You are on page 1of 3

ĐỀ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng

theo giặc đến


hết câu chuyện trọng truyện ngắn “Làng” (Kim Lân)
Bài làm:
Nhà văn Kim Lân chuyên về truyện ngắn và viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà
từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc.Truyện ngắn “Làng” được ông sáng tác năm 1948- những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng
chiến của người nông dân đã được tác giả thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật
ông Hai.Nhà văn đã gieo những “hạt bụi vàng” vào trong tác, khiến cho diễn biến tâm lí nhân vật
ông Hai trở thành điểm sáng đặc biệt là từ lúc ông Hai nghe tin làng theo giặc.
Ông Hai là người làng chợ Dầu. Kháng chiến bùng nổ, phải tản cư, ông ngày đêm nhớ làng. Ở
đây, ông thường vào phòng thông tin nghe tin kháng chiến. Một hôm, nghe tin làng mình theo
giặc, ông đau khổ, xấu hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông định quay về làng nhưng vừa nghĩ tới là
ông phản đối ngay vì làng đã theo Tây. Trong nỗi buồn tủi, ông tâm sự với đứa con út để thanh
minh cho lòng mình. Rồi có tin cải chính, ông vui mừng khoe tin ấy với mọi người, khoe cả cái
tin Tây nó đốt nhà ông. Ông Hai lại yêu làng như xưa.
Nhân vật ông Hai là một người có tính hay khoe, cũng vì lòng tự hào và bản chất thật thà của
người nông dân. Nhưng vì chiến sự diễn ra ác liệt nên ông và gia đình phải đi tản cư. Ở nơi tản
cư, ông Hai nhớ làng lắm. Ông nhớ cái làng kháng chiến của ông, cái chòi phát thanh cao nhất
vùng, những tháng ngày mà mình cùng anh em đào đường đắp u, xẻ hào, khuân đá…Nhờ có
cách mạng mà của đời tăm tối của ông và bao người nông dân có thêm màu tươi sáng. Không
những tự hào về khung cảnh của làng mà ông Hai còn tự hào về tinh thần kháng chiến của làng
Chợ Dầu quê ông. Tình cảm đó bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày, từ
những sự vật con người gắn bó hằng ngày. Tình cảm thuần phác và trong sáng đó chính là vẻ đẹp
truyền thống của người nông dân Việt Nam.
Ở nơi tản cư, ngày nào ông Hai cũng nghe ngóng tin tức của làng. Đều đặn mỗi sáng, ông ra
phòng thông tin để nghe ngóng tình hình chiến sự, tin tức về làng Chợ Dầu. Một buổi trưa, ông
Hai tình cờ gặp 1 nhóm người tản cư nói với ông 1 tin làng Chợ Dầu theo Tây. Những câu nói ấy
nhưng mũi dao đâm thẳng vào trái tim ông. Ông bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng
hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Ông Hai cảm thấy vô
cùng xấu hổ và sợ hãi vì đó là điều mà ông chưa bao giờ nghĩ tới. Vì niềm tin với làng hay cũng
vì một suy nghĩ mâu thuẫn nào đó trong ông mà khiến ông hỏi lại: “Liệu có thật không hở bác,
hay chỉ là…”Đớn đau thay, những niềm tin cuối cùng của ông đã bị người ta dập tắt. Họ nhắc tới
thằng Chánh Bệu khiến ông buộc phải chấp nhận tin này. Từ thái độ hoài nghi, ông Hai buộc
phải chấp nhận sự thật cay đắng. Ông cố che giấu nỗi xấu hổ trong mình, ông đánh trống lảng:
“Hà nắng gớm, về nào…”Ông Hai sợ mọi người sẽ khinh bỉ khi phát hiện ra ông là người làng
Chợ Dầu. Ông cúi gằm mặt xuống mà đi trong sự xấu hổ. Niềm tự hào về làng bỗng nhiên sụp
đổ trong lòng ông. Ông cảm thấy nhục nhẽ ê chề.
Về tới nhà, ông nằm vật ra giường, nước mặt ông lão tràn ra. Đó chính là biểu hiện của sự chán
nản, tuyệt vọng trong ông. Giọt nước mắt của ông chính là những giọt nước mắt tủi nhục, cay
đắng cũng chính bởi vì ông là người làng Chợ Dầu. Ông nhìn ra các con, những đứa trẻ ngây thơ
mà tự hỏi: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?...”Nghĩ đến thân phận của con mình
mà ông lão tủi thân, đau đớn. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được tác giả khéo léo sử dụng đã tái
hiện lại tâm trạng giằng xé, đau xót của ông Hai. Bởi lẽ chúng nó cuối cùng cũng chỉ là trẻ con
nhưng giờ đây cũng phải mang thân phận của những kẻ phản bội đất nước. Ông Hai còn rít lên 1
câu giận dữ “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán
nước để nhục nhã thế này”. Ngôn ngữ độc thoại lại 1 lần nữa khiến cho người đọc hình dung
được tâm trạng nóng nảy, vô cố của ông Hai. Nhưng rồi ông Hai lại cảm thấy điều mình nghĩ
chưa đúng. Trong thâm tâm ông Hai những người ở lại làng đều là “những người có tinh thần cả
mà”. Họ là những người mà ông tin chắc rằng sẽ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ, để bám trụ lại làng.
Trong lòng ông Hai diễn ra một cuộc xung đột nội tâm. Ông lão băn khoăn: “Nhưng tại sao lại
nảy ra cái tin như vây được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai
rồi…”Tâm trạng dằn xé, đau đớn của ông Hai được Kim Lân tái hiện qua ngôn ngữ độc thoại.
Niềm tin trong ông cố gắng biện minh cho anh em du kích ở làng, nhưng hiện thực đắng cay phải
bắt ông chấp nhận “cả làng Việt gian”. Nỗi tủi nhục càng lúc lại càng nặng nề trong ông.
Mấy ngày liền, ông Hai không đủ can đảm bước chân ra khỏi nhà. Ông luôn trong suy nghĩ
nơm nớp lo sợ, tin làng Chợ Dầu đã trở thành nỗi ám ảnh trong ông. Chỉ cần nghe thấy một tiếng
xì xầm, xôn xao đâu đó cũng khiến ông lo sợ, ông sợ rằng họ lại bàn tại về làng Chợ Dầu quê
ông. Từ 1 người cởi mở, vui vẻ ông trở thành 1 người trầm lặng, u buồn, cô đơn vì mặc cảm, xấu
hổ. Điều ông sợ nhất là phải đối mặt với những lời nói dè bủi của mụ chủ nhà cuối cùng cũng
xảy ra. Mụ nói bóng nói gió muốn đuổi cả nhà ông đi. Những lời nói ấy đẩy ông Hai vào tâm
trạng giằng xé. “Thế là tuyệt đường sinh sống! Cực nhục chưa! Đi đâu bây giờ?” Ông đau đớn
biết bao, trái tim ông như thắt lại, vì bởi lẽ sẽ không một người nào có thể khoan dung cho những
người bán nước.
Những đau đớn, dằn vặt, sự thổ thẹn đến tận cùng đã đầy ông Hai vào tình huống phải lựa chọn.
Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn?. Trong lòng ông Hai diễn ra Một ý nghĩ tiêu cực
thoáng qua trong đầu ông: “hay là quay về làng”. Nhưng rồi ông Hai phản đối ngay: “Về làng
tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Ông nhớ lại quá khứ lầm than, cơ cực làm nô lệ cho thằng
Tây. Quá khớ ấy khiến ông “rợn cả người”. Cuối cùng ông đã đưa ra quyết định: “Làng thì yêu
thật, nhưng là theo Tây rồi thì phải thù”. Ý thức của người công dân đối với đất nước buộc ông
phải lựa chọn 1 cách cương quyết. Đó chính là sự chuyển biến rõ rệt nhất trong tình cảm, nhận
thức của ông Hai. Như vậy, đối với người nông dân thuần phác ấy, tình yêu nước đã bao trùm lên
tình cảm làng quê. Bằng ngôn ngũ độc thoại nội tâm, tác giả đã khắc họa tình yêu tổ quốc, lòng
trung thành của ông Hai với Bác Hồ, với cách mạng.
Mâu thuẫn nội tâm đã được đẩy lên đỉnh điểm. Ông chỉ biết giãi bày tâm sự cùng đứa con
út. Trong cuộc trò chuyện, hình ảnh làng vẫn đau đáu trong tâm khảm ông. Và hơn hết, ông đã
gạt bỏ cái riêng mà hòa vào cái chung của kháng chiến. Từ trong tấn bi kịch đó lại sáng ngời lên
một tình cảm cao đẹp, đó là tinh thần dân tộc, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ: “Anh em
đồng chí biết cho bố con ông/Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông…”. Tình cảm đó
như là nguồn nghị lực vô tận đem đến sức sống cho ông.
Tâm trạng nặng nề của ông Hai được giải tỏa khi được nghe tin cải chính. Cái mặt buồn thiu mọi
ngày của ông bỗng vui tươi rạng rỡ. Ông đi báo tin cho mọi người, khoe cả cái tin nhà ông đã bị
đốt. Lúc này tình yêu làng và tình yêu nước đã hòa làm 1, thống nhất hòa hợp. Tình yêu làng giờ
đây là hiện thân của tình yêu nước.
Bằng những tình huống truyện diễn ra gay cấn,kịch tính đẩy nhân vật vào tình huống phải lựa
chọn đã khiến bạn đọc không thể rời mắt. Bởi sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những
con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng cốt truyện đã được nhà văn Kim Lân thể
hiện cực kì tâm lí tinh tế qua điểm nhìn trần thuật. Với ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại
nội tâm sinh động, tác giả miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thật rõ nét. Đặc biệt hơn ở ngôn ngữ
kể chuyện. Nhà văn đã dùng 1 cách cực kì linh hoạt và tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ và lời ăn
tiêng nói của người nông dân, thể hiện thành công cá tính nhân vật ông Hai.
Ông Hai chính là hình ảnh đại diện cho người nông dân trong xã hội xưa, tình yêu nước của họ
thường trực và trở thành sự hối thúc, bức bách, chi phối mọi tình cảm, đời sống hàng ngày.
Những nỗi đau, những niềm vui đó phản ánh chân thực, sinh động sự gắn bó máu thịt của ông
với làng quê, với đất nước, với cách mạng. Ông đến với cách mạng, yêu cách mạng một cách tự
nhiên là nhờ tình yêu làng đó, thật đúng như lời nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói, “Lòng yêu nhà,
yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. May mắn được sống trong thời đại hòa
bình của đất nước, mỗi bạn trẻ chúng ta cần phải ý thức được trách nhiệm của bản thân. Phải
luôn cố gắng học tập, rèn luyện đề góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

You might also like