You are on page 1of 2

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH MẮT KÍNH

Đối với con người, mỗi loại đồ vật đều có công dụng riêng, mỗi đồ vật đều có
thể có nhiều công dụng khác nhau. Chắc hẳn kính đeo mắt không còn quá xa lạ gì
với chúng ta bởi nó là đồ vật phổ biến và có nhều công dụng cho con người.
 Những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý,rồi
sau đó kính mới được dùng rộng rãi ở châu Âu và lan rộng ra khắp thế giới. Bấy
giờ, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một gọng
cứng đè lên đầu mũi, hai bên có dây ruy-băng đeo vào lỗ tai và chính điều này gây
nên sự bất tiện cho người dùng. Năm 1730, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn
sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính mắc vào mắt một
cách chắc chắn và có tính thẩm mỹ hơn lúc trước. Năm 1887, thợ thủy tinh người
Đức tên là Muller đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.
Kính đeo mắt gồm 2 loại: mắt kính và gọng kính. Gọng kính được làm bằng
nhựa dẻo hoặc kim loại chống gỉ. Gọng kính chia làm 2 phần: phần để lắp mắt kính
và phần gọng. Phần để lắp mắt kính làm khung cho kính và nâng đỡ kính, phần
gọng dùng để đeo vào tai rất tiện lợi. Hai phần được nối với nhau bằng ốc vít nhỏ.
Thời hiện nay có những loại gọng kính khác nhau như gọng làm bằng kim loại như
nhôm, sắt, vàng rất bền và chắc. Gọng làm bằng nhựa dẻo và bền, có thể chịu được
một lực lớn tác động mà không bị vỡ hay gãy, là loại gọng thích hợp dùng để khắc
họa hoa văn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ. Một số kính có gọng bằng kim loại
titan-kiếm loại hiếm được hình thành trong lòng Trái Đất, nó rất mềm và không sợ
bị gãy. Tròng kính được làm bằng chất dẻo cứng, thay cho thủy tinh được sử dụng
trước đó. Chất dẻo có các đặc tính tốt như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác
định được mình cận hay loạn bao nhiêu độ chính xác hơn thủy tinh. Nhẹ hơn tròng
bằng thủy tinh, có thể làm cho tròng kính mỏng. Còn tròng kính bằng thủy tinh tuy
trong suốt nhưng dễ vỡ.
Kính đeo mắt được người ta biết đến như là một đồ vật rất nhiều công dụng và
nhiều loại kính khác nhau. Đầu tiên là mắt kính thuốc, thường có màu trong suốt
hoặc màu tối ở phần gọng giúp ta giải quyết bệnh về mắt đang gặp phải và tùy theo
mức độ của bệnh thì ta sẽ đeo loại kính có tròng dày hay mỏng. Tiếp theo, mắt
kính râm có tròng to hơn các loại kính khác và có màu tối, dùng để che mắt giúp ta
không bị chói nắng và hạn chế bụi bẩn bay vào mắt làm ảnh hưởng đến mắt. Kính
thời trang là loại kính có rất nhiều màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng…
dùng để tô điểm nét thời trang, tính thẩm mỹ cho con người. Thời nay, kính thời
trang còn biết đến là một loại kính không tròng giành cho giới trẻ. Một số loại kính
còn giúp chống tia UV gây ảo giác hay bị hoa mắt. Để làm ra loại kính này, người
ta áp dụng nhiều công nghệ như xử lí tia cực tím, tráng lớp chống xước, lớp phản
quang công nghệ đổi màu.
Kính có rất nhiều công dụng, vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng để tối ưu
công dụng của loại kính đó. Ta dùng hai tay cầm hai bên gọng kính rồi từ từ đưa
kính gá vào hai tai và điều chỉnh sao cho phù hợp. Hạn chế đưa kính quá gần vì
gọng kính gần sống mũi sẽ làm chúng ta xướt da mặt, ảnh hưởng đến da mặt và
nên có dây gán vào hai bên gọng nối với nhau ở dưới cằm( như dây quai mũ bảo
hiểm) cho người mới đeo kính để không bị rớt làm xướt tròng kính. Sử dụng, lựa
chọn kính làm sao phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nếu bị bệnh về mắt dùng
kính thuốc; muốn bảo vệ mắt thì dùng kính râm hoặc kính chống tia UV, tia cực
tím; tô điểm thời trang cho bản thân dùng kính thời trang. Khi không đeo kính cần
để kính nơi có mặt phẳng hoặc cất vào hộp kính và không để tròng kính trên mặt
phẳng cứng. Thường xuyên lau kính bằng nước lau kính để không bị hư kính và
dùng xà phòng chà kĩ phần sống mũi.
Chiếc mắt kính đeo mắt là một phát minh khoa học, đồng thời cũng là vật dụng
quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Hãy sử dụng kính đeo mắt phù hợp để giúp
nó trở thành vệ sĩ bảo vệ, đồng hành hoàn thiện với đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn" của
mỗi chúng ta.

You might also like