You are on page 1of 7

Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

ÔN TẬP HỌC KỲ 1 – VẬT LÝ 10


Câu 1. Một ôtô đang chuyển động với tốc độ 18 km/h thì tăng tốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s,
ôtô đạt tốc độ 72 km/h. Gia tốc của ôtô là
A. 5,4 m/s2 B. 54 m/s2 C. 15 m/s2 D. 1,5 m/s2
Câu 2. Một vật có khối lượng 5 kg đang đứng yên. Khi chịu tác dụng của một lực 10 N thì vật sẽ chuyển động
với gia tốc
A. a = 2 m/s2 B. a = 50 m/s2 C. a = 0,5 m/s2 D. a = 15 m/s2
Câu 3. Vật chịu tác dụng của một lực không đổi về hướng và độ lớn thì
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật đứng yên.
C. Vật chuyển động tròn đều. D. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 4. Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm bay xa vật đạt được là 5m. Vận tốc ban đầu của vật là: (lấy
g = 10m/s2)
A. 5m/s. B. 2,5m/s. C. 2m/s. D. 10m/s.
Câu 5. Quả bóng có khối lượng 500g đang bay với vận tốc 15 m/s theo phương ngang thì đập vuông góc vào
một bức tường thẳng đứng. Sau va chạm, quả bóng bật ngược lại với vận tốc 10m/s. Biết thời gian va chạm là
0,04s. Lực do tường tác dụng vào quả bóng có độ lớn bằng:
A. 312,5 N B. 625 N C. 62,5 N D. 31,25 N
Câu 6. Một xe buýt đang chạy trên đường, nếu đột ngột hãm phanh thì các hành khách sẽ:
A. Ngã sang người bên cạnh. B. Ngả người về phía sau.
C. Không thay đổi trạng thái. D. Chúi người về phía trước.
Câu 7. Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 10kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 4m/s đến 10m/s trong
thời gian 2s. Hỏi lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian ấy là bao nhiêu?
A. 30N và 1,4m B. 30N và 14m C. 3N và 1,4m D. 3N và 14m
Câu 8. Một vật lúc đầu nằm trên mặt phẳng nghiêng nhám. Khi đó, áp lực của vật lên mặt phẳng nghiêng sẽ
A. bằng trọng lực của vật. B. không thể kết luận được.
C. Lớn hơn trọng lực của vật. D. nhỏ hơn trọng lực của vật.
Câu 9. Một vật được ném ngang ở độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật
chuyển động và vận tốc của vật khi chạm đất là:
A. 3s và 36,1m/s. B. 4s và 36,1m/s. C. 3s và 44,7m/s. D. 4s và 44,7m/s.
Câu 10. Chọn câu SAI.
A. Trong chân không, các vật rơi như nhau.
B. Vật rơi tự do theo phương thẳng đứng.
C. Gia tốc rơi tự do có độ lớn như nhau ở mọi nơi trên Trái đất.
D. Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 11. Từ độ cao h so với mặt đất, một vật nhỏ được ném ngang với vận tốc đầu
v0 = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Tính từ lúc ném vật, sau khoảng
bao lâu thì vectơ vận tốc hợp với phương ngang 1 góc 500?
A. 1,29 s. B. 3,46 s. . C. 1,73 s. D. 2,38 s
Câu 12. Một vật m = 1kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 300) bằng một lực F = 15N
phương song song với mặt phẳng nghiêng . Bỏ qua ma sát. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Gia tốc của vật
trong quá trình vật trượt lên phía trên mặt phẳng nghiêng có độ lớn:
A. 5 m/s2. B. 7,5 m/s2. C. 10 m/s2. D. 2,5 m/s2.
Câu 13. Lực 10N có thể là hợp lực của cặp lực nào sau đây :
A. 5N, 4N. B. 3N, 15N. C. 2N,13N. D. 6N, 8N.

Câu 14. Mô ̣t vâ ̣t chiụ tác du ̣ng của ba lực F1 , F2 , F3


như hiǹ h vẽ bên thì nằm cân bằ ng. Biế t rằ ng đô ̣ lớn
của lực F3 = 40 3 N. Hãy tiń h đô ̣ lớn của lực F1 và F2.
A. F1 = 40 N; F2 = 80 N B. F1 = 80 N; F2 = 40 N
Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

C. F1 = 30 N; F2 = 60 N D. F1 = 60 N; F2 = 30 N
Câu 15. Đẩy một cái thùng có khối lượng 50 kg theo phương ngang với lực 150 N làm thùng chuyển động. Cho
biết lực cản tác dụng lên vật có độ lớn 100N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 1 m/s2. B. 1,01 m/s2. C. 1,02m/s2. D. 1,04 m/s2.
Câu 16: Một thang máy đi lên gồm 3 giai đoạn có đồ thị vận tốc – thời gian v (m/s) như hình vẽ.
Biết khối lượng thang máy là 500 kg. Tính độ lớn lực kéo thang máy trong 2 4

giây cuối. Lấy g = 10 m/s2.


t (s)
A. 1000 N B. 6000 N C. 5250 N D. 4000 N 0 2 6 8
Câu 17: Biết d1 là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn d 2 là
độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. Độ lớn của độ dịch chuyển d là ?
A. 1 m. B. 7 m. C. 5 m. D. 10 m.
Câu 18: Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của
ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là
A. 14m/s. B. 9m/s. C. 6m/s.
D. 5m/s.
Câu 19: Hình bên cho biế t đồ đọ dịch chuyển – thời gian của mô ̣t chiế c xe chuyển
đô ̣ng thẳ ng. Vâ ̣n tố c của xe là
A. 10 km/h. B. 12,5 km/h.
C. 7,5 km/h. D. 20 km/h.

Câu 20: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia
tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là
A. 360 s. B. 200 s. C. 300 s. D. 100 s.
Câu 21: Một vật được thả rơi từ độ cao 19,6 m xuống đất. bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g
= 9,8 m/s2 . Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 13,72 m/s. B. 9,8 m/s. C. 19,6 m/s. D. 2 m/s.
Câu 22. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang có dạng là
A. đường thẳng. B. đường parabol.
C. nửa đường tròn. D. đường hypebol.
Câu 23. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương họp với phương
ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là
A. 22,5 m. B. 45 m. C. 1,25 m. D. 60 m.
Câu 24. Cho hai lực đồ ng quy có độ lớn F1= 40 N, F2= 30 N . Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau
một góc 00?
A. 70 N. B. 50 N. C. 60 N D. 40 N.
Câu 25. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm
A. tác dụng vào cùng một vật. B. không cân bằng nhau.
C. khác nhau về độ lớn. D. cùng hướng với nhau.
Câu 26. Theo định luật II Niwton, gia tốc của một vật có độ lớn
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
C.tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật. D không phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật.
Câu 27: Vật 100 g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ
lớn bằng
A. 0,5 N. B. 5 N. C. 0,005 N. D. 0,05 N.
Câu 28: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều. A. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 29: Treo vật có khối lượng 1kg vào đấu dưới sợi dây không dãn . Lấy g = 10m/s2. Khi vật đứng yên, lực
căng dây tác dụng lên vật có độ lớn là
A.1N B.10N C.0,1N D.20N
Câu 30: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng 0.
Câu 31.Chọn câu sai? Ở gần Trái đất, trọng lực có
A. phương thẳng đứng. B. chiều từ trên xuống.
C. điểm đặt tại trọng tâm của vật. D. độ lớn 10 m/s2 trong mọi trường hợp.
Câu 32. Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với tốc độ 40 km/h, sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60
km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về
A. 50 km/h. B. 48 km/h. C. 0 km/h. D. 100 km/h.
Câu 33. Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận
tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. -5 km/h. D. -10 km/h.
Câu 34: Trong các phương trình mô tả vận tốc v  m / s  của vật theo thời gian t  s  dưới đây, phương trình nào
mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v  7. B. v  6t 2  2t  2. C. v  5t  4. D. v  6t 2  2.
Câu 35: Một ô tô chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ, đạt vận tốc 20m/s sau 5 s. Quãng đường mà
ô tô đã đi được là
A. 100 m. B. 50 m. C. 25 m. D. 200 m.
Câu 36: Một vật được thả rơi tự do, thời gian vật rơi đến lúc vừa chạm đất là 5s, lấy g =10m/s2. Độ cao của vật
rơi là: A. 80m. B. 125m. C. 45m. D. 100m.
Câu 37: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho
A. trọng lượng của vật. B. chiều cao của vật. C. thể tích của vật. D. mức quán tính của vật.
Câu 38: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 39: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng thêm 2m/s trong 1s.
Độ lớn của lực tác dụng vào vật là
A. 2 N. B. 5 N. C. 10 N. D. 50 N.
Câu 40: Dưới tác dụng của một lực thì vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn gia tốc
sẽ
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. bằng 0.
Câu 41. Bạn A đi xe đạp từ nhà (N) qua trạm xăng (C), tới siêu thị (S) mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi
xe đến trường (T) như hình 4.7. Xác định quãng đường đi và độ dịch chuyển của bạn trong chuyển động trên.

A. 2800m; 1200m. B. 1200m; 2600m.


Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

C. 2600m; 2600m. D. 1200m; 1200m.


Câu 42. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu
5 m/s và với gia tốc 2 m/s2 thì vận tốc (tính ra m/s) của vật theo thời gian được tính theo công thức
A. v  5  2t. B. v  2  5t. C. v  2  5t. D. v  5  2t.
Câu 43. Một vật rơi tự do trong 4s cuối vật rơi được 320 m. Lấy g =10 m/s2. Độ cao nơi thả vật là
A. 480 m. B. 500 m. C. 64 0m. D. 400 m.
Câu 44. Chọn câu đúng.
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính.
Câu 45: Lầ n lươ ̣t tác du ̣ng lực có đô ̣ lớn F1 và F2 lên mô ̣t vâ ̣t khố i lươṇ g m, vâ ̣t thu đươ ̣c gia tố c có đô ̣ lớn lầ n
lươ ̣t là a1 và a2. Biế t 3F1 = 2F2. Bỏ qua mo ̣i ma sát. Tỉ số a2/a1 là
A. 3/2. B. 2/3. C. 3. D. 1/3.
Câu 46: Nếu hợp lực tác dụng vào vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó
A. vận tốc của vật tăng lên 2 lần. B. gia tốc của vật giảm đi 2 lần.
C. gia tốc của vật tăng lên 2 lần. D. vận tốc của vật gảm đi 2 lần.
Câu 47: Điều nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng?
A. Khối lượng có tính chất cộng.
B. Khối lượng đo bằng đơn vị (kg).
C. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng nhỏ và ngược lại.
D. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
Câu 48. Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là
A. 0,05%. B. 5%. C. 10%. D. 25%.
Câu 49. Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 10m.
Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hộ thì dừng lại. Tính gia tốc của xe.
A. -1 m/s2. B. -5 m/s2. C. -2 m/s2. D. -2,5 m/s2.
Câu 50. Một vật chuyển động thẳng có phương trình vận tốc v = 2 + 3t (t: s; v: m/s). Gia tốc của vật có giá trị
A. 3 m/s2. B. - 2 m/s2. C. - 6 m/s2. D. -1,5 m/s2.
Câu 51. Mô ̣t quả bóng có khố i lươ ̣ng 500 g đang nằ m yên trên mă ̣t đấ t thì bi ̣mô ̣t cầ u thủ đá bằ ng mô ̣t lực 250
N. Bỏ qua mo ̣i ma sát. Gia tố c mà quả bóng thu đươ ̣c là
A. 2 m/s2. B. 0,02 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 500 m/s2.
Câu 52. Một vật có khối lượng 5,0kg, chịu tác dụng của một lực không đổi làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s
đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Lực tác dụng vào vật là :
A. 15N. B. 10N. C. 1,0N. D. 5,0N
Câu 53: Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với tốc độ 30 km/h, 2 giờ v(m/s) kế tiếp
với tốc độ 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe là
A. 34 km/h. B. 35 km/h. 8
C. 30 km/h. D. 40 km/h.
Câu 54: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh
4
dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc
10 m/s là t(s)
A. 360 s. B. 200 s. O 4 8 12 16
C. 300 s. D. 100 s.
Câu 55. Tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?
A. Hướng từ Bắc đến Nam. B. Hướng từ Nam đến Bắc.
Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

C. Hướng từ Tây sang Đông. D. Hướng từ Đông sang Tây.


Câu 56. Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Bỏ qua ma
sát. Thời gian bay của vật là : A. 2,4 s. B. 0,3 s. C. 45,0 s. D. 3,0 s.
Câu 57. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc
của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là
A. 14m/s. B. 9m/s. C. 6m/s. D. 5m/s.
Câu 58. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương họp với phương
ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là
A. 22,5 m. B. 45 m. C. 1,25 m. D. 60 m.
Câu 59. Với gia tốc rơi tự do trên mặt trăng bằng 1,67 m/s thì khối lượng của một người 52kg trên Mặt Trăng
2

là : A. 86,84 N. B. 86,84 kg. C. 52N. D. 52 kg.


Câu 60. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Gia tốc mà vật thu
được khi chịu tác dụng của một hợp lực có độ lớn 12,8N là
A. 3,2m/s2 B. 6,4m/s2. C. 0,64m/s2. D. 640m/s2.
Câu 61: Một vật có khối lượng 2 kg được treo vào một sợi dây mảnh, không giãn vào một điểm cố định. Lấy
g=10 m/s2. Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn
A. nhỏ hơn 20 N. B. lớn hơn 20 N.
C. bằng 20 N. D. không thể xác định được.
Câu 62: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật
A. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. B. tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s.
C. dừng lại ngay. D. đổi hướng chuyển động.
Câu 63: Bạn An đi bộ từ nhà đến trường 2 km rồi quay về lại nhà. Độ lớn độ dịch chuyển của bạn An trong quá
trình trên bằng: A. 2 km. B. 4 km. C. 0 km. D. 3 km.
Câu 64: Một vật khối lượng 2 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s thì bắt đầu chịu tác dụng
của lực cản ngược hướng chuyển động. Sau 2 s vật đi được quãng đường 5 m. Giá trị của lực cản có
giá trị bằng
A. 10 N. B. –10 N. C. 5 N. D. –5 N.
Câu 65: Công thức độ dịch chuyển của một vật là d = – 3t + 2t2 ( x tính bằng mét, t tính bằng giây).
Công thức vận tốc của vật là
A. v = – 3 + 2t. B. v = – 3 + 4t. C. v = – 3t + 2. D. v = 3t.
Câu 66: Quả cầu đồng chất có trọng lượng 10 N được treo vào tường nhờ một sợi dây như hình vẽ. Dây làm với
tường một góc α = 300. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lực căng của dây treo có giá trị là
20
A. 5 N. B. 20 N. C. 5 3 N. D. N.
3
Câu 67: Một nhóm học sinh thực hành thí nghiệm do gia tốc rơi tự do. Từ kết quả ba lần đo độ dịch với ba lần
do lần lượt là 9,87 m/s2 ; 9,76 m/s2 và 9,80 m/s2. Giá trị trung bình của gia tốc rơi tự do đo được là
A. 9,83 m/s2. B. 9,79 m/s2. C. 9.85 m/s2. D. 9.81 m/s2.
Câu 68: Một vật khối lượng 20kg đang chạy với vận tốc 36 km/h thì bị hãm lại đột ngột. Biết lực hãm có độ lớn
39,2 N. Kể từ lúc hãm, vật còn đi được bao xa thì dừng hẳn ?
A. 21,51 m. B. 41,11 m. C. 25,51 m. D. 24,15 m.
Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

Câu 69: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với
đường dốc chính. Biết góc nghiêng 300, lấy g = 9,8 m/s2 và ma sát không đáng kể. Lực căng dây, phản lực của
mặt phẳng nghiêng có giá trị lần lượt là
A. T = 4,9 N; N = 8,5 N. B. T = 12,0 N; N = 20,0 N.
C. T = 8,9 N; N = 15,0 N. D. T = 9,8 N; N =17,0 N.
Câu 70: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 1200. Độ lớn của hợp lực bằng

A. 60 N. B. 30 N. C. 30 2 N D. 15 3 N.
Câu 71: Lực kế trong hình bên đang chỉ ở vạch 10 N. Nếu lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng của vật
treo vào lực kế bằng
A.1,02 kg. B. 1,00 kg.
C.10,0 kg. D. 9,80 kg.

Câu 72: Một ô tô chịu một lực kéo F1 = 400 N hướng về phía trước và một lực cản F2 = 300 N hướng về phía
sau. Hỏi hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng bao nhiêu và hướng về phía nào?
A.100 N hướng về phía sau. B. 700 N hướng về phía trước.
C.100 N hướng về phía trước. D. 700 N hướng về phía sau.
Câu 73: Thả rơi môt hòn đá từ miệng một cái hang sâu xuống đáy. Sau 4 s kể từ khi thả thì nghe tiếng hòn đá
chạm đáy. Lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả là g = 10m/s2 và tốc độ của âm thanh trong không khí là 330 m/s.
Chiều sâu của hang bằng: A. 60 m. B. 90 m. C. 71,6 m. D. 54 m.
Câu 74: Một vật khối lượng 20 kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10 giây đi được quãng
đường 125 m. Độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là
A. 131 N. B. 170 N. C. 50 N. D. 250 N.
Câu 75: Một vật khối lượng 10 kg treo vào một sợi dây nhẹ thẳng đứng kéo sợi dây lên thẳng đứng với gia tốc 2
m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của sợi dây có độ lớn bằng
A. 20 N. B. 120 N. C. 118 N. D. 80 N.
Câu 76: Một vật chuyển động có đồ thị vật tốc – thời gian như hình vẽ.
Vận tốc trung bình của vật là:
A. 7,5 m/s B. 6 m/s
C. 7 m/s D. 6,5 m/s

Câu 77: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi không
chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều có
độ lớn bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là
A. 1,5 tấn. B. 2,5 tấn. C. 2,0 tấn. D. 1,0 tấn.
Câu 78: An chạy bộ qua cầu vượt với tốc độ 3 m/s theo hướng từ Nam đến Bắc, đúng lúc đó Hùng chạy bộ dưới
cầu vượt theo hướng từ Đông sang Tây với tốc độ 4 m/s.Vận tốc của An đối với Hùng có độ lớn bằng
A. 3 m/s. B. 5 m/s. C. 7 m/s. D. 4 m/s.
Gv: Đăng Thị Tuyến – THPT Quốc Oai

Câu 79: Một vật thả rơi tự do từ độ cao h cách bề mặt Trái Đất thì thời gian rơi là 5 s. Biết gia tốc trên bề mặt
Trái Đất g = 9,8 m/s2 và trên bề mặt của Mặt Trăng là g =1,7 m/s2. Nếu thả vật cùng độ cao so với bề mặt của
Mặt Trăng thì thời gian rơi là A.9,0 s. B. 12,0 s. C.8,0 s. D.15,5 s.
Câu 80: Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là 9,8 m/s2 còn trên sao Hỏa là 3,7 m/s2. Nếu một nhà du hành vũ trụ từ
Trái Đất lên sao Hỏa sẽ có
A. khối lượng và trọng lượng đều giảm đi. B. khối lượng và trọng lượng không đổi.
C. khối lượng không đổi còn trọng lượng giảm đi. D. khối lượng giảm đi còn trọng lượng không đổi.

You might also like