You are on page 1of 4

NGUYÊN TẮC DỰ PHÒNG

NỘI DUNG:

Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động,
ứng cứu, an toàn.

CÁC THÍ DỤ:

1) Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy.

2) Các phao, xuồng cấp cứu trên các tàu thủy.

3) Phi công mang dù.

4) Các loại cầu chì, van, chốt an toàn.

5) Các loại chuông, đèn báo sự nguy hiểm.

6) Các loại kính (kính ôtô chẳng hạn) vỡ thành những mảnh tròn thay vì những mảnh sắc, nhọn.

7) Các loại quỹ lương thực, hàng hóa, tiền… dự phòng.

8) Các biện pháp phòng bệnh.

9) Các biện pháp phòng tội phạm.

10) Mẩu thuốc lá hút dở, vứt một cách cẩu thả, có thể gây nên đám cháy lớn. Nhà sáng chế Đan
Mạch K. Ensen đưa ra loại thuốc lá có kết cấu đặc biệt: Ông đặt một ống nhỏ bằng nhựa, đựng
nước gần phần đầu lọc của điếu thuốc. Ống có đầu nhọn và mỏng, hướng về phía đốt thuốc. Khi
thuốc cháy đến đầu ống, nước thoát ra ngoài và dập tắt điếu thuốc. Ống đựng nước có thể đặt gần
phía đầu đốt thuốc hơn để ngăn người hút, không cho hút hết điếu thuốc, nơi tập trung nhiều
nicôtin, có hại cho sức khỏe. Tác giả đăng ký nhận patent ở 37 quốc gia.

11) Các kỹ sư Hà Lan đưa ra phương pháp chống mối, mọt, mục trong gỗ khá độc đáo. Hóa chất,
đựng trong các con nhộng, làm từ polimer. Người ta khoan vào các khung cửa hoặc các chi tiết
gỗ cần thiết khác những lỗ có đường kính 0,5 cm và đặt các con nhộng vào. Sau đó, các lỗ được
đóng bằng các nút gỗ chặt, kín. Con nhộng bị ép mạnh, tiết ra hóa chất, thấm dần vào thớ gỗ.

12) Công ty “Fiskars” (Phần Lan) chế tạo loại thuyền cấp cứu dùng cho các tàu chở dầu và các
giàn khoan trên biển. Thuyền, sức chứa 150 người, có hai lớp vỏ bằng nhựa-thủy tinh, ở giữa là
lớp bọt xốp, làm thuyền không thể bị chìm. Thuyền được bịt kín. Tiết diện của thuyền hình quả
trứng và trọng tâm thấp nên thuyền luôn giữ tư thế thuận, dù được đưa xuống nước theo cách
nào. Không khí được tạo ra bên trong thuyền có áp suất thặng dư để khí độc của đám cháy không
lọt vào thuyền được và đủ để cho động cơ diesel của thuyền hoạt động trong 12 phút, nghĩa là,
đủ để vượt qua vùng dầu cháy có chiều dài hai kilômét.

13) Tìm người bị vùi trong tuyết là công việc rất khó khăn. Công ty “Sulab” (Thụy Sĩ) chế tạo
thiết bị nhằm giúp tìm ra những người bị tuyết vùi lấp. Thiết bị này trông giống chiếc vòng kim
loại đeo tay, đóng vai trò của chiếc máy thu-phát thụ động không dùng năng lượng riêng, có
ăngten làm từ lá kim loại. Ăngten thu tín hiệu từ máy phát mạnh của những người tìm kiếm và
biến đổi thành dòng cảm ứng trong chiếc vòng. Dòng điện đủ nuôi một mạch phi tuyến, làm tăng
hoặc giảm tần số ban đầu hai lần và phát qua ăngten lá kim loại nói trên. Bắt được tần số nhân
hoặc chia đôi và sử dụng ăngten định hướng, những người tìm kiếm có thể xác định được nơi
xuất phát tín hiệu.

14) Để nhận diện đúng những người được phép ra vào các phòng tuyệt mật, người ta đưa ra
nhiều cách khác nhau. Các kỹ sư tập đoàn “Siemens” (Đức) sáng chế ra chiếc máy kiểm tra
biometric đặt ở cửa ra vào. Máy nhận diện người căn cứ vào các đường chỉ tay trong lòng bàn
tay và so sánh với “trí nhớ” của máy tính (mỗi nhân viên được dành cho 574 bit thông tin).
Người muốn vào phòng phải đặt tay lên máy kiểm tra và chờ vài giây (xem hình).

Trong khi đó tại nhiều viện nghiên cứu khoa học của bang New Mexico (Mỹ), việc ra vào các
phòng nghiên cứu tuyệt mật được kiểm tra bằng chiếc máy làm việc như bác sĩ nhãn khoa: Máy
soi vào tận đáy mắt người cần nhận diện và so sánh các mạch máu trên võng mạc với những dữ
liệu, lưu trữ trong “trí nhớ” máy tính. Nếu có sự trùng hợp thì cửa ra vào sẽ mở.

NHẬN XÉT:

1) Ít có công việc nào có thể thực hiện với độ tin cậy tuyệt đối. Đấy chưa kể, điều kiện, môi
trường, hoàn cảnh với thời gian cũng thay đổi. Do vậy, cần tiên liệu trước những mạo hiểm, rủi
ro, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thiên tai… có thể xảy ra mà có những biện pháp dự phòng từ trước.

2) Ngoài ra, cần chú ý đến các hậu quả xấu có thể có do kết quả công việc mang lại: Mọi cái đều
có phạm vi áp dụng của nó, nếu đi ra ngoài phạm vi áp dụng này, lợi có thể biến thành hại; trong
cái lợi có thể có cái hại; có thể lợi về mặt này nhưng thiệt hại về mặt khác… để dự phòng.

3) Nguyên tắc này nhắc nhở phải chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn
nhưng không trả lời cụ thể những phương tiện đó là những phương tiện gì. Điều này có nghĩa các
phương tiện dự phòng rất đa dạng, được quy định bởi những hoàn cảnh, điều kiện… cụ thể. Các
thủ thuật khác, trong nhiều trường hợp, cũng giúp tạo ra các phương tiện dự phòng.

4) Có thể nói, chi phí cho dự phòng là chi phí thêm, không mong muốn. Khuynh hướng phát
triển là tăng độ tin cậy của đối tượng, công việc. Để làm điều đó cần phải sử dụng các vật liệu
mới, các hiệu ứng mới, cách tổ chức mới…

5) Tinh thần chung của nguyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó, ngăn chặn từ
trước đối với mọi rủi ro, bất ngờ có thể xảy ra.

6) Xem thêm phần NHẬN XÉT của thủ thuật 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ.
DIỄN GIẢI:

Các từ xuất phát dùng tra từ điển, liên tưởng, tưởng tượng để tìm các từ, ngữ đồng nghĩa, gần
nghĩa về mọi loại nghĩa là: “đối tượng”, “dự phòng”, “độ tin cậy”, “sự cố”, “rủi ro”, “tai nạn”,
“phương tiện cảnh báo”, “phương tiện báo động”, “phương tiện ứng cứu”, “phương tiện an
toàn”, “bù đắp”.

TƯ DUY HỆ THỐNG:

1) Các hoạt động của các hệ thống trên thực tế thường không có độ tin cậy tuyệt đối. Do vậy,
người ta phải luôn luôn chú ý tạo ra các hệ thống dự phòng để bù đắp cho các hệ thống đó về độ
tin cậy. Nguyên tắc dự phòng được sử dụng tại những nơi chưa có dự phòng hoặc muốn hoàn
thiện sự dự phòng đã có. Rõ ràng, các biện pháp, phương tiện dự phòng phải được chuẩn bị trước
khi sự cố xảy ra (xem Hình 167).

Hình 167: Nội dung nguyên tắc dự phòng nhìn theo quan điểm hệ thống

2) Nguyên tắc dự phòng đòi hỏi thành lập hệ dự phòng, hoàn thiện nó, đồng thời tăng độ tin cậy
của hệ thống cho trước mà nó có nhiệm vụ dự phòng (xem Hình 167). Ở đây có sự thay đổi (hiểu
theo nghĩa rất rộng) các yếu tố và các mối liên kết.

3) Các nguyên tắc khác, các kiến thức và các điều kiện cụ thể của bài toán giúp xác định, đưa ra
các biện pháp, phương tiện dự phòng cụ thể.
TƯ DUY BIỆN CHỨNG:

Nguyên tắc dự phòng giúp tạo ra sự thống nhất các mặt đối lập có trong hệ thống cho trước và hệ
thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ cho trước hoạt động với độ tin cậy cao. Cần chú ý sự thay đổi
lượng-chất trong ngữ cảnh giải bài toán cho trước.

CÁCH XEM XÉT:

Hệ thống cho trước có tính hệ thống (chức năng) gì? Có thể có những sự cố nào ảnh hưởng xấu
đến hoạt động của hệ thống cho trước (kể cả trong tưởng tượng) ? Hệ thống dự phòng phải như
thế nào, gồm các biện pháp, phương tiện gì để đối phó, ngăn chặn những sự cố? Hãy tìm cách
thực hiện. Mặt khác, hãy tìm cách làm tăng độ tin cậy của hệ thống cho trước.

KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Hệ thống cho trước có thể phát triển theo hướng thành lập, hoàn thiện hệ dự phòng cho nó (giúp
đối phó, ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra) và làm tăng độ tin cậy các hoạt động thực hiện tính
hệ thống (chức năng) bằng cách cải tiến các yếu tố, các mối liên kết của chính nó.

You might also like