You are on page 1of 66

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


TP.HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỒ ÁN

GVHD:

SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn

MSSV: 2005140695

TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2018

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu của con người về thực phẩm ngày càng
tăng cao, theo đó ngành công nghệ thực phẩm trong những năm gần đây ngày càng phát
triển tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trong đó, thị trường nước
giải khát cũng không ngừng phát triển nhằm cung cấp những loại nước giải khát chất
lượng, có hương vị thơm ngon và mới lạ. Theo thống kê năm 2012 tại Việt Nam, bình
quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm. Theo Hiệp hội bia rượu -
nước giải khát các dòng sản phẩm này chiếm lượng sản xuất và tiêu thụ lên đến 85% sản
lượng của cả nước. Trong nửa năm đầu 2015, ngành sản xuất đồ uống tăng 6,3% so với
cùng kỳ. Đến năm 2020, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 8,3-
9,2 tỷ lít/năm.

Nước giải khát giúp cung cấp nước, giúp mọi người giải tỏa cơn khát đặc biệt trong thời
kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì con người không chỉ cần một loại nước
để giải khát mà còn phải chất lượng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt ở Việt Nam các loại nước
giải khát có gas lại rất được ưa chuộng.

Để đáp ứng được các nhu cầu trên ta cần phải xây dựng nhà máy nước giải khát ta cần
phải xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát có gas để sản xuất ra các loại nước giải
khát có gas nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay.
LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian thực hiện từ 12/3/2018 đến 13/5/2018 với sự tìm tòi nghiên cứu
cùng sự hướng dẫn tận tình của cô………..về đề tài “Xây dựng qui trình sản xuất nước
giải khát có gas năng suất 3000 lít/ngày. Em xin chân thành cảm ơn ….đã hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo để em hoàn thành bài đồ án đúng thời gian qui định.
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:


Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, cùng với xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, thì các ngành khoa học kỹ thuật – công nghệ và dịch vụ ngày càng
phát triển, theo đó ngành công nghệ thực phẩm cũng từng bước cải tiến để cung
cấp các sản phẩm chất lượng, đẹp mắt, tiện lợi đáp ứng những nhu cầu ngày càng
cao của con người. Trong đó, nhu cầu về các loại nước giải khát cũng ngày càng
tăng cao đặc biệt là nước giải khát có gas trong những năm gần đây rất được người
tiêu dùng ưa chuộng bởi công dụng giải khát hữu hiệu và sự tiện lợi khi sử dụng.
Nhận thấy tầm quan trọng của nước giải khát có gas nên em đã tiến hành chọn đề
tài: “Xây dựng qui trình sản xuất nước giải khát có gas năng suất 3000 lít/ngày”
làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài: “Xây dựng qui trình sản xuất nước giải khát có gas năng suất 3000
lít/ngày” nhằm mục đích sản xuất ra loại nước có gas chất lượng đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu các loại nguyên liệu và phụ gia sử dụng (nguôn gốc, thành phần hóa
học, cách thức sử dụng, phương pháp bảo quản,…)
- Thuyết minh qui trình công nghệ theo từng công đoạn
- Tìm hiểu sơ đồ dây chuyền sản xuất, cấu tạo thiết bị chính ( dạng nguyên lý
làm việc)
- Tính toán cân bằng vật chất
- Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất
1.4. Đối tượng nghiên cứu: Qui trình sản xuất nước giải khát có gas
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: qui trình sản xuất nước giải khát có gas năng suất
3000 lít/ngày
CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ XÃ HỘI

Trước tình hình nền kinh tế xã hội đang phát triển, đời sống con người ngày càng nâng
cao. Theo đó, nhu cầu về thức ăn, đồ uống cũng ngày càng đa dạng hóa và nâng cao hơn.
Trong đó nhu cầu về nước giải khát cũng ngày một tăng cao, đặc biệt là nước giải khát có
gas được phần lớn mọi người yêu thích và sử dụng. Do đó, việc xây dựng nhà máy chế
biến nước giải khát có gas là vấn đề tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh khu vực miền Nam nói chung đang trên đà
phát triển. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự phát triển của các ngành công
nghiệp, du lịch và đặc biệt là khu công nghiệp Vĩnh Lộc đang nhanh chóng trở thành một
khu công nghiệp trọng điểm của Thành phố với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi
dào. Do đó, việc xây dựng nhà máy nước giải khát có gas tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc
là hoàn toàn hợp lý nhằm phục vụ cho người tiêu dùng ngoài thành phố cũng như toàn
đất nước và xuất khẩu với năng suất là 3000l/ ngày.

1.1. Đặc điểm tự nhiên:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu Thành
phố HCM chia ra 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 27 độ C, nhiệt
độ cao tuyệt đối 40 độ C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 độ C. Độ ẩm tương đối của không
khí bình quân/ năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%;
bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. Về gió, Thành phố Hồ
Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính và chủ yếu là gió Tây – Tây Nam và
Bắc – Đông Bắc, hơn nữa vị trí khu công nghiệp cách xa khu dân cư nên không ảnh
hưởng đến cuộc sống dân cư tại địa điểm này. Hơn nữa khu công nghiệp Vĩnh Lộc nằm
trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh với các
thuận lợi: Áp sát trục giao thông QL1A, cách sân bay Tân Sơn Nhất 8km, Cách trung tâm
thành phố 17km, cách nhà ga Sài Gòn 10km. Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý như
vậy việc xây dựng nhà máy nước giải khát có gas là hoàn toàn có cơ sở.

1.2. Nguồn nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nước, các loại đường và CO2. Các loại đường gồm
saccharose và glucose, CO2 được thu mua trong thành phố và ở các tỉnh lân cận. Hiện nay
với nhiều tỉnh trồng mía, sắn, các loại củ cho tinh bột cho năng suất cao là nguồn nguyên
liệu dồi dào sản xuất đường đường saccharose và glucose cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy sản xuất nước giải khát. Hơn nữa nguồn nguyên liệu này trước đây chưa được sử
dụng triệt để nên việc xây dựng nhà máy nước giải khát để tận dụng nguồn nguyên liệu
này là phù hợp.

1.3. Hợp tác hóa:

Để nhà máy thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm và phế
phẩm, cần phải hợp tác hóa với các nhà máy lân cận trong và ngoài Thành phố để sử
dụng chung những công trình điện, nước, giao thông, thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản
phẩm..nhằm giảm bớt vốn đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian hoàn vốn đồng thời sử
dụng tuần hoàn các chất thải chống ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nhà máy đặt tại khu
công nghiệp Vĩnh Lộc có cơ sở hạ tầng đảm bảo là điều kiện thuận lợi để nhà máy phát
triển.

1.4. Nguồn cung cấp điện:

Nguồn điện nhà máy lấy từ mạng lưới điện Quốc gia, có dòng điện tiêu thu với điện áp
220/380V. Để đề phòng mất điện, nhà máy cần có máy phát điện dự phòng.

1.5. Nguồn cung cấp nhiệt:

Nhiên liệu chủ yếu là dầu FO dùng đốt nóng lò hơi riêng của nhà máy, NH3 làm tác nhân
lạnh, dầu bôi trơn…nhập từ các nơi đảm bảo cho nhà máy hoạt động.

1.6. Giao thông:

Trong quá trình hoạt động nhà máy cần một lượng phương tiện vận chuyển lớn để vận
chuyển nguyên liệu và thành phẩm. Việc nhà máy xây dựng ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc
với vị trí áp sát trục giao thông QL1A, cách sân bay Tân Sơn Nhất 8km, Cách trung tâm
thành phố 17km, cách nhà ga Sài Gòn 10km rất thuận tiện cho việc tập trung nguyên liệu
và tiêu thụ sản phẩm.

1.7. Nguồn nước:

Nguồn nước với nhà máy là vô cùng quan trọng, nước được sử dụng do công ty cấp nước
Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Ngoài ra cần đào thêm giếng để ổn định nguồn nước
và nguồn nước phải trải qua xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Lượng nước dùng trong
sinh hoạt nhà máy rất lớn tùy theo từng công đoạn sản xuất mà lượng nước và chất lượng
nước sẽ có sự khác biệt, cần đảm bảo được các chỉ tiêu nhất định: Hóa học, hóa lý, tiêu
chuẩn vi sinh.
1.8. Hệ thống thoát nước:

Hàng ngày lượng nước thải ra là rất lớn, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm
môi trường trong và ngoài nhà máy. Vì vậy, nước thải phải qua hệ thống xử lý đến tiêu
chuẩn cho phép trước khi thoát theo mạng lưới thoát nước tránh gây ô nhiễm môi trường
nước.

1.9. Nguồn nhân lực:


Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn tập trung nguồn nhân
lực rất dồi dào, với nhiều nhân tài được đào tạo bài bản chắc chắn một phần trong
số đó sẽ được tuyển chọn để trở thành nhân lực cho nhà máy.
 Tóm lại:

Việc xây dựng nhà máy nước giải khát có gas tại địa bàn khu công nghiệp Vĩnh
Lộc là rất hợp lý đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo công ăn việc làm cho người
dân địa phương và các tính thành lân cận, nâng cao trình độ văn óa kỹ thuật cho
nhiều người. Những vấn đề về kinh tế kỹ thuật, nguyên lieuj, tiêu thu sản phẩm
luôn đảm bảo cho nhà máy sản xuất nước giải khát đóng lon hoạt động liên tục với
năng suất thiết kế là 3000l/ ngày.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

2.1. Nguyên liệu :

Để sản xuất nước giải khát có gas nhà máy cần nguyên liệu gồm đường, nước, CO2 và
một số chất phụ gia khác.

2.1.1. Nước:

Nước được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng do nước chiếm một tỷ lệ cao hơn nhiều
rất nhiều các hợp chất hóa học khác có trong sản phẩm. Chất lượng nước được đánh giá
qua 3 chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa lý và chỉ tiêu vi sinh.

*Chỉ tiêu cảm quan:

Trong công nghệ sản xuất đồ uống, nước nguyên liệu phải đạt các yêu cầu sau: trong
suốt, không màu, không mùi , không vị.

Độ đục: Nước có độ đục cao làm cho khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. Có thể
đo độ đục bằng những cách sau: Sử dụng máy đo độ đục để xác định độ đục, lượng hóa
độ đục bằng SiO2: tiến hành với mẫu cần phân tích và mẫu đối chứng, quan sát bằng mắt
giữa mẫu đối chứng và mẫu phân tích trên nền trắng.
Độ màu: Là do các hợp chất màu tan được trong nước tạo nên. Và để biết được độ màu
của nước ta có thể dùng: Phương pháp cảm quan bằng mắt, sử dụng máy so màu.

Mùi: Do các hợp chất dễ bay hơi có trong nước tạo nên. Nước ở 20oC ít khi phát hiện là
có mùi lại vì các chất ít bay hơi ở nhiệt độ này. Thông thường để xác định xem nước có
mùi lại không ta thường gia nhiệt mẫu nước lên 50-60oC

Vị: Nước tinh khiết được xem là không có vị. Có ba nhóm chất gây mùi vị:

Nguồn gốc vô cơ: NaCl (trong nước 250mg/l-300mg/l sẽ tạo vị mặn), MgSO4 (trong nước
> 500mg/l gây vị mặn), muối đồng có vị tanh, mùi clo, mùi trứng thối H2S

Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol

Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo.

*Các chỉ tiêu cảm quan:

Nước trong Nước trong


rửa nguyên liệu trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối đa

Màu sắc 15 mg/l Pt 15 TCU

Mùi vị Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ

Độ đục 5 NTU 2 NTU

*Chỉ tiêu hóa lý: Bao gồm độ cứng, độ kiềm, tổng chất khô, độ oxy hóa, độ dẫn điện,
hàm lượng các cation và anion có trong nước. ‘

Thành phần vô cơ:


Các chỉ tiêu về thành phần vô cơ bao gồm cả hàm lượng tối đa các chất tồn tại ở
dạng phân tử lẫn dạng ion.
Độ cứng:
Độ cứng của nước do các muối calcium và magnesium hòa tan trong nước tạo nên.
Bảng phân loại nước theo độ cứng (theo Kalunhans và cộng sự, 1992)

Giá trị độ cứng (mg đương lượng /l) Phân loại

0-1.5 Rất mềm

1.5-3.0 Mềm

3.0-6.0 Hơi cứng

6.0-9.0 Cứng

>9.0 Rất cứng

Trong công nghệ sản xuất nước uống người ta thường sử dụng nước có độ cứng từ rất
mềm tới mềm.

Độ kiềm của nước chủ yếu do các hydroxyde (NaOH, KOH). Xác định độ kiềm bằng
phenoltalein

Giá trị PH của nước là nồng độ của các ion H+tự do quy định nên.Trong công nghệ sản
xuất nước giải khát , yêu cầu nước phải có pH nằm trong vùng trung tính

Tổng chất khô giá trị này do các hợp chất không bay hơi có trong nước tạo nên. Giá trị
này càng thấp thì chất lượng mẫu nước càng cao.

Độ oxy hóa

*Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolued Oxygen)

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp suất, nhiệt độ, đặc tính của nguồn nước(vi sinh,hóa
học, thuỷ sinh)

Oxy hòa tan không tác dụng với nước

Độ hoà tan tăng khi áp suất tăng, độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng

* Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand): Là lượng oxy cần thiết dể
oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước, tạo thành CO2,H2O, dùng để đánh giá mức độ
nhiễm bẩn của nguồn nước.
* Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biologycal Oxygen Demand): Là lượng oxy cần thiết để
vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và là chỉ tiêu dùng để đánh
giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước

Độ dẫn điện: Nước chứa nhiều cation và anion khác nhau nên có tính dẫn điện. Giá trị
độ dẫn điện sẽ tỉ lệ thuận với tổng chất khô của nước.

Giới hạn chỉ tiêu thành phần vô cơ

Nước trong Nước trong


rửa nguyên liệu trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối đa

pH 6 – 8,5 6,5 – 8,5

Tổng chất rắn hòa tan 1000 mg/l 1000 mg/l

Độ cứng 300 mg/l 300 mg/l

Hàm lượng Chlorua 250 mg/l 250 mg/l

Hàm lựợng Sulphate 250 mg/l

Hàm lượng Natri 200 mg/l

Hàm lượng Nitrat 10 mg/l 50 mg/l

Hàm lượng oxy hòa tan,tính


6 mg/l 2 mg/l
theo oxy

Hàm lượng Kẽm 3 mg/l 3 mg/l

Hàm lượng Ammoniac 3 mg/l 1,5 mg/l

Hàm lượng Đồng 1 mg/l 2 mg/l

Hàm lượng Nitrit 1 mg/l 3 mg/l


Hàm lượng Bari 0.7 mg/l

Hàm lượng Florua 0,7 – 1,5 mg/l 0,7 – 1,5 mg/l

Hàm lượng Mangan 0,5 mg/l 0.5 mg/l

Hàm lượng tổng số Sắt


0,5 mg/l 0,5 mg/l
(Fe2+ và Fe3+)

Hàm lượng Nhôm 0,5 mg/l 0,5 mg/l

Hàm lượng Bo tính chung


0,3 mg/l
cho cả Borat và Acid Boric

Hàm lượng Cianua 0,07 mg/l 0,07 mg/l

Hàm lượng Molybden 0,07 mg/l

Hàm lượng Crome 0,05 mg/l 0,05 mg/l

Hàm lượng Niken 0,02 mg/l

Hàm lượng Chì 0,01 mg/l 0,01 mg/l

Hàm lượng Asen 0,01 mg/l 0,01 mg/l

Hàm lượng Selen 0,01 mg/l

Hàm lượng Atimon 0,005 mg/l 0,005 mg/l

Hàm lượng Cadimi 0,003 mg/l

Hàm lượng Thủy Ngân 0,001 mg/l 0,001 mg/l

Thành phần hữu cơ:

Việc đánh giá các thành phần hữu cơ sẽ được chia thành 4 nhóm:
 Nhóm Alkan chlo hóa
 Hydrocarbua Thơm
 Nhóm Benzen Chlo hóa
 Nhóm các chất hữu cơ phức tạp

Nươc trong rửa Nước trong trộn


Nhóm Alkan chlo hóa
nguyên liệu thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối đa

Chất hoạt động bề mặt tính theo


0,5 mg/l
Linear Ankyl Benzen Sunfonat (LAS)

1,1,1 – Trichloroethane 2 mg/l

Trichloroethen 0,07 mg/l

1,2 – Dichloroethene 0,05 mg/l

Tetrachloroethen 0,04 mg/l

1,2 – Dichloroethane 0,03 mg/l

Dichloromethane 0,02 mg/l

Vinyl chlorua 0,005 mg/l

Carbontetrachlorua 0,002 mg/l

Nước trong Nước trong


Hydrocarbua Thơm
rửa nguyên liệu trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối đa

Hàm lượng thuốc trừ sâu chlo hữu cơ 0,1 mg/l

Benzen 0,01 mg/l 0,01 mg/l

Phenol và dẫn xuất của phenol 0,01 mg/l


Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ 0,01 mg/l

Toluen 0,7 mg/l

Xylen 0,5 mg/l

Ethylbenzen 0,3 mg/l

Styren 0,02 mg/l

Benzo(a)pyren 0,0007 mg/l

Nhóm Benzen Chlo hóa Nước trong trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa

1,2 – Dichlorobenzen 1 mg/l

Monochlorobenzen 0,3 mg/l

1,4 – Dichlorobenzen 0,3 mg/l

Trichlorobenzen 0,02 mg/l

Nhóm các chất hữu cơ phức


Nước trong trộn thực phẩm
tạp

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa

Acid Adetic (EDRA) 0,2 mg/l

Acid nitrilotriacetic 0,2 mg/l

Di(2-ethylhexyl)adipate 0.08 mg/l

Di(2-ethylhexyl)phtalate 0.008 mg/l


Hexachloro butadien 0.0006 mg/l

Acrylamide 0.0005 mg/l

Epichlohydrin 0.0004 mg/l

Hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ:

Nước trong trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa

Focmaldehyt 0.9 mg/l

Chlorit 0.2 mg/l

2,4,6 triclorophenol 0.2 mg/l

Chlorofoc 0.2 mg/l

Bromofoc 0.1 mg/l

Acid trichloroacetic 0.1 mg/l

Dibromoacetonitril 0.1 mg/l

Dibromchlorometan 0.1 mg/l

Dichloroacetonitril 0.09 mg/l

Cyano chloride 0.07 mg/l

Bromodichlorometan 0.06 mg/l

Acid dichloroacetic 0.05 mg/l

Bromat 0.025 mg/l

Chloral hydrat 0.01 mg/l


(trichloroacetaldehyt)

Monocloramin 0.003 mg/l

Chlo dư 0.0003 – 0.0005 mg/l

Trichloroacetonitril 0.001 mg/l

Hóa chất bảo vệ thực vật:

Nước trong trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa

Dichloprop 0.1 mg/l

Pyridate 0.1 mg/l

2,4 DB 0.09 mg/l

Clorotoluron 0.03 mg/l

Bentazone 0.03 mg/l

1,3-Dichlopropan 0.03 mg/l

Pendimetalin 0.02 mg/l

Methoxychlor 0.02 mg/l

Alachlor 0.02 mg/l

Permethrin 0.02 mg/l

Propanil 0.02 mg/l

Simazine 0.02 mg/l

Trifuralin 0.02 mg/l


Aldicarb 0.01 mg/l

Methachlor 0.01 mg/l

Mecoprop 0.01 mg/l

Penthachhlorophenol 0.009 mg/l

Feneprop 0.009 mg/l

2,4,5-T 0.009 mg/l

Isoproturon 0.009 mg/l

Feneprop 0.009 mg/l

Molinate 0.006 mg/l

Carbofuran 0.005 mg/l

0.002 mg/l
Lindane

MCPA 0.002 mg/l

Atrazine 0.002 mg/l

DDT 0.002 mg/l

1,2-Dichlopropan 0.001 mg/l

Aldrin / Dieldrin 0.00003 mg/l

Heptachlo va heptachlo epxit 0.00003 mg/l

Clodane 0.0002 mg/l

Hexachlorobenzen 0.01 mg/l

*Chỉ tiêu vi sinh:


Coliforms được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất lượng nước uống,
nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản (dễ phát hiện và định lượng), thường tồn tại
trong thiên nhiên và không đặc hiệu cho sự ô nhiễm phân. Tuy nhiên trong nhóm vi
khuẩn Coliform có phổ biến là Escherichia Coli, đây là một loại vi khuẩn thường có trong
hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn E.Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu
ô nhiễm phân.

Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại
tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu
nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa
thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước là một chỉ
thị thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường
được sử dụng làm sinh vật chỉ điểm cho các nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước ăn uống
và sinh hoạt.

Có nhiều loại E. coli, nhưng phần lớn chúng có thể nói là vô hại. Tuy nhiên, một số E.
coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm E. coli có hại này là E. coli
O157:H7. Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí
dẫn đến tử vong.

Nước trong Nước trong


rửa nguyên liệu trộn thực phẩm

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối đa

Coliform tổng số 50 vi khuẩn / 100 ml. 0 vi khuẩn/100ml.

E.coli hoặc Coliform


chịu 0 vi khuẩn/100ml. 0 vi khuẩn/100ml.
nhiệt

2.1.2. Đường:
2.1.2.1. Đường saccharose:

Đường saccharose được nhập từ những nhà máy sản xuất đường ở các tỉnh miền Nam
tập trung nhiều mía như: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, Long An, Hậu
Giang,…

Bảo quản đường: Đường được chứa trong bao PE dán kín, được bảo quản trong kho
có bệ cách nền 0,2m.
2.1.2.2. Đường glucose:

Đường glucose được nhập từ những nhà máy sản xuất đường glucose khu vực miền
Nam, chủ yếu nhập ở các tỉnh lân cận.

Bảo quản đường: Đường được chứa trong bao PE dán kín, được bảo quản trong kho
có bệ cách nền 0,2m.

2.1.3. Phụ gia:


2.1.3.1. Hương liệu:

Hương liệu được chia làm nhiều loại hương liệu dựa vào nguồn gốc của nó có thể chia
làm nhiều loại:

- Hương liệu tự nhiên


- Hương liệu tổng hợp
- Hương liệu hỗ hợp

Yêu cầu sử dụng:

Hương liệu dùng trong nước giải khát đảm bảo độ tinh khiết cho thực phẩm, không
gây hại cho người sử dụng, nó phải nằm trong danh mục qui định hiện hành của Bộ Y
Tế (QĐ 505/BYT) và phải sử dụng đúng liều lượng cho phép.

2.1.3.2. Chất tạo màu:

Dựa vào nguồn gốc ta có thể chia ra thành 2 loại: Tự nhiên và tổng hợp

- Chất màu tự nhiên: Được trích từ rễ cây, vỏ cây, củ, quả hoặc màu caramel, màu
carotenoid
- Chất màu tổng hợp: Sử dụng với hàm lượng thấp và khá bền
Tartrazine (C16H9N4Na3O9S2). Sunset yellow ( C16H10N2Na2O7S2), Amaranth
(C20H11N2Na3O10S3), Brilliant Blue (C37H34N2Na3O10S3), Ponceau 4R
( C20H11N2Na2O10S3), màu caramen
Yêu cầu sử dụng:
Phẩm màu sử dụng phải đảm bảo độ tinh khiết và phải nằm trong danh mục cho
phép của Bộ Y Tế hiện hành
Liều lượng sử dụng nói chung: <= 0.03%
Là những chất không có độc tính, không gây ung thư
Những sản phẩm chuyển hóa của các chất màu là những chất không có độc tính
Các chất màu có tính đồng nhất cao. Trong đó phải chứa trên 60% phẩm màu
nguyên chất còn lại là những chất không độc.
Phẩm màu là chất không được chứa các tạp chất sau:
+ Cr, Se,U ( các chất này được xem là những chất gây ung thư)
+ Một vài chất thuộc nhóm cacbua hydro & đa vòng các chất này thường gây ung
thư
+ Hg cadimi
+ Không được chứa các chất như As, Pb, các kim loại nặng
Trong quá trình sử dụng không được gây ngộ độc tích lũy
2.1.3.3. Axít thực phẩm – chất tạo chua:

Acid citric, acid tartaric, acid malic

Công dụng của acid thực phẩm:

- Tạo vị chua tự nhiên


- Ức chế VSV, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm
- Trong sản xuất thường dùng một số acid như: acid citric, acid tartaric, acid malic.
2.1.3.4. Chất bảo quản:

Trong quá trình bảo quản nước ngọt, cần sử dụng thêm một lượng chất bảo quản
nhằm ngăn chặn sự lên men và nấm mốc phát triển

Chất bảo quản thường sử dụng trong sản xuất là: Acid Benzoic và Sodium Benzoate

Theo quy định của Bộ Y tế năm 1998 ( QĐ 867/BYT) thì liều lượng Acid Benzoic và
Sodium Benzoate tối đa sử dụng trong chế biến nước giải khát 600mg/kg.

2.1.4. CO2:

CO2 có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau:

- Từ khói lò đốt của các lò hơi hay lò nhiệt điện, lò nung vôi
- Từ các nguồn nước khoáng được báo hòa CO2 thiên nhiên
- Từ quá trình lên men dịch đường ở các nhà máy bia, rượu

Yêu cầu kỹ thuật: Trước khi vào bồn chứa Na2CO3 đã được pha loãng, CO2 được
chuyển về dạng khí nhờ dóng khí nóng của đường ống. CO2 được sục từ đáy bồn lên
để đi vào các bồn lọc tiếp theo nhờ sự chênh lệch áp suất. Than hoạt tính có tác dụng
loại đi các khí không mong muốn như aldehyt, aceton, diacetyl…với mục đích khử
mùi. Thuốc tím tiêu diệt một phần vi sinh vật, loại aldehyde trong CO2 công nghiệp.

Vai trò CO2 trong nước giải khát:


Khi tan trong nước, khí CO2 sẽ tạo thành H2CO3 có vị chua dễ chịu

Khi vào cơ thể, CO2 sẽ thu nhiệt và bay hơi, tạo cảm giác mát, gây vị cay nhẹ, the nơi
đầu lưỡi

Ngoài ra CO2 hòa tan trong nước còn hạn chế được hoạt động của các tạp khuẩn, các
vi sinh vật hiếu khí, giữ cho sản phẩm nước giải khát lâu bị hỏng.

Các yếu tố ảnh hưởng khác:

Chất lượng gas nhập về

Độ kính đường ống và thiết bị làm sạch

Độ tinh khiết và thời gian chất làm sạch

Áp suất của bồn làm sạch

2.2. Sản phẩm:

2.2.1 Tính chất của sản phẩm:

Sản phẩm nước giải khát có gas phải có hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp, độ tạo gas
tốt, hàm lượng chất bảo quản ở mức cho phép.

2.2.2 Các chỉ tiêu của sản phẩm

Kiểm tra bao bì:

+ Hình dạng: không được bóp méo

+ Độ kín: Chai không được bị thủng, bị xì gas

+ Nhãn: Dính chặt vào chia

+ Độ cứng

Cảm quan:

Màu sắc, mùi vị: Đặt trưng cho sản phẩm

Trạng thái: Lỏng , đồng nhất

Độ trong: Tùy đặc tính sản phẩm

Độ ngậm gas phải đạt yêu cầu


Hóa lý: Hàm lượng CO2: 3 – 4 G/l

Hàm lượng natri benzoat, kim loại nặng: theo TCVN

Hàm lượng acid citric: 1,5 – 2,5 g/l

Vi sinh:

Tổng vi sinh vật hiếu khí: 10 khuẩn lạc/ml

Coliform, E.coli: 0/1ml

Tổng bào tử nấm men, nấm mốc: 0/1ml

Các vi khuẩn gây bệnh khác: 0/1ml

2.2.3 Tồn trữ và bảo quản

Sản phẩm nước giải khát sau khi sản xuất xong cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ thích
hợp trong kho bảo quản nhằm giữu được chất lượng tốt nhất cho sản phẩm

2.2.4 Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Các nhà sản xuất đánh giá chất lượng thức uống pha chế thông qua 3 nhóm chỉ têu
sau:

- Chỉ tiêu hóa lý: Tổng hàm lượng chất khô ( thường là 10 – 11%), hàm lượng
đường, hàm lượng CO2 ( thường là 0,5%) pH hoặc độ chua, cường độ màu của sản
phẩm.
- Chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc, độ trong, mùi và vị
- Chỉ tiêu vi sinh: Gồm tổng số vi sinh vật hiếu khí, nấm men, nấm sợi, Coliform
tổng só, hàm lượng một số vi sinh vật gây bệnh thường gặp: Esscherichia Coli,
Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens,…

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:


3.1. Quy trình công nghệ:
3.1.1. Sơ đồ qui trình công nghệ:
CO2 Nước Đường

Xử lý Xử lý Hòa tan Nước

CO2 sạch Làm lạnh ( 5 - 8°C)


Gia nhiệt Acid
thực
Phối trộn
Lon nhôm phẩm
Lọc
Làm lạnh ( 1 - 5°C)

Sóc rửa Bão hòa CO2 Làm nguội


Hương,
Pha chế màu
Lon sạch Chiết rót chai caramen

Đóng nắp Siro mùi

Làm ẩm

Thổi khô

In date

Dán nhãn

Vô thùng

Thành phẩm

Hình 3.1. Sơ đồ khối qui trình công nghệ sản xuất nước gải khát có gas

3.1.2. Thuyết minh qui trình công nghệ:


3.1.2.1. Xử lí nước:

Việc xử lý nước cần hai giai đoạn:

- Giai đoạn I: Khử sắt bằng oxy, khử phèn bằng dung dịch sữa vôi, rồi để lắng và
lọc trong. Nước thu được đạt tất cả các chỉ tiêu của nước sinh hoạt.
- Giai đoạn II: Tiếp tục làm mềm nước bằng dung dích sữa vôi, lọc cát và lọc than
giúp thu được nước hoàn toàn vô trùng.
Chỉ tiêu chất lượng nước:
Chỉ tiêu Yêu cầu
pH 9,5 ÷ 10,2
Độ kiềm với chỉ thị Phenolphtalein 18 ÷ 30
Độ kiềm với chỉ thị Metyl da cam 35 ÷ 50
Cl2 18 ÷ 20 ppm
Độ cứng tổng cộng 85 mg CaCO3/l

Xử lý nước thô:

Mục đích: Nhằm khử sắt, đồng thời loại bỏ các tạp chất căn bẩn, hữu cớ, diệt một phần vi
sinh vật và một phần làm mềm nước.

Phương pháp: Chuyển hoá Fe2+ thành Fe3+ bằng hai tác nhân là: Oxy và Chlorine
( Ca(OCl2)

Các phản ứng xảy ra:

3 Fe(HCO3)2 + 2H2O + O2 = 4 Fe(OH)2 + 8 CO2

Fe2+ + OCl + 2H+  Fe3+ + Cl- + H2O

Ca(OCl)2 + H2O = Ca(OH)2 + HClO

HClO = HCl + O

Fe3+ + 3OH- = Fe(OH)3

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2 CaCO3 + 2 H2O

Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 = Mg CO3 + CaCO3 + 2H2O

Xử lý nước tinh:
Mục đích: Làm giảm dộ cứng của nước, đòng thời loại bỏ những chất lơ lửng và
những chất kết tủa dạng hạt nhỏ, diệt VSV, khử màu, mùi.

Phương pháp:

Sử dụng Ca(OH)2 để làm giảm độ cứng của nước, sử dụng FeSO4.7H2O làm chất trợ
lắng để tách các chất lơ lửng, các kết tủa dạng nhỏ ra khỏi nước. Đồng thời sử dụng
Chlorne để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ và diệt vi sinh vật.

Các phản ứng xảy ra như sau:

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 + 2H2O

Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 = Mg CO3 + CaCO3 + 2H2O

Mg CO3 + Ca(OH)2 = CaCO3 + Mg(OH)2

Sử dụng chất trợ lắng là FeSO4. Khi cho FeSO4 vào nước sẽ xảy ra phản ứng sau:

FeSO4 = Fe2+ + SO42-

Đồng thời trong nước lúc đó có Chlorine nên sẽ xảy ả phản ứng oxy hóa Fe2+ thành
Fe3+ theo phản ứng:

Fe2+ + OCl- + 2H+  Fe3+ + Cl- + H2O

Fe3+ tac dụng với vôi tạo thành kết tủa Fe(OH)3 dạng cặn bông:

Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3

- Nấu đường:

Mục đích:

1. Đồng nhất dịch syrup : có gia nhiệt nên tính đồng nhất cao
2. An toàn: trong đường có chứa tế bào VSV, tiêu diệt VSV trong đường
3. Nghịch đảo đường ( 85 - 90°C). Có 4 ưu điểm:
Xúc tác acid hoặc enzyme, tăng cường vị ngọt
Cải thiện vị ngọt (đường nghịch đảo có vị ngọt cao)
Tăng nồng độ đường bên trong syrup nên tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm
Tránh sự kết tinh đường
4. Kết hợp sử dụng than hoạt tính để tăng độ trong, ngoài chức năng hấp phụ chất
màu và mùi, than hoạt tính còn đóng vai trò chất trợ lọc cho việc lọc trong địch
dường. Kết hợp sử dụng cánh khuấy và gia nhiệt dể dịch syrup hoàn lưu, đạt độ
trong thích hợp.
Nguyên liệu:
Đường:100g/1 lít sản phẩm
Nước
Những chất hỗ trợ như than hoạt tính, bột trợ lọc: Có tác dụng hấp phụ mùi mật
mía, màu, mùi nấu
Diatomit: Tăng hiệu quả và tốc độ lọc, tránh hiện tượng bts và tải lọc
Acid dưới dạng dung dịch 40 – 50% : là tác nhân chuyển hóa đường
Phương pháp nóng: Đường được hòa tan với nước đun sôi, sau đó đem đi lọc và
làm lạnh
Ưu điểm của phương pháp:
Rút ngắn thời gian hòa tan đường
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, các vi sinh vật có trong đường sẽ bị tiêu diệt
Nhiệt độ cao còn tăng khả năng chuyển hóa đường, làm tăng vị ngọt của dịch siro
và có vị thơm hơn
Nhiệt độ nấu đường sẽ được khống chế khoảng từ 80°C đến 90°C

Đường

Hòa tan( 60 – 75 °C) Nước

Gia nhiệt ( 90 - 92°C) Acid


thực
phẩm
Lọc ( 80 -85°C)

Làm nguội( 30 - 40°C)


Hương,
Pha chế màu
caramen
Siro cơ
bản( 67°Bx)
Công đoạn hòa tan: Giúp hòa tan các cấu tử đường vào hỗ hợp

Công đoạn gia nhiệt:

+ Tiêu diệt vi sinh vật, tăng cường thời gian bảo quản sản phẩm

+ Tạo điều kiện chuyển hóa đường thành đường nghịch đảo làm tăng vị ngọt dịu của
đường

+ Tăng độ ổn định của sản phẩm

Công đoạn lọc: Tách chiết các tạp chất cơ học lẫn vào trong đường

Công đoạn làm nguội: Để chuẩn bị cho phối chế hương liệu tạo siro bán thành phẩm

Công đoạn pha chế: Hòa tan các cấu tử vao siro để tạo hỗn hợp đồng nhất chuẩn bị
chiết rót. Tạo ương vị đặc trưng cho sản phẩm.

- Pha chế syrup thành phẩm:


Mục đích:
Hòa tan các cấu tử có trong thành phần nước giải khát thành một dung địch dồng
nhất gồm: syrup tắng, acid thực phẩm, chất màu, chất mùi, chất bảo quản,..
Công thức pha chế ( xác định hàm lượng từng loại nguyên liệu cần thiết cho vào
pha chế) là bí mật của mỗi nhà sản xuất, nó cho ra tùy từng loại sản phẩm
Nguyên tắc pha chế:
Dựa vào công thức pha chế thì cho cấu tử có sô lượng nhiều vào trước, hương liệu
luôn cho sau cùng, lúc này ít khuấy đảo nhất, nhiệt độ thấp nhất để tránh tổn thất
hương.
Các cấu tử nguyên liệu cần được chuẩn bị trước ở dạng tối ưu nhất vì tiến hành
pha chế ở dạng dung dịch. Đối với nguyên liệu rắn thì phải hòa tan vào nước nòng,
lọc và làm nguô trước khi phối trộn.
Làm lạnh nước đã xử lý:
Mục đích:
Làm lạnh nước từ 5 - 8°C để tăng khả năng hòa tan của CO2 và giữ CO2 trong
nước.
Giảm tổn thất CO2 khi chiết rót
Nguyên lý: Dựa vào sự tiếp xúc gián tiếp giữa tác nhân làm lạnh (glycol) với nước
để hạ nhiệt độ của nước xuống 12°C rồi được bơm qua thiết bị làm lạnh thứ 2 để
hạ nhiệt độ xuống 5 - 8°C
Phối trộn – làm lạnh:
Nước sau khi đã xử lý được phối trộn với siro mùi đã được chuẩn bị từ trước. Hạ
nhiệt độ hỗ hợp xuống còn 1 - 3°C. Cho hỗ hợp nước đã pha chế chạy qua đường
ống nén CO2.
Lọc dịch đường:
Mục đích:
Loại bỏ các tạp chất trong quá trình thao tác thực hiện và trong quá trình vận hành
máy. Loại bỏ các tạp chất vật lý có thể trong nguyên liệu đường và nươc
Tăng độ trong của dịch syrup
Phương pháp lọc:
Lọc thô: Sử dụng màng lọc ở cửa ra thiết bị nấu syrup
Lọc tinh: Sử dụng máy lọc khung bản
Thời gian lọc: 1h dưới áp suất 5 – 6 at duy trì ở 80°C.
Chú ý: Khi nhiệt độ dịch đường nhỏ hơn 75°C. thù mơ van hơi để tăng nhiệt độ
dich đường.

Làm nguội dịch đường:

Dung dịch sau khi lọc xong được đưa qua hệ thống làm lạnh để hạ nhiệt độ xuống 20
- 25°C.

Tránh sự ngưng tụ nước trong bồn chứa tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển

Giữ được hương thơm khi pha chế

Chuẩn bị cho quá trình phối trộn

Hạn chế xảy ra phản ứng Mailard

Tiêu diệt vi sinh vật do thời gian làm nguội ngắn khoảng 45 giây.

Thiết bị: Trao đổi nhiệt bản mỏng hoặc ống lồng ống

Dịch đường thu xong phải đạt các chỉ tiêu sau:

Cảm quan: Có mùi thơm của đường, không có mùi mật mía, trong suốt, có màu vàng
nhạt

Nhiệt độ 20 - 25°C.

Độ Brix: 64 – 65

Pha chế syrup:


Khi pha chế, các nguyên vật liệu rắn phải hòa tan vào nước tạo dung dich đồng nhất.
Hương liệu được hòa tan trong cồn thực phẩm và đựng trong bao bì đậy nắp kín

Tuyệt đối theo công thức

Theo thứ tự đã định: Không đông thời cho 2 chất vào cùng lúc, trộn các thành phần có
hàm lượng lớn trước, các chất có hàm lượng nhỏ hơn cho vào sau. Các chất dễ bay
hơi cho vào sau

Siro pha chế thật:

+ Nấu, lọc kỹ

+ Nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường

Chính xác, sạch sẽ

Thứ tự pha chế:

+ Vệ sinh bồn

+ Bơm siro trắng

Cho máy khuấy hoạt động

Hiệu chỉnh siro đến 35°Bx

Cho lần lượt các chất vào qua vải lọc

Thêm nước cho đủ lượng theo công thức

Tiếp tục khuấy trộn 15 phút

Lấy mẫu tử hàm lượng đường, acid, độ màu

Khi các chỉ tiêu hóa – lý đều đạt thì lấy mẫu kiểm tra vi sinh. Ngưng khuấy. Khi sản
xuất tiếp nên khuấy lại 30 phút để đạt độ đồng nhất

Siro pha xong chưa chiết hết, lưu trữ tới 48h (kể từ khi pha chế) mà vẫn không ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu kỹ thuật

Siro mùi của mỗi loại sản phẩm đạt các chỉ tiêu hóa – lý và cảm quan theo qui định

Tổng số VSV hiếu khí trong 1 ml siro mùi không được vượt quá 50KL
Tổng só VSV hiếu khí trong 1 ml nước pha chế và chiết chai không được vượt quá
25. Khi pha chế, các nguyên liệu rắn phải hòa tan vào nước tạo dung dịch đồng nhất.
Hương liệu được hòa tan trong cồn thực phẩm và đựng trong bao bì nắp kín

Thông số kỹ thuật:

Tỷ lệ thành phần : Phụ thuộc vào từng sản phẩm và công thức

Nhiệt độ: Thường ở nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ thường tránh sự tổn thất các cấu tywr
hương

Tốc độ cánh khuấy : tùy vào từng sản phẩm

Hàm mục tiêu:

+ Nông độ chất khô: 10 – 11% tính theo lượng đường

+ pH vừa phải để sản phẩm có vị ngọt

+ Các chỉ tiêu cảm quan: Trong suốt, màu, mùi, vị đặc trưng

Thiết bị: Hình trụ đứng, có cánh khuấy, có hoặc không có lớp vỏ áo giải nhiệt

- Phối trộn hương liệu, màu, acid điều vị

Mục đích: Hòa tan các cấu tử hương liệu, màu acid điều vị vào dung dịch. Tạo hương
vị đặc trưng cho sản phẩm

Phương pháp thực hiện:

+ Khi nhiệt độ khối syrup đạt 90°C thì tiến hành cho hỗn hợp các phụ gia, màu và
acid điều vị vào rồi tiếp tục khuấy cho đồng nhất

+ Tiếp tục cho nước vào nồi nấu để đạt nhiệt độ khối syrup ở 80°C thì cho hỗn hợp
vào. Ngừng gia nhiêt, xả van hơi quá nhiệt từ nồi ra ngoài và vẫn tiếp tục khuấy.

Thiết bị sử dụng:

+ Ở công đoạn này, tất card ung dịch vẫn còn trong nồi nấu syrup. Thông số giai đoạn
cho phụ gia và màu là 90°C, nhiệt độ được hạn xuống còn 80°C khi cho hỗn hợp
hương. Tốc độ cánh khuấy không thay đổi vì được duy trì ở mức 120 vòng/phút

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ bão hòa CO2:


Nồng độ chất hòa tan trong nước có nahr hưởng lớn đến mức độ bão hòa CO2 trong
chất lỏng. Đa số các chất điện giải đặc biệt là các muối tạo độ cứng làm giảm độ hòa
tan của CO2.

Diện tích tiếp xúc giữa nước và CO2

Nước chứa nhiều không khí, tạp chất

Chai rửa không sạch

Siro còn nóng, nhiều bọt

Ap suất của CO2 cung cấp cho máy không ổn định

Thiết bị: Thiết bị bão hòa CO2

Rửa chai:

Mục đích:

+ Làm sạch bề mặt thiết bị nhà xưởng

+ Loại trừ vi sinh vật nhiễm tạp

+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình:

+ Chất lượng nước

+ Bề mặt tẩy rửa

+ Nhiệt độ tẩy rửa

+ Thời gian tẩy rửa

+ Nồng độ chất tẩy rửa

Phương pháp thực hiện:

Tráng và rửa chai sơ bộ: Với vòi phun xịt công suất lớn, nước rửa tuần hoàn,s au khi
qua khu vực này sẽ được làm sạch các vật lạ, tránh gây bẩn cho các bồn ngâm tiếp
theo

Ngâm chai: Khu vực này gồm các bồn chứa dung dịch xút nóng ( bồn I: NaOH 3 –
3.5%, bồn II: NaOH 4 – 5%, bồn III: NaOH 2%, bồn IV: NaOH 0.5%). Chai được
nhúng chìm trong dung dịch. Xút nóng sẽ tiêu diệt vi sinh vật và lam giẩm sức căng
bề mặt của căn bẩn bám vào chai

Phun rửa:Tại đây, chai được phun rửa cả bên trong lẫn bên ngoài, bở 6 dãy tia sung
dịch xút nóng. Các cặn bẩn bám vào chai bị phá vỡ và cuốn theo dung dịch

Tráng rửa: Chai được tráng rửa cho sạch hết xút. Đầu tiên chai đi qua 2 dây vòi phun
rửa ngoài và 3 dãy vòi phun rửa bên trong bằng nước nòng ( 62°C) tuần hoàn. Sau đó,
chai đi qua 2 dãy vòi phun rửa ngoài và 2 dãy vòi phun rửa trong bằng nước sạch

Thoát nước: Chai ở tư thế úp ngược và hơi nghiêng, chai sẽ làm thoát hết nước đã
phun rửa nó. Khu vực này có lắp khay tháo nước, bảo vệ cho nước ra không bắn
ngược vào miệng chai

- Chiết rót – ghép nắp:


Mục đích:
Định lượng lon sản phẩm
Ghép mí để bảo quản sản phẩm. Tạo giá trị cảm quan tốt với người sử dụng
Thuận lợi cho quá trình phân phối, vận chuyển sản phẩm
Phương pháp thực hiện:
Bán thành phẩm sau khi nạp bão hòa CO2thì tiến hành bơm lên bồn và chuẩn bị
chuyển vào bồn chiết của máy chiết lon
Chiết cùng lúc và từng lon sẽ được dây chuyền vào máy ghép lắp
Sau khi ghép nắp, băng chuyền sẽ chuyển lon thành phẩm ra khu vự tiếp nhận để
chuẩn bị cho công đoạn xử lý nhiệt tiếp theo khi đưa vào khu vực bao gói thành
phẩm
- Hoàn thiện sản phẩm:
Mục đích:
Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thuận tiên cho qúa trình vận chuyển, bảo
quản và tiêu thụ. Ngoài ra, việc dán nhãn, vô thùng còn nhằm cung cấp thông tin
về sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu
Phương pháp thực hiện:
Các lon sau khi được xử lý nhiệt, sẽ tiến hàng để ráo sau đó được chuyển đến hệ
thống bao gói màng và vào lốc rồi cho khay để tạo ra thành phẩm
Thiết bị sử dụng:
Trong công đoạn này có sử dụng máy rút màng co trong quá trình vào lốc chuyển
qua khay.

CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG VẬT CHẤT


4.1. Lượng tiêu hao sau mỗi công đoạn

Nấu và lọc siro đường: 2% so với thể tích

Làm lạnh: 1% so với thể tích

Lọc: 1% so với thể tích

Pha chế: 1% so với thể tích

Chiết rót và đóng nắp: 2% so với thể tích

4.2. Chọn số liệu ban đầu


Nguyên liệu
Đường: 100g/l
Acid citric: 1,2 g/l
Chất màu: 0,025g/l
Chất bảo quản: 3 ml
4.3. Tính cân bằng sản phẩm theo 1000l siro x% nồng độ
Chọn nồng độ siro là 60% . Ta có khối lượng riêng của dung dịch siro 60%: 1,289
kg/l
4.3.1. Lượng đường có trong 1000l siro 60%:
60
1289,1. = 773,46 (kg)
100
Lượng đường thực tế để nấu 1000l siro 60%:
773,46.100
M1 = = 789,24 (kg)
100−2
4.3.2. Lượng nước có trong 1000ml siro 60%:
100−60
1289,1. = 515,64 (kg)
100
Thực tế quá trình nấu nước bốc hơi 10%, vậy lượng nước cần:
515,64 .100
Vn’ = = 571,93 (kg)
100−10
4.3.3. Lượng đường và nước còn lại sau các công đoạn:
4.3.3.1. Qua công đoạn lọc:
1289,1 .(100−1)
Siro đường còn lại sau lọc: = 1276,20(kg)
100
Lượng siro còn lại sau khi lọc:
773,46 .(100−1)
M2= = 765,72 (kg)
100
4.3.3.2. Qua công đoạn làm lạnh:
1276,20 .(100−1)
Khối lượng siro sau khi làm lạnh: = 1263,43
100
1263,43
Thể tích siro sau khi làm lạnh:V1’ = = 980,09 (lit)
1,2891
Lượng đường còn lại trong siro sau khi làm lạnh:
765,72 .(100−1)
M3 = = 758,06 (kg)
100
4.3.3.3. Qua công đoạn phối trộn:
Lượng axit citric cần pha chế:
Cứ 1000kg đường thì pha chế 12 kg axit citric
758,06 x
758,06 .5
x= = 3,79 (kg)
1000
Lượng chất màu cần pha chế:
Cứ 1000 kg đường thì pha chế 0,25kg chất màu
758,06 y
758,06 .0,25
y= = 0,18 (kg)
1000
Khi pha chế 100g chất màu hòa thành 1 lít dung dịch chất màu:
0,18 kg V4 ’
180.1
V4’ = = 1,8 (lit)
100
Lượng chất bảo quản ( C6H5COONa)
Tỉ lệ phối chế Natri benzoat chiếm 0,3 % trong sản phẩm
 Trong 1000lit siro cần cho thêm:
0,3.7428,98
V5’ = = 0,43 lit
1000
 Thể tích siro pha chế:
V6’ = 980,09 + 22,70 + 3,79 + 1,80 + 0,43 = 1008,81 lit
Trong quá trình pha chế hao hụt 1%. Vậy thể tích siro sau pha chế:
1008,81 .(100−1)
V7 = = 998,72 (l)
100
4.3.3.4. Bão hòa CO2:
Theo tiêu chuẩn số liệu ban đầu: 1 lit nước giải khát chứa 100g đường như vậy trong
998,72 lít siro thành phẩm chiếm 758,06kg đương nên lượng nước giải khát có được:
708,56 .1000
Z= = 7580,60 (l)
100
 Lượng nước bão hòa CO2 cần pha chế:
7580,60−998,72
= 6581,88 (l)
100
4.3.3.5. Chiết rót và đóng nắp
Lượng nước giải khát còn lại
7580,60.(100−2)
= 7428,98 (l)
100
Vậy từ 1000 lit siro 60% ta sản xuất được 7428,98 lít nước giải khát thành phẩm
4.3.4. Biểu đồ sản xuất
Bảng 1: Dây chuyền làm việc 1 ngày 1 ca 2 mẻ
Tháng 1 2 3 4 5 6 8 9 10 1 12
Ngày 24 20 24 24 24 24 24 24 26 26 24
Ca 24 20 24 24 24 24 24 24 26 26 24
Mẻ 48 40 48 48 48 48 48 48 52 52 48

4.3.4.1. Lượng siro cần dùng


Cứ 1000 lit siro 60% tạo được 7428,98 lit sản phẩm
Tính cho 1 ngày: 3000l sản phẩm cần 403,82 lit siro
403,82
Tính cho 1 mẻ: = 201,91 lít
2
Ta có: cứ 1000l siro 60% cần lượng đường để nấu là 789,24kg đường
Suy ra 403,82 l siro cần lượng đường để nấu trong ngày là 318,7 kg đường
4.3.4.2. Lượng acid:
Tính cho 1 ngày:
403,82 .22,7
= 9,167
1000

Tính cho 1 mẻ: 4,583 lit

4.3.4.3. Lượng chất màu


Tính cho 1 ngày:
403,82 .1,8
= 0,727 lit
1000
Tính cho 1 mẻ: 0,363 lit
4.3.4.4. Lượng nước bão hòa CO2
403,82 .6581,88
Tính cho 1 ngày: = 2657,89 lit
1000
Tính cho 1 mẻ: 1328,945 lit
4.3.4.5. Lượng nước để nấu siro
+ Lượng nước có trong 1000 lít siro: 515,64(kg)  Lượng nước cần để nấu 1000 lít
siro: 571,93
 Lượng nước cần cung cấp cho 1 ngày:
403,82 .571,93
= 230,96 kg
1000
Khối lượng riêng của nước ở 25oC là 997,08 kg/m3
Vậy lượng nước cần cung cấp để nấu siro trong 1ngay:
230,96
1000. = 231,636 lit
997,08
Lượng nước cần cho 1 mẻ: 115,82 lit
4.3.4.6. Lượng nước ngọt thành phẩm
Tính cho 1 ngày:
403,82 .7428,98
= 2999,97 lit
1000

Tính cho 1 mẻ: 1499,99 lit

4.3.5. Tính bao bì


Nhà máy làm việc 1 ngày 1 ca ( 1 ca gồm 2 mẻ) ở khâu chiết rót nên lượng thành
phẩm trong ngày: 3000 lit
Sản phẩm thu được chưa trong chai 330 ml. Vậy số chai cần dùng: 909 chai
Số nắp cần dùng trong 1 ngày = số chai = 909 nắp
Két đựng chai: 1 két đựng 20 chai  1 ngày cần: 45,45 két. Chọn 46 két
CHƯƠNG 5 : TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ
5.1. Thùng chứa acid + thùng chứa chất màu

Thùng chứa acid:

Chọn thiết bị dạng hình trụ đáy bằng, có bán kính R, chiều cao thiết bị H, hệ số chứa
đầy :0,9

Lượng axit citric dùng cho 1 tháng( 30 ngày) cho cả nhà máy:

9,167 .30 =275,01lit


275,01
Thể tích thùng: Vthùng= = 306 lit = 0,306 m3
0,9

Chọn chiều cao của thùng: 1,5 m

Vthùng = 2.𝜋.1,5.R2 = 0,306

Vthùng 0,306
R=√ =√ = 0,180 m D = 0,36 m
3.𝜋 3.𝜋

Chọn 1 thùng, thùng được làm bằng inox

Thiết bị chứa chất màu:

Chọn thiết bị chứa chất màu là thùng hình trụ, đáy chỏm cầu, nắp ngang, hệ số chứa
đầy, 𝜑 = 0,9

Lượng chất màu cần dùng cho1 tháng ( 30 ngày)

0,727 . 30 = 21,81 lít = 0,02181 m3


0,02181
Vthùng = = 0,024 m3
0,9

Gọi D: đường kính chỏm cầu, chọn D= 0,4 m

H: chiều cao chỏm cầu; chọn h = 0,1 m

H1: hình trụ


𝐷 ℎ
Vchỏm cầu = 𝜋.h2.( - ) với D =4h
2 3

4.ℎ ℎ 5.𝜋.ℎ 3
Suy ra: Vchỏm cầu = = 𝜋.h2. ( - )= = 0,0052 m3
2 3 3

Vtrụ = Vthùng - Vchỏm cầu = 0,024 – 0,0052 = 0,0188 m3

H 4.𝑉𝑡𝑟ụ 4.0,0188
1 = = = 0,150 m
𝜋.𝐷 2 3,14.0,42

Chiều cao thùng: H = H1 + h = 0,150 + 0,1 =0,25 m ( Chọn 1 thùng, làm bằng inox)

5.2. Thiết bị nấu + làm lạnh siro

Lượng siro cần đem làm lạnh cho 1 mẻ: 201,91 lit

Chọn thời gian làm lạnh siro từ 90oC cân bằng là 30 phút

Năng suất của máy làm lạnh:


𝑉.60 0,20191.60
N= = = 0,404 m3/h
30 30

Chọn thiết bị loại: BOI – Y5 [XI – 159]

Đặc tính kỹ thuật:

Năng suất: 5 m3/h

Nhiệt độ đầu của sản phẩm : 95oC

Nhiệt độ sau khi làm lạnh: 5oC

Nhiệt độ ban đầu của chất tải lanh: -15 oC

Lượng nước muối cần cung cấp: 10 m3/h

Số lượng bản: 82 cái


Kích thước bản: Dài 800 mm; rộng 225mm, dày 2,5 mm

Bề mặt làm việc của bản: 12,1 m3

Vận tốc của siro: 0,4 m/s

Vận tốc của nước muối: 0,4 m/s

Kích thước thiết bị (1870.700.1400)

Khối lượng: 430 kg

5.3. Thiết bị làm lạnh nước:

Lượng nước cần để bão hòa CO2 trong 1 mẻ: 1328,945 lít = 1,329 m3

Chọn thời gian làm lạnh từ 25oC xuống 1oC là 60p


𝑉
Năng suất của máy làm lạnh: N = . 60 = 1,329 m3
60

Chọn thiết bị làm lạnh bản mỏng hiệu BO1 – Y5 [XI – 158]

Đặc tính kỹ thuật: Năng suất: 5 m3/h

Áp suất làm việc: 0,08 MPa

Tốc độ: 1420v/ phút

Công suất động cơ: 1,7 KW

Đường kính ống hút đẩy: 36/36 mm

Kích thước: 432.290.280 mm

Khối lượng: 29,3 kg

Số lượng: 1

5.4. Thiết bị chứa nước bão hòa CO2

Lượng nước cần bão hòa CO2 cho 1 mẻ: : 1328,945 lít = 1,3289 m3

Chọn thiết bị bằng inox, thân trụ, đáy chỏm cầu, bên trên có nắp ngang đậy kín, hệ số
đầy: 0,9
1,3289
Vthùng = = 1,477 m3
0,9
Gọi D: đường kính chỏm cầu, chọn D= 1,5 m

H: chiều cao chỏm cầu; chọn h = 0,3 m

H1: hình trụ


𝐷 ℎ
Vchỏm cầu = 𝜋.h2.( - ) với D =5h
2 3

4.ℎ ℎ 13.𝜋.ℎ 3
Suy ra: Vchỏm cầu = = 𝜋.h2. ( - )= = 0,18 m3
2 3 6

Vtrụ = Vthùng - Vchỏm cầu = 1,477 – 0,18= 1,297 m3

H 4.𝑉𝑡𝑟ụ 4.1,297
1 = = = 0,73 m
𝜋.𝐷 2 3,14.1,52

Chiều cao thùng: H = H1 + h = 0,73+ 0,3 =1,03 m ( Chọn 1 thùng, làm bằng inox)

5.5. Thùng phối trộn nước giải khát

Lượng nước cần phối chế 1 mẻ: lượng dịch siro + nước bão hòa CO2

V = 201,91 + 1328,945 = 1530,86 lit = 1,53086 m3

Cho hệ số chứa đầy: 0,9, thùng có dạng thân trụ đáy chỏm cầu, nắp bằng
1,53086
Vthùng = = 1,701 m3
0,9

Gọi D: đường kính chỏm cầu, chọn D= 2m

H: chiều cao chỏm cầu; chọn h = 0,5 m

H1: chiều cao hình trụ


𝐷 ℎ
Vchỏm cầu = 𝜋.h2.( - ) với D =4h
2 3

4.ℎ ℎ 5.𝜋.ℎ 3
Suy ra: Vchỏm cầu = = 𝜋.h2. ( - )= =0,65 m3
2 3 6

Vtrụ = Vthùng - Vchỏm cầu =1,701 – 0,65= 1,051m3

H 4.𝑉𝑡𝑟ụ 4.1,051
1 = = = 0,595 m
𝜋.𝐷 2 3,14.1,52

Chiều cao thùng: H = H1 + h = 0,595 + 0,5 =1,095 m


Chọn 1 thùng, thùng có cánh khuấy dạng mỏ neo có đường kính: D’ = 2/3. D = 1,33
m

5.6. Thiết bị bão hòa CO2:

Lượng nước cần bão hòa CO2 cho 1 mẻ: 1,3289 m3

Chọn thiết bị bằng inox, đáy bằng, nắp chỏm


cầu

1: Thiết bị

2: Mặt sàng

3:Vòng đệm sứ

4:Vòi phun nước đã xử lý

Chọn thời gian bão hòa: 80 phút


1,3289.60
Năng suất làm việc: = 0,997 m3/h
80

Chọn thiết bị bão hòa CO2 có đặc tính kỹ thuật:

Năng suất: 5 m3/h

Áp lực: 5kg/cm2

Vận tốc sản phẩm: 0,4 m/s

Vận tốc dịch rượu: 0,4 m/s

Kích thước: Đường kính 1500mm, cao: 4000m

Số lượng: 1

Thiết bị có lớp bảo ôn ở ngoài để chông slanhj

5.7. Hệ thống chiết rót, đóng nắp, rửa chai, dán nhãn

Lượng nước giải khát cần chiết rót trong 1 ngày: 3000l

Một ngay chiết rót 1 ca, 1 ca 8 giờ ( sủ dụng chai 330ml)


2999,97
Năng suất : = 1136,35 chai/h
8.0,33
Chọn hệ thống đều có năng suất : 1200 chai/h

5.7.1. Máy rửa chai:

Chọn loại AME – 6 [XI – 174 ]

Năng suất: 6000 chai/h

Số mâm: 118

Số chai trong 1 mâm: 16 chai

Số bơm: 3 bơm

Công suất: 18,8 kw

Kích thước: 6195.3015.2672

Khối lượng: 10400 kg

Số lượng: 2 máy

5.7.2. Máy chiết rót:

Chọn máy nhãn hiệu: BAP – 6C ( XI – 189)

Các thông sso kỹ thuật:

Năng suất: 6000 chai/h

Số lượng vòi rót: 16 vòi

Kích thước: 975. 860.1850

Khối lượng: 830kg

Số lượng: 2 máy

5.7.3. Băng tải chai và băng tải két:

Dựa vào năng suất chiết rót : 1136,35 chai/h

Tốc độ băng truyền: 0,41 m/s

Công suất động cơ: 2,2 kw

Kích thước: 17355.640.700 mm


Khối lượng: 1430 kg

Băng tải két (chọn 1 băng tải)

Chọn băng tải xích loại XI – 386

Các dặc tính kỹ thuật:

Năng suất: 2000 két/h

Tốc độ băng truyền: 0,11 m/s

Công suất động cơ: 1,1 KW

Kích thước: 14352.580.700 mmm

5.7.4. Máy đóng nắp:

Chọn nhãn hiệu : y – 6A [XI – 204]

Các thông số kỹ thuật:

Năng suất: 6000

Số mâm đóng: 6 mâm

Công suất động cơ: 1,1 KW

Kích thước: 900.700.2150

Khối lượng: 1250

Số lượng: 2 máy

5.7.5. Máy dán nhãn:

Chọn loại XI – 234

Năng suất: 6000 chai/h

Số thùng quay chân không: 1,5

Công suất động cơ: 0,8

Độ chân không kPa : 550

Kích thước cho phép của nhãn:


Dài: 50 – 140 mm

Rộng: 50 – 140 mm

Kích thước thiết bị: 3280.1100.1286

Số lượng: 2 máy

5.8. Bơm:

5.8.1. Bơm siro đi làm lạnh:

Lượng siro cần cho 1 mẻ: 201,91 lit = 0,20191 m3/h, chọn thời gian bơm 10 phút
𝑉.60
Năng suất bơm: N= = 0,20191 . 6 = 1,2m3/h
10

Chọn bơm BUH – 5 [XI – 372]

Đặc tính kỹ thuật:

Năng suất: 5 m3/h

Ap suất làm việc: 0,08 MPa

Tốc độ 1420v/phút

Công suất động cơ: 1,7 KW

Đường kính ống hút đẩy: 36/36 mm

Kích thước: 432.290.280

Khối lượng: 29,3 kg

Số lượng: 1 bơm

5.8.2. Bơm siro qua thùng phối chế:

Do qua công đoạn làm lạnh hao hụt 1% nên lượng siro cần phối chế cho 1 mẻ:
201,91.(100−1)
= 199,89 lít = 0,1999 m3
100

Chọn thời gian bơm 10 phút


V.60
Năng suất bơm: N = = 0,1999.6 = 1,1994 m3/h
10
Chọn bơm BUH – 5 [XI – 372]

Đặc tính kỹ thuật:

Năng suất: 5 m3/h

Ap suất làm việc: 0,08 MPa

Tốc độ 1420v/phút

Công suất động cơ: 1,7 KW

Đường kính ống hút đẩy: 36/36 mm

Kích thước: 432.290.280

Khối lượng: 29,3 kg

Số lượng: 1 bơm

5.8.3. Bơm nước xử lý đi làm lạnh:

Lượng nước cần làm lạnh để bão hòa CO2 cho 1 mẻ : 1328,945 lít = 1,3289 m3

Chọn thời gian bơm: 80 phút


V.60
Năng suất bơm: N = = 0,9967 m3/h
80

Chọn bơm BUH – 5 [XI – 372]

Đặc tính kỹ thuật:

Năng suất: 5 m3/h

Ap suất làm việc: 0,08 MPa

Tốc độ 1420v/phút

Công suất động cơ: 1,7 KW

Đường kính ống hút đẩy: 36/36 mm

Kích thước: 432.290.280

Khối lượng: 29,3 kg

Số lượng: 1 bơm
5.8.4. Bơm nước làm lạnh qua thùng bão hòa CO2:

Lượng nước bơm qua thiết bị bão hòa CO2 bằng lượng nước đã xử lý qua làm lạnh.
Chọn bơm BUH – 5 [XI – 372].

5.8.5. Bơm nước giải khát qua khâu chiết rót:

Chọn bơm BUH – 5 [XI – 372].

CHƯƠNG 6: TÍNH XÂY DỰNG


6.1 Kho chứa nguyên liệu
Kho chứa đường, diện tích được xác định theo công thức:
𝑄.𝑇.𝑆
F=
𝑞.𝑘.𝑚
Trong đó: Q: Năng suất
Q = 318,7 kg/ngày
T: Thời gian dự trữ (chọn T = 30 ngày)
q: Khối lượng một bao, 1 = 50kg = 0,05 tấn
Chiều dài bao 0,8 m, rộng 0,5m
S = 0,8.0,5 = 0,4 m2
k: Hệ số sử dụng bao k = 0,8
m: số bao chất theo chiều cao, mỗi bao cao 0,3m; chiều cao kho 6m
Chọn chiều cao để chất bao: 5m
5.0,8
m= = 13 bao
0,3
318,7 .30.0,4
F= = 735,46m2
0,05.0,8.13
Diện tích lối đi lại trong kho chiếm 15% diện tích mặt bằng của kho. Suy ra diện
735,46.100
tích mặt bằng của kho: = 865,25 m2
100−15
6.2. Phân xưởng nấu siro
Nhà 3 tầng, cao 12m
Kích thước nhà: 18.12.12 m
Kích thước cột: 0,3.0,4 m
Diện tích mặt bằng: 216m2
6.3.Phân xưởng chiết rót
Do phân xưởng cần nhiều ánh sáng nên cần có hệ thống thông gió và cửa sổ.
Phân xưởng được xây dựng 1 tầng, cao 6m, nhịp nhà 6m, bước cột 6m
Diện tích mặt bằng: 30.24 = 720m2
6.4. Kho chứa thành phẩm
Số chai cần dùng 1 ngày: 909 chai, số két 46 két
Mỗi mâm chứa 12 két, gồm 3 lớp, mỗi lớp 4 két
Chiều cao mâm 0,16 m, kích thước két: 0,45.0,35.0,25
Chiều cao cả mâm và két: 0,25.3 + 0,13 = 0,88 m
Chiều cao chất mâm: 3.0,88 = 2,64 m
Diện tích mâm: 0,45.2.0,355 = 1,0125 m2
46
Số mâm mỗi ngày cần dùng: = 3,83 (mâm). Chọn 4 mâm
12
4
Diện tích cần chứa mỗi ngày: . 1,0125= 1,0125m2
4
Cần kho chứa có thể dự trữ trong 7 ngày, do đó diện tích chiếm chỗ của mâm trong
7 ngày là 60.7 = 420 m2. Chọn hệ số chứa đầy của kho là ∅ = 0,9( diện tích)
420
Suy ra diện tích mặt bằng của kho: = 466,67 m2
0,9
Chọn lối đi lại trong kho chiếm 15%, do đó tổng diện tích mặt bằng của kho:
466,67.100
= 549,02 m2
100−15
Chọn kích thước nhà kho: 24.24 (m)
Diện tích mặt bằng: 576 m2
6.5. Bãi chứa vỏ chai
Bố trí ở bãi trống không cần xây nhà
Diện tích cần để vỏ chai: 24.24 = 576 m2
6.6. Trạm xử lý nước
Trạm xử lý nước chiếm kích thước 9.9.6 (m2)
Diện tích chiếm chỗ: 9.9 = 81 m2
6.7 Trạm biến áp, máy phát điện
Trạm biến áp có kích thước: 4.4 (m2)
Phòng đặt máy phát điện chọn diện tích: 6.4 (m2)
Kích thước mặt bằng: 12.6 (m2)
6.8 Nhà hành chính
Phòng giám đốc: 6.4 = 24m2
Phòng phó giám đốc: 6.4 = 24 m2
Phòng kỹ thuật: 6.6 = 36 m2
Phòng công đoàn: 6.6 = 36 m2
Phòng tổ chức: 6.6 = 36 m2
Phòng kế hoạch kinh doanh: 6.6 = 36 m2
Phòng hóa nghiệm KCS: 6.6 = 36 m2
Phòng lưu trữ: 4.6 = 24 m2
Phòng họp: 6.8 = 48 m2
Phòng y tế: 4.6 = 24 m2
Hội trường: 18.9 = 162 m2
Tổng diện tích cầu thang: 8.4 = 32 m2
Tổng mặt bằng 518 m2
Xây nhà 2 tầng: 30.9.8 m
Mỗi tầng cao 4m
Mặt bằng chiếm chỗ: 30.9 = 270 m2
6.9. Nhà xe
Tính cho 70% số người làm việc trong ca đông nhất 40 người
40.70% = 28
Diện tích được tính 3 xe đạp/1 m2 và 1 xe máy/1m2
Lấy lượng xe máy là 70%
Diện tích cần xây dựng là 70%.28 + 30%.28/3 = 22,4 m2
Dện tích mặt bằng: 6.12 = 72 m2
Xe con 1 chiếc, xe vận tải 2 chiếc, xe chở két 2 chiếc, xe nâng 4 chiếc
Kích thước nhà: 12.18 m2
Diện tích gara: 216m2
6.10. Nhà ăn
Được tính cho 2/3 lượng người trong 1 ca đông nhất 40 người
Tiêu chuẩn diện tích cho 1 người là 2,25 m2
Diện tích cần xây dựng: 2,25.40.2/3 = 60 m2
Chọn kích thước nhà 12.12.4 (m)
Diện tích mặt bằng: 144 m2
6.11. Nhà vệ sinh
Bố trí trong nhà sinh hoạt. Tính cho 70% số công nhân trong 1 ca đông nhất. Mỗi
phòng 4 người
40
Số phòng là: .60% = 6 phòng
4
Kích thước 1 phòng: 1,2.1.4 m
Kích thước cho cả nhà vệ sinh: 6.1,2.4 = 28,8 m
Diện tích mặt bằng là 7.1,2 = 8,4 m2
6.12. Xưởng cơ khí
Kích thước: 3.4.4 (m)
Diện tích mặt bằng 72 m2
6.13. Khu lò hơi
Kích thước: 6.9.6 m
Diện tích mặt bằng: 6.9 = 54 m2
6.14 Khu nhiệt lạnh
Kích thước: 6.6.5 m

Diện tích mặt bằng: 36 m2

PHẦN 7 : TÍNH NĂNG LƯỢNG


7.1. TÍNH ĐIỆN:
Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy bao gồm: điện chiếu sáng và điện động lực
7.1.1 Điện chiếu sáng
Thường sử dụng kiểu đèn dây tóc chuôi bằng kim loại tráng men. Đối với xưởng
sản xuất phụ yêu cầu chiếu sáng có độ rọi cao, ánh sáng không ảnh hưởng đến màu
sắc người cần quan sát khi sử dụng.
Bố trí đèn căn cứ các thông số sau:
Chiều cao H:
Chiều cao phải thích hợp để treo đèn từ đó xuống sàn, phải phù hợp tránh chói mắt.
Tùy loại đèn và công suất của đèn mà chọn chiều cao tối thiểu.
Trong nhà máy sản xuất nước giải khát nên chọn đèn có công suất nhỏ
Chọn chiều cao: Hmin = 4m
Khoảng cách giữa các đèn: Tính chiếu sáng theo phương pháp sử dụng quang
thông. Quang thông là công suất phát sáng được đánh giá bằng cảm quan mắt
thường của người đó có thể hấp thụ bằng bức xạ.
Quang thông mỗi đèn được xác định:
𝐸𝑚𝑖𝑛 .𝑘.𝐸.𝑆𝑝
∅=
𝑛𝑑 .𝑘∅

𝐸𝑚𝑖𝑛 : Độ rọi tối thiểu


k: Hệ số an toàn tính theo độ phản quang trong khi làm việc lâu dài có khói bụi bám vào
Sp: Diện tích phòng được chiếu sáng
nd: Số lượng bóng đèn
𝑘∅ : Hế thống sử dụng quang thông
∆𝐸 : Tỉ lệ rọi chiếu sáng trung bình và độ chiếu sáng cực tiểu
Phân xưởng nấu: 200m2
Số dãy đèn theo chiều ngang:
𝑎−2.𝑙
n2 = +l
𝐿
a=12m, L = 6, l = 1,65. Suy ra n2 =3,1; Chọn n2 = 3 dãy
Tương tự đối với chiều dài ta chọn n1 = 4 dãy
Số đèn dùng cho mỗi tầng là 12 đèn
Vậy tổng số đèn trong phân xưởng là 36 đèn
Emin = 30 Lux[53]
∆E = 1,1 ÷ 1,2[65]
𝑘∅ = 40%[693]
k= 1,5[54]
Chọn đèn dây tóc nung nóng do nhà máy đèn Rạng Đông sản xuất kiểu DK – 5[17]
- Đặc tính kỹ thuật:
Điện áp: U= 220V
Công suất: P= 200W
Tổng công suất tiêu thụ: 36.200 = 7200 W
+ Kho chứa nguyên liệu: SMb= 360m2
Số dãy theo chiều ngang 12m: n2 = 3 dãy
Số dãy theo chiều dài 24m : 7 dãy
Tổng số bóng đèn trong kho: 21 đèn
Với các thông số tương tự như trên ta tính được ∅ = 912,1 in
Chọn đèn huỳnh quang 1,2m do nhà máy đèn Rạng Đông sản xuất, bên ngoài có kính bảo
vệ.
- Đặc tính kỹ thuật:
Điện áp: U = 220V
Công suất: P = 40 W
Tổng công suất tiêu thụ: Ptt = 21.40 = 840 W
+ Phân xưởng chiết rót:
Smb = 720 m2
Phân xưởng được xây nhà 1 tầng
Số dãy theo chiều dài 30m là n1 = 8 dãy
Số dãy theo chiều ngang 24m là n2 = 6 dãy
Tổng số bóng đèn: 8.6 = 48 bóng
Các thông số tương tự như trên ta tính được ∅ = 828 in ứng với Smb = 720 m2
Đặc tính kỹ thuật:
Điện áp 220V
Công suất định mức 40 W. Tổng công suất: 40.48 = 1920 W
STT Tên công trình E Nđiều áp Pđ(W) Ptt (W) Kiểu N
(Lux)
1 Phân xưởng nấu 30 36 200 7200 Dk - 5 36
2 Phân xưởng chiết 10 48 40 1920 Dk - 4 48
rót
3 Kho nguyên liệu 10 18 40 720 Dk - 5 18
4 Kho thành phẩm 25 36 100 3600 Dk - 4 36
5 Trạm nước 25 2 100 200 Dk - 4 2
6 Trạm biến áp, 25 12 100 1200 Dk - 4 12
máy phát điện
7 Nhà để xe 10 12 40 480 Dk - 4 12
8 Nhà tắm, phòng 10 12 40 480 Dk - 4 12
thay quần áo
9 Nhà hành chính,s 10 12 40 480 Dk - 4 12
inh hoạt
10 Xưởng cơ khí 30 6 200 1200 Dk - 5 6
11 Xưởng điện 30 6 200 1200 Dk - 5 6
12 Điện đường 25 6 1000 6000 Dk – 4 6
13 Nha ăn 10 16 40 640 Dk - 4 16
14 Lò hơi 50 6 300 1800 Dk - 4 6
Công suất tổng cộng: 27120 W = 27,12 KW

7.1.2 Điện cho máy móc thiết bị


Bảng tính công suất điện cho các phụ tải
STT Động cơ thiết bị Công suất Số lượng Tổng công
định mức suất (KW)
1 Cánh khuấy nồi nấu siro 0,7 1 0,7
2 Cánh khuấy thiết bị pha 0,02 ÷1,82 1 0,92
chế siro bán thành phẩm
3 Thiết bị lọc siro đã pha 2,8 1 2,8
chế
4 Máy rửa chai 18,8 1 18,8
5 Máy chiết rót 0,6 1 0,6
6 Máy đóng nắp 1,1 1 1,1
7 Máy dán nhãn 0,5 ÷0,7 1 0,6

8 Máy thanh trùng 22 1 22


9 Bơm:
-Loại BUH – 40 5,5 1 5,5
-Loại BUH – 20 4,0 2 8
-Loại BUH – 5 1,7 3 5,1

10 Băng tải két 1,1 1 1,1


11 Băng chuyền chai 2,2 1 2,2
12 Hệ thống lạnh 50 1 50
Tổng công suất: Ptc = 119,42 KW
Các động cơ khác dùng cho toàn nhà máy được tính bằng 10%Ptc
P = 10% Ptc = 0,1.119,42= 11,942 KW
∑ 𝑃đ𝑙 = Ptc + P = 119,42 + 11,942 = 131,362 KW
Q: Công suất phản kháng của phụ tải tiêu thụ
Q = Q1 + Q2 = Pcs.g𝜑1 + Pđl.g𝜑2
𝜑1 , 𝜑2 : góc lệch giữa điện áp nguồn và dòng qua góc phụ tải chiếu và động lực
- Đối với phụ tải chiếu sáng:
cos𝜑1 = 0,95 ÷ 0,98; chọn cos𝜑1 = 0,97
- Đối với phụ tải động lực:
cos𝜑2 = 0,8 ÷ 0,85; chọn cos𝜑2 = 0,82
Suy ra tg𝜑1 = 0,25; tg𝜑2 =0,70
Q = 27,12.0,25 + 119,42.0,70 = 90,374 KW
7.1.3 Tính phụ tải thực tế
7.3.1.1. Phụ tải chiếu sáng:
Pcs= K1. ∑ 𝑃𝑐𝑠
Chọn K1 = 0,8: Hệ số sử dụng các phụ tải chiếu sáng
Pcs = 0,8.27,12= 21,696 KW
7.3.1.2. Phụ tải động lực:
Pđl= K2. ∑ 𝑃đ𝑙
Chọn K2= 0,6: Hệ số sử dụng phụ tải động lực
Pđl = 0,6.119,42 = 71,652 KW
7.1.4 Điện tiêu thụ hàng năm
7.1.4.1. Phụ tải chiếu sáng:
Chọn thời gian chiếu sáng trung bình trong 1 ngày là: 10h
A1= Pcs. Tm = 21,696.306.10 = 66389,76 KW
7.1.4.2. Phụ tải động lực:
Thời gian sử dụng công suất cực đại trong thời gian cực đại của 1 ngày khoảng 16h
Tm= 306.16 = 4896 giờ
A2= Pđl. Tm = 71,652.4896 = 350808,192 KW
7.1.4.3. Điện năng tiêu thụ hằng năm của nhà máy:
A = A1 + A2 = 66389,76 + 350808,192 = 417197,952 KW
7.1.4.4. Điện năng tiêu thụ thực tế:
ATT= A.Khp
Chọn Khp = 1,02: Hệ số hao phí của máy biến áp
ATT= 417197,952.1,02 = 425541,911 KW
7.2 Tính hơi
7.2.1. Chi phí hơi cho nồi siro
Lượng đường cần nấu cho 1 mẻ: 318,71/2 = 159,355
Để có siro 60% thì lượng nước cần dùng chiếm 60% lượng đường
Lượng nước cần dùng là:
159,355.60
= 95,613 (kg)
100
7.2.1.1. Nhiệt đun nước từ 250C ÷ 600C:
𝑄11 =𝐺21 . 𝐶21 . (t2 – t1) [Kcal]
𝐺11 = 95,613 (kg): Khối lượng của nước
25 + 60
𝐶11 : Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ = 42,5oC là:
2
𝐶11 = 0,99877 (Kcal/ kg. độ)
𝑄11 = 95,613. 0,99877.( 60 – 25) = 3342,339 Kcal
Khi hòa đường vào nhiệt độ khối nấu đạt: 40oC
7.2.1.2. Nhiệt cung cấp để nâng khối nấu lên 90oC:
𝑄12 = 𝐺12 . 𝐶12 . ( t2 – t1)

𝐺12 = 95,613 + 159,355 = 254,968 kg


𝐶12 = 4190 – ( 2514 – 7524.to).X (j/kg/ độ)

𝐶12 = 4190 – ( 2514 – 7524.90).0,6 = 2275,3 (J/kg. độ) = 0,54 (Kcal/kg. độ)

𝑄12 = 254,968.0,54.(90 – 40) = 6884,136 Kcal

7.2.1.3. Nhiệt cung cấp để giữ khối nấu ở 90oC trong 30 phút:

𝑄13 = F.T.∝.(tbm – tkk) [Kcal]

𝐷2
F = 4.𝜋. = 5,98 m2 ( D=1,38)
4

Suy ra 𝑄13 = 5,98.0,5.9,6.(59,5 – 29) = 875,472 Kcal

7.2.1.4. Nhiệt cần cung cấp cho vỏ thiết bị:

Vỏ trong ≈ Vỏ ngoài

𝑄14 = 2.G.C.(t2 – t1)

G= F.𝛿.p = 5,98.7850.0,005 = 234,715 kg

C: nhiệt dung riêng của théo; C = 0,119 Kcal/kg. độ

𝑄14 = 2.234,715.0,119.(132 – 29) = 5753,8 ( Kcal)

7.2.1.5. Nhiệt tổn thất ra môi trường bên ngoài:

𝑄15 = F.T.∝.(tbm – tkk) [Kcal]

F= 5,98 m2

T= 2 giờ: Thời gian nấu siro


139+29
tbm= = 80,5oC
2

Suy ra 𝑄15 = 5,98.2.9,6.(80,5 – 29) = 5913,024 (Kcal)


Vậy lượng nhiệt cần cung cấp cho nồi nấu siro:

Q1 = 𝑄11 + 𝑄12 + 𝑄13 + 𝑄14 + 𝑄15 = 70820,876 Kcal

Lượng hơi đốt cần dùng là:

Q1 70820,876
D1= . Suy ra D1 = = 119,7 kg
𝑖− 𝑖𝑘𝑘 651,62−60

Cường độ tiêu tốn hơi:


𝐷1 119,7
𝐷1′ = = = 59,85 kg/h
𝑇 2

7.2.2. Hơi dùng cho thanh trùng, rửa chai và các hoạt động khác:

Lượng hơi dùng cho các công đoạn này chiếm 10% 𝐷1′

𝐷2′′ = 59,85. 10% = 5,985 kg/h

7.2.3. Tổng lượng hơi cần dùng:

DT = 59,85 + 5,985 = 65,835 kg/h

7.3 Tính nước:


7.3.1 Nước cho công nghệ
Lượng nước dùng để nấu siro: 231,636 l/ ngày = 0,232 m3/ ngày
Lượng nước dùng cho lò hơi
Lượng nước mỗi giờ cần cung cấp: Cứ 1 kg nước cho 1 kg hơi
Vậy lượng nước cần dùng cho 1 ngày có thể tổn thất 10% là:
1312,88.15 = 19693,2 (kg)
Vậy lượng nước thực tế dùng : 19693,2 + 10%.19693,2 = 21662,52 = 21,66252 m3
Vậy lượng nước dùng cho công nghệ trong 1 ngày:
7.3.2 Nước dùng vệ sinh thiết bị
Lượng nước dùng 1m3/h
Vậy lượng nước dùng trong 1 ngày ( 2 ca) là 15m3/ngày
7.3.3 Nước dùng chiết rót , rửa chai
Mỗi chai qui ước 330ml, lượng chai mỗi ngày: 909 chai
Lượng nước cần cho mỗi ngày: 909. 0,33 = 299,97 lít
7.3.4 Nước sinh hoạt:
7.3.4.1. Nước tắm
Tính 25 lít/ người/ ngày. Số người làm việc trong 1 ngày: 80
Lượng nước cần dùng: 80.25 = 2000 lít/ ngày 2 m3/ ngày
7.3.4.2. Nhà vệ sinh:
Tính cho 15 lít/ người/ ngày
Lượng nước cần dùng: 15.80 = 1200 lít/ngày = 1,2 m3/ngày
7.3.4.3. Rửa xe: 3m3/ngày
7.3.4.4. Nhà ăn: Tính cho 20 lít/ người/ ngày: 80.20 = 1600 lít/ngày = 1,6 m3/ngày
7.3.4.5. Nước cứu hỏa: 5 m3/ngày
Suy ra lượng nước tổng cộng nhà máy dùng trong 1 ngày là:
46,994 m3
7.4 Tính nhiên liệu ( dầu, xăng,..)
7.4.1. Dầu FO:
𝐷𝑡𝑡 ( 𝑖ℎ − 𝑖𝑛 )
Lượng dầu FO cho 1 giờ: G =
𝑄.𝜇

Trong đó: Q: nhiệt lượng của dầu 9500 Kcal/h

𝐷𝑡𝑡 : Năng suất hơi 1142,36 kg/h

𝜇 : Hiệu suất lò hơi: 0,7

ih : Hàm nhiệt của hơi ở công suất làm việc 662,3 Kcal/kg

in: Hàm nhiệt của hơi ở công suất làm việc 171,4 Kcal/kg
1142,36.(662,3−171,4)
G= = 84,328 Kg/h
9500.0,7

Lượng dầu dùng cho 1 năm. 1 ngày 2 ca, mỗi năm làm 288 ngày

G=84,328.16.288 = 388583,424 kg/năm = 388,58 tấn/năm

7.4.2. Xăng:

Sử dụng cho các xe chạy trong nhà máy định mức 100l/ ngày
X== 100.288 = 28800 lít/năm

7.4.3. Dầu DO:

Dùng chạy máy phát điện định mức 10kg/ngày cho khi mất điện

Lượng dầu dự trữ cho 1 năm: D=10.288 = 2880 kg/năm

7.4.4. Dầu nhớn:

Định mức 12kg/ngày

Cả năm: L= 12.288 = 3456 kg/năm

7.4.5. Mỡ bôi trơn:

Định mức 1 ngày: 10kg

Cả năm: M= 10.288 = 2880 kg/năm

PHẦN 8 : TÍNH KINH TẾ


8.1 Vốn cố định dùng cho sản xuất
8.1.1 Nhà máy sản xuất chính và công trình phụ trợ
Ta có: XiXD = ∑ 𝑆𝑖 . Zi
Trong đó:
XiXD : Vốn đầu tư cho công trình thứ i (đồng)
Zi : Đơn giá cho công trình thứ I ( đồng/đơn vị)
Si: Diện tích công trình thứ i
* Bảng vốn đầu tư cho xây dựng sản xuất:
STT Tên công trình Si(m2) Zi.103 ( đồng/ m2) XiXD. 106 ( đồng)
1 Phân xưởng nấu 200 1500 300
2 Phân xưởng chiết rót 710 460 326,6
3 Kho nguyên liệu 360 500 180
4 Kho thành phẩm 576 500 288
5 Phân xưởng cơ điện 90 500 45
6 Lò hơi 54 500 27
7 Nhà xử lý nước 80 400 32
8 Xưởng mộc 50 400 20
Tổng cộng: X1= 1218,6. 106 ( đồng)
8.1.2 Công trình xây dựng
Bao gồm nhà hành chính, thường trực, gara ô tô,…
X2 = (0,2÷0,25) . X1
Chọn X2 = 0,225. X1 = 0,225. 1218,6. 106 = 274,185. 106 ( đồng)
8.1.3 Xây dựng đường xá, sân bãi
X3= (0,1 ÷0,5). X1
Chọn X3 = 0,25. X1= 0,25. 1218,6. 106 = 304,65. 106( đồng)
8.1.4 Chi phí thăm dò và thiết kế nhà máy 5% X1
X4 = 0,05. X1 = 0,05. 1218,6. 106 =60,93. 106 (đồng)
8.1.5 Tiền hao hụt khi xây dựng
Ai = an. Xi
an : tỷ lệ hao hụt bình quân
Đối với nhà sản xuất chính an= 0,05, đối với nhà sản xuất phụ an= 0,03.
A1 = 0,05. X1 = 0,05. 1218,6. 106 = 60,93. 106 (đồng)
A2 = 0,03. X2 = 0,03. 274,185. 106 = 8,226. 106( đồng)
A3= 0,03. X3 = 0,03. 304,65. 106 = 9,140. 106( đồng)
Suy ra tổng hao hụt cho xây dựng: Ax = A1 + A2 + A3 = 78,296. 106 (đồng)
8.1.6 Tổng đầu tư cho công trình nhà máy
X= X1 + X2 + X3 + X4 = 1218,6. 106 + 274,185. 106 + 304,65. 106 + 60,93. 106 =
1858,365. 106 ( đồng)
8.1.7 Tổng số vốn đầu tư máy móc thiết bị

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá ( 103) Thành tiền ( 106)
1 Nồi nấu nước nóng 1 20000 20
2 Nồi nấu xiro 1 25000 25
3 Thiết bị làm lạnh 3 30000 90
4 Thùng chứa xử lý nước 1 15000 15
5 Thiết bị bão hòa CO2 1 40000 40
6 Thùng chứa axit citric 1 5000 5
7 Thùng chứa hương liệu 1 5000 5
8 Thiết bị làm lạnh xiro 1 35000 35
9 Thiết bị pha chế xiro thành 1 25000 25
bán thành phẩm
10 Máy rửa chai 1 45000 45
11 Máy chiết chai 1 40000 40
12 Máy đóng nắp 1 40000 40
13 Máy thanh trùng 1 80000 80
14 Máy dán nhãn 1 40000 40
15 Bơm 6 6000 36
16 Máy điện dự phòng 1 60000 60
17 Hệ thống điện 1 250000 250
18 Hệ thống xử lý nước 1 120000 120
19 Thiết bị hóa nghiệm 1 100000 100
20 Hệ thống hơi, phụ kiện 1 150000 150
21 Băng tải 1 40000 40
22 Xe chở hàng 1 270000 270
23 Ô tô con 1 280000 280
Tổng cộng: T1 = 1811 .106 ( đồng)
8.1.8 Tiền lắp ráp thiết bị, vận chuyển
T2 = 0,01. T1 = 0.01. 1811.106 = 18,11. 106 ( đồng)
8.1.9. Tổng đầu tư cho thiết bị: T = T1 + T2 = 1829,11. 106 ( đồng)
8.9.10. Tổng tiền khấu hao cho thiết bị:
AT = 0,05.T = 0,05.1829,11. 106 = 91,456. 106 đồng
8.1.11. Tổng tiền vốn cố định:
∑ = T + X =1829,11.106 + 1858,365. 106 = 3687,475. 106 ( đồng)
Suy ra tổng tiền khấu hao cho vốn cố định:
A= AX + AT = 91,456. 106 + 78,296. 106 = 169,752.106 đồng
8.1.9 TỔNG VỐN CỐ ĐỊNH
8.2 Vốn lưu động:
8.2.1 Chi phí nguyên liệu chính và phụ:
Nguyên liệu Số lượng/năm Đơn giá Thành tiền . 106
Đường 91788,48 kg 3500đ/kg 321,26
Axit 2640,096 l 3000đ/l 7,92
Chất màu 209,376 kg 15000đ/kg 3,14
Nước 83218,58 l 1500đ/l 124,83
Chai 261792 1000đ/chai 261,792
Két 13248 3000đ/két 39,744
Nắp 261792 500đ/cái 130,896
Nhãn 288288 500đ/cái 144,144
Tổng chi phí cho nguyên liệu chính và phụ:1033,726.106 đồng
Suy ra chi phí cho các nguyên liệu khác: 0,1%. 1033,726.106 = 1,033. 106 đồng
8.2.2 Tiền lương công nhân
Tính trung bình cho mỗi người:4000000 /tháng
Lương cho toàn bộ nhân viên nhà máy: C’4 = 80.12.4.106 = 3840.106 ( đồng/năm)
Tiền bảo hiểm C’’4 = 0,2. C’4 = 768.106 (đồng)
Tiền lương tổng cộng: C4 = C’4 + C’’4 = 4608.106 (đồng)
8.2.3 Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu Số lượng/ năm Đơn giá Thành tiền(.106)
Điện 425541,911 kw 3000 425,54
Dầu 388583,424 kg 5500 2137,21
Xăng 28800 lít 17000 489,6
Dầu nhờn 3456kg 27000 9,342
Mỡ 2880 kg 27000 77,76
Tổng chi phí cho nhiên liệu trong 1 năm: 3139,452. 106 đồng
8.2.4 Chi phí khác
Chi phí phân xưởng: 1%Ctb
Chi phí quản lý phân xưởng: 3% Ctb
Chi phí ngoài sản xuất: 2% Ctb
Chi phí bảo hiểm xã hội: 1%Ctb
Chi phí cho sản xuất hỏng và ngừng sản xuất: 1%Ctb
Tổng các chi phí khác: 8% Ctb
Chi phí toàn bộ:
1033,726+1,033+4608+ 3139,452+169,752
Ctb = . 100. 106 = 9730,39.106 đồng/ năm
100−8
8.3 Tiền lãi vốn ngân hàng
8.3.1 Lãi vốn vay lưu động
Theo lãi suất ngân hàng:
Thời hạn 3 tháng: 0,85%/tháng
Thời hạn 12 tháng: 0,80%/tháng
Llđ = 0,008.12.Ctb = 0,008.12. 9730,39.106 =934,117.106 đồng
8.3.2 Lãi vay cố định
Lcđ= 0,008.12.T = 0,008.12. 1829,11.106 = 175,595. 106 đồng
8.3.3 Tổng số vốn lưu động hàng năm
Do lãi ngân hàng phải trả hàng năm nên tiền lãi này cũng thuộc vốn lưu động (chi
phí hàng năm) của nhà máy:
Vlđ = Ctb + Llđ + Lcđ = 9730,39.106 +934,117.106 + 175,595. 106 = 10840,102.106
đồng
8.3.4 Gía thành sản phẩm
Năng suất nhà máy: Q
𝑉𝑙đ +𝐴
Giá thành chung: Z =
𝑄
Trong đó: 𝑉𝑙đ ∶ Tổng số vốn lưu động/năm
A: Tổng tiền khấu hao cho vốn cố định
Q: Năng suất
10840,102.106 + 169,752 .106
Z= = 12742,89 đồng/lít
0,864.106
8.4 Lợi nhuận và thời gian hoàn vốn
8.4.1 Lợi nhuận hàng năm
Ln = Q.(b – Z – Ti)
b: giá thành buôn bán của 1 lít sản phẩm
Z: Gía thành sản xuất
+ Đối với dây chuyền sản xuất nước pha chế:
b= 18000 đồng/ lít
T2 = 20%.b = 0,2. 18000 = 3600 đồng
Ln =0,864.106( 18000 - 12742,89 - 3600) = 1431,74.106 đồng
8.4.2 Tổng lãi suất
Tl = Ln/ Vlđ = = 1431,74.106 / 10840,102.106 = 13,2 %
8.4.3 Thời gian hoàn vốn
𝜏= (T + X)/Ln = 3687,475. 106 /1431,74.106 = 2,576 (năm)
Vậy thời gian hoàn vốn là 2 năm 6 tháng 28 ngày
KẾT LUẬN

Qua thời gian làm việc tích cực từ 12/3/2018 đến 13/5/2018, qua sự tìm hiểu và học hỏi
nhiều vấn đề qua sách vở cùng sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của cô…..., đến nay
đồ án đã hoàn thành đúng thời gian qui định.

Mặc dù bản thân em đã cố gắng nhiều nhưng do thời gian hạn chế, kiến thức thực tiễn
còn hạn hẹp nên đồ án này cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự chỉ dẫn,
giúp đỡ của thầy cô trong ngành công nghệ thực phẩm và ý kiến đóng góp của các bạn để
đồ án được hoàn thiện hơn.

TP.HCM, ngày….tháng….năm 2018

Sinh viên thực hiện

Ký tên
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình công nghệ chế biến nước giải khát – Trường đại học Công nghiệp Thực
phẩm Hồ Chí Minh.

[2]. Thiết kế nhà máy thực phẩm – Trần Thế Quyền, Trường đạ học kỹ thuật Đà Nẵng

[3]. Nước giải khát – Nguyễn Đinh Thưỡng, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội

[4]. Sổ tay quá trình thiết bị và công nghệ hóa học – tập 1, Trần Xoa, Nguyễn Trọng
Khuông, Hồ Lê Viên, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nôi

[5]. Sổ tay quá trình thiết bị và công nghệ hóa học, tập II

You might also like