You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10A01

GV: Dương Kim Nhật


Họ và tên:………………………………………………………………..
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là
A. quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
B. các dạng vận động và tương tác của vật chất.
C. quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
D. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
Câu 2. Việc sử dụng nhiễu xạ tia X giúp khám phá cấu trúc phân tử DNA là ứng dụng của Vật lí
trong lĩnh vực
A. y tế. B. nghiên cứu khoa học. C. thông tin liên lạc. D. công nghiệp.
Câu 3. Một học sinh đi từ nhà đến trường, rồi quay lại siêu thị theo đường thẳng như hình. Quãng
đường mà học sinh này đã đi được là
A. 1000m. B. 1200m. C. 600m. D. 800m.

Câu 4. Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là


2
A. m / s . B. m / s . C. m 2 / s . D. m.s 2 .
Câu 5. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v0 , gia tốc có độ lớn a không
đổi, phương trình vận tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có
A. tích v.a >0. B. a luôn dương.
C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
A. Khi vật bị biến dạng hoặc vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
B. Khi một vật đang chuyển động mà đột nhiên không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thi vật sẽ
dừng lại ngay lập tức.
C. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động vì khi ta tác dụng lực lên một vật đang đứng yên thì vật
đó bắt đầu chuyển động.
D. Theo định luật I Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.
Câu 7. Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ sang phải. Người
ngồi trong xe bị xô về phía nào?
A. Bên trái. B. Bên phải. C. Chúi đầu về phía trước. D. Ngả người về phía sau.
Câu 8. Chọn đáp không đúng khi nói về trọng lực.
A. Trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái đất và vật.
B. Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do.
D. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Câu 9. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì khi đó vật B cũng tác dụng lại vật A một lực, hai
lực này luôn thoả mãn biểu thức
A. FAB = − FBA . B. FAB = 2 FBA . C. FAB = − FBA . D. FAB = 0,5FBA .
Câu 10. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của lực và phản lực.
Lực và phản lực
A. luôn có cùng bản chất.
B. là hai lực trực đối.
C. luôn xuất hiện và biến mất cùng lúc.
D. tác dụng vào cùng một vật nên có thể triệt tiêu lẫn nhau.
Câu 11. Hình vẽ bên mô tả các lực tác dụng lên một vật đang chuyển động với vận tốc v trên mặt
bàn nằm ngang. Các lực F1 và F2 trong hình vẽ là lực gì?
A. Lực F1 là trọng lực và F2 là lực ma sát.
B. Lực F1 là lực ma sát và F2 là trọng lực.
C. Lực F1 và F2 là lực ma sát.
D. Lực F1 và F2 là trọng lực.
Câu 12. Điều nào sau đây đúng khi nói về lực căng dây?
A. Lực căng dây có phương dọc theo dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo dãn.
B. Lực căng dây có phương dọc theo dây, cùng chiều với lực do vật kéo dãn dây.
C. Với những dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở hai đầu dây luôn có cùng một độ
lớn.
D. Với nhưng dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở hai đâu dây luôn khác nhau về độ
lớn.
Có 2 đáp án đúng nên bạn nào chọn A hoặc C đều được điểm.
Câu 13. Sai số ngẫu nhiên có thể được hạn chế bằng cách
A. thực hiện phép đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo.
B. hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao.
C. hiệu chỉnh dụng cụ đo, thực hiện phép đo nhiều lần.
D. thực hiện phép đo nhiều lần, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao.
Câu 14. Một vật dịch chuyển theo đường gấp khúc từ M
đến N rồi đến P. Biết MN=8 cm, NP=6cm. Thời gian của
chuyển động này là 2,5 s. Vận tốc trung bình của vật là
A. 5 cm/s.
B. 3 cm/s.
C. 4 cm/s.
D. 7 cm/s.
Câu 15. Một vật chuyển động dọc theo một đường thẳng. Độ dịch chuyển của vật này tại các thời
điểm khác nhau được biểu thị trong bảng số liệu dưới đây:
d (cm) 1 2,2 3,4 4,6 5,8
t (s) 0 0,5 1 1,5 2
Đồ thị dịch chuyển – thời gian của vật này có dạng
A. đường thẳng xiên góc và đi qua gốc tọa độ B. đường thẳng không qua gốc tọa độ.
C. đường cong qua gốc tọa độ. D. đường thẳng xiên góc và không đi qua gốc tọa độ.
Câu 16. Một vật chuyển động theo phương trình x = 1 + 2t + 3t 2 , trong đó x tính bằng mét, t tính
bằng giây. Gia tốc chuyển động của vật là
A. 3 m/s2 . B. 6 m/s2. C. 4 m/s2. D. 1 m/s2.
Câu 17. Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Sau 5 s chuyển
động thì vận tốc của vật là 12 m/s. Quãng đường mà vật đi được trong 3 giây đầu tiên kể từ lúc
bắt đầu chuyển động là

A. 30 m. B. 40,5 m. C. 10,8 m. D. 15 m.
Câu 18. Một ô tô bắt đầu khởi hành, chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 5s ô tô đạt tốc độ 10
m/s. Gia tốc mà ô tô thu được trong khoảng thời gian này là
A. 2,8 m/s2. B. 2 m/s2. C. 1,4 m/s2. D. 1,5 m/s2.
Câu 19. Một xe ô tô đang chuyển động với vận tốc là 8 m/s thì thấy một người đi bộ đang đi
ngang đường nên tài xế cho xe hãm phanh với gia tốc có độ lớn là 1,5 m/s2. Tốc độ của ô tô sau
khi hãm phanh 2 s là
A. 11 m/s. B. 5 m/s. C. 6,5 m/s. D. 8 m/s.
Câu 20. Một chiếc xe ô tô đang chuyển động với vận tốc 12 m/s thì bỗng nhiên gặp một vật cản
phía trước nên người lái xe cho ô tô hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có
độ lớn không đổi là 1 m/s2. Thời gian để ô tô đi được quãng đường 35,2 m kể từ lúc bắt đầu hãm
phanh là

A. 20,6 s. B. 3,4 s. C. 2,5 s. D. 2,8 s.


Câu 21. Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 và rơi chạm đất sau 5 s.
Lấy g = 10m/s2. Vật được ném từ độ cao
A. 100 m. B. 125 m. C. 200 m. D. 30 m.
Câu 22. Một chất điểm chuyển động thẳng đều, với đồ thị vận tốc – thời
gian được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi được trong
khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s là
A. 1 m. B. 2 m. C. 3 m. D. 4 m.

Câu 23. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ở
hình dưới. Gia tốc của vật lúc t=65s là
A. 1 m/s2. B. 2,5 m/s2.
C. 2 m/s2. D. -2 m/s2.
Câu 24. Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức quán tính của một
vật?
A. Khối lượng. B. Vận tốc. C. Gia tốc. D. Quãng
đường.
Câu 25. Một quả bóng đang nằm yên trên sân cỏ. Bạn Phong và bạn Thanh lần lượt dùng chân đá
vào quả bóng với hai lực tương ứng là FA , FB . Kết quả cho thấy, trong cả hai trường hợp thì quả
bóng thu được hai vectơ gia tốc giống nhau cả về hướng lẫn độ lớn. Hai lực FA và FB được gọi là
A. hai lực bằng nhau. B. hai lực không bằng nhau. C. hai lực cân bằng. D. hai lực trực đối.
Câu 26. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc
tăng lên?
A. Tăng lên. B. Giảm đi.
C. Không đổi. D. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 27. Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy
g = 9,8 m/s2 . Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước có giá trị là
A. 25 N B.20N. C. 19,6 N. D. 19 600 N.
Câu 28. Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang tại nơi có gia tốc rơi tự do
là g = 9,8m / s 2 . Lực hấp dẫn giữa Trái đất và vật có độ lớn là
A. 20 N. B. 9,8 N. C. 19, 6 N. D. 10 N.
Hết phần trắc nghiệm

You might also like