You are on page 1of 93

Môn Học

AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM

GVPT: PGS. TS Hà Thúc Chí Nhân


Ths. Nguyễn Tường Vy
Thông tin chung về môn học
Số tiết: 30 tiết (10 tuần)

Chuẩn đầu ra môn học: 1 bài KT giữa kì (35%) + 1 bài tập


(15%) + bài thi cuối kì (55%)
Nội dung

I. Nguyên tắc làm việc trong PTN hóa học (tuần


1,2)
II. Quản lý, sắp xếp trang thiết bị trong phòng thí
nghiệm(tuần 2)
III. Sơ cứu khi xảy ra tai nạn (tuần 3) + bài tập
Mục đích của môn học

1. Giúp SV nắm rõ cách sử dụng các dụng cụ, thiết


bị cơ bản trong PTN
2. Giúp SV hiểu được các sử dụng và tác hại của
hóa chất đến sức khỏe và môi trường
3. Nắm bắt và vận dụng các quy tắc an toàn trong
PTN
4. Biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra
trong PTN
THIẾT BỊ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
“Hóa học và vật lý những là môn khoa học về thực nghiệm”

Thực nghiệm đưa ra những bằng chứng từ đó các nhà khoa


học đưa ra những giả thuyết, lý thuyết
Phòng thí nghiệm (trước đây)
Phòng thí nghiệm (trước đây)

Đặc điểm:
1. Trang thiết bị thô sơ
2. Chủ yếu là dụng cụ thủy tinh và hóa chất cơ bản
3. Thí nghiệm mang tính định tính
4. Thiếu kỹ thuật và trang bị an toàn
Phòng thí nghiệm (hiện nay)
Phòng thí nghiệm (hiện nay)
Phòng thí nghiệm (hiện nay)

Đặc điểm:
1. Dụng cụ và thiết bị hiện đại
2. Máy móc, thiết bị đóng vai trò chính
3. Khả năng định tính và định lượng cao
4. PTN thiết kế khoa học, đầu tư trang bị vật dụng và
thiết bị an toàn cho người làm việc
Sự cần thiết của an toàn thí nghiệm

•Nhiều hóa chất sẽ gây hại nếu không được làm việc
đúng cách
•Các thiết bị sẽ gây ra chấn thương nghiêm trọng nếu
chưa được đào tạo qua cách sử dụng
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.1 Chuẩn kỹ lưỡngPTN
trước khi làm việc
•Để thu thập được kiến thức, kinh nghiệm làm việc nhất
thiết phải chuẩn bị tốt trước khi vào PTN để biết đâu là
việc cần làm, việc cần tránh
Theo bạn cần chuẩn bị gì trước khi vào làm việc trong PTN?

https://www.ncbionetwork.org/zombie-college/
Về cơ bản PPE chính là viết tắt của một cụm từ tiếng anh đó chính
là: “Personal Protective Equipment”
PPE được dịch là: Thiết bị bảo vệ cá nhân.
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.1 Chuẩn kỹ lưỡngPTN
trước khi làm việc

•Quan sát vị trí lối thoát hiểm, cầu dao điện, van khóa
nước, chuông báo động, bình chữa cháy…
•Trang bị đầy đủ các vật dụng an toàn cá nhân: mắt kính,
khẩu trang, bao tay, áo blouse…
•Đọc kỹ và nắm rõ nội quy PTN
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.1 Chuẩn kỹ lưỡngPTN
trước khi làm việc
•Phải chắc chắn rằng bạn đã có 1 ý tưởng rõ ràng và 1 kế
hoạch làm việc cụ thể
•Thực nghiệm là để kiểm chứng lý thuyết, thu thập số
liệu và nắm rõ các thao tác
•Đừng đến PTN với tâm lý đi học bài mới mà không có sự
chuẩn bị trước về kiến thức
•Khi không rõ về phần nào của thực nghiệm phải trao đổi
với giáo viên hướng dẫn trước khi bắt đầu
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.1 Chuẩn kỹ lưỡngPTN
trước khi làm việc
•Khi đi thực tập cần chuẩn bị cho bài sắp thực hành, khi
đến PTN để làm việc cần có sổ tay thực nghiệm
•Đối với mỗi thí nghiệm cần có 1 giản đồ làm việc theo thời
gian, các bước thao tác và các thông tin cần có
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.1 Chuẩn kỹ lưỡngPTN
trước khi làm việc
•Chuẩn bị tốt để an toàn cho bản thân và người xung
quanh
•Khi xảy ra sự cố, cần bình tĩnh, vận dụng các kiến thức đã
có và cùng nhau khắc phục
•Có kiến thức về an toàn giúp bạn không sợ hóa học
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.1 Chuẩn kỹ lưỡngPTN
trước khi làm việc
Hãy nhớ lời khuyên quan trọng nhất:
“Luôn đeo kính bảo hộ trong phòng thí nghiệm”.
Chương 1: Nguyên tắc làm
việcbịtrong
1.2 Trang bảo hộ PTN
•Đeo kính bảo hộ kể cả khi không trực tiếp làm thí nghiệm như:
viết nhật ký thí nghiệm, đọc tài liệu, tìm hóa chất, dụng cụ
•Không đeo kính sát tròng dù đã đeo kính bảo hộ
•Đi giày kín mũi, nên mang vớ để da tránh tiếp xúc với hóa chất
và hơi hóa chất
•Không mặc quần sooc
Chương 1: Nguyên tắc làm
việc
1.3 Các mốitrong
nguy hại PTN
trong PTN

•Cần nhận thức mối nguy hiểm có thể có và nắm rõ các biện
pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp.
•Phần an toàn này được thiết kế để chúng ta làm quen với
các mối nguy hiểm có thể xảy ra và làm thế nào để tránh
được chúng.
•Ngoài ra cần cung cấp thông tin phải làm gì khi có sự cố.
Chương 1: Nguyên tắc làm việc trong PTN
1.3 Các mối nguy hại trong PTN

•Khi làm việc với hóa chất cần tra cứu trước các thông tin cơ bản
như: độc tính, trạng thái, nhiệt độ sôi, tỉ trọng, số CAS…
•Gõ tên hóa chất hoặc công thức hóa học (VD:CH3COOH) vào ô
tìm kiếm của www.google.com
•Chọn kết quả từ trang Wikipedia để có thông tin chính quy
•Mỗi hóa chất có nhiều tên gọi khác nhau nhưng được đặc trưng
bởi số CAS.
Chương 1: Nguyên tắc làm việc
trong PTN
1.4 Các hoạt động

•Nghiêm cấm đùa giỡn trong PTN


•Cấm hút thuốc, uống rượu, bia trong PTN
•Cấm ăn, uống trong PTN. Không dùng chai nước suối, ly, tách để
chứa hóa chất hoặc làm thí nghiệm
•Thao tác với chất độc, dung môi, acid phải làm trong tủ hút
•Không được nếm, ngửi trực tiếp bất cứ hóa chất nào dù là NaCl
hay nước cất
Chương 1: Nguyên tắc làm việc trong PTN
1.4 Các hoạt động
•Rửa tay, vệ sinh mặt mũi bằng xà phòng trước khi ra khỏi PTN
•Tìm ngay thiết bị ứng cứu trước khi bước vào PTN: cầu dao điện,
van khóa nước, bình chữa cháy, vòi rửa mắt, hóa chất cấp cứu
Chương 1: Nguyên tắc làm việc trong PTN
1.5 Lưu ý khi sử dụng hóa chất
Chương 1: Nguyên tắc làm việc trong PTN
1.5 Lưu ý khi sử dụng hóa chất
•Tuân thủ quy định sử dụng hóa chất, chú ý các kí hiệu
trên chai, lọ
•Các chất dễ cháy, dễ bay hơi không đặt gần nguồn nhiệt
•Hóa chất đã qua sử dụng phải gom vào bình thu hồi,
không được xả thải trực tiếp vào nguồn nước
Chương 1: Nguyên tắc làm việc trong PTN
1.5 Lưu ý khi sử dụng hóa chất
•Chai lọ đựng hóa chất bắt buộc ghi tên hóa chất, ngày bắt
đầu sử dụng, tên người dùng, đặt đúng chỗ.
•Người dùng phải có trách nhiệm bảo quản, sau khi sử dụng,
nếu không dùng nữa phải thu gom, phân loại để những
người sau biết cách xử trí
•Những sai sót nếu không ghi tên nhãn, hoặc ghi sai sẽ dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng trong quá trình làm việc
Chương 1: Nguyên tắc làm việc trong PTN
1.6 Ký hiệu của NFPA-704
W: dễ phản ứng với nước (chữ W có gạch ngang).
OX hoặc OXY: chất oxy hóa.
COR : chất ăn mòn mạnh (kiềm hoặc a xit), có thể ghi cụ thể
hơn là ACID hoặc ALK.
BIO: tác nhân sinh học nguy hiểm.
POI: chất độc.
: chất phóng xạ.
CRY hoặc CRYO: chất siêu lạnh.
NFPA 704 là một tiêu chuẩn do Cơ quan phòng cháy quốc gia Mỹ
(NFPA – National Fire Protection Association) ban hành. Ở Việt
Nam thường gọi là “hình thoi cháy“.

Để quản lý và sử dụng hóa chất còn được trang bị thêm nhãn HMIS
(Hazardous Materials Identification System) là hệ thống các
tài liệu mô tả mức độ độc hại của vật liệu, hóa chất nhằm
mục đích cung cấp đầy đủ kiến thức cho người lao động sử
dụng và làm việc dài hạn trong môi trường hóa chất.
Nhãn HMIS
Chương 1: Nguyên tắc làm việc
trong PTN
1.6 Ký hiệu của NFPA-704
Ví Dụ
The NFPA 704 for a chemical is indicated below. Please explain the
meaning of the following items separately:

(1) NFPA 704.


(2) Dark diamond area on the left side 3. Light color diamond area
on the right side 3.
(3) OX in the white diamond zone
bbbb

bbbb

bbbb

bbbb
Chất lỏng trong suốt
không màu. Gây dị ứng
cho mắt, da và đường hô
hấp khi tiếp xúc. Có thể
gây viêm da mãn tính
Xây ở đâu và cần những yêu cầu gì?
1. Một số lưu ý về Vị trí khi xây
dựng PTN ….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Nền đất phải ổn định, không rung lắc hay sụt lún.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Nơi có không khí ít bị ô nhiễm, xa ống khói, nồi hơi, lò nung


…………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………….
3. Phải đủ sáng, cần nhiều ánh sáng tự nhiên và từ hệ thống đèn
chiếu sáng. Có những quy định riêng về việc chiếu sáng

4. Trong các doanh nghiệp nên được bố trí ở khu nhà riêng,
tách biệt với các khu vực khác
2. Lưu ý về dụng cụ trong PTN

https://www.unodc.org/unodc/misc/sites/Virtual_Lab/index.html
2. Lưu ý về dụng cụ trong PTN ….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Trong PTN, nhất thiết phải hệ có hệ thống thông gió và tủ hood hóa chất.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Không làm các thí nghiệm liên quan đến đun nóng trong tủ hood
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Các hóa chất dễ bay hơi, dễ cháy nổ cần được lưu trữ trong các tủ chứa có
……………………………………………….
hệ thống hút mùi

3. PTN phải có hệ thống xử lý nước, ống dẫn nước, cống thoát nước, đường dẫn
điện kĩ thuật, hệ thống ống dẫn khí và các dụng cụ đun nước, ngoài ra còn cần hệ
thống khí nén, chân không…

4. PTN nhất thiết phải có hệ thống khử Ion nước (RO) hoặc hệ thống nước cất
2. Lưu ý về dụng
….
cụ trong PTN
5. Ở gần bàn làm việc và bồn nước nhất thiết phải có những bình dung tích 10
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
– 15 lít để đựng các dung dịch, các thuốc thử không cần thiết và sọt rác để
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
đựng thủy tinh vỡ, giấy và rác khô.
…………………………………………………………………….
6. Cân phân tích và các dụng cụ cần đặt cố định (dụng cụ đo điện, dụng cụ
quang v.v…) phải để ở phòng riêng gần phòng thí nghiệm và đối với cân
phân tích cần tách riêng thành một phòng cân. Các cửa sổ của phòng cân cần
hướng về phía Bắc. Điều này rất quan trọng vì không được để ánh sáng mặt
trời chiếu lên cân.

7. Trong phòng thí nghiệm cũng cần phải có những sách tra cứu tối thiểu,
hoặc những sách giáo khoa vì thường trong khi làm việc cần tra cứu vấn đề
này hay vấn đề khác.
2.1. Bàn làm việc

Bàn làm việc là dụng cụ chiếm diện tích và tỉ lệ lớn trong PTN, là nơi thực
hiện các thí nghiệm và các hoạt động chủ yếu trong PTN

Trong phòng thí nghiệm mọi công việc đều tiến hành ở trên bàn làm việc. Bàn
làm việc phải hoàn toàn sạch sẽ, không được để ngổn ngang những dụng cụ
thừa, không cần thiết.

Có nhiều loại vật liệu phủ mặt bàn, nhưng mặt gỗ cứng và gạch men kính là
phổ biến nhất.
Ở các nước nhiệt đới, người ta thường xây các bàn xi măng và phủ gạch men
kính. Những bàn kiểu này có nhược điểm không di chuyển được và phải làm vệ
sinh thường xuyên. Loại bàn này có nhược điểm là dụng cụ thủy tinh dễ bị vỡ
khi rơi trên chúng và cũng rất nguy hiểm nếu đặt dụng cụ thủy tinh vừa đun
nóng lên các bàn này.
2.1. Bàn làm việc
2.2. Hệ thống điện

• Các thiết bị như nồi hấp thanh trùng, lò điện,… đều cần những đường điện
cung cấp riêng với điện áp thích hợp

…………………………………………………………………………………………………………………………………………
• Các ổ cắm gắn tại bàn thí nghiệm thường là ổ cắm chìm, lắp vào phía hông
bàn hay phân phối dọc theo phía sau bàn, nhưng không được để dây lòng
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
thòng ra ngoài.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
• Đường điện chính cung cấp cho các phòng thí nghiệm, mỗi phòng cần có
một cầu dao hay thiết bị tự động để có thể cắt nguồn khi có sự cố nhưng
không làm cắt nguồn cung cấp điện cho các phòng và khu vực khác.

• Một số thiết bị như các động cơ lớn, các lò nung công suất cao, máy chùi rửa
dụng cụ thủy tinh, máy trộn phải có nguồn điện 3 pha, mỗi tầng phải lắp một
đường dây 3 pha với công suất phù hợp
2.3. Hệ thống nước

a. Hệ thống cấp nước:

Tất cả các phòng thí nghiệm đều phải được cung cấp đủ
nước lạnh, nói chung cứ 3m dọc bàn thí nghiệm phải có một
vòi nước. Phòng thí nghiệm để cho sinh viên, học sinh thực
tập thì phải có số vòi nước gấp đôi bình thường.
b. Hệ thống thoát nước
Đường ống nước thải và các mối nối cũng rất quan trọng vì
mỗi lần sửa chữa rất phiền phức và tốn kém. Trong khi làm
việc phải rất cẩn thận, không để các chất ăn mòn chảy vào
hệ thống thải nước, vì những chất thải đó sẽ phá hỏng cả hệ
thống và có thể thoát xuống nền móng nhà, phá hỏng cả tòa
nhà.
2.4. Hệ thống xử lý khí độc
Trong phòng thí nghiệm có liên quan đến hóa chất và phóng xạ phải
lắp tủ hút.

Hiệu quả của tủ hút phụ thuộc vào tốc độ hút, được đo trên
diện tích làm việc của tủ hút khi cửa được đẩy lên ở độ cao
600mm
Lỗ thoát phải lắp trên cao, sao cho hơi khí độc bay ra không
hề ảnh hưởng trở lại, thường ống thoát hơi phải cao hơn nóc
nhà.
• Cửa thao tác được làm bằng vật liệu khó vỡ, có một
khung kính làm bằng kính không vỡ, gia cố bằng sợi
thủy tinh hay chất dẻo, được đặt cân bằng, đóng mở dễ
dàng và nhanh chóng.
• Cửa thao tác không quay ra phía cửa ra vào để không
làm ảnh hưởng đến luồng khí hút vào tủ.
Chương 2: QUẢN LÝ, SẮP XẾP TRANG THIẾT BỊ
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1. CÁC LOẠI DỤNG CỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

•Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm: Đây là những sản phẩm
được làm bằng thủy tinh như ống nghiệm, ống đong, cốc thủy tinh,
pipet, bình định mức, đũa thủy tinh, bình tam giác, chai trung tính,
chai đựng hóa chất,...
•Dụng cụ nhựa phòng thí nghiệm: Nhóm sản phẩm này được làm
từ nhựa bao gồm các sản phẩm ca nhựa, bình tia nhựa, các loại
dụng cụ xúc hóa chất bằng nhựa
•Dụng cụ inox phòng thí nghiệm: Những sản phẩm này bao gồm
giá treo dụng cụ thí nghiệm, kẹp gắp ống nghiệm, kẹp gắp mẫu
trong lò nung, chổi rửa ống nghiệm,...
2.1.1. Dụng cụ thủy tinh
Dựa theo vật liệu, có thể chia làm các loại: dụng cụ bằng thủy tinh
thường, bằng thủy tinh đặc biệt và dụng cụ bằng thạch anh
a. Dụng cụ thủy tinh có công dụng chung:
b. Dụng cụ có công dụng riêng:

 Dùng cho mục đích riêng nào đó như máy Soxhlet, dụng cụ
Kjeldahl, tháp cất phân đoạn, tỷ trọng kế, bình cầu đáy tròn,
bình Kjeldahl,…
 Một vài dụng cụ cơ bản trong nhóm này:
c. Dụng cụ dùng để đo lường:

Đây là dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng. Một số dụng
cụ đo thường dùng: Ống đong, ống chia độ, pipet, burette và
bình định mức.
2.1.2. Dụng cụ bằng vật liệu khác (gỗ, sứ, polymer, kim loại)
Dụng cụ bằng gỗ (giá gỗ,…), kim loại (giá sắt, vòng, kẹp, kềm, chén
nung kim loại,…), sành sứ (cốc sứ, chén sứ, cối - chày sứ,…),
polymer (bình rửa (bình tia),…)
2.2. CÁC LOẠI THIẾT BỊ TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM
2.2.1. Thiết bị đun nóng
2.2.2. Thiết bị đo lường

Thiết bị đo pH Thiết bị đo nồng độ đường Thiết bị đo độ ẩm không khí


Lưu ý khi sử dụng dụng cụ thủy tinh
Cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nếu đã bị vỡ
phải thông báo ngay cho giáo viên hoặc phụ trách phòng
thí nghiệm để xử trí. Thủy ngân thoát ra ngoài sẽ bay hơi
gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
(*) Nhiệt kế thủy ngân
Ưu điểm Khuyết điểm
Rẻ tiền Khó đọc kết quả
Bền Không hoạt động dưới 39oC

Chính xác Độ phản xạ chậm


Hiệu chuẩn dễ dàng Dễ vỡ
Hơi thủy ngân độc
(*) Nhiệt kế rượu
Ưu điểm Khuyết điểm
Điểm đông đặc -114oC Kém bền do cồn bay hơi
Khoảng làm việc rộng Cồn có thể bị polymer hóa

Không độc Mất nước do bay hơi là


không tránh khỏi
Hiệu chuẩn dễ dàng Nhiệt độ sôi thấp (<80oC)
Lưu ý khi sử dụng dụng cụ thủy tinh
•Khi
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
cho ống thủy tinh qua nút cao su phải cẩn thận, rất
dễ gãy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………

•Không cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
đang lạnh …………………………………………………
•Nếu bị đứt tay do thủy tinh, cho chảy máu vài giây để
chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 900 rửa và băng lại
•Dụng cụ thủy tinh vỡ cần thu gom riêng với các loại rác
thải khác
2.3. CÁC LOẠI HÓA CHẤT
2.3.1. Phân loại hóa chất
Theo công dụng, có thể chia các hóa chất ra làm hai nhóm chính:
nhóm thông dụng và nhóm đặc dụng

a. Nhóm thông dụng: b. Nhóm đặc dụng:


Gồm một nhóm tương đối nhỏ Chỉ được dùng đối với
các chất hóa học: các acid những công việc nhất định.
(clohydric, nitric, sulfuric), các
kiềm (dung dịch amoniac, kiềm
natri, kiềm kali) và bari oxid, một
số muối, chủ yếu là muối vô cơ,
các chất chỉ thị (P.P, M.O)
2.3.2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng hóa chất

 Người làm việc trong phòng thí nghiệm phải biết những
tính chất chính của các hóa chất đem dùng, đặc biệt phải
biết mức độ độc hại của chúng và khả năng tạo thành các
hỗn hợp dễ nổ, dễ cháy với các thuốc thử khác. Ví dụ:
nước đổ vào acid sẽ gây ra hiện tượng nổ.
• Để tiết kiệm hóa chất (đặc biệt những hóa chất quý), chỉ
nên pha dung dịch với lượng cần thiết cho thí nghiệm vì
dung dịch không dùng đến thường bị hỏng.
• Các hóa chất rắn khi để trong chai lọ có thể vón lại thành
cục, rất khó lấy ra. Trước khi lấy hóa chất ra khỏi chai lọ,
cần xem kỹ cổ lọ, vứt bỏ tất cả những gì ở cổ lọ có thể rơi
vào làm bẩn chất lấy ra. Nên dùng thìa sứ hoặc bay sứ để
lấy hóa chất ra khỏi lọ hoặc đổ hóa chất qua chiếc phễu
dùng cho chất bột.
 Chú ý giữ gìn độ tinh khiết của hóa chất là nguyên tắc chủ yếu nhất khi làm
việc.

 Trên các lọ hóa chất nhất thiết phải có nhãn ghi ký hiệu của hóa chất trong lọ.
 Trước khi cho hóa chất vào lọ, phải rửa thật sạch và sấy khô lọ, chọn trước
một chiếc nút để đậy. Không nên cho hóa chất vào lọ chưa được sấy khô.
 Khi cân hóa chất khô, không nên cho hóa chất trực tiếp lên đĩa cân vì có thể
làm hỏng cân mà phải dùng vật chứa như mặt kính đồng hồ, bêcher,…

• Khi bảo quản những chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi khi tiếp xúc với
không khí thì phải đậy lọ thật kín và gắn nút lọ bằng parafin.
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.1 Một số sự cố
 Phát nổ khi
chưng cất dung
môi hữu cơ
(Benzen, Dietyl
eter, Aceton…)
Một số sự cố trong PTN
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.1.1 Bỏng (phỏng)
•Khi bị bỏng nhiệt: nếu bị bỏng nhẹ, bôi ngay dung dịch KMnO4 loãng
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

hoặc rượu EtOH vào chỗ bị bỏng sau đó bôi glycerine, vaselin.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

•Bỏng do hóa chất:


………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Khi bị bỏng do acid: rửa chỗ bỏng nhiều lần bằng nước rồi rửa bằng
NaHCO3 2%, đưa đến bệnh viện hoặc trạm xá

 Khi bị bỏng kiềm: rửa chỗ bỏng nhiều lần bằng nước sau đó rửa
bằng acid acetic 1% hoặc acid citric (chanh), acid boric với nồng độ
tương tự
Làm dịu vết bỏng do hóa chất
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn

3.1.2. Ngộ độc


•Khi hít phải khí Clo hay Br: ngửi bằng dung dịch NH3 loãng rồi đưa ra
chỗ thoáng
•Khi hóa chất bắn vào mắt: dùng dụng cụ rửa mắt khẩn cấp nếu có,
hoặc dùng bình tia nước cất xịt thẳng nước vào mắt trong 10 phút,
nếu là acid thì rửa tiếp bằng dung dịch NaHCO3 2%. Nếu là kiềm thì
phải rửa bằng dung dịch NaCl đẳng trương (nước muối sinh lý NaCl

0.9%) và phải đưa đến trung tâm y tế.


Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn

3.1.2 Ngộ độc


•Ngộ độc vì hợp chất của chì (Pb): cho uống Na2SO4 10% hoặc MgSO4
10% trong nước ấm vì các chất này tạo kết tủa với chì sau đó uống sữa
có lòng trắng trứng và uống than hoạt tính
•Ngộ độc benzene: gây nôn, làm hô hấp nhân tạo, cho uống café
•Ngộ độc hóa chất: nhìn chung nên tìm cách cho nôn ra và tới trung
tâm y tế gần nhất.
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn

3.1.3 Tai nạn khác


•Khi bị thương bởi mảnh thủy tinh: gắp hết mảnh thủy tinh
ra khỏi vết thương, bôi cồn iod 3% rồi băng vết thương lại.
Nếu chảy máu nhiều thì cột garrot rồi đưa đi bệnh xá
•Khi có đám cháy: tắt hết điện hay bếp điện trần, phủ ngọn
lửa bằng cát, nếu cần thì dùng bình khí CO2
•Nếu có người bị điện giật: lập tức tắt cầu dao, tách người bị
nạn khỏi nguồn điện và làm hô hấp nhân tạo nếu bị ngất
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.2 Các thao tác sơ cứu
3.2.1 Phương pháp cầm máu
Cầm máu mao mạch:
•Nhanh chóng đè ép trực tiếp lên vết thương bằng tay hoặc
dùng tay ép 2 mép vết thương lại (thời gian ép 3 – 5 phút).
•Có thể dùng băng cuộn băng chặt lại.
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
Cầm máu tĩnh mạch:
•Nếu ở tứ chi đè ép phía dưới vết thương (dưới đường đi
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
của mạch máu).
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
•Có thể dùng con chèn (bằng băng cuộn hay chai nhỏ) chặn
phía dưới vết thương băng chặt lại.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

•Đứt mao mạch và tĩnh mạch sau khi cầm máu cho nạn
nhân nằm tư thế thoải mái, nâng cao vùng tổn thương (nếu
được).
•Nếu nạn nhân tỉnh : trấn an, cho uống nước.
•Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất tùy tình trạng vết
thương.
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.2 Các thao tác sơ cứu
Cầm máu động mạch:
•Ấn một điểm trên đường đi của động mạch :
•Đừng cho đứt những động mạch lớn mà chúng ta không
thể băng ép lên vết thương, phương pháp này chỉ áp dụng
một thờn gian ngắn, tạm thời.
Ví dụ : động mạch cảnh, động mạch nách, động mạch cánh
tay cẳng tay,…
Chương 2: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.2 Các thao tác sơ cứu
Cầm máu động mạch:
Lưu ý:
•Nếu vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại
hoặc bất kỳ vật gì đâm vào mà vẫn còn cắm ở vết thương thì
không được rút ra khỏi vết thương.
•Trường hợp này ta đệm xung quanh dị vật bằng vải hay
khăn sau đó dùng băng ép lại rồi chuyển nạn nhân đến bệnh
viện.
•Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm
máu được, máu chảy ra nhiều thì phải dùng các biện pháp
khác để cầm máu.
Chương 2: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn

Cầm máu động mạch:


Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.3 Các thao tác sơ cứu

Phương pháp hà hơi thổi ngạt

Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực


Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.4 Các biện pháp phòng ngừa

•Phải tuân thủ nghiêm ngặt nội quy PTN


•Hạn chế số lượng hóa chất lưu giữ trong PTN
•Biết phân loại lưu trữ hóa chất
•Bảo đảm an toàn hế thống điện
•An toàn phòng cháy khi sử dụng khí gas
Chương 3: Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3.4 Các biện pháp phòng ngừa

•An toàn phòng cháy nổ khi sử dụng các bình khí nén
•Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí
•Chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy: để nơi mát
•Chất dễ phân hủy: tránh bụi bẩn, ẩm, ánh sáng (H2O2,
Na2O2)
•Cấm nghiền chất oxi hóa mạnh (KClO3, KNO3, NaNO3…)
Câu hỏi kiểm tra Được phép sử
dụng tài liệu
1. Những lưu ý an toàn luôn đi kèm các thí nghiệm
2. Trong giờ thực hành, bất ngờ bạn làm rơi chai thủy tinh và bị vỡ. Bạn sẽ làm gì
để khắc phục sự cố này?
3. Khi đun nước bằng becher trên bếp điện trở, nước bị sôi bùng và trào ra ngoài,
bạn sẽ làm gì đầu tiên?
4. Khi đang thao tác thí nghiệm, có chất lỏng bắn vào mắt và gây ngứa, rát. Bạn
phải làm gì ngay lập tức?
5. Chất lỏng nào sẽ gây hại cho sức khỏe khi nhiệt kế bị vỡ?
6. Sau khi hoàn thành thí nghiệm, có nên rửa tay ngay không?
7. Nếu phải trộn 2 hóa chất mà không biết có xảy ra hiện tượng tỏa nhiệt hay
nguy hiểm hay không thì phải thực hiện ở đâu trong PTN?
8. Tại sao phải rửa tay và mặt trong toilet thì tốt hơn là rửa tại bồn nước ptn?
9. Bỏng do nhiệt và hóa chất khác nhau ra sao? Cách xử lý cơ bản khi bỏng hóa
chất?
10.Tại sao không được làm việc trong ptn 1 mình?

You might also like