You are on page 1of 13

Câu hỏi chương 1: Kỹ năng thuyết trình (theo chương trình)- Chương 8

theo giáo trình


Câu hỏi tự luận: 0
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây phù hợp với định nghĩa về thuyết trình
a) Thuyết trình là trình bày bằng lời nói để cung cấp thông tin, thuyết phục
hay truyền cảm hứng cho người nghe
b) Thuyết trình là trình bày bằng lời nói và power point để cung cấp thông
tin, thuyết phục hay truyền cảm hứng cho người nghe
c) Thuyết trình là trình bày bằng power point để cung cấp thông tin, thuyết
phục hay truyền cảm hứng cho người nghe
d) Cả ba ý trên

Câu 2: Chuẩn bị bài thuyết trình cần theo các bước sau:
a) Lựa chọn cách diễn đạt – Phân tích tình huống nói – Tổ chức và phát
triển việc thuyết trình – Chuẩn bị các đối tượng đồ họa – Trình bày thử
b) Chuẩn bị các đối tượng đồ họa –Phân tích tình huống nói – Tổ chức và
phát triển việc thuyết trình –Lựa chọn cách diễn đạt – Trình bày thử
c) Phân tích tình huống nói – Tổ chức và phát triển việc thuyết trình –
Chuẩn bị các đối tượng đồ họa – Lựa chọn cách diễn đạt – Trình bày thử
d) Tổ chức và phát triển việc thuyết trình – Phân tích tình huống nói –
Chuẩn bị các đối tượng đồ họa – Lựa chọn cách diễn đạt – Trình bày thử

Câu 3: Các đối tượng đồ họa trong bài thuyết trình giúp:
a) Nổi bật các sự kiện
b) Cung cấp các số liệu thống kê
c) Lôi cuốn người nghe
d) Tất cả các ý trên

Câu 4: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn trong thuyết trình để:
a) Thu hút sự chú ý và khơi dậy sự hứng thú của người nghe
b) Nhấn mạnh thông điệp, mô tả các yếu tố mà người nghe khó hình dung
c) Cả a và b đều đúng
d) Nổi bật các sự kiện, cung cấp các số liệu thống kê, lôi cuốn người nghe

Câu 5: Không sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn trong thuyết trình để:
a) Tránh sự tương tác với người nghe
b) Nêu những ý đơn giản có thể truyền đạt bằng lời
c) Mô tả các yếu tố mà người nghe khó hình dung
d) Cả a và b đều đúng
Câu 6: Cấu trúc của một báo cáo kỹ thuật thường gồm các phần theo thứ tự sau:
a) Giới thiệu, tiêu đề, tóm tắt, tài liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận,
kết luận và tài liệu tham khảo
b) Tóm tắt, tiêu đề, giới thiệu, tài liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận,
kết luận và tài liệu tham khảo
c) Giới thiệu, tiêu đề, tóm tắt, tài liệu và phương pháp, thảo luận, kết quả,
kết luận và tài liệu tham khảo
d) Tiêu đề, tóm tắt, giới thiệu, tài liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận,
kết luận và tài liệu tham khảo

Câu 7: Font size hợp lý trong bài thuyết trình:


a) Tiêu đề slide: >24, trong slide: >18
b) Tiêu đề slide: >20, trong slide: >16
c) Tiêu đề slide: >16, trong slide: >14
d) Cả 3 ý trên

Câu 8: Quy luật 6x7 trong quá trình chuẩn bị trang (slide) bài thuyết trình:
a) Không quá 6 hàng trên một slide và 7 chữ trên một hàng
b) Không quá 7 hàng trên một slide và 6 chữ trên một hàng
c) Một bảng trên slide không quá 6 hàng và 7 cột
d) Một bảng trên slide không quá 7 hàng và 6 cột

Câu 9: Nội dung của một ý trong bài thuyết trình cần có:
a) Lý lẽ thuyết phục
b) Số liệu, bảng biểu, mô hình
c) Thông tin xác thực và lý lẽ thuyết phục
d) Thông tin xác thực

Câu 10: Mục đích của việc đặt câu hỏi cho người nghe trong khi thuyết trình
a) Chấm điểm người nghe
b) Tạo sự hưng phấn theo dõi tiếp nội dung
c) Kiểm tra sự tập trung của khán giả
d) Thu hút người nghe

Câu 11: Đặt câu hỏi cho người nghe trong khi thuyết trình cần phải:
a) Ngắn, gọn, dễ hiểu, không khó
b) Gắn với nội dung vừa trình bày
c) Có sự gợi mở
d) Tất cả các ý trên
Câu 12: Trong khi thuyết trình, một người nghe liên tục đặt câu hỏi cho bạn, chọn
phương án xử lý phù hợp:
a) Chúng ta nên tiếp tục cuộc thảo luận này sau khi trình bày xong
b) Tiếp tục trả lời câu hỏi của người nghe
c) Chỉ định khán giả khác trả lời câu hỏi
d) Từ chối trả lời do người nghe đã hỏi quá nhiều

Câu 13: Các cử chỉ cần tránh khi thuyết trình


a) Nhún vai, lắc lư đầu, vung tay quá nhiều
b) Trỏ tay hoặc chắp tay sau lưng
c) Khoanh tay
d) Tất cả các ý trên

Chương 2: Giới thiệu khái niệm về Kỹ sư Công nghệ và Kỹ sư ngành Công


nghệ Kỹ thuật điện (theo chương trình)-Chương 1 theo giáo trình
Câu hỏi tự luận: 1
Câu 1: Trình bày các tiêu chí để lựa chọn công việc phù hợp?
Trả lời: 6 ý trang 63, giáo trình
Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Người tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi về công nghệ để nhận
được tri thức về việc tại sao một hiện tượng xảy ra, là:
a) Nhà khoa học
b) Kỹ sư
c) Nhà công nghệ
d) Cả ba ý trên

Câu 2: Người tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi về công nghệ nhưng
luôn có một ứng dụng nào đó trong đầu, là:
a) Nhà khoa học
b) Kỹ sư
c) Nhà công nghệ
d) Cả ba ý trên

Câu 3: Người làm việc với công nghệ hiện có để sản xuất ra hàng hóa cho xã
hội, là:
a) Nhà khoa học
b) Kỹ sư
c) Nhà công nghệ
d) Cả ba ý trên

Câu 4: Áp dụng các kiến thức từ các nhà nghiên cứu và áp dụng cho một sản
phẩm hoặc một ứng dụng cụ thể, là chức năng của:
a) Kỹ sư nghiên cứu
b) Kỹ sư phát triển
c) Kỹ sư thử nghiệm
d) Kỹ sư thiết kế

Câu 5: Chịu trách nhiệm thực hiện các thí nghiệm, kiểm thử để xác định độ tin
cậy và chất lượng của sản phẩm trước khi giới thiệu với công chúng, là chức năng
của:
a) Kỹ sư chế tạo
b) Kỹ sư phát triển
c) Kỹ sư thử nghiệm
d) Kỹ sư thiết kế

Câu 6: Chịu trách nhiệm cung cấp số liệu của sản phẩm hay chịu trách nhiệm với
một chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm, là chức năng của:
a) Kỹ sư vận hành bảo trì
b) Kỹ sư phát triển
c) Kỹ sư thử nghiệm
d) Kỹ sư thiết kế

Câu 7: Sử dụng các mô hình toán học, các công cụ tính toán để cung cấp các
thông tin cần thiết cho người kỹ sư thiết kế, kỹ sư phát triển, kỹ sư nghiên cứu sử
dụng, là chức năng của:
a) Kỹ sư nghiên cứu
b) Kỹ sư phân tích
c) Kỹ sư hệ thống
d) Kỹ sư chế tạo

Câu 8: Chịu trách nhiệm tổng hợp các thành phần và bộ phận thành một sản
phẩm hoàn chỉnh, là chức năng của:
a) Kỹ sư chế tạo
b) Kỹ sư phân tích
c) Kỹ sư hệ thống
d) Kỹ sư vận hành bảo trì

Câu 9: Chịu trách nhiệm biến các thông số trên bản vẽ thành một sản phẩm, là
chức năng của:
a) Kỹ sư phân tích
b) Kỹ sư chế tạo
c) Kỹ sư hệ thống
d) Kỹ sư vận hành bảo trì

Câu 10: Chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất hoạt động của nhà máy, là chức
năng của:
a) Kỹ sư phân tích
b) Kỹ sư vận hành bảo trì
c) Kỹ sư chế tạo
d) Kỹ sư hệ thống

Câu 11: Chịu trách nhiệm là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm, hỗ trợ cài
đặt, vận hành sản phẩm, là chức năng của:
a) Kỹ sư hỗ trợ khách hàng
b) Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật
c) Kỹ sư bán hàng
d) Cả a và b

Câu 12: Chịu trách nhiệm là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm, hỗ trợ cài
đặt, vận hành sản phẩm đồng thời tham gia các hoạt động kinh doanh và quan hệ với
khác hàng, là chức năng của:
a) Kỹ sư hỗ trợ khách hàng
b) Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật
c) Kỹ sư bán hàng
d) Kỹ sư hệ thống

Câu 13: các chuyên ngành năng lượng, điện tử, hệ thống điều khiển, xử lý tín
hiệu và viễn thông là các phân ngành của ngành kỹ thuật:
a) Kỹ thuật điện
b) Kỹ thuật máy tính
c) Kỹ thuật điều khiển tự động
d) Tất cả các ý trên

Chương 3: Thách thức của người Kỹ sư trong tương lai (theo chương
trình) - chương 2: Phương pháp học tập hiệu quả theo giáo trình
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên?
Trả lời: 6 ý trang 75
Câu 2: Hãy cho biết các đặc điểm khác biệt cơ bản giữa học tập ở đại học với
học tập ở phổ thông
Trả lời 5 ý trang 75
Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Bốn trụ cột của học tập đại học là


a) Học để biết, học để thực hành, học để làm người, học để chung sống
b) Học để nâng cao hiểu biết, học để thực hành, học để làm người, học để
chung sống
c) Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống
d) Học để biết, học để làm, học để làm người, học để kiếm sống

Câu 2: Bốn trụ cột của học tập đại học do tổ chức nào xác định
a) Tổ chức Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc UNESCO
b) Bộ giáo dục
c) Các trường đại học
d) Tỏ chức giáo dục thế giới

Câu 3: Phát biểu nào đúng về tín chỉ:


a) Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học gồm:
Thời gian học tập trung trên lớp, thời gian học tập trong phòng thí
nghiệm, thời gian tự học và thời gian học tập trực tuyến.
b) Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học gồm:
Thời gian học tập trung trên lớp, thời gian học tập trong phòng thí
nghiệm, xưởng thực hành, thời gian làm việc dưới sự hướng dẫn của
giảng viên và thời gian tự học.
c) Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học gồm:
Thời gian học tập trung trên lớp, thời gian học tập trong phòng thí
nghiệm, xưởng thực hành, và thời gian làm việc dưới sự hướng dẫn của
giảng viên.
d) Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học gồm:
Thời gian học tập trung trên lớp và thời gian học tập trong phòng thí
nghiệm, xưởng thực hành.

Câu 4: Sau 2 tuần, chúng ta có xu hướng nhớ được bao nhiêu phần trăm nội
dung đã đọc:
a) 10%
b) 20%
c) 30%
d) 40%

Câu 5: Sau 2 tuần, chúng ta có xu hướng nhớ được bao nhiêu phần trăm nội
dung đã nghe:
a) 10%
b) 20%
c) 30%
d) 40%
Câu 6: Sau 2 tuần, chúng ta có xu hướng nhớ được bao nhiêu phần trăm nội
dung đã thấy:
a) 10%
b) 20%
c) 30%
d) 40%

Câu 7: Sau 2 tuần, chúng ta có xu hướng nhớ được bao nhiêu phần trăm nội
dung đã nghe và thấy:
a) 10%
b) 20%
c) 40%
d) 50%
e) 50%
Câu 8: Sau 2 tuần, chúng ta có xu hướng nhớ được bao nhiêu phần trăm nội
dung đã nói:
a) 10%
b) 30%
c) 50%
d) 70%

Câu 9: Sau 2 tuần, chúng ta có xu hướng nhớ được bao nhiêu phần trăm nội
dung đã nói và làm:
a) 30%
b) 50%
c) 70%
d) 90%

Câu 10: Phương pháp học tập chủ dộng bao gồm các hoạt động sau:
a) Tham gia thảo luận, phát biểu; Trình bày báo cáo, làm ra các mô hình, trải
nghiệm thực tế
b) Đọc, nghe, nhìn và kết hợp nghe nhìn; Xem phim, xem trưng bày, xem
trình diễn
c) Tham gia thảo luận, phát biểu; Xem phim, xem trưng bày, xem trình diễn
d) Đọc, nghe, nhìn và kết hợp nghe nhìn; Trình bày báo cáo, làm ra các mô
hình, trải nghiệm thực tế

Câu 11: Phương pháp học tập thụ dộng bao gồm các hoạt động sau:
a) Tham gia thảo luận, phát biểu; Trình bày báo cáo, làm ra các mô hình, trải
nghiệm thực tế
b) Đọc, nghe, nhìn và kết hợp nghe nhìn; Xem phim, xem trưng bày, xem
trình diễn
c) Tham gia thảo luận, phát biểu; Xem phim, xem trưng bày, xem trình diễn
d) Đọc, nghe, nhìn và kết hợp nghe nhìn; Trình bày báo cáo, làm ra các mô
hình, trải nghiệm thực tế

Câu 12: Phương pháp học tập A.S.P.I.R.E gồm các hoạt động sau:
a) Thái độ học tập tích cực, lựa chọn công cụ học tập, tổng hợp, kiểm tra,
xem xét lại, mở rộng
b) Thái độ học tập tích cực, lựa chọn công cụ học tập, tổng hợp, kiểm tra,
xem xét lại, tự nghiên cứu
c) Thái độ học tập tích cực, lựa chọn công cụ học tập, tổng hợp, kiểm tra,
xem xét lại, làm bài tập
d) Thái độ học tập tích cực, lựa chọn công cụ học tập, tổng hợp, kiểm tra,
xem xét lại, đánh giá kết quả

Câu 13: Phương pháp học tập A.S.P.I.R.E gồm các hoạt động sau:
a) Attitude-Select-Put together-Inspect-Reconsider-Evaluate
b) Attitude-Select-Put together-Inspect-Reconsider-Exam
c) Attitude-Study-Put together-Inspect-Reconsider-Exam
d) Attitude-Select-Put together-Import-Reconsider-Evaluate

Câu 14: Phương pháp đọc hiệu quả SQ3R sử dụng liên tiếp các kỹ thuật sau để
nắm toàn bộ nội dung tài liệu:
a) Khảo sát – Đặt câu hỏi – Đọc – Thuật lại – Xem lại
b) Khảo sát – Đặt câu hỏi – Đọc – Thuật lại – Suy ngẫm
c) Khảo sát – Đặt câu hỏi – Đọc – Thuật lại – Nắm ý chính
d) Khảo sát – Đặt câu hỏi – Đọc – Thuật lại – Học thuộc

Câu 15: Phương pháp đọc hiệu quả SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật sử dụng
liên tiếp để nắm toàn bộ nội dung tài liệu, đó là:
a) Survey – Question – Read – Recite – Reseach
b) Survey – Question – Read – Recite – Review
c) Survey – Question – Read – Recite – Recheck
d) Select – Question – Read – Recite – Review

Câu 16: Lợi lợi ích của sơ đồ tư duy:


a) Sơ đồ tư duy giúp tiết kiệm thời gian vì chỉ tận dụng các từ khóa
b) Sơ đồ tư duy tăng khả năng tiếp thu và giúp nhớ bài nhanh: Hình dung,
liên tưởng và làm nổi bật sự việc
c) Sơ đồ tư duy giúp hấp dẫn người đọc vì được trình bày đẹp
d) Cả a và b đều đúng

Câu 17: Đặc tính S.M.A.R.T khi xác định mục tiêu:
a) Cụ thể – Có thể đo lường được – Có thể đạt được – Phù hợp – Có thời
hạn
b) Cụ thể – Có thể đo lường được – Có thể đạt được – Phù hợp – Có tính
khả thi
c) Cụ thể – Có thể dự đoán được – Có thể đạt được – Phù hợp – Có thời hạn
d) Cụ thể – Có thể đo lường được – Có thể hành động được – Phù hợp – Có
thời hạn

Câu 18: Đặc tính S.M.A.R.T khi xác định mục tiêu được viết tắt từ các từ sau:
a) Specific – Measurable – Available – Relevant – Time bound
b) Specific – Majority – Achievable – Relevant – Time bound
c) Specific – Measurable – Achievable – Relevant – Time bound
d) Selective – Measurable – Achievable – Relevant – Time bound

Câu 19: Các hình thức tổ chức giảng dạy trong học tập theo học chế tín chỉ bao
gồm:
a) Bài giảng của giáo viên
b) Thực tập, thực hành, làm bài tập, tiểu luận, thảo luận, làm việc nhóm
c) Tự học, tự nghiên cứu
d) Tất cả các hình thức trên

Câu 20: Một trong những thách thức của người kỹ sư là:
a) Khoa học kĩ thuật luôn có sự đổi mới và tiến bộ
b) Mức lương chưa cao
c) Thời gian lam việc lớn
d) Tất cả các ý trên

Câu 21: Một trong những yêu cầu đối với kỹ sư trước sự phát triển không ngừng
của khoa học kỹ thuật:
a) Có kỹ năng phê bình và tự phê bình
b) Thích nghi, chủ động học hỏi tìm tòi
c) Có tư duy phân tích
d) Có kỹ năng tương tác tốt
Câu hỏi chương 9: Đạo đức nghề nghiệp (chương 4 trong đề cương)
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Hãy cho biết những chuẩn mực đạo đức của sinh viên các ngành kỹ
thuật?
Trả lời: 6 ý trang 332
Câu 2: Xã hội mong đợi người kỹ sư có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
cơ bản nào?
Câu 3: Hãy cho biết bổn phận của người kỹ sư đối với xã hội?
Câu 4: Hãy cho biết bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động
và khách hàng?
Câu 5: Hãy cho biết bổn phận của người kỹ sư đối với đồng nghiệp (kỹ sư
khác)?

Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Định nghĩa Kỹ sư:
Là nghề thiết kế, lắp đặt và cải tiến các hệ thống tích hợp con người, vật liệu,
thiết bị và thông tin
Là người tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật, có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
và đạo đức nghề nghiệp
Là người thiết kế, chế tạo và vận hành các sản phẩm công nghiệp
Là nghề thiết kế, chế tạo và vận hành các sản phẩm công nghiệp

Câu 2: Vai trò của người kỹ sư


Sáng tạo, thiết kế, chế tạo và vận hành các sản phẩm công nghiệp; cung cấp các
dịch vụ khoa học công nghệ
Là người thiết kế, lắp đặt và cải tiến các hệ thống tích hợp con người, vật liệu,
thiết bị và thông tin
Thực hiện các ứng dụng của khoa học; sáng tạo, thiết kế, chế tạo và vận hành
các sản phẩm công nghiệp; cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ; đóng góp cho
sự phát triển của xã hội
Thực hiện các công việc trong hệ thông kỹ thuật công nghiệp nhằm đóng góp
cho sự phát triển của xã hội

Câu 3: Bản chất của đạo đức là:


Là các quy tắc để hướng dẫn hành vi của con người
Là các quy tắc để định hướng hành vi của con người
Là các nội dung được thể hiện bằng văn bản quy định những phép tắc cơ bản
trong quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội
Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi,
quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội
Câu 4: Bản chất của luật pháp:
Là các quy tắc để hướng dẫn hành vi của con người
Là các quy tắc để định hướng hành vi của con người
Là các văn bản do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành quy định những
phép tắc cơ bản trong quan hệ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo
Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi,
quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội

Câu 5: Vai trò của đạo đức đối với hành vi của con người:
Hướng dẫn hành vi
Định hướng và hướng dẫn hành vi
Bắt buộc hành vi
Định hướng hành vi

Câu 6: Vai trò của pháp luật đối với hành vi của con người:
Hướng dẫn hành vi
Định hướng và hướng dẫn hành vi
Bắt buộc hành vi
Định hướng hành vi

Câu 7: Vai trò của đạo đức đối với hành vi bất hợp pháp của con người:
Trừng phạt
Đồng tình hoặc phê phán
Phê phán
Đồng tình

Câu 8: Vai trò của pháp luật đối với hành vi bất hợp pháp của con người:
Trừng phạt
Đồng tình hoặc phê phán
Phê phán
Đồng tình

Câu 9: Bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, tài sản của cộng đồng và luôn hướng tới lợi
ích xã hội là:
Mục tiêu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Mục tiêu của chuẩn mực đạo đức sinh viên kỹ thuật
Các chuẩn mực đạo đức của sinh viên kỹ thuật
Các chuẩn mực đạo đức của kỹ sư
Câu 10: Chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình là:
Bổn phận của người kỹ sư đối với xã hội
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của sinh viên kỹ thuật
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động và khách hàng
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư

Câu 11: Kỹ sư luôn tự kiểm soát mình về vinh dự, trách nhiệm, đạo đức và tính
hợp pháp trong nghề nghiệp là:
Bổn phận của người kỹ sư đối với khách hàng
Bổn phận của người kỹ sư đối với xã hội
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động và khách hàng
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư

Câu 12: Kỹ sư không tham gia làm ăn với các tổ chức có hành vi gian dối, không
tham nhũng, hối lộ là:
Bổn phận của người kỹ sư đối với xã hội
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động và khách hàng
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư

Câu 13: Kỹ sư phải tuân thủ luật lao động, luật môi trường là:
Bổn phận của người kỹ sư đối với kỹ sư khác
Bổn phận của người kỹ sư đối với xã hội
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động và khách hàng
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư

Câu 14: Kỹ sư không được tiết lộ thông tin nghề nghiệp mà không có sự cho
phép của người sử dụng lao động ngoại trừ có sự yêu cầu của pháp luật là:
Bổn phận của người kỹ sư đối với khách hàng
Bổn phận của người kỹ sư đối với xã hội
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư

Câu 15: Kỹ sư không được làm ảnh hưởng xấu đến uy tín chuyên môn của người
khác là:
Bổn phận của người kỹ sư đối với khách hàng
Bổn phận của người kỹ sư đối với người sử dụng lao động
Chuẩn mực đạo đức cơ bản của người kỹ sư
Bổn phận của kỹ sư đối với đồng nghiệp
Câu 16: Những hành vi nào sau đây được coi là có đạo đức
Tuân thủ pháp luật
Hành động vì lợi ích tốt nhất cho xã hội, không quy định của pháp luật mà theo
cách xử sự tốt nhất được xã hội thừa nhận
a và b đều không đúng
a và b đều đúng

Câu 17: Các kỹ sư cần phải hành động có đạo đức nghề nghiệp vì:
Nếu không họ có thể bị kỷ luật hoặc đuổi việc
Người sử dụng lao động yêu cầu họ phải hành động có đạo đức nghề nghiệp
Họ cảm thấy tốt
Đó là cách thể hiện hành vi của người kỹ sư có trách nhiệm

Câu 18: Bổn phận đầu tiên va cao nhất của người kỹ sư cần là:
Lợi ích cộng đồng
Người sử dụng lao động
Chính phủ
Nghề nghiệp kỹ thuật

Câu 19: Quy tắc nào sau đây không thuộc nguyên tắc ứng xử của người kỹ sư:
Tránh xung đột lợi ích
Không tính lệ phí quá mức
Không cạnh tranh không công bằng với đồng nghiệp
Thực hiện các dịch vụ trong các lĩnh vực thẩm quyền của mình

You might also like