You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠN ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN KHTN 6
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. MỞ ĐẦU, CÁC PHÉP ĐO
1. Giới thiệu về Khoa học tự nhiên:
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, quy luật hoạt động
của chúng.
- Các lĩnh vực Khoa học tự nhiên: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, khoa học Trái đất, Thiên văn học
- Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ
cho đời sống con người.
- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản; Vật không sống không có
các khả năng trên.
2. An toàn trong phòng thực hành:
Nêu các quy định an toàn trong phòng thực hành
3. Kính lúp, kính hiển vi:
a. Kính lúp: (Phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần)
- Sử dụng:
+/ Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính
+/ Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét
- Cách bảo quản:
+/ Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm
+/ Dùng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng
+/ Không để mặt kính tiếp xúc với các vật nhám, bẩn
b. Kính hiển vi quang học: (Phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần)
- Nêu cách sử dụng kính hiển vi quang học
- Cách bảo quản kính hiển vi quang học
4. Đo lường:
a. Đơn vị đo:
+/ Độ dài: mét (m)
+/ Khối lượng: Kilogam (kg)
+/ Thời gian: giây (s)
+/ Nhiệt độ: độ C (oC)
b. Dụng cụ đo cơ bản:
+/ Thước
+/ Cân
+/ Đồng hồ
+/ Nhiệt kế
c. Quy trình đo:
- Ước lượng đại lượng cần đo
- Chọn dụng cụ đo có GHĐ, ĐCNN phù hợp
- Điều chỉnh dụng cụ về vạch số 0
- Tiến hành đo, đọc và ghi kết quả đo theo ĐCNN
II. LỰC
1. Lực
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.
- Tác dụng của lực: Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến
dạng vật.
- Dụng cụ đo lực là lực kế.
- Mỗi lực đều có 3 đặc trưng cơ bản: điểm đặt, phương và chiều , độ lớn. Mũi tên dùng để biểu
diễn lực có
+ gốc : đặt tại vật chịu lực tác dụng,
+ phương và chiều: là phương và chiều của lực
+ độ dài: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
- Lực được phân loại thành lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc:
+ Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc vật (hoặc đối
tượng) chịu tác dụng của lực.
+ Lực không tiếp xúc xuất hiện ngay cả khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp
xúc vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
2. Biến dạng của lò xo – Biến dạng đàn hồi
- Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo tự trở về hình
dạng ban đầu.
- Biến dạng của lò xo được gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo được gọi là vật có tính đàn hồi.
(Các vật tương tự: Sợi dây cao su…). Lò xo thường được làm bằng thép, đồng thau.
- Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Chú ý: Độ dãn của lò xo ∆l = l –lo: Chiều dài của lò xo khi bị dãn TRỪ chiều dài ban đầu của lò xo.
3. Trọng lượng, lực hấp dẫn
- Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.
- Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng có kí hiệu
là P và có đơn vị là niutơn (N).
P = 10.m (m là khối lượng có đơn vị là kg)
VD: Vật có khối lượng là 100g thì có trong lượng là 1 N.
Vật có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng là 10 N.
- Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.
4. Lực ma sát
- Lực ma sát là lực tiếp xúc, xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Nguyên nhân của lực ma sát là: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa
chúng. Bề mặt tiếp xúc càng trơn, nhẵn thì lực ma sát càng nhỏ.
- Các loại lực ma sát:
+/ Lực ma sát trượt: Là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Quyển sách trượt trên mặt bàn thì xuất hiện lực ma trượt do mặt bàn tác dụng lên quyển
sách
+/ Lực ma sát lăn: Là lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Bánh xe lăn trên mặt đường thì xuất hiện lực ma sát lăn do mặt đường tác dụng lên bánh
xe.
- Lực ma sát nghỉ: Là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc bị đẩy.
Ví dụ: Tay đẩy bàn theo phương ngang nhưng bàn vẫn đứng yên, chứng tỏ xuất hiện lực ma sát
nghỉ do mặt sàn tác dụng lên bàn.
- Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.
Ví dụ: Lực ma sát thúc đẩy chuyển động: Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau; khi đó
xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa mặt đường và chân thúc đẩy chuyển động của chân.
Ví dụ: Lực ma sát cản trở chuyển động: Xe đang chạy trên đường, đều chịu lực ma sát giữa bánh
xe và mặt đường cản trở chuyển động của xe.
5. Lực cản của nước
Các vật chuyển động trong nước đều chịu tác dụng lực cản của nước.
Độ lớn của lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
B. PHẦN BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về Khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, tìm ra quy luật chi phối chúng.
B. Nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội, những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con
người
C. Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới
D. Cải tiến các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không thuộc đối tượng nghiên cứu cuả Khoa học tự nhiên?
A. Quy luật chuyển động của Mặt trời và các hành tinh
B. Sự phát triển của các loại cây
C. Trào lưu của tuổi học trò trong từng giai đoạn
D. Điều chế vaccin phòng bệnh
Câu 3: Học sinh phải tuân thủ yêu cầu gì khi làm thực hành? Chỉ ra đáp án sai
A. Sử dụng găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và các thiết bị bảo vệ khác (nếu cần)
B. Chỉ được tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
C. Ngửi, nếm hóa chất để phát hiện ra chất an toàn và không an toàn
D. Sau khi thí nghiệm xong, thu dọn sạch sẽ, để dụng cụ vào đúng nơi quy định.
Câu 4: Hãy chọn thứ tự đúng các nội dung cảnh báo nguy hiểm sau đây?

A. Chất ăn mòn; Điện cao thế; chất độc; chất độc sinh học
B. Chất ăn mòn; chất độc; chất độc sinh học; điện cao thế
C. Chất ăn mòn; chất độc sinh học; chất độc; điện cao thế
D. Chất ăn mòn; chất độc; điện cao thế; chất độc sinh học
Câu 5: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại?
Câu 6: Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?
A. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm xước mặt kính
B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm
C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các mặt nhám, bẩn mà không sợ kính bị mờ
D. Sử dụng kính xong, dùng tay lau kính và phơi kính ở chỗ có ánh nắng.
Câu 7: Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi gồm các bộ phận:
A. Ốc to và ốc nhỏ
B. Thân kính và chân kính
C. Vật kính và thị kính
D. Đèn chiếu sáng và đĩa quay gắn các vật kính
Câu 8: Cách nào sau đây không nên thực hiện để bảo quản kính hiển vi?
A. Khi di chuyển kính, một tay cầm chân kính, tay kia đỡ chân đế của kính
B. Không để tay ướt hay bẩn lên kính
C. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước khi dùng
D. Dùng tay ướt lau thị kính và vật kính để quan sát rõ hơn
Câu 9: Quan sát hình dưới đây, chiều dài của cây bút là

A. 7,0 cm B. 7,1 cm C. 7,2 cm D. 7,4 cm


Câu 10: Đơn vị chính thức để đo chiều dài của nước ta là:
A. m B. km C. cm D. dặm
Câu 11: Nhiệt kế y tế thường có giới hạn đo từ:
A. 0oC - 100 oC B. 36 oC - 37 oC C. 36 oC - 42 oC D. 0 oC - 50 oC
Câu 12: Để đo nhiệt độ cơ thể, người ta thường dùng loại nhiệt kế nào?
A. Nhiệt kế dầu B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế y tế D. Nhiệt kế rượu
o o
Câu 13: Nước đá đang tan ở 0 C, nhiệt độ này tương ứng với bao nhiêu F?
A. 0 oF B. 32 oF C. 100 oF D. 212 oF
Câu 14: Nước đang sôi ở 100 oC, nhiệt độ này tương ứng với bao nhiêu oF?
A. 0 oF B. 32 oF C. 100 oF D. 212 oF
Câu 15: Đo thời gian chạy của vận động viên người ta nên dùng loại đồng hồ nào để có kết quả đo
chính xác nhất?
A. Đồng hồ quả lắc B. Đồng hồ bấm giây C. Đồng hồ treo tường
D. Có thể dùng bất cứ loại đồng hồ nào
Câu 16: Hãy tìm thứ tự tên đúng của các loại cân dưới đây:

A. Cân lò xo, cân tiểu ly, cân tạ, cân đĩa, cân Robecvan
B. Cân lò xo, cân điện tử, cân đòn, cân đồng hồ, cân Robecvan
C. Cân lò xo, cân đồng hồ, cân đĩa, cân đòn, cân Robecvan
D. Cân tạ, cân điện tử, cân đòn, cân đồng hồ, cân Robecvan
Câu 17: Một người bắt đầu lên xe ô tô lúc 7giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút.
Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là
A. 8giờ 27 phút B. 7 giờ 27 phút C. 8 giờ 03 phút D. 7 giờ 03 phút
Câu 18: GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế dưới đây là:
A. 50oC và 1 oC
B. Từ -40 oC đến 50 oC và 1 oC
C. 50 oC và 2 oC
D. Từ -40 oC đến 50 oC và 2 oC

Câu 19: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.


B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 20: Người ta dùng một cân đĩa để cân một vật, khi cân thăng bằng
người ta thấy ở một đĩa cân có một quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại có vật và một quả cân 30g.
Khối lượng của vật là
A. 70g. B. 130g. C. 30g. D. 100g.
Câu 21: Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời
gian
A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi.
D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.
Câu 22: Nhiệt độ phòng thường ở 25oC, nhiệt độ này tương ứng với bao nhiêu oF?
A. 77 oF B. 45 oF C. 57 oF D. 237 oF
Câu 23: Nhiệt độ 50oF tương ứng với bao nhiêu oC?
A. 122 oC B. 10 oC C. 27,7 oC D. 90 oC
Câu 24. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?
A. Một vận động viên đang trượt tuyết B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân
C. Em bé đang chạy trên sân D. Một vật đang rơi từ một độ cao
Câu 25. Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Khi một vật chuyển động trên bề mặt một vật khác
B. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác
C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
D. Khi kéo vật một lực nhưng vật vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.
Câu 26: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là:
A. Lực hút của Trái đất tác dụng lên quyển sách
B. Khối lượng của quyển sách.
C. Lượng chất chứa trong quyển sách.
D. Cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách
Câu 27: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
A. P = m B. P = 10 m C. P = 0,1 m D. m = 10 P
Câu 28: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường
B. Lực đẩy của nam châm lên cuộn dây có dòng điện chạy qua
C. Lực cản của nước tác dụng lên tàu
D. Lực của gió tác dụng lên cánh diều
Câu 29: Một bạn có khối lượng 35kg thì có trọng lượng là:
A. 35N B. 3,5 N C. 350 N D. 3500 N
Câu 30: Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực
của sàn nhà tác dụng lên quả bóng
A. chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
B. chỉ làm cho quả bóng biến dạng.
C. vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
D. không làm quả bóng biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 31: Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?
A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.
B. Dây cao su được kéo căng ra.
C. Que nhôm bị uốn cong.
D. Quả bóng cao su đập vào tường.
Câu 32: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 33: Chọn phát biểu đúng?
A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.
Câu 34: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?
A. Con chim bay trên bầu trời B. Cuốn sách nằm trên bàn
C. Thợ lặn lặn xuống biển D. Con cá bơi dưới nước
Câu 35: Một ô tô đang đứng yên trên đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực:
A. ma sát trượt B. ma sát lăn C. ma sát nghỉ D. đàn hồi

II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học?
Kính lúp:

Kính hiển vi:

Câu 2: Hãy phân biệt các lĩnh vực của Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu?
Khoa học tự nhiên được chia thành một số lĩnh vực khác nhau tùy vào đối tượng nghiên cứu. Các lĩnh vực
chính của khoa học tự nhiên là:

 Vật lí học: Nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng. Ví dụ:
Chuyển động, nhiệt độ, điện học, ánh sáng, âm thanh, trọng lực, …
 Hoá học: Nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng. Ví dụ: Phân tử, nguyên tử, phản ứng hoá học,
dung dịch, …
 Sinh học: Nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Ví dụ: Tế bào,
di truyền học, sinh thái học, thực vật học, động vật học, …
 Khoa học Trái Đất: Nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó. Ví dụ: Địa chất, khí tượng, thủy văn,
địa lý học, …
 Thiên văn học: Nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời. Ví dụ: Hệ Mặt
Trời, các hành tinh, sao chổi, thiên thạch, thiên hà, …

Câu 3: Phân biệt vật sống và vật không sống? Lấy ví dụ?

Câu 4:
Hôm nay nhà có khách nên mẹ nhờ Hoa đi chợ mua trái cây.
Người bán hàng đã dùng cân như hình bên để cân cho Hoa một
số loại quả.
a. Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân.
b. Người bán hàng đã dùng cân gì (hình bên) để cân hoa quả, và
em hãy đọc và ghi giá trị khối lượng của trái cây mà Hoa đã mua?

Câu 5:
a. Một người sử dụng cân Roberval để cân một vật A. Người đó
đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, còn các quả cân đặt ở đĩa
bên kia. Cân thăng bằng, tổng khối lượng của các quả cân để lên đĩa cân bên phải là 280g, con mã
ở vị trí số 4, ĐCNN của cân là 1g. Hỏi khối lượng của vật đem cân là bao nhiêu?
b. Một người sử dụng cân Roberval để cân một vật B. Người đó đặt nhầm vật đem cân lên đĩa cân
của các quả cân ( đĩa bên phải), còn các quả cân lại đặt ở đĩa bên kia. Cân thăng bằng, tổng khối
lượng của các quả cân để lên đĩa cân là 280g, con mã ở vị trí số 4, ĐCNN của cân là 1g. Hỏi khối
lượng của vật đem cân là bao nhiêu?

Giải: a. Để giải bài tập này, ta cần biết cách tính khối lượng của vật đem cân khi sử dụng cân Roberval.
Theo cách sử dụng cân Roberval, khối lượng của vật đem cân bằng tổng khối lượng của các quả cân trừ đi
giá trị khối lượng của con mã nhân với ĐCNN1. Vậy ta có công thức:

m=M−k×d

Trong đó:

 m là khối lượng của vật đem cân (đơn vị g).


 M là tổng khối lượng của các quả cân (đơn vị g).
 k là số hiệu của con mã (từ 0 đến 9).
 d là ĐCNN của cân (đơn vị g).
Thay các giá trị cho biết vào công thức, ta được:

m=280−4×1=276

Vậy khối lượng của vật A là 276 g.

b. Để giải bài tập này, ta cần biết cách tính khối lượng của vật đem cân khi sử dụng cân Roberval theo
cách ngược lại. Nghĩa là, ta đặt vật đem cân lên đĩa của các quả cân, và các quả cân lên đĩa kia. Khi đó,
khối lượng của vật đem cân bằng tổng khối lượng của các quả cân cộng thêm giá trị khối lượng của con
mã nhân với ĐCNN1. Vậy ta có công thức:

m=M+k×d

Trong đó:

 m là khối lượng của vật đem cân (đơn vị g).


 M là tổng khối lượng của các quả cân (đơn vị g).
 k là số hiệu của con mã (từ 0 đến 9).
 d là ĐCNN của cân (đơn vị g).

Thay các giá trị cho biết vào công thức, ta được:

m=280+4×1=284

Vậy khối lượng của vật B là 284 g.

Câu 6: Hãy nêu 3 ví dụ minh họa kết quả tác dụng lực:

- Vật bị biến dạng.


- Chuyển động của vật bị thay đổi
- Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động.
Câu 7: Nêu các khái niệm khối lượng, lực hấp dẫn, trọng lượng của vật?
Giải: Lực là một đại lượng vật lý mô tả sự đẩy hoặc kéo của một vật lên một vật khác 1. Lực có thể
làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc biến dạng 2. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:
 Vật bị biến dạng: Khi bạn dùng tay bẻ một cây bút chì, bạn đã tác dụng lực lên cây bút chì
làm nó bị gãy ra3. Cây bút chì đã bị biến dạng do lực của bạn.
 Chuyển động của vật bị thay đổi: Khi bạn dùng chân đá một quả bóng, bạn đã tác dụng
lực lên quả bóng làm nó bay đi4. Quả bóng đã bị thay đổi chuyển động do lực của bạn.
 Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động: Khi bạn ném một quả cà chua vào tường,
bạn đã tác dụng lực lên quả cà chua làm nó bay đi và nát ra khi va vào tường 5. Quả cà
chua đã vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động do lực của bạn.
Câu 8: Khái niệm lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt? Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo?
Nêu đặc điểm biến dạng đàn hồi của lò xo?
Giải:
Lực ma sát nghỉ là lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của hai vật, giúp cho vật không trượt khi có
lực khác tác dụng lên vật. Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng, song
song với bề mặt tiếp xúc, và có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng12.

 Lực ma sát trượt là lực xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của hai vật, cản trở chuyển động trượt
của vật. Lực ma sát trượt có hướng ngược với hướng chuyển động của vật, song song với
bề mặt tiếp xúc, và có độ lớn tỉ lệ thuận với áp lực giữa hai bề mặt 123.
 Biến dạng đàn hồi của lò xo là sự thay đổi chiều dài của lò xo khi nó bị kéo giãn hoặc nén
do tác dụng của lực. Biến dạng đàn hồi của lò xo được tính bằng công thức:

Δl=l−l0

Trong đó: Δl là độ biến dạng của lò xo (m), l là chiều dài khi biến dạng của lò xo (m), và l0 là chiều
dài tự nhiên của lò xo (m)456.

Câu 9: Biểu diễn các lực sau:

a) Trọng lực của một vật khối lượng 2kg ( tỉ xích 1cm ứng với 5N)
b) Lực kéo Fk tác dụng lên một vật đang nằm yên trên bàn, lực kéo này có phương nghiêng 30 o
so với phương ngang, chiều hướng lên trên sang phải, cường độ 20N (tỉ xích 1cm ứng với 5N)
c) Lực kéo tác dung lên 1vật, lực này theo phương ngang, chiều từ trái sang, độ lớn 25N (tỉ
xích 1cm ứng với 5N).
Câu 10 : Giải thích các trường hợp sau:
a) Tại sao yên xe đạp đua thường cao hơn ghi – đông?
b) Tại sao các loài cá thường có hình dạng khí động học?
c) Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
TL: a) Yên xe đạp đua thường cao hơn ghi – đông vì khi đi xe có lực cản của không khí, của
gió. Vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó
làm giảm được lực cản của không khí1.
b) Các loài cá thường có hình dạng khí động học vì hình dạng này giúp chúng di chuyển dễ
dàng và nhanh chóng trong nước. Hình dạng khí động học làm giảm ma sát và lực cản của nước,
tăng hiệu suất sử dụng năng lượng[2][2].
c) Đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn vì nước có mật độ và độ nhớt cao
hơn không khí. Khi di chuyển trong nước, chúng ta phải vượt qua lực cản và ma sát của nước, do
đó cần nhiều năng lượng và sức mạnh hơn3.

Câu 11.
a) Giải thích tại sao khi trời mưa, lái xe nên giảm tốc độ ?
b) Hãy kể tên lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp sau :
- Một chiếc ô tô nằm yên trong bãi đỗ xe
- Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi bóp nhẹ phanh xe
- Bánh xe đạp chạy trên đường
- Trục ổ bi xe máy đang hoạt động
a) Khi trời mưa, lái xe nên giảm tốc độ vì có một số lý do:
 Đường mặt trơn: Mưa làm ướt bề mặt đường, làm giảm ma sát giữa bánh xe và mặt
đường. Điều này làm cho xe khó kiểm soát và tăng nguy cơ trượt, đánh mất độ cầm lái ổn
định. Giảm tốc độ giúp tăng thời gian phản ứng và giảm rủi ro tai nạn.
B, ma sát : Nghỉ, trượt,lăn, lăn
Câu 12:
a) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15cm, ta treo một vật 60g thì nó dài thêm 3cm. Hỏi nếu chỉ
treo một vật có khối lượng 0,12kg thì chiều dài lò xo lúc này là bao nhiêu?
b) Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Treo một vật 50g vào thì chiều dài lò xo lúc này là
21,5cm. Nếu treo thêm vào lò xo đó một vật có khối lượng 200g thì chiều dài lò xo lúc này là bao
nhiêu?
A) 0,12 kg=120 g
l2= (120/60)*3+15=21 cm
B) Δl=21,5-20=1,
Câu 13: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới của lò xo
một quả cân có khối lượng 100 g, khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm.
a) Hỏi khi chỉ treo 1 quả cân có khối lượng 50 g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?
b) Hỏi khi chỉ treo 3 quả cân 50g như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?
Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

You might also like