You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM

CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 MÔN KHTN 6


NĂM HỌC 2023-2024
Câu 1.
a. Phân biệt giữa vật sống và vật không sống, lấy ví dụ minh họa?
Vật sống Vật không sống
- Trao đổi chất với môi trường (lấy các - Không trao đổi chất với môi trường
chất cần thiết và loại bỏ các chất thải)
- Lớn lên ( tăng kích thước) - Không lớn lên
- Sinh sản (có khả năng tạo ra cơ thể - Không sinh sản (không thể tạo ra cơ
mới thể mới)
VD: con mèo, cây bàng,… VD: Hòn đá, thước kẻ,…

b. Kể tên các lĩnh vực của môn KHTN?


Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN:
- Vật lí học: nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
- Sinh học: nghiên cứu về vật sống.
- Hóa học: nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.
- khoa học Trái Đất nngiên cứu về cấu tạo Trái Đất và bầu khí quyển và
Thiên văn học nghiên cứu về các thiên thể.

Câu 2.
Cấu tạo Khả năng Ứng dụng
phóng đại
Kính lúp Tấm kính có phần rìa mỏng hơn Khoảng từ 3 Dùng để sửa
phần giữa, thường được bảo vệ đến 20 lần chữa đồng hồ,
bởi một khung. soi mẫu vải,..
Kính hiển vi - Ống kính: Thị kính, đĩa quay Khoảng từ 40 Quan sát tế bào
quang học gắn các vật kính,vật kính. đến 3000 lần động vật, thực
- Ốc điều chỉnh: ốc to, ốc nhỏ. vật,…, quan sát
Bàn kính vi rút,…
- Ngoài ra còn có đèn chiếu sáng,
thân kính, chân kính

Câu 3.
Cho biết ý nghĩa của các biển cảnh báo sau:

Hình 1 Hình 2 Hình 3


Biển cảnh báo khu vực . Biển cảnh báo khu vực Biển cảnh báo nguy hại
nguy hiểm: Hóa chất độc nguy hiểm: Nguy hiểm do hóa chất gây ra: Chất
hại. về điện. ăn mòn.

Hình 4 Hình 5 Hình 6


Biển cảnh báo: không ăn Dụng cụ sắc nhọn. Biển cảnh báo khu vực
uống trong phòng thực nguy hiểm: Chất phóng
hành, không nếm hoặc xạ.
ngửi hóa chất.

Câu 4.
a. Kể tên dụng cụ và đơn vị đo chiều dài?
- Dụng cụ đo chiều dài: thước.
- Đơn vị đo chiều dài: mm, cm, dm,m, km,…
- Trong Hệ đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu
m.
b. Thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước?
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
c. Cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ sau.

- GHĐ: 10cm; ĐCNN: 0,5 cm.


a. Nêu các bước đo chiều dài/ SGK/18.
Câu 5.Để xem các trận bóng của SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam, bố Tùng đã
“đầu tư” mua chiếc ti vi 60 inch. Tùng thắc mắc không hiểu 60 inch là như thế nào.
Dựa vào kiến thức đã học ở môn Khoa học tự nhiên 6, em hãy giúp Tùng giải đáp
thắc ở trên?
Hướng dẫn:
Ti vi 60 inch có nghĩa là đường chéo của màn hình Ti vi đó dài:
l = 60 inch = 60 . 2,54 cm = 152,4 cm
Câu 6.
Kể tên dụng cụ và đơn vị đo khối lượng thường gặp? Trong Hệ đo lường hợp pháp
của nước ta đơn vị đo khối lượng là gì?
- Dụng cụ đo khối lượng: cân
- Đơn vị đo khối lượngthường gặp: mg, g, kg, yến, tạ, tấn,…
- Trong Hệ đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị cơ bản để đo khối lượng là
kilôgam, kí hiệu kg.
Câu 7.
Kể tên dụng cụ và đơn vị đo thời gian? Trong Hệ đo lường hợp pháp của nước ta đơn
vị đo thời gian là gì?
- Dụng cụ đothời gian: đồng hồ
- Đơn vị đo thời gian khác: phút, giờ, ngày, tháng, năm,..
- Trong Hệ đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị cơ bản để đo thời gian là
giây, kí hiệu s.

Câu 8.
a. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng của nước ta là độ C, kí hiệu 0C.
b. Hãy nêu nguyên tắc hoạt động và các bước sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân?
- Nguyên tắcđộng : Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Các bước sử dụng của nhiệt kế y tế thủy ngân/SGK/26.
c. Hãy thực hiện các phép đổi nhiệt độ sau?
a) 350C=? 0 F b) 300C=? 0F c) 680F=? 0C d) 770F=? 0C
Hướng dẫn:
a) 35o C = 0oC+ 35oC = 32oF + 35.1,8 oF = 32oF+ 63oF= 95oF
b) 300C =0oC+ 30oC = 32oF + 30.1,8 oF = 32oF+ 54oF= 86oF

c) 68oF = 32oF + 36oF = 0oC + (36:1,8)oC = 20oC


d) 770F=32oF + 45oF = 0oC + (45:1,8)oC = 25oC
Câu 9.
a. Kể tên các tính chất của chất.
- Tính chất vật lí: Thể(lỏng, rắn, khí); màu, sắc, mùi ,vị, nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,..
- Tính chất hóa học: Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới.
b.Hãy hoàn thành bảng về một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng, khí.
Thể rắn Thể lỏng Thể khí
Hình dạng Hình dạng cố Có hình dạng Có hình dạng của
định của phần vật vật chứa nó
chứa nó
Khả năng lan truyền(hay Không chảy Có thể rót được Dễ dàng lan tỏa
khả năng chảy) được và chảy tràn trên trong khoong gian
bề mặt theo mọi hướng
Khả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ bị nén
c. Nêu khái niệm và cho ví dụ về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông
đặc?
- Quá trình các chát ở thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
- Quá trình chất từ thể lỏng chuyển sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hóa hơi.
- Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
- Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng gọi là sự sôi.

Câu 10.
a. Nêu tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen trong cuộc sống?
* Tính chất vật lí:
- Ở điều kiệnt hường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít
tan trong nước và nặng hơn không khí.
- Oxygen hóa lỏng ở - 183 0C, hóa rắn ở - 218 0C. Ở thể rắn và lỏng oxygen có
màu xanh nhạt.
* Tầm quan trong của oxygen: Oxygen cần cho quá trình hô hấp của động vật,
thực vật, đốt nhiên liệu,..
b. Nêu thành phần phần trăm thể tích của không khí?
- Thành phần không khí(gần đúng theo thể tích) như sau: 78% nitrogen, 21%
oxygen, 1% carbon dioxide, hơi nước và các khí khác.
c. Nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí?
- Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường.
- Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.
- Đề ra các quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất thải độc hại,..
- Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt rừng…
- Xây dựng hệ thống giao thông công cộng, an toàn, thân thiện môi trường.
- Bảo vệ và trồng cây xanh
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của con người.
…..Hết…..

You might also like