You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn thi: VẬT LÍ 10 (Ngày thi 02/01/2024)
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 03 trang)
Mã đề thi 105

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7 điểm)


Câu 1: Biết khối lượng riêng của nước là 10 3 kg/m3 và áp suất khí quyển là p a = 105 Pa. Lấy g = 10 m/s2. Độ sâu mà ở đó
áp suất tăng gấp năm lần so với trên bề mặt nước là
A. 20 m. B. 30 m. C. 40 m. D. 50 m.
Câu 2: Lực mà chất lỏng nén lên vật đặt trong chất lỏng có
A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới.
C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. D. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 3: Một học sinh sử dụng Vôn kế để đo hiệu điện thế, tuy nhiên chưa hiệu chỉnh kim của Vôn kế về vạch số 0 dẫn đến
phép đo gặp sai số. Loại sai số này gọi là
A. Sai số tuyệt đối. B. Sai số hệ thống. C. Sai số tương đối. D. Sai số ngẫu nhiên.
Câu 4: Đối với vật chuyển động. Đặc điểm nào sau đây không phải của độ dịch chuyển?
A. Là đại lượng vecto B. Cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
C. Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 5: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2 m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường
780 m là
d(km)
A. 6phút15s. B. 7phút30s.
C. 6phút30s. D. 7phút15s. 150 B
120
Câu 6: Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến
90
B trên đường một đường thẳng. Xe này có tốc độ là
60
A. 30 km/h. B. 60 km/h.
30 A
C. 15 km/h. D. 45 km/h. t(h)
O 1 2 3 4 5
Câu 7: Lực truyền cho vật khối lượng m 1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng
m2 gia tốc 6m/s². Lực sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 8 : Có hai lực tác dụng vào chất điểm là và . Gọi α là góc hợp bởi và . Biết độ lớn của hợp lực thỏa mãn
hệ thức F = F1 – F2. Góc α bằng
A.  = 00. B.  = 900. C.  = 1800. D. 0 <  < 900.
Câu 9: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng
A. Đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
B. Đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
C. Đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. Luôn có giá trị âm.
Câu 10: Hai vật A và B đang chuyển động thẳng. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian hình bên đây
mô tả chuyển động của hai xe. Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Xe A chuyển động nhanh hơn xe B.
B. Xe A chuyển động chậm hơn xe B.
C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.
D. Không so sánh được chuyển động của chúng.
Câu 11: Một vật rơi tự do từ độ cao 20 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian chuyển động và vận tốc khi chạm đất là:
A. 2 s và 10 m/s. B. 4 s và 20 m/s. C. 4 s và 40 m/s. D. 2 s và 20 m/s.
Câu 12: Vật khối lượng m chịu tác dụng lực hợp F thu gia tốc a. Nếu tăng hợp lực lên giá trị 2F thì gia tốc vật thu được là

A. 2a. B. a. C. 5a. D. 4a.


Câu 13: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300 N. Khi đó
độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. Lớn hơn 300N. B. Nhỏ hơn 300N C. Bằng 300N. D. Bằng trọng lượng của vật.
Câu 14: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Tính chất chuyển động trên các khoảng
thời gian
A. Từ t = 0 đến t = 40 s vật chuển động thẳng đều.
B. Từ t = 40 đến t = 80 s vật chuển động thẳng nhanh dần đều.
C. Từ t = 0 đến t = 40 s vật chuển động thẳng nhanh dần đều.
D. Từ t = 0 đến t = 40 s vật chuển động thẳng chậm dần đều.
Câu 15: Chọn câu sai? Trong tương tác giữa hai vật
A. Gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối
lượng của chúng.
B. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
C. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
D. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 16: Một người có trọng lượng 700 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn
A. Bằng 700 N. B. Bé hơn 700 N.
C. Lớn hơn 700 N. D. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 17: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200 N. Biết thời gian quả bóng
tiếp xúc với bàn chân là 0,02 s. Bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 0,008 m/s. B. 2 m/s. C. 8 m/s. D. 0,8 m/s.
Câu 18: Chọn phát biểu sai. Áp suất trong lòng chất lỏng
A. Có giá trị bằng lực trên một đơn vị diện tích.
B. Là như nhau tại tất cả các điểm trên cùng một mặt nằm ngang.
C. Ở những điểm có độ sâu khác nhau thì như nhau.
D. Tại 1 điểm trong chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau.
Câu 19: Lực tổng hợp của hai lực tác dụng vào chất điểm có giá trị lớn nhất khi
A. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
B. Hai lực thành phần vuông góc với nhau.
C. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
D. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
Câu 20: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị
A. Bằng không. B. Luôn dương.
C. Luôn âm. D. Khác không. A
Câu 21: Một bàn đạp có trọng lượng không đáng kể, có chiều dài OA = 20 cm, quay C 
dễ dành quanh trục O nằm ngang. Một lò xo gắn vào điểm chính giữa C. Người ta tác dụng O
lên bàn đạp tại điểm A một lực vuông góc với bàn đạp và có độ lớn 20 N. Bàn đạp ở trạng F
thái cân bằng khi lò xo có phương vuông góc với OA. Lực của lò xo tác dụng lên bàn đạp có
độ lớn bằng
A. 30 N. C. 40 N. C. 20 N. D. 50 N.
Câu 22: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu v 0. Vật bay xa 18 m. Lấy g = 10 m/s 2. Vận tốc v0
bằng
A. 10 m/s. B. 20 m/s. C. 13,4 m/s. D. 3,18 m/s.
Câu 23: Một ô tô chuyển động chậm dần đều. Sau 10 s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Gia tốc của ô tô này là

A. 0,2 m/s2. B. - 0,2 m/s2. C. 2 m/s2. D. -2 m/s2.


Câu 24: Vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều có biểu thức:
A. v = v2 - 2as. B. v = at – s. C. v = a - v0t. D. v = v0 + at.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây đúng với lực ma sát trượt?
A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động tương đối giữa các vật.
B. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
C. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng.
D. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất.
Câu 26: Hai lực cân bằng không có tính chất nào sau đây
A. Cùng hướng. B. Cùng phương. C. Cùng giá. D. Cùng độ lớn.
Câu 27: Khi một xe buýt đang chạy thì bất ngờ hãm phanh đột ngột. Các hành khách sẽ
A. Ngả người về phía sau. B. Ngả người sang bên cạnh.
C. Dừng lại ngay. D. Chúi người về phía trước.
Câu 28: Khi vật chịu tác dụng của hợp lực bằng không thì
A. Vật sẽ chuyển động tròn đều. B. Vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều D. Vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 bài – 3 điểm)


Bài 1 (0,75 điểm): Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Biết trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường s 1 = 3
m.
Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ hai. 
Bài 2 (1 điểm): Một vật có khối lượng m = 30 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một
0 F
lực F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 20 0 (như hình vẽ). Vật
chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà µt = 0,3. Lấy g =
20
9,8 m/s2.
Tìm độ lớn của lực F. O
Bài 3 (0,75 điểm): Một chất điểm khối lượng m = 400 g được treo trong mặt phẳng thẳng
đứng nhờ hai dây như hình vẽ. Dây OA hợp phương thẳng đứng góc α = 300, dây AB có α
A
phương nằm ngang (như hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2.
B
Tính lực căng dây OA. m
Bài 4 (0,50 điểm): Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho một
phần tư chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực F hướng
thẳng đứng xuống dưới. Khi lực F đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh
lên (như hình vẽ bên). 
Xác định trọng lượng của thanh sắt. F

You might also like