You are on page 1of 3

Bài Thuyết Minh Về Kính Mắt

Đôi mắt là cánh cửa sổ có thể giúp ta quan sát mọi thứ, từ đó thấy được sự
muôn màu của thế giới. Nhưng, nếu có một ngày nếu đôi mắt bị hỏng thì tầm
nhìn của chúng ta sẽ bị hạn chế, thậm chí mất đi cơ hội được nhìn ngắm thế
giới. Vậy nên chiếc kính ra đời với mục đích bảo vệ và giúp chúng ta nhìn dễ
dàng hơn.
Theo những bằng chứng từ việc khảo cổ, chiếc kính đầu tiên được phát hiện
ở Iraq và được dự đoán được chế tạo vào năm 1002. Những chiếc kính đeo mắt
đầu tiên được chế tạo ở Nam Mỹ vào khoảng năm 1290. Trong khi đó một tài
liệu khác đã ghi nhận vào năm 1266 ông Rodger Becon dùng chiếc kính lúp để
có thể nhìn rõ hơn và một bức tranh vào năm 1352 đã vẽ Hồng Y giáo chủ đeo
một chiếc kính. Ta có thể kết luận rằng chiếc kính đầu tiên được tạo ra vào
khoảng năm 1266 đến năm 1352
Một chiếc kính mắt cơ bản gồm 2 bộ phận: gọng kính và tròng kính. Gọng
kính phổ thông thường được làm bằng chất nhựa dẻo một kim loại. Gọng kính
có chức năng để nâng đỡ tròng có được chia làm 2 phần là phần trước và phần
sau, được nối với nhau bằng một chiếc đinh vít và óc nhỏ. Phần sau bao gồm 2
miếng nhựa dài, làm cong xuống để ta có thể đeo vào tai. Phần trước bao gồm
khung làm bằng nhựa và một phần nhựa nhỏ để đỡ chiếc kính khi chạm vào
mũi, tránh gây khó chịu hay làm kích ứng phần da ở đó. Tròng kính được sản
xuất dựa theo mục đích sử dụng, có thể kể đến một vài mục đích chắn tia UV,
chắn ánh sáng xanh, điều chỉnh ánh sáng cho người có tật khúc xạ. Ngoài
những chiếc kính phổ thông, hiện nay người ta đã sáng chế ra kính áp tròng, cấu
tạo là một chiếc tròng kính nhỏ, có thể giúp thay kính đeo hay chữa cận tạm thời.
Tuy nhiên, khi đeo loại kính trên, ta nên có sự tư vấn từ bác sĩ do những can
thiệp vào giác mạc trên có thể gây tổn hại thậm chí mất thị lực.
Chiếc kính giống như cánh cổng bảo vệ cho đôi mắt ta, nên khi sử dụng, ta
cũng cần nâng niu nó hết sức. Đầu tiên, ta nên tránh va đập mạnh, chơi những
môn thể thao mạnh mà không có kính cận chuyên dụng. Do nếu va đập mạnh,
kính có thể bị gẫy gọng, sửa chữa tốn kém. Tiếp theo, khi dùng xong, ta nên để
vào hộp kính, tránh đặt trên bàn hay đặt tròng kính xuống đất, do bụi hay mặt
bàn có thể gây xước kính. Đối với những người hay sử dụng kính áp tròng, do
chiếc kính tiếp xúc trực tiếp với đôi mắt chúng ta, nên ta hãy vệ sinh thật sạch sẽ
để tránh viêm hay những sự cố đáng tiếc.
Với những công dụng trên, chiếc kính mắt đã trở thành một vật dụng phổ biến
và là một giải pháp giúp người mất thị lực hay có vấn đề về khúc xạ có thể nhìn
rõ ràng hơn, vậy nên chiếc kính có thể nói là một trong những vật dụng hữu ích
trong bối cảnh vạn vật số hóa, ta phải tiếp xúc với nhiều ánh sáng xấu như hiện
nay.

Bài Văn Thuyết Minh Về Điện Thoại Thông Minh


Từ xa xưa, việc liên lạc và kết nối đã giúp con người hợp tác và phát triển và
đạt đến trình độ như hiện tại. Với nhu cầu liên lạc ngày càng tăng khi xã hội phát
triển, việc nâng cấp phương thức liên lạc là cần thiết, và chiếc điện thoại thông
minh đã ra đời để đáp ứng như cầu đó.
Vậy phương tiện liên lạc tuyệt vời này được tạo ra như thế nào ? Chiếc điện
thoại thông minh đầu tiên được sáng chế ra bởi công ty IBM - một công ty máy
tính của Mỹ mạnh nhất thế giới về công nghệ thông tin và máy tính vào thời điểm
đó, tuy nhiên phiên bản này không được bán thương mại. Sau đó là thời điểm
của những chiếc máy với bàn phím rời. Vào năm 2007, CEO của công ty Apple
là Steve Jobs đã giới thiệu chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên mang tên Iphone
2G. Hiện nay, những công nghệ về phần cứng, phần mềm đã phát triển và tạo ra
những chiếc điện thoại với muôn vàn kiểu dáng, màu sắc với công nghệ vượt
trội hơn 15 năm trước.
Bên trong một chiếc điện thoại thông minh bao gồm những gì ? Một chiếc
điện thoại thông minh phổ thông bao gồm nhiều linh kiện phức tạp, nhưng chúng
đều có cấu tạo cơ bản là màn hình, loa, ổ sạc, pin, bộ xử lý, bộ nhớ, máy ảnh và
được giữ bằng một chiếc khung. Tùy vào nhà sản xuất, thời kỳ sản xuất mà
những bộ phận và linh kiện kia càng trở nên tinh xảo, có thể xử lý được nhiều
chương trình phần mềm phức tạp để đáp ứng thị hiếu của người dùng. Chiếc
khung điện thoại được sản xuất dựa theo phân khúc người dùng. Với phân khúc
giá rẻ, khung điện thoại thường được làm từ nhựa, với phân khung tầm trung
hay cao hơn, khung thường được làm từ kim loại nhẹ như nhôm và được tráng
một lớp kính để đánh bóng.
Vậy có những loại điện thoại thông minh nào ? Ta có thể chia thành nhiều kiểu
dáng như điện thoại gập, điện thoại trượt và điện thoại cảm ứng như hiện tại.
Những chiếc điện thoại trượt và gập thường được thấy ở những năm 90 và 2000
ở Việt Nam. Những hãng phổ biến thường là Nokia, Blackberry, HTC,... Chiếc
điện thoại gập sẽ gập phần bàn phìm vật lý với màn hình, còn trượt sẽ thu màn
bàn phím vào phía sau màn hình, giúp điện thoại mang đi tiện lợi hơn. Với
những năm gần đây, những chiếc điện thoại cảm ứng trở nên phổ biến hơn.
Chúng thường có hình dạng chữ nhật với góc bo tròn đặc trung. Nhiều chiếc
điện thoại hiện nay có hình dáng đa đạng và học tập từ những thiết kế từ những
chiếc điện thoại cũ, nhưng thay vì gập màn hình, bản lề sẽ gập 2 chiếc màn hình
với nhau.
Điều gì đã làm cho điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi như vậy ?
Với sự tiện lợi của điện thoại di động, ta có thể làm nhiều việc như kết nối, liên
lạc và làm việc qua hệ thống mạng Internet. Tìm những video, trò chơi để giải trí.
Chụp ảnh và quay video để lưu giữ những khoảnh khắc quan trọng của cuộc
đời. Ngoài ra, việc có thể truy cập vào mạng Internet giúp tìm hiểu tra cứu thông
tin hữu ích, cập nhật tin tức. Vậy nên ta có thể nói rằng chiếc điện thoại thông
minh giúp mọi thứ tiện lợi hơi rất nhiều.
Tuy nhiên, sự phát triển của điện thoại thông minh cũng gây nên nhiều tác hại
khôn lường. Đầu tiên, việc sử dụng nhiều điện thoại tăng thời gian tiếp xúc ánh
sáng xanh, làm cho mắt ta dần bị kém đi và có thể dẫn tới tật khúc xạ. Tệ hơn
nữa, việc sử dụng điện thoại có thể gây nghiện, làm cho con người xa cách với
xã hội thực, tiếp xúc với tệ nạn, tin xấu và độc và làm cho con người ta trở nên
lệch lạc về suy nghĩ, tư tưởng và chết dần chết mòn trong những suy nghĩ và tư
tưởng đó.
Vậy cần sử dụng và bảo quản điện thoại như thế nào cho hợp lý ? Ta nên sử
dụng điện thoại đúng lúc, đúng chỗ để tránh lạm dụng và gây nghiện hay phòng
tránh những thương tích không đáng có. Ngoài ra, ta nên cầm cẩn thẩn để tránh
để rơi, tránh để lọt nước hay bụi vì có thể gây chết mạch trong máy hay học điện
thoại
Mặc dù có nhiều tác hại, nhưng điện thoại thông minh hay các thiết bị thông
minh khác đã đem tới một sự đột phá trong việc giao tiếp, nhằm giúp nền văn
minh con người ngày trở nên phát triển, thịnh vượng hơn.

You might also like