. Tâm lý nhân vật lão Hạc được thể hiện qua những hành động, lời nói của lão,
nhiều đoạn đối thoại mà như độc thoại. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng nhiều khẩu ngữ, làm câu chuyện chân thực,
sinh động, gần gũi với người nông dân.   
Nhân vật lão Hạc quả thật đã để lại trong lòng người đọc ít nhiều suy nghĩ. Qua đó cũng thể hiện tài năng, tấm lòng
của Nam Cao. Phải là một cây bút xuất sắc, một nhà văn thấu hiểu, am tường về người nông dân tới tận cùng, dành cho
họ những tình cảm yêu mến, trân trọng cảm thông sâu sắc mới viết nên một truyện ngắn hay như thế. Với một nhân vật
lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn
chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.    
Bài viết số 6 lớp 9 đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà".
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảmđộng về tình cha con của những
gia đình Việt Nam mà ở đó “lớp cha trước, lớpcon sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Trong truyện đoạn cảm
độngnhất là đoạn “ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu”.
Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếnggọi của quê hương. Bấy giờ, bé
Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẳng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp
lại vợcon. Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, mộtlàng nhỏ bên bờ sông Cửu Long.
Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anhsẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi
còn gì. Mangmột nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.
Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: “Thu! Con!” thậttha thiết. Ta co thể tưởng tượng
nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừabước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược
lại vớinhững điều anh Sáu mong chờ.
Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anhSáu sửng sờ, đau khổ. Còn gì đáng
buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thươngyêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến
mức phũphàng ấy.
Thế rôì, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ.
Anh mong sao nó gọi một tiếng “ba”, vào ăncơm nó chỉ nói trống không “Vô ăn cơm!”
Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạymua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu
dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồicơm quá to mà bé thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được
cáchnào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!” anh Sáu
vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thếnhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không
chịu gọianh Sáu bàng “Ba”. Con bé thật đáo để!
Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén.Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất
cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu
vội chạyra xuồng mở “lòi tói” rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.
Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới.Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con
vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.
Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho
chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại
sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh,ương ngạnh nữa, mà thoáng
một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người,nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh
Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng
nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh cũngphải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một
tiếng “ba”thiêng liêng ấy.Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng “Ba!” được thốt lên thật
cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên
những lời khiếnmọi người xung quanh đều xúc động: “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!”
Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con vàkhóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc
phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng “ba” của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào
chiatay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.
Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết
định từ chối không gọi anh bằng “ba” từ ba hôm nay.
Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹnó thường ngày vẫn nói với nó
đó là “ba” được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làmcho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ
nguyên nhâncủa vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tìnhcảm cha con bỗng dâng
đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiệnbằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy
anh Sáu.] Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rấtngặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn
ngàn nghịchcảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đángthương. Đó cũng là một sự
thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chúc các bạn học giỏi! 

You might also like