You are on page 1of 7

Câu 1: Một người thực hiện một công là 3675 J để kéo đều một thùng nước từ dưới giếng

sâu
lên trong thời gian 1,5 phút. Công suất của người này khi kéo nước là
A. 21,42 W. B. 35,00 W. C. 35,71 W. D. 40,83 W.
Câu 2: Một lò xo có độ cứng 10 N/m một đầu cố định và một đầu nối với một vật nặng khối
lượng 100 g như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, kéo vật nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi
buông nhẹ. Khi lò xo bị dãn 2 cm thì vật nặng có tốc độ là 10 cm/s. Cơ năng của con lắc lò xo là

A. 2,5 J. B. 25 J. C. 2,5 mJ. D. 25 mJ.


Câu 3: Một xe ô-tô khối lượng 2000 kg đang chuyển động với tốc độ 15 m/s. Động năng của xe

A. 4.105 J. B. 2,25.105 J. C. 104 J. D. 2.105 J.
Câu 4: Một viên bi khối lượng 50 g đang rơi trong không khí tại nơi có g = 10 m/s2. Khi viên bi
ở độ cao 10 m, nó rơi với tốc độ 5 m/s. Chọn gốc thế năng là mặt đất. Cơ năng của viên bi là
A. 5,625 J. B. 5625 J. C. 18,75 J. D. 20 J.
Câu 5: Một vật nặng được ném thẳng đứng từ mặt đất với tốc độ ban đầu 10 m/s tại nơi có g =
10 m/s2. Giả sử lực cản của không khí không đáng kể. Độ cao vật khi nó đang chuyển động với
tốc độ 5 m/s là
A. 5 m. B. 1,25 m. C. 3,75 m. D. 2,5 m.
Câu 6: Một xe ôtô khối lượng 1500 kg đang chuyển động với tốc độ 20 m/s. Động lượng của xe
có độ lớn là
A. 104 kg.m/s. B. 3.104 kg.m/s. C. 2.105 kg.m/s. D. 4.105 kg.m/s.
Câu 7: Một vật khối lượng m1 = 100 g đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 6
m/s thì va chạm vào vật khối lượng m2 = 400 g đang đứng yên. Bỏ qua ma sát, biết va chạm của
hai vật là va chạm mềm. Sau va chạm, hai vật chuyển động với cùng vận tốc có độ lớn là
A. 3 m/s. B. 2,5 m/s. C. 1,5 m/s. D. 1,2 m/s.
Câu 8: Người ta kéo một xe theo phương ngang bằng một sợi dây cáp. Lực kéo có độ lớn bằng
200 N. Góc giữa dây cáp và hướng chuyển động bằng 600. Công của lực đó khi xe đi được 40 m
có giá trị nào sau đây?
A. 4000 J. B. 8000 J. C. 6928 J. D. 13856 J.
Câu 9: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 200 N/m. Chọn gốc thế năng là vị trí
lò xo không bị biến dạng, thế năng đàn hồi của lò xo là
A. 0,25 J. B. 2500 J. C. -2500 J. D. -0,25 J.
Câu 10: Một khẩu súng trường khối lượng 4 kg bắn một viên đạn khối lượng 50 g theo phương
ngang. Lúc ra khỏi nòng súng, đạn có tốc độ 400 m/s. Tốc độ giật lùi của súng là
A. 6,0 m/s. B. 3,0 m/s. C. 5,0 m/s. D. 3,5 m/s.
Câu 11: Một động cơ điện cung cấp công suất 1 kW cho một cần cẩu nâng vật có khối lượng 0,5
tấn chuyển động lên cao 40 m. Biết g = 10m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là
A. 13,3 s. B. 15 s. C. 20 s. D. 22,5 s.
Câu 12: Một vật có khối lượng m rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 20 m xuống đất. Bỏ qua
sức cản không khí, biết g = 10 m/s2. Gốc thế năng tại mặt đất, ở vị trí có động năng bằng thế
năng thì vận tốc của vật gần bằng giá trị nào sau đây
A. 18,26 m/s. B. 54,77 m/s. C. 38,73 m/s. D. 14,14 m/s.
Câu 13: Một viên đạn khối lượng m0 = 25 g chuyển động theo phương ngang với vận tốc v0 đến
găm vào một túi cát được treo đứng yên có khối lượng M = 2,5 kg. Biết g = 10 m/s2. Sau va
chạm, túi cát được nâng lên độ cao h = 0,2 m so với vị trí cân bằng ban đầu thì đổi chiều chuyển

động. Giá trị của v0 là:


A. 202 m/s. B. 240 m/s. C. 404 m/s. D. 176 m/s.
Câu 14: Một viên đạn khối lượng m = 25 g bay ngang với vận tốc v1 = 300 m/s xuyên vào tấm
gỗ dày 5 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc v2 = 200 m/s. Lực cản trung bình của tấm
gỗ tác dụng lên viên đạn có độ lớn là
A. 8.103 N. B. 1,6.104 N. C. 4.103N. D. 12,5.103 N.
Câu 15: Một lò xo nằm ngang có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật
khối lượng M = 0,5 kg. Vật m = 10 g có vận tốc v0 = 20,4 m/s đến va chạm vào M đang đứng
yên theo phương ngang. Va chạm giữa hai vật là va chạm mềm. Tính độ nén cực đại của lò xo.

A. 2,02 cm. B. 2,02 mm. C. 3,3 cm. D. 5,7cm.


Câu 16: Một “vòng xiếc’’ có phần dưới được uốn thành vòng tròn có bán kính R = 20 cm như
hình vẽ. Một vât nhỏ khối lượng m được buông ra trượt không ma sát dọc theo vòng xiếc. Nếu h
= 60 cm thì tốc độ của vật là bao nhiêu khi lên tới đỉnh vòng tròn? Lấy g = 10 m/s2

A. 2 m/s. B. 3,46 m/s. C. 4 m/s. D. 3 m/s.


Câu 17: Một quả bóng có khối lượng m = 200 g đang bay ngang với vận tốc 6 m/s thì đập vuông
góc vào bức tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo phương ban đầu với vận tốc 4 m/s. Biết
thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,01 s. Độ lớn của lực do quả bóng tác dụng vào tường

A. 210 N. B. 200N. C. 40 N. D. 180 N.
Câu 18. Một hòn bi thép khối lượng 100 g chuyển động trên mặt phẳng ngang v1 = 12 cm/s đến
va chạm mềm với một hòn bi khác khối lượng 50 g đang đứng yên. Tìm tốc độ của hai hòn bi
sau va chạm?
Câu 19. Một vật nặng khối lượng m được ném thẳng đứng từ mặt đất với tốc độ ban đầu 20 m/s
tại nơi có g = 10 m/s2. Giả sử lực cản của không khí không đáng kể. Độ cao cực đại vật đạt được
là?
-----------------------------------------------
Câu 20: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị
giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng:
A 0,4 J B 200J. C 400 J. D 0,04 J.
Câu 21: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 15m/s va chạm mềm vào một chiếc xe
khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm (hai vật dính vào
nhau), sau va chạm vận tốc hai xe là:
A v1 = v2 = 20m/s B v1 = v2 = 10m/s C v1 = v2 = 7,5m/s D v1 = v2 = 5m/s
Câu 22: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến
thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 9,8 m/s2.
A 5,0 kg.m/s. B 0,5 kg.m/s. C 4,9 kg.m/s. D 9.8 kg.m/s.
Câu 23: Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m, bỏ qua lực cản của không khí Lấy g = 10m/s2 Vận
tốc của vật lúc chạm đất.
A 14,1 m/s. B 20 m/s C 10m/s D 5m/s
Câu 24: Một chất điểm di chuyển không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của một
ρ ρ
lực F hợp với mặt đường một góc α = 60 ° và có độ lớn 100N. Công của lực F khi chất điểm
di chuyển được 2 m là:
A A = 1 kJ. B A = 100 J. C A =10 kJ. D A =100 kJ.
Câu 25: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s.
Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy g =10 m/s,gốc thế năng ở mặt đất. Khi đó cơ năng của vật
bằng:
A 9,6J B 11J C 6J D 10,4J
Câu 26: Ôtô có khối lượng 1 tấn chạy với vận tốc 72 km/h có động năng
A 72.104 J. B 106 J. C 40.104 J. D 20.104 J.
Câu 27: Một quả bóng m=250g bay đến đập vào tường với vận tốc v=4m/s theo góc tới α .
Bóng bật trở lại với góc tới cùng độ lớn v theo góc phản xạ α '= α =600. Độ biến thiên động
lượng của bóng do va chạm với tường có độ lớn:
A 0,5 kg m/s B 2 kgm/s C 0 D 1 kgm/s
Câu 28: Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc v0 trên mặt phẳng ngang thì lái xe thấy có
chướng ngại vật và hãm phanh với lực hãm là 2,5.104 N. Ô tô đi được Quãng đường 8m kể từ khi hãm phanh
đến khi dừng hẳn là. Vận tốc ô tô lúc hãm phanh là:
A 10 m/s. B 14m/s. C 8 m/s. D 16 m/s.
Câu 29: Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 10m trong khoảng thời gian 2
phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng:
A 7W B 4W C 6,25W D 5W
Câu 30: Vật có khối lượng m=1000g chuyển động tròn đều với vận tốc v=10m/s. Sau một chu
kì độ biến thiên động lượng của vật là
A 104kgm/s B 14kgm/s. C 0 kgm/s. D 10 2 kgm/s.
Câu 31: Một vật có khối lượng m = 2 kg, được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v0 = 5
m/s, từ độ cao h = 15m, tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Khi chạm đất vật có động
năng là:
A Wđ = 350 J; B Wđ = 325 J; C Wđ = 505J; D Wđ = 300 J;
Câu 32: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí . Cho g = 10m/s2. Ở độ cao nào thế năng Bằng 4 lần động năng ?.
A 10m. B 4m. C 3m. D 2m.
Câu 33: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều qua A với vận tốc vA thì tắt máy xuống dốc AB
dài 30 m, dốc nghiêng so với mặt phẳng ngang là 30o, khi ô tô đến chân dốc thì vận tốc đạt 20
m/s. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Vận tốc vA của ô tô tại đỉnh dốc A là.
A 10 m/s. B 15 m/s C 5 m/s. D 20 m/s.
Câu 34. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng 300g và 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược
chiều nhau với các vận tốc tương ứng 2 m/s và 0,8 m/s. Sau va chạm 2 xe dính vào nhau và
chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này. Bỏ qua mọi lực cản
Câu 35. Cho một vật có khối lượng lkg trượt không vận tốc đâu từ đinh dốc của một mặt phẳng
dài 10m và nghiêng một góc 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2.
Khi đến chân mặt phẳng nghiêng vân tốc của vật có giá trị bao nhiêu?
Câu 36: Người ta kéo đều một vật khối lượng 1 tấn từ mặt đất lên đến độ cao 5 m theo phương
thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2 . Công của trọng lực là
A. 25 kJ. B. –25 kJ. C. 50 kJ. D. –50 kJ.
r
Câu 37: Dưới tác dụng của lực F , trong khoảng thời gian Δt, tốc độ của một vật khối lượng 12
r
kg tăng từ 2,5 m/s đến 5,0 m/s. Tìm công của lực F sinh ra trong khoảng thời gian Δt nói trên.
A. 30 J. B. 15 J. C. 37,5 J. D. 112,5 J.
Câu 38: Một vật khối lượng 2 kg ở đáy một hố sâu 0,5 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng là
mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Thế năng trọng trường của vật là
A. 5 J. B. –10 J. C. – 5 J. D. 10 J.
Câu 39: Một vật khối lượng 500g đang chuyển động với tốc độ 5 m/s. Động lượng của vật có độ
lớn là
A. 0,25 kg.m.s-1. B. 25 kg.m.s-1. C. 2500 kg.m.s-1. D. 2,5 kg.m.s-1.
Câu 40: Một vật khối lượng 1 kg được gắn vào đầu của một lò xo có độ cứng 100 N/m đặt trên
mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Người ta kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng
một đoạn nhỏ rồi buông nhẹ. Khi lò xo dãn 6 cm thì vật có tốc độ 80 cm/s.
Chọn gốc thế năng là vị trí lò xo không bị co dãn. Cơ năng của hệ vật – lò xo

A. 0,5 J. B. 5 kJ. C. 3,4 J. D. 340 J.
Câu 41: Một quả bóng có khối lượng 0,42 kg bay với tốc độ 27,5 m/s đến va chạm vuông góc
vào một bức tường thẳng đứng. Sau va chạm, bóng bật ngược trở lại phương cũ với tốc tốc độ 27
ρ
m/s. Thời gian va chạm là 0,1s. Lực F do tường tác dụng lên bóng có độ lớn bằng
A. 300 N. B. 2,1 N. C. 2289 N. D. 228,9 N.
Câu 42: Một vật khối lượng 0,5 kg được ném lên theo phương thẳng đứng với động năng ban
đầu là 100 J từ mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào tốc độ của
vật bằng một nửa tốc độ của nó ngay sau khi mới ném?
A. 20 m. B. 15 m. C. 10 m. D. 30 m.
Câu 43: Một lò xo được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Đầu dưới của lò xo treo một vật
khối lượng 0,5 kg. Khi vật cân bằng lò xo dãn một đoạn 4 cm. Cho g = 10 m/s2 và chọn mốc thế
năng tại vị trí lò xo không bị co dãn. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó bị dãn một đoạn 6 cm là
A. 0,225 J. B. 0,025 J. C. 0,1 J. D. 0,0375 J.
Câu 44: Một vật nhỏ khối lượng 200 g được ném thẳng đứng xuống dưới từ độ cao 4 m so mặt
đất với tốc độ ban đầu 10 m/s. Sau khi chạm đất, vật đó tiếp tục găm sâu vào trong đất 10 cm
trước khi ngừng lại. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g =10 m/s2. Lực tác dụng trung bình của đất
lên quả cầu có độ lớn gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 200 N. B. 250 N. C. 180 N. D. 120 N.
Câu 45: Một lò xo được treo thẳng đứng vào 1 điểm cố định A. Móc vào đầu dưới của lò xo một
vật nặng m1 có khối lượng 0,4 kg, khi cân bằng lò xo dài 52 cm. Thay vật nặng m1 bằng một vật
nặng m2 khối lượng 0,6 kg, khi cân bằng, lò xo dài 53 cm. Tháo lò xo ra khỏi A rồi đặt lò xo trên
mặt phẳng ngang có ma sát không đáng kể. Một đầu của lò xo được gắn cố định vào điểm B, một
đầu còn lại được gắn vào một vật nặng m3 có khối lượng 0,8 kg. Sau đó, kéo vật m3 ra dọc theo
trục của lò xo cho đến khi lò xo dài 60 cm rồi buông nhẹ. Động năng của vật m3 khi nó đi ngang
qua vị trí lò xo dài 56 cm là
A. 0,791 J B. 0,32 J. C. 4,04 J. D. 0,64 J.
Câu 46: Một vật khối lượng 100 g đang ở độ cao 15 m tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2.
Chọn gốc thế năng là mặt đất. Thế năng của vật là
A. 15 kJ. B. 10 J. C. 15 J. D. 10 kJ.
Câu 47: Một vật khối lượng 5 kg đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Độ lớn động lượng của
vật là
A. 250 kg.m/s. B. 25 kg.m/s. C. 500 kg.m/s. D. 50 kg.m/s.
Câu 48: Một vật khối lượng 200 g đang chuyển động với tốc độ 20 m/s ở độ cao 8 m tại nơi có
gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng là mặt đất. Cơ năng của vật là
A. 56 J. B. 5,6 kJ. C. 18 J. D. 1,8 kJ.
Câu 49: Một tên lửa đang đứng yên thì phụt ra phía sau 1 tấn khí có tốc độ 500 m/s. Phần còn lại
của tên lửa khối lượng 10 tấn sẽ chuyển động với tốc độ là
A. 5 km/s. B. 50 m/s. C. 20 m/s. D. 2 km/s.
Câu 50: Một vật khối lượng 200 g đang chuyển động với tốc độ 40 m/s. Động năng của vật là
A. 160 kJ. B. 160 J. C. 4 J. D. 8 kJ.
Câu 51: Một vật khối lượng 200 g chuyển động với tốc độ 12 m/s đến va chạm với một vật khác
khối lượng 300 g đang đứng yên. Sau khi va chạm, hai vật dính lại với nhau và cùng chuyển
động. Tốc độ của chúng sau va chạm là bao nhiêu?
A. 7,2 m/s. B. 20 m/s. C. 4,8 m/s. D. 30 m/s.
Câu 52: Một vật khối lượng 2 kg được gắn chặt vào đầu một lò xo có độ cứng 50 N/m. Đầu còn
lại của lò xo cố định. Hệ được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát. Ban đầu, vật nặng cân
bằng tại vị trí lò xo không co dãn. Người ta kéo vật ra để lò xo dãn 10 cm rồi buông nhẹ. Khi vật
đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của vật là bao nhiêu?
A. 5 m/s. B. 10 m/s. C. 100 cm/s. D. 50 cm/s.
Câu 53: Người ta treo một vật nặng bằng một sợi dây mảnh dài 1,5 m tại nơi có g = 9,8 m/s2.
Khi hệ cân bằng, dây treo thẳng đứng. Kéo vật ra để dây treo hợp với phương thẳng đứng một
góc 45o rồi buông nhẹ. Khi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30o thì tốc độ của vật
nặng là bao nhiêu?
A. 1,98 m/s. B. 2,93 m/s. C. 2,16 m/s. D. 2,46 m/s.
Câu 54: Một lò xo có độ cứng k một đầu cố định và một đầu gắn chặt vào một vật nặng khối
lượng m1 như hình vẽ. Ban đầu lò xo không co dãn. Người ta đẩy m1 để nén lò xo lại một đoạn
Δl = 10 cm rồi đặt một vật khác khối lượng m2 = m1 sát với m1. Buông nhẹ m1 để lò xo bung ra.
Bỏ qua mọi ma sát. Độ dãn lớn nhất của lò xo sau khi buông m1 là bao nhiêu?

A. 5 3 cm. B. 10 2 cm. C. 20 cm. D. 5 2 cm.


Câu 55: Một vật khối lượng m = 5 kg được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng
nghiêng AB như hình vẽ với α = 60o. Do có ma sát nên vật ngừng lại tại C. Từ C, người ta kéo
vật đến A (thì vật ngừng lại). Biết AB = 2 m. Cho g = 10 m/s2. Công của lực kéo là bao nhiêu?

A. 346 J. B. 173 J. C. 100 J. D. 50 J.


Câu 56: Một vật nặng khối lượng 400 g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20 m tại nơi
có g = 10 m/s2. Trong quá trình rơi, không khí tác dụng vào vật một lực cản có độ lớn 2 N. Khi
vật sắp chạm đất, vật có tốc độ là bao nhiêu?
A. 20,0 m/s. B. 17,3 m/s. C. 10,0 m/s. D. 14,1 m/s.
Câu 57: Một bao cát nhỏ khối lượng M = 99m0 được treo vào một sợi dây chiều dài 1,5 m như
hình vẽ. Một viên đạn khối lượng m0 chuyển động theo phương ngang với tốc độ v0 đến cắm vào
bao. Sau khi viên đạn cắm vào bao cát dao động và góc lớn nhất hợp bởi dây treo và phương
thẳng đứng là 30o. Bỏ qua mọi ma sát và cho g = 10 m/s2. Tìm v0.
A. 300 m/s. B. 142 m/s. C. 200 m/s. D. 509 m/s.
Câu 58: Một quả bóng có khối lượng m = 200g đang bay với tốc độ v1 = 8m/s đến đập vào bức
tường theo quỹ đạo như hình vẽ. Sau va chạm, tốc độ của bóng là v2 = v1. Tìm xung lượng của
các lực tác dụng lên bóng trong thời gian va chạm.

A. 3,2 N.s B. 1,6N.s C. 0 N.s D. 0,8 N.s

Câu 59: Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát
với vận tốc 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg, bay ngược hướng xe chạy với tốc độ 7 m/s đến
cắm vào cát và nằm yên trong so với cát. Xác định tốc độ của xe ngay sau khi vật nhỏ cắm vào.
A. 0,55 m/s. B. 0,35 m/s. C. 0,50 m/s. D. 0,60 m/s.
Câu 60: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một vật M có
khối lượng 200 g gắn vào đầu một lò xo nhẹ độ cứng 150
N/m, đầu kia của lò xo được giữ cố định. Vật M đang đứng
yên tại vị trí lò xo không bị co dãn thì một viên đạn m có
khối lượng 25g bay theo phương ngang với tốc độ 18 m/s,
cùng phương với trục lò xo, đến cắm vào M. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là
0,15. Lấy g = 10 m/s2. Gọi Δlmax là độ nén cực đại của lò xo. Δlmax gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 7,3 cm. B. 7,5 cm. C. 7,7 cm. D. 7,9 cm.

You might also like