You are on page 1of 22

CHẤN THƯƠNG MẮT

Mục tiêu
1. Trình bày được phân loại chấn thương mắt
2. Nêu nguyên tắc xử trí cấp cứu ban đầu và ra quyết định chuyển tuyến chuyên
khoa kịp thời
3. Hướng dẫn được cách đề phòng chấn thương mắt
I. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là nguyên nhân thứ 3 gây mù loà sau
đục thể thủy tinh và glôcôm. Tổn thương mắt do chấn thương thường phức tạp đòi
hỏi một thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời mới có thể hạn chế được phần nào
những hậu quả nặng nề do chấn thương gây ra.

II. DỊCH TỄ HỌC

- Tỷ lệ chấn thương mắt chiếm 0,37% các bệnh mắt, chiếm 16% các chấn
thương và khoảng 20% các tai nạn dân sự.
- Trong chấn thương mắt thì chấn thương xuyên chiếm 48%. chấn thương
đụng dập 39,5%, chấn thương mi mắt 9,4%, bỏng mắt 2,6%.
- Tuổi bệnh nhân từ 2-70 tuổi, trong đó độ tuổi lao động từ 18-40 chiếm gần
40%.
- Nam 80%, Nữ 20%.

III. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG MẮT

- Chấn thương nhãn cầu


- Chấn thương bộ phận bảo vệ nhãn cầu : chấn thương mi mắt và lệ bộ;

1
chấn thương hốc mắt

3.1. Chấn thương nhãn cầu

3.1.1. Chấn thương không xuyên thủng nhãn cầu

Tổn thương nông ở mắt chưa làm mất hoàn toàn tính toàn vẹn của lớp vỏ
nhãn cầu chưa tạo ra sự thông thương trực tiếp giữa môi trường bên trong và bên
ngoài nhãn cầu.

3.1.1.1. Trầy chợt kết giác mạc

Thường do những vật nhỏ có vận tốc gây nên như mạt sắt, mảnh kim loại
bắn vào mắt.

Bệnh nhân đau nhức, cộm, xốn, chảy nước mắt, thị lực có thể giảm.

Điều trị: Khuyên bệnh nhân không được dụi mắt. Nếu có dị vật ở kết mạc và
giác mạc thì lấy ra, chú ý dị vật ở kết mạc cùng đồ.Nhỏ thuốc kháng sinh tại
chỗ.theo dõi tiếp 3 ngày sau (24 giờ sau, biểu mô giác mạc sẽ trơn láng).

3.1.1.2. Rách kết mạc

Vết rách kết mạc nhỏ dưới 5mm có thể tự liền, khi vết rách lớn hơn cần khâu
lại bằng chỉ tự tiêu để che phủ củng mạc, hạn chế sự hình thành các u hạt
(granulome) về sau.

3.1.1.3. Rách lớp giác mạc

Nếu đường rách sắc gọn, kín mép thì chỉ cần điều trị nội khoa. Nếu mép vết
rách không kín thì cần khâu lại giúp giác mạc nhanh liền sẹo và hạn chế loạn thị do
sẹo giác mạc.

3.1.1.4. Dị vật giác mạc

Dị vật là những mảnh kim loại, thuỷ tinh, đất đá... cắm vào giác mạc.

2
Thường chỉ có 1 dị vật nhưng trong trường hợp chấn thương do hoả khí thì có rất
nhiều dị vật ở cả 2 mắt.

Dị vật nông giác mạc cần được lấy sau khi gây tê bề mặt.

Dị vật sâu nên lấy tại phòng mổ.

Sau lấy dị vật cần kháng sinh tại chỗ hoặc phối hợp toàn thân nếu vết thương
bẩn kết hợp nhiều tổn thương

Băng mắt và theo dõi hàng ngày trong 3 – 5 ngày để phát hiện kịp thời biến
chứng viêm loét giác mạc.

Hình 1: Dị vật giác mạc nông

3.1.1.5. Rách lớp củng mạc

Rách lớp củng mạc là vết thương chưa xuyên qua hết chiều dày củng mạc.Vì
vậy ít ảnhhưởng đến thị lực, không làm thay đổi nhãn áp và khi khám đáy mắt sẽ
không có tổnthương xuất huyết và rách võng mạc ở vị trí tương ứng. Tuy nhiên
dovết rách và xuất huyết kết mạc che lấp nên tổn thương nàythường rất khó chẩn

3
đoán xác định khi khám lâm sàng. Cần phải phẫu thuật thăm dò.

3.1.1.6. Chấn thương đụng giập nhãn cầu

Tác nhân thường là những vật kích thước lớn, đầu tù như nắmđấm, bóng đá,
bóng tennis, cầu lông.... Sức mạnh đụng dập gây rung chuyển và đẩynhãn cầu về
phía thành xương hốc mắt, nén mạnh làm tăng nhãn áp gây đứt chânmống mắt, đứt
dây Zinn một phần hoặc toàn bộ.Sau đó là sức phản hồi âm tính tiếptục gây chấn
động nhãn cầu.
Giác mạc: Tác nhân đầu tù tác động lên giác mạc có thể làm trợt biểu mô,
xây xước bề mặt giác mạc hoặc gây phù đục giác mạc do tổn thương lớp nội mô và
màng
Tiền phòng: Mất tính chất trong suốt, tiền phòng nông hoặc sâu và có máu
tiền phòng ít hay nhiều, tyndall (+) hoặc (-). Xuất huyết tiền phòng là triệu chứng
thường gặp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Phân loại xuất huyết tiền phòng:
Độ 1: Lượng máu < 1/3 tiền phòng
Độ 2: Lượng máu chiếm từ 1/3-1/2 tiền phòng
Độ 3: Lượng máu trong tiền phòng > 1/2
Độ 4: Máu ngập tiền phòng
Điều trị nội khoa bằng cách cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi kê cao đầu, hạn
chế vận động, uống nhiều nước, vitamin C, ổn định cục máu đông, steroid, atropin.
Điều trị ngoại khoa: Rữa máu tiền phòng khi máu đông >72 giờ có nguy cơ
ngấm máu giác mạc

4
Hình 2: Xuất huyết tiền phòng

Mống mắt - thể mi: phù nề, đứt chân mống mắt
Khi đứt chân mống mắt lớn hơn 900 sẽ có khả năng gây songthị nên cần
được phẫu thuật khâu phục hồi chân mống mắt.
Đồng tử: tròn hoặc méo, có thể mất phản xạ

Hình 3: Đứt chân mống mắt

5
Thể thủy tinh: có thể bình thường hoặc đục, lệch, vỡ
Khám mắt sẽ thấy giảm thị lực, độ sâu tiền phòng không đều hoặc rất
sâu,rung rinh mống mắt, song thị một mắt và có thể có tăng nhãn áp.
Phẫu thuật lấy thể thủy tinh cấp cứu khi có biến chứng tăng nhãn áp.

Hình 4: Đục thể thủy tinh do chấn thương

Dịch kính: có thể trong suốt hoặc xuất huyết


Khám mắt sẽ thấyánh đồng tử tối tuỳ theo mức độ xuất huyết nhiều hoặc ít.
Siêu âm mắt rất có giátrị để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ xuất
huyết.
Điều trị nội khoa tương tự xuất huyết tiền phòng, sau 1,5 tháng nếu máu
không tiêuhết, thị lực không cải thiện nên chỉ định cắt dịch kính để tránh hiện
tượng tổ chức hoádịch kính sẽ gây bong võng mạc.
Võng mạc:có thể gây xuất huyết và phù võng mạc.
Vỡ nhãn cầu
Do tác động rất mạnh làm nhãn cầu bị vỡ trực tiếp tại chỗ hoặc vỡ gián tiếp
tại chỗ khác vì dao động sóng nhãn cầu (dễ vỡ nhất ở vùng sát rìa và cạnh gai thị)

6
Bệnh nhân đau nhức, thị lực giảm nhiều, mắt mềm, xẹp, phòi tổ chức nội
nhãn
Điều trị: Thị lực còn cần mổ thăm dò tìm vết rách khâu lại để bảo tồn (khi
vỡ ở chính ở vùng rìa cần cân nhắc bảo tồn hay không vì dễ gây nhãn viêm đồng
cảm). Nếu tổn thương nặng nề, thị lực AS (-) thì múc nội nhãn. Kháng sinh toàn
thân, tại chỗ, an thần, nâng cao thể trạng.
3.1.2. Chấn thương xuyên nhãn cầu
3.1.2.1. Đặc điểm
- Khả năng nhiễm khuẩn lớn
- Dễ gây glôcôm thứ phát
- Dễ gây nhãn viêm đồng cảm
- Dễ có dị vật nội nhãn
- Có 3 hình thái lâm sàng
3.1.2.2 . Không phòi nội nhãn
Do vật sắc nhọn gây nên (mũi kim, cành cây...) hay gặp trong nghề nghiệp,
trẻ con đùa nghịch chọc vào mắt
Bệnh nhân đau nhức, chói sáng, chảy nước mắt và co quắp mi. Thị lực giảm
ít hoặc nhiều tùy vị trí tổn thương.
- Kết mạc cương tụ, phù nề, xuất huyết.
- Giác mạc thủng, rách, phù, thâm nhiễm.Vết thương xuyên giác mạc nhỏ,
kín, độ sâu tiền phòng bình thường.Vết thươngrộng thường có tiền phòng xẹp
- Vết thương xuyên củng mạc ở phía trước: dễ phát hiện do thể mi, dịch kính
bị kẹt vào mép vết thủng, phía sau: thị lực giảm, mắt mềm, ánh đồng tử giảm
- Tiền phòng: độ sâu thay đổi tùy theo vị trí và kích thước vết thương; máu
hoặc mủ, xuất tiết.
- Mống mắt, đồng tử: phù nề, đứt rách, biến dạng

7
- Thể thủy tinh: có thể bình thường hoặc bị tổn thương khác nhau tuỳ thuộc
vào mức độ tổn thương của vỏ baothể thủy tinh: rách bao trước nhỏ, thể thuỷ tinh
đục dần, ít gây biếnchứng; bao trước rách lớn, nhân thể thủy tinh vỡ trương phồng
hoặc chất nhân bung vào trong tiền phòng; rách bao sau: tác nhân xuyên qua cả
bao trước và bao sau làmthoát dịch kính ra tiền phòng gây tăng nhãn áp. Đồng thời
chất nhân cũng có thể rơivào dịch kính gây viêm màng bồ đào sau và tổ chức hoá
dịch kính.
Điều trị:
- Rửa mắt sạch bằng dung dịch Ringer Lactate
- Vết rách giác mạc dưới 2mm, kín, có tiền phòng thì không cần khâu, rách
giác mạc trên 2mm phải khâu và tạo tiền phòng bằng bóng hơi
- Dùng thuốc dãn đồng tử, liệt điều tiết
- Nếu nghi ngờ tổn thương củng mạc cần mổ thăm dò. Lổ thủng nhỏ cũng
cần khâu lại.
- SAT
- Kháng sinh toàn thân và tại chỗ, sinh tố.
3.1.2.3. Phòi tổ chức nội nhãn
Do vật nhọn gây nên (mũi kim, cành cây,..) hay gặp tai nạn lao động và sinh
hoạt, trẻ con đùa nghịch chọc vào mắt.
Bệnh nhân đau nhức, co quắp mí, chảy nước mắt. Thị lực giảm ít hay nhiều
tùy mức độ và vị trí tổn thương.
Giác mạc hoặc củng mạc bị rách, thủng.
Tiền phòng xẹp hoặc sâu, có thể có máu hoặc mủ, xuất tiết.
Mống mắt phòi, kẹt, đồng tử biến dạng.
Thủy tinh thể bình thường hoặc vỡ, đục.
Dịch kính phòi ra qua vết thương giác mạc hoặc củng mạc.
Hắc mạc phòi ra qua vết thương củng mạc.

8
Điều trị:
- Rửa sạch vết thương (nếu bẩn) với dung dịch Ringer Lactate
- Rách giác mạc + phòi mống mắt: đến trước 6 giờ có thể đẩy vào rồi khâu
lại, đến sau 6 giờ nên cắt bỏ rồi khâu lại
- Vết thương sát vùng rìa phải cân nhắc nên bảo tồn hay múc nội nhãn để
ngăn ngừa nhãn viêm đồng cảm.
- Kháng sinh toàn thân và tại chỗ
- Phải tạo được tiền phòng sau mổ bằng bóng hơi, dãn đồng tử, atropin.
- Tiêm SAT

Hình 5: Chấn thương xuyên nhãn cầu

3.1.2.4. Dị vật nhãn cầu


Trước một chấn thương xuyên thủng nhãn cầu luôn luôn nghĩ đến dị vật nội
nhãn, phải hỏi kỷ tiền sử chấn thương.Vết thương này rất nặng vì gây ra nhiều biến
chứng như viêm nội nhãn, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp thứ phát.... Sự nguy
hiểm của dị vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Kích thước dị vật

9
- Hình thù dị vật
- Vị trí dị vật
- Tính chất của dị vật : thực vật, kim loại, cản quang, từ tính
Bệnh nhân có các triệu chứng của chấn thương xuyên nhãn cầu
Chẩn đoán: Dựa vào tiền sử, khám nghiệm (đèn sinh hiển vi, soi đáy mắt) .
Cận lâm sàng: X Quang, siêu âm
Điều trị: Nguyên tắc xử trí vết thương có dị vật nội nhãn là phải lấy dị vật ra
càng sớm càng tốtkết hợp với điều trị nội khoa.Có dị vật cần phải lấy ra nhất là dị
vật sắt, đồng, dị vật bất hoạt có thể không cần lấy nếu thấy khó khăn.
Dị vật kim loại nằm lâu trong mắt sẽ gây nhiễm kim loại nội nhãn. Nếu dị
vật là sắthoặc hợp kim sắt sẽ gây hội chứng Siderose biểu hiện bằng sự thoái hoá
mống mắt vàđục thể thuỷ tinh có màu gỉ sắt, điện võng mạc sẽ tiêu huỷ hoàn toàn
khi làm test

Hình 6: Dị vật nội nhãn

3.2. Chấn thương mi mắt, lệ bộ


3.2.1. Chấn thương mi mắt
Tụ máu mi mắt
Mi mắt sưng nề và bầm tím, khó mở mắt. Khi có tụ máu mi mắt, cần chú ý tới thời

10
gian xuất hiện. Xuất hiện ngay sau chấn thương,là do tổn thương tại chỗ, tổn
thương ở mi mắt, thường khỏi sau 1 – 2 tuần. Xuất hiện chậm24h sau chấn thương
do tổn thương các vùng lân cận, đặc biệt dấu hiệu “đeo kính râm” là do tổn thương
nền sọ.

Hình 7: Tụ máu mi mắt

Tràn khí dưới da mi và kết mạc


Sờ thấy cảm giác lạo xạo, lép bép dưới da mi. Nguyên nhân là do các xoang
xungquanh hốc mắt bị vỡ.
Sụp mi
Sụp mi làm khe mi hẹp lại, bệnh nhân khó mở mắt. Nguyên nhân là do rách
cơ nângmi hoặc do tổn thương dây thần kinh III. Cần phân biệt với giả sụp mi là
do mắt sung nề nhiều nên bệnh nhân khó mở mắt. Giả sụp mi sẽ hết khi mắt hết
sưng nề.
Vết thương mi mắt
Vết thương không xuyên qua mi: gây tê tại chỗ, cắt lọc tiết kiệm, khâu hai
mép vết thương, dùng kháng sinh

11
Vết thương xuyên qua mi mắt: 5 nguyên tắc
- Đặt lại cáctổ chức rách đúng vào vị trí giải phẫu
- Vết thương rách mi và bờ mi, phải bắt đầu khâu từ bờ tự do
- Mi bị rách rời 2 góc mắt: khâu 2 góc trước
- Dây chằng bị đứt: khâu nối hoặc khâu đính vào màng xương
- Nếu kèm vết thương xuyên nhãn cầu: ưu tiên xử trí trước rồi mới khâu mi.

Hình 8: Rách mi dưới

3.2.2. Chấn thương lệ bộ


Tuyến lệ: ít tổn thương, có thể bị đẩy rời khỏi vị trí khi tổn thương mi mắt vị
trí trên ngoài → khâu vào phần mềm hoặc cắt bỏ
Lệ quản: thường gặp nhất là đứt lệ quản dưới, thường bị cắt đứt khi bị vết
thương góc trong mi, cần tái tạo và đặt ống silicon. Nếu tổn thương lệ quản trên
quá phức tạp thì không cần tái tạo.Đứt lệ quản ở bệnh nhân già có thể không cần
tái tạo.
Túi lệ: thường phối hợp các vết thương xương thành trong hốc mắt

12
→ Xử trí cấp cứu hạn chế, đợi một thời gian sau vết thương xương ổn định.Hậu
quả: viêm mủ túi lệ 2 – 3 tháng sau

Hình 9: Đứt lệ quản dưới và bờ tự do

3.2.3. Chấn thương hốc mắt


Gặp trong chấn thương hàm mặt nói chung. Nếu nhãn cầu ở vị trí bình
thường thì không cần can thiệp.
Xương hốc mắt có thể bị vỡ trực tiếp hoặc gián tiếp.Thường vỡ thành trên và
thành dưới.
Vỡ thành trên
Vỡ thành trên ổ mắt có thể dẫn đến những hậu quả rất trầm trọng:
- Vỡ ống thị giác: tổn thương gây mù mắt tạm thời nếu chỉ có phù nề, chèn ép hoặc
vĩnh viễn do đứt dây thần kinh số II.
- Hội chứng khe hốc mắt trên (khe bướm): khi đường vỡ đi qua khe bướm gây hậu
quảlàm liệt thần kinh III, IV, V1 và VI.
- Hội chứng đỉnh hốc mắt: là hội chứng khe hốc mắt trên phối hợp với tổn thương
dâythần kinh số II do vỡ ống thị giác.

13
Điều trị: Phối hợp với ngoại thần kinh để điều trị
Vỡ thành dưới
Khi thành dưới hốc mắt bị vỡ nhãn cầu và tổ chức hốc mắt có thể tụt xuống
xoanghàm gây lõm mắt, hạn chế vận nhãn và song thị. Điều trị: phẫu thuật lót sàn
hốc mắt nếu có kẹt cơ gây song thị hoặc lõm mắt quá mức; có thể phối hợp với
Răng Hàm Mặt để điều trị.

Hình 10: Vỡ xương hốc mắt


7. PHÒNG BỆNH
- Giáo dục ý thức đề phòng tai nạn chấn thương mắt cho tất cả mọi người, đặc biệt
ởlứa tuổi học sinh và công nhân.
- Cải thiện điều kiện làm việc và đeo kính bảo vệ mắt cho người lao động.

- Phải xử trí sơ cứu đúng và kịp thời rồi chuyển tới chuyên khoa.__

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn mắt Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1996), Thực hành nhãn khoa,
Nhà xuất bản y học Hà Nội
2. Nguyễn Xuân Nguyên (1976), Giải phẫu Mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh
lý thị giác. Nhà xuất bản Y học.

14
3. AAO (2000-2001), Surgical complications and trauma, San Francisco.
4. Jack J Kanski (2007), Clinical Ophthalmology, Butterworth Heinemann
Elsevier

15
BỎNG MẮT

Mục tiêu
1. Nêu được các tác nhân gây bỏng mắt
2. Trình bày được cách phân loại mức độ bỏng
3. Nêu nguyên tắc xử trí cấp cứu ban đầu
4. Hướng dẫn đề phòng bỏng mắt

I. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC

- Bỏng mắt tuy chỉ chiếm 2,6% trong toàn bộ chấn thương mắt, tuy nhiên tổn
thương mắt do bỏng gây ra thường rất trầm trọng làm ảnh hưởng đến chức năng thị
giác của bệnh nhân.
- Những người tiếp xúc thường xuyên với hoá chất dễ có nguy cơ bị bỏng do
hoá chất. Bỏng hoá chất là một cấp cứu thật sự của nhãn khoa vì tiên lượng phụ
thuộc vào việc điều trị được tiến hành sớm hay muộn.

II. PHÂN LOẠI

Cấp cứu nhãn khoa đặc biệt, bao gồm:

Bỏng mắt do hóa chất; Bỏng nhiệt; Bỏng do bức xạ

2.1. Bỏng nhiệt

- Bỏng nhiệt dưới dạng nước sôi, lửa: gây bỏng ở da mí mắt hoặc kết, giác
mạc. bỏng do tia cực tím, tia hồng ngoại
- Bỏng da mí mắt: điều trị như bỏng da nơi khác trên cơ thể

16
- Bỏng giác mạc nếu nhẹ có thể tự lành, nặng có thể gây mù
- Điều trị bằng cách nhỏ thuốc tê, corticoid, băng mắt

2.2 . Bỏng hóa chất

2.2.1. Nguyên nhân Bỏng kiềm: NaOH, vôi...Bỏng acid: HCl,...Do tai nạn hoặc
cố ý

- Bỏng acid: acid có tính kết tủa proteine, proteine kết tủa đó sẽ ngăn chặn
không gây tổn thương thêm.
- Bỏng kiềm: có tính hòa tan proteine tổ chức, kiềm xâm nhập ngày càng
nhiều do vậy tổn thương ban đầu nhẹ nhưng về sau thương tổn có thể nặng thêm

2.2.2. Lâm sàng

- Cơ năng: Đau nhức, thị lực giảm tùy mức độ và vị trí tổn thương
- Thực thể: Chủ yếu ở mi và bán phần trước nhãn cầu
+ Mí mắt: nhẹ: phù nề, nặng: hoại tử
+ Kết mạc: phù nề, hoại tử: không thấy mạch máu
+ Gíac mạc: phù nề, đục , hoại tử trắng
Tổn thương mắt do hoá chất nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào:
- Thời gian hoá chất ỏ trong mắt: càng lâu bỏng càng nặng
- Tính chất lý học của hoá chất: vũng bền hay biến chất nhanh, dễ hoặc khó
tan.
- Tính chất hoá học của hoá chất: acide hay baze.
- Tác dụng nhiều hay ít, nông hay sâu tới các chất protein.

2.2.3. Điều trị

- Sơ cứu: Tại nơi cấp cứu phải rửa ngay bằng nước sạch hết acid hoặc kiềm
văng vào mắt đó. Theo lý thuyết nên trung hòa bằng acide nhẹ khi bỏng kiềm hoặc
17
base nhẹ khi bỏng acide nhưng trên thực tế nên rửa bằng nước sạch liên tục và chú
ý ở cùng đồ.
Trường hợp vôi sống phải gắp vôi sống ra trước rồi rửa nước, trường hợp vôi
cũng có thể rửa bằng nước đường, nếu có điều kiện nên có giấy quỳ để thử độ pH
(bình thường pH = 7,4 )
- Điều trị thực thụ:
+ Dãn đồng tử
+ Chống dính mi cầu bằng cách tách dính cùng đồ, tra thuốc mỡ
+ Trường hợp nặng có thể ghép kết mạc hoặc giác mạc
+ Kháng sinh toàn thân, tiêm SAT, nâng cao thể trạng .

Hình 11: Bỏng mắt do hóa chất

2.3. Bỏng bức xạ

- Tia cực tím: thường xảy ra nhất ở người thợ hàn, leo núi, phơi nắng... Triệu
chứng thường xuất hiện khoảng 6 - 10 giờ sau khi tiếp xúc. Bệnh nhân có thể
đau dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, co quắp mi. Mí mắt phù nề, kết mạc

18
cương tụ, giác mạc có thể có những loét nông ở khe mí. Bệnh thường khỏi
trong vài ngày không để lại di chứng.Điều trị bao gồm nhỏ dãn đồng tử, chống
đau, kháng sinh và băng mắt.Tia cực tím thường chỉ gây tổn thương phần trước
nhãn cầu, hiếm khi gây tổn thương cho thể thuỷ tinh và võng mạc.
- Do ánh sáng mặt trời: Khi quan sát mặt trời có thể gây tổn thưong hoàng
điểm do khúc xạ các tia hồng ngoại bước sóng ngắn của mặt trời. Những dấu hiệu
thường xảy ra ở hai mắt: loá mắt, mờ mắt tạm thời dần dần tăng lên thành một ám
điểm, có khi tồn tại nhiều ngày đến nhiều tháng hoặc vĩnh viễn. Phù hoàng điểm ít
nhiều tuỳ thuộc cường độ và thời gian phơi nắng, có thể tiến triển tới sẹo hoàng
điểmvà mất thị lực trung tâm.

III. ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỎNG VÀ TIÊN LƯỢNG

- Tiên lượng của bỏng hoá chất tuỳ thuộc vào diện tích, độ trầm trọng của
bỏng mi mắt và phần phụ, mức độ tổn thương giác mạc quanh rìa. Để tiên lượng
chính xác hơn có thể cẩn thận trì hoản lượng giá này cho tới 48 - 72 giờ sau khi sự
đau và phù đã rút đi.

19
Độ Tổn thương Tiên lượng
Nhẹ - Giác mạc: khuyết biểu mô, mờ nhẹ Không có hay có ít sẹo giác
- Kết mạc: hồng, không thiếu máu mạc
Thị lực giảm 1 - 2 hàng
Trung - Giác mạc: đục trung bình, nhìn rõ Sẹo giác mạc trung bình
bình chi tiết mống mắt Tân mạch ở ngoại vi giác mạc
- Kết mạc: có biểu hiện thiếu máu Thị lực giảm 2 - 7 hàng
nhẹ
Trung - Giác mạc: đục mờ, không nhìn rõ Thời gian liền sẹo kéo dài
bình chi tiết mống mắt Giác mạc bị sẹo và có tân
nặng - Kết mạc: khiếm dưỡng dưới 1/3 mạch
chu vi rìa Thị lực dưới 1/10
Nặng - Giác mạc: trắng mờ, không nhìn rõ Thời gian liền sẹo lâu, có thể
chi tiết đồng tử bị loét hoặc thủng. Trường
- Kết mạc: khiếm dưỡng từ 1/3 - 2/3 hợp may mắn sẹo và tân mạch
chu vi rìa giác mạc trầm trọng, thị lực
chỉ đếm ngón tay.
Rất nặng - Giác mạc: hoàn toàn trắng, không Rất lâu lành.Giác mạc thường
thấy đồng tử. bị loét thủng.Sẹo và tân mạch
- Kết mạc: khiếm dưỡng trên 2/3 chu giác mạc rất trầm trọng có thể
vi rìa bị teo nhãn cầu.

IV. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ CHUNG

- Loại bỏ ngay chất gây bỏng ra ngoài (rửa bằng nước sạch sẵn có)
- Chống đau
- Chống nhiễm khuẩn

20
- Chống dính mi (tra thuốc mở, không băng chặt mắt)
- Chống thiếu dinh dưỡng giác mạc (dùng thuốc dãn mạch), tăng cường sức
đề kháng cơ thể.

V. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỎNG MẮT

- Giáo dục ý thức đề phòng bỏng mắt cho mọi người


- Tại các lò đúc kim loại nóng chảy, nên sử dụng mặt nạ dày để có thể hạn
chế tác hại của bỏng nhiệt
- Ở các nhà máy, xí nghiệp, phòng thí nghiệm sử dụng hoá chất cần phải đeo
kính bảo vệ mắt. Cần tổ chức cấp cứu đầy đủ: có vòi nước thau chậu để rửa mắt.
- Ngăn ngừa trẻ em đứng cạnh hố vôi đang tôi hoặc nghịch ngợm ném vôi
vào mắt
- Khuyến cáo cho những người sứ dụng bình bơm bong bóng bay phải hết
sức cẩn thận./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn mắt Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1996), Thực hành nhãn khoa,
Nhà xuất bản y học Hà Nội
2.Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn (1974), Nhãn khoa tập I và II. Nhà xuất bản
Y học.
3. Newell MD (1998), Ophthalmology. Prínciple and concepts.

21
22

You might also like