You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

TỔ VẬT LÝ Môn: VẬT LÝ – KHỐI 10


Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 28 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 101
Họ và tên học sinh :............................................ Số báo danh : ...................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Mục tiêu nghiên cứu của vật lý là gì ?
A. Tìm ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng
B. Tìm ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật sự vật và hiện tượng
C. Tìm ra từng quy luật chi phối sự vận động và tương tác của các sự vật và hiện tượng
D. Tìm ra từng quy luật chi phối sự vận động và tương tác của vật chất và năng lượng
Câu 2: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng
điện?
a. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
b. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
c. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
d. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
e. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
f. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.
A. a,b,e. B. c,d,e. C. a,b,c. D. a,d,e.
Câu 3: Trong hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI), đơn vị đo độ dài là:
A. kilômét (km) B. mét (m) C. centimét (cm) D. milimét (mm)
Câu 4: Chọn câu đúng.
Vận tốc trung bình là:
A. Đại lượng véctơ được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi của vật và thời gian để vật đi
hết quãng đường đó.
B. Đại lượng vô hướng được xác định bằng quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết
quãng đường đó.
C. Đại lượng vô hướng được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi của vật và thời gian để
vật đi hết quãng đường đó.
D. Đại lượng véctơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật
thực hiện độ dịch chuyển đó.
Câu 5: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 6: Gia tốc là một đại lượng
A. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
D. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 7. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều được tính bằng công thức nào ?

A. B. C. D.

Trang 1/4 – Mã đề thi 101


Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Ở cùng một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t = 0 thì vận tốc của vật luôn khác không.
Câu 9: Phương trình nào sau đây là phương trình quĩ đạo của vật?

A. . B. . C. . D. .

Câu 10: Từ độ cao h so với mặt đất có một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu là v o (bỏ qua sức
cản không khí). Tầm xa của vật khi nó chạm đất là:

A. B. C. D.

Câu 11: Định luật I Niutơn xác nhận rằng:


A. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại.
B. Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì
vật nào khác.
C. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
D. Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được.
Câu 12: "Gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với
khối lượng của vật." Đây là phát biểu của:
A. Định luật III Niutơn. B. Định luật I Niutơn.
C. Định luật II Niutơn. D. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu 13. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lên vật B một lực, hai lực này
có đặc điểm gì ?
A. Ngược hướng B. Xuất hiện và mất đi tuần tự
C. Khác phương D. Khác độ lớn
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phương, chiều của trọng lực?
A. Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng về phía Trái Đất.
B. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng ra xa Trái Đất.
C. Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng ra xa Trái Đất.
D. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Câu 15: Hệ số ma sát trượt là µt, phản lực tác dụng lên vật là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là
Fmst. Chọn hệ thức đúng:

A. B. C. D.

Câu 16: Chọn ý chưa chính xác.


Khi một sợi dây bị kéo căng, nó sẽ tác dụng lên hai vật gắn với hai đầu dây những lực căng có đặc
điểm:
A. Điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
B. Phương trùng với chính sợi dây.
C. Chiều hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.
D. Với những dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở đầu dây gắn với vật nặng sẽ lớn hơn ở
đầu dây gắn với vật nhẹ hơn.
Trang 2/4 – Mã đề thi 101
Câu 17: Chọn câu sai. Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an
toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?
A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì,...
B. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
C. Đổ rác thải phóng xạ tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt.
D. Kiểm tra sức khỏe định kì.
Câu 18: Dùng thước kẹp có độ chia nhỏ nhất là 1mm để đo đường kính của viên bi thu được kết quả:
d= . Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Đường kính của viên bi gần đúng nhất là 5,2 cm.
B. Sai số tỉ đối của phép đo trên là 3,85%.
C. Sai số tuyệt đối trung bình là 0,2 cm.
D. Đường kính viên bi là .
Câu 19. d (m)
Hình bên là đồ thị của vật chuyển động thẳng đều.
Hãy xác định vận tốc của vật ứng với mỗi đoạn của 20
đồ thị
A. v1 = 5 m/s; v2 = –3 m/s
B. v1 = –3 m/s; v2 = 5 m/s
5
00 4 9
C. v1 = –5 m/s; v2 = 3 m/s t (s)
D. v1 = 3 m/s; v2 = –5 m/s
Câu 20: Chọn câu đúng.
Gọi:
*Vật số 1 (cano) là vật chuyển động đang xét.
*Vật số 2 (nước) là vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động.
*Vật số 3 (bờ sông) là vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên.
Trong công thức thì ứng với:
A. vận tốc tương đối. B. vận tốc kéo theo.
C. vận tốc tuyệt đối. D. vận tốc trung bình
Câu 21: Một vật chuyển động theo phương trình x = 4t 2 +20t+3 với x (m) và t (s). Xác định quãng
đường đi được từ thời gian 2s đến 4s
A. 45m B. 52m C. 88m D. 24m
Câu 22: Hai xe chuyển động cùng trên đoạn đường thẳng AB, đều hướng từ A về B. Véc tơ gia tốc
của các xe được biểu diễn như trên hình sau. Chọn nhận xét đúng.

A. cả 2 xe đều đi nhanh dần. B. chưa thể biết vì chưa có véc tơ vận tốc.
C. xe (1) đi nhanh dần, xe (2) chậm dần D. xe (2) đi nhanh dần, xe (1) chậm dần.
Câu 23: Một vật có khối lượng m, được ném ngang với vận tốc ban đầu v ở độ cao h. Bỏ qua sức cản
không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào
A. m và v. B. m và h. C. v và h. D. m, v và h.
Câu 24: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 12 N và bóng
thu được gia tốc 6,0 m/s2; bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là
A. 2,0 g. B. 0,5 kg. C. 0,8 kg. D. 2,0 kg.
Câu 25. Xe đang đi mà thắng gấp thì hành khách trên xe sẽ bị…
Trang 3/4 – Mã đề thi 101
A. Chúi người về phía trước B. Ngã người về phía sau
C. Nghiêng người sang bên trái D. Nghiêng người sang bên phải

Câu 26: Chọn câu trả lời đúng. Hai lực trực đối là hai lực
A. Có cùng độ lớn, cùng chiều.
B. Có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật.
D. Có cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
Câu 27: Chỉ ra phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt:
A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật.
B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
Câu 28: Chọn ý chưa chính xác.
Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có:
A. điểm đặt tại vị trí trùng với trọng tâm của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên.
C. độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
D. Biểu thức: FA = Vρg với ρ là khối lượng riêng của vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3đ)
Bài 1 (2đ): Một vật có khối lượng m = 20kg, đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang chịu tác dụng
của lực kéo có độ lớn 10N, song song với mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí.
a. Tính gia tốc của vật?
b. Tính vận tốc của vật sau thời gian t = 10s?
c. Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t = 15s?
d. Từ trạng thái nghỉ, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên vật, tăng thêm khối lượng của vật một lượng
m’ thì thời gian chuyển động của vật ở quãng đường trên (câu c) là 25s. Tính khối lượng tăng thêm
của vật m’?
Bài 2: (1 điểm) Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h = 80 m so với mặt đất.
Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi để chạm đất và vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất
b. Khi vận tốc của vật bằng vận tốc trung bình của vật trong thời gian rơi thì vật ở độ cao nào?
----------------------HẾT----------------------

Trang 4/4 – Mã đề thi 101

You might also like