You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Câu 1. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra
được 50 cm?
A. 50N B. 5N C. 1N D. 10N

Câu 2. Sau 10 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều vận tốc đạt
3,6 km/h. Gia tốc của vật là:
A. 10 m/s2 B. 1 m/s2 C. 0,1 m/s2 D. 0,01 m/s2

Câu 3. Chuyển động cơ là


A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.

Câu 4. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn không đổi.

Câu 5. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h.
Vận tốc trung bình của xe là:
A. v = 34 km/h. B. v = 35 km/h. C. v = 30 km/h. D. v = 40 km/h

Câu 6. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h).
Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km. B. 2 km. C. 6 km. D. 8 km.

Câu 7. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x=10 t+ 4 t 2 (x:m; t:s). Vận tốc tức thời
của chất điểm lúc t= 2s là:
A. 28 m/s. B. 18 m/s C. 26 m/s D. 16 m/s.

Câu 8. Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10 m/s. Vận tốc góc của
một điểm trên vành ngoài xe là:
A. 10 rad/s#B.. 20 rad/s C. 30 rad /s D. 40 rad/s.

Câu 9. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu,
vật chuyển động chậm dần vì có:
A. Lực tác dụng ban đầu. B. Phản lực. C. Lực ma sát. D. Quán tính.

Câu 10. Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái
Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 1N. B. 2,5N. C. 5N. D. 10N.

Câu 11. Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 12. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần
đều và dừng lại sau 10 s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ô tô. Vận tốc của ô tô sau hãm
phanh được 6 s là:
A. -1,5 m/s B. 2,5 m/s C. 6,0 m/s D. 9,0 m/s

Câu 13. Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống đất. Vận tốc của nó khi
chạm đất là: (g=10 m/s2).
A. v = 5 m/s B. v = 2 m/s C. v = 10 m/s D. v = 8,899 m/s

Câu 14. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm.
Mômen của ngẫu lực là:
A. 100Nm. B. 2,0Nm. C. 0,5Nm. D. 1,0Nm.

Câu 15. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ:
A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.
B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn.

Câu 16. Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn giữa chúng là:
A. 0,166.10 N
-9
B. 0,166.10-3N C. 0,166N D. 1,6N

Câu 17. Các dạng cân bằng của vật rắn là:
A. Cân bằng bền, cân bằng không bền.
B. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.
D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Câu 18. Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm

A. chắc chắn, kiên cố. B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.
C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn. D. để dừng chúng nhanh khi cần.

Câu 19. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 10cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu
kia chịu một lực kéo bằng 3N. Khi ấy lò xo dài 13cm. Độ cứng của lò xo là:
A. 30N/m. B. 10N/m. C. 100N/m. D. 50N/m.

Câu 20. Chu kì của một chuyển động tròng đều là 5 s. Bán kính của chuyển động là 25 m. Tốc độ
dài của chuyển động là:
A. 31,4 m/s. B. 7,9 m/s. C. 15,5 m/s. D. 13,7 m/s.

Câu 21. Một lực F truyền cho vật m1 gia tốc 2 m/s2, cho vật m2 gia tốc 3 m/s2. Nếu hai vật dính
vào nhau dưới tác dụng của lực này thì gia tốc thu được là bao nhiêu?
A. 6 m/s2. B. 1 m/s2. C. 5 m/s2. D. 1,2 m/s2.

Câu 22. Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Lấy g =
10 m/s .
2

A. y = 10t + 5t2. B. y = 10t + 10t2. C. y = 0,05 x2. D. y = 0,1x2.


Câu 23. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 
A. đường thẳng. B. đường tròn. C. đường gấp khúc. D. đường parapol

Câu 24. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục
đích:
A. tăng lực ma sát. B. giới hạn vận tốc của xe.
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. D. giảm lực ma sát.

Câu 25. Một quả bóng, khối lượng 500g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường và
bay ngược lại với tốc độ 20 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn
và hướng:
A. 1000N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng
B. 500N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng
C. 1000N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng
D. 200N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng

Câu 26. Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, chịu tác dụng của một lực 1,0N trong
khoảng thời gian 2 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5m. B. 2,0m. C. 1,0m. D. 4,0m

Câu 27. cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= F2 = 20N. Tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng
hợp với nhau một góc α =1800
A. 20N B. 30N C. 0N D. 10N

Câu 28. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt?
A. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất.
C. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật.
D. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.

Câu 29. Một chiếc búa đinh dùng để nhổ một chiếc đinh (H.vẽ). Lực của tay → tác
F
dụng vào cán búa tại O, búa tỳ vào tấm gỗ tại A, búa tỳ vào tán đinh tại B, đinh cắm vào gốc
tại C. Trục quay của búa đặt vào:
A. O B. A
C. B D. C

Câu 30. Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm
với tường một góc  = 300 (hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 10
m/s2. Lực căng T của dây là:
A. 88N. B. 10N. C. 78N. D. 46N

Câu 31. Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng α so với
phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,8
m trong giây đầu tiên. Tính góc α
A. 300. B. 530.  C. 350 D. 250 

Câu 32. Trong hệ ở hình vẽ bên, khối lượng của hai vật là m1 = 2 kg; m2 = 1,5 kg. Sợi dây
rất nhẹ, không dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Khi hệ
chuyển động thì gia tốc a có giá trị bằng
A. 1,5 m/s2. B. 1 m/s2.
C. 2 m/s2.  D. 2,5 m/s2. 

Câu 33. Một vật có khối lượng m = 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được
100 m vật đạt tốc độ 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g= 9,8 m/s2.
Lực phát động song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là
A. 99 N. B. 100 N. C. 697 N. D. 599 N.

Câu 34. Một khúc gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát trượt
giữa khúc gỗ và sàn nhà là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Người ta truyền cho nó một tốc độ tức thời 5 m/s ở thời
điểm t= 0. Quãng đường đi được của khúc gỗ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6,2 m.  B. 7,1 m.  C. 5,5 m. D. 7,7 m.

Câu 35. Một viên đạn khối lượng 10 g chuyển động với tốc độ 200 m/s đập vào một tấm gỗ và
xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm gỗ bằng 5.10-4 s.
Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn bằng
A. 4000 N. B. 5000 N. C. 6000 N. D. 8000 N. 

Câu 36. Hùng và Dũng cùng nhau đấy một thùng hàng chuyển động thẳng trên sàn nhà. Thùng
hàng có khối lượng 120 kg. Hùng đẩy với một lực có độ lớn 400 N. Dũng đẩy với một lực có độ lớn 300
N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc của thùng gần giá
trị nào nhất sau đây?
A. 0,46 m/s2. B. 3,3 m/s2.  C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2. 

Câu 37. Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng
đường 25 m thì dừng lại. Nếu ô tô chạy với tốc độ 150 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh
đến khi dừng lại là s2. Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau. Giá trị s2 gần giá trị nào nhất
sau đây?
A. 100 m. B. 155 m. C. 141 m. D. 200 m.

Câu 38. Một vật có khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với tốc độ 4 m/s, va chạm vào
một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1,5 m/s,
còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 2 m/s. Khối lượng của vật thứ hai bằng 
A. 1,5 kg. B. 2,75 kg. C. 2,5 kg. D. 3 kg. 

Câu 39. Một ôtô không chở hàng có khối lượng 2,5 tấn, khởi hành với gia tốc có độ lớn 0,36 m/s2.
Khi ôtô chở hàng thì khởi hành với gia tốc có độ lớn 0,12 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ôtô trong
hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng hoá trên xe bằng
A. 2 tấn. B. 5 tấn. C. 6 tấn.  D. 4 tấn. 

Câu 40. Trong cơ hệ ở hình vẽ, khối lượng của hai vật là m1 = 200 g, m2=
300 g, hệ số ma sát trượt giữa vật 1 và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Hai vật
được thả ra cho chuyển động thì độ lớn gia tốc của mỗi vật gần giá trị nào nhất
sau đây?
A. 5,3 m/s2 B. 4,8 m/s2.
C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2

You might also like