You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KSCL ÔN THI THPT LẦN 2– NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY MÔN VẬT LÍ – 10


Thời gian làm bài : 50 Phút

( Đề có 5 trang )

Họ tên :............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 161

Câu 1: Một chuyển động thẳng đều theo trục Ox. Tại thời điểm t1=2s, t 2 =6s, tương ứng x1=20m, x2 =
4m. kết luận nào sau đây là không chính xác?
A. Thời gian vật đến gốc tọa độ là 4s
B. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục Ox
C. Vận tốc của vật có độ lớn là 4m/s
D. Phương trình tọa độ của vật là x =28 - 4t (m)
Câu 2: Từ độ cao 160m so với mặt đất người ta ném vật 1 xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc
30m/s và đồng thời ném một vật 2 từ mặt đất lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 50m/s. Lấy
g=10m/s2. Thời gian và độ cao hai vật gặp nhau tương ứng là:
A. t  3s và h  59, 20m. B. t  2s và h  60m.
C. t  1,5s và h  103, 75m. D. t  2, 0s và h  80, 00m.
Câu 3: Mô ̣t lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng
5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 22cm. B. 48cm. C. 28cm. D. 40cm.
Câu 4: Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm. Tỉ số tốc độ dài của kim giờ vg và tốc độ dài
của kim phút v p là:
vp 1 vp 1 vp vp
A.  . B.  . C. 9. D.  16 .
vg 9 vg 16 vg vg
Câu 5: Một nhóm học sinh thực hiện một phép đo hệ số ma sát trượt. Ban đầu họ dùng lực kế móc vào
một khúc gỗ và treo thẳng đứng lên, lực kế chỉ 4,3N. Sau đó họ dùng lực kế kéo khúc gỗ đó chuyển động
thẳng đều trên mặt bàn nằm ngang, lực kế chỉ 1,5N. Hệ số ma sát trượt đo được có giá trị là:
A. μ=0,54. B. μ= 0,18. C. μ= 0,35. D. μ= 0,27.
Câu 6: Một xe đạp đua có bán kính ổ đĩa r1  12,5 cm, bán kính líp r2  3,5 cm, bán kính bánh sau R  40
cm. Khi xe hoạt động bình thường thì xích nối đĩa và líp luôn căng. Cho biết líp và bánh sau gắn chặt nên
quay cùng tốc độ góc. Người đi xe đạp đua làm ổ đĩa quay với tần số n  1,5 vòng/s. Vận tốc của xe đạp
A. 55,1km/h. B. 43,2km/h.
C. 48,4km/h. D. 50,4 km/h.
Câu 7: Khi treo vật nặng vào lò xo được đặt thẳng đứng đầu trên gắn vào giá cố định. Khi vật cân bằng thì
lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật có chiều
A. thẳng đứng hướng xuống và độ lớn bằng hai lần trọng lực của vật.
B. thẳng đứng hướng xuống và độ lớn bằng trọng lực của vật.
C. thẳng đứng hướng lên và độ lớn bằng hai lần trọng lực của vật.
D. thẳng đứng hướng lên và độ lớn bằng trọng lực của vật.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Chuyển động của sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
B. Lực tác dụng vào vật rơi tự do là lực hút của Trái Đất.
C. Tại mọi nơi trên Trái Đất, vật rơi với gia tốc như nhau.
D. Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng.
Câu 9: Sai số tỉ đố của của phép đo bằng
A. thương số giữa sai số tuyết đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Trang 1/5 - Mã đề 161
B. tổng giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
C. hiệu giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
D. tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.
B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
D. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của
vật đàn hồi.
Câu 11: Phép đo độ dài quãng đường đi của một vật chuyển động cho kết quả s  2,3680  0, 0021 . Số
chữ số nghĩa có nghĩa của s là
A. 3. B. 4.
C. 1. D. 2.
Câu 12: Trái đất có khối lượng M, bán kính R, gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là g. G là hằng số hấp dẫn.
Biểu thức đúng của M là:
A. M  Rg 2 / G . B. M  GR 2 / g . C. M = gGR2. D. M  gR 2 / G .
Câu 13: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g= 9,8 m/s 2. Vận tốc trung bình của vật
trong 3s đầu là:
A. 19,6 m/s. B. 29,4 m/s. C. 14,7 m/s. D. 9,8 m/s.
Câu 14: Câu nào sau đây là đúng khi nói lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt
Trăng tác dụng lên Trái Đất?
A. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều nhàu.
D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.
Câu 15: Một vật trọng lượng P chuyển động đều trên đường nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm
ngang là  . Lực ma sát trượt tác dụng lên vật có
A. phương vuông góc trọng lực và độ lớn bằng P .
B. phương thẳng đứng và độ lớn bằng 2P .
C. phương thẳng đứng và có độ lớn bằng P .
D. phương vuông góc trọng lực và độ lớn bằng 2P .
Câu 16: Một người kéo một cái bàn có trọng lượng 320N trên mặt sàn nằm ngang từ trạng thái nghỉ bằng
một sợi dây chếch   300 so với phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,5. Lực kéo có
độ lớn 200 N. Quãng đường mà vật đi được sau 2 s là.
A. 1,75m. B. 3,95m C. 2,5m. D. 0,83m.
Câu 17: Hai vật được ném đồng thời từ một điểm trên mặt đất với vận tốc có độ lớn như nhau, cùng bằng
v 0  20m / s. Vật 1 được ném nghiêng góc α so với phương ngang, vật 2 được ném lên theo phương thẳng
đứng. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g  10m / s 2 . Khoảng cách cực đại giữa hai vật đó gần nhất giá
trị nào sau đây?
A. 65m. B. 37m.
C. 25m. D. 44m.
Câu 18: Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng đo quãng đường và thời gian của một vật rơi
tự do, một học sinh đo được quãng đường là (80  1) (cm) và thời gian rơi tương ứng là (406  1) (ms).
Gia tốc trọng trường do học sinh đo được tại nơi làm thí nghiệm là
A. g  9,8  0, 2 (m/s2). B. g  9, 7  0, 2 (m/s2).
C. g  9,8  0,1 (m/s2). D. g  9, 7  0,1 (m/s2).
  
Câu 19: Cho ba lực đồng qui (tại điểm O), đồng phẳng F1 , F2 , F3 lần lượt hợp với trục Ox những góc
0o , 60o , 120o và có đô ̣ lớn tương ứng là F1  F3  2F2  20  N  . Hợp lực của ba lực của ba lực có

Trang 2/5 - Mã đề 161


A. độ lớn 15N và hợp với ox góc   900 .
B. độ lớn 30N và hợp với ox góc   900 .
C. độ lớn 30N và hợp với ox góc   600 .
D. độ lớn 15N và hợp với ox góc   600 .
Câu 20: Câu nào sau đây nói về tác dụng của lực là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật đều đứng yên.
B. Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có những lực không cân bằng tác dụng lên nó.
C. Vật A chuyển động được khi có vật tác dụng lên nó.
D. Khi các lực tác dụng lên vật đang chuyển động trở nên cân bằng thì vật dừng lại.
Câu 21: Một bánh xe bán kính R lăn không trượt trên sàn nằm ngang với tốc độ không đổi v. Hai điểm có
cùng tốc độ v so với sàn có khoảng cách bằng là:
A. R. B. 2R .
C. 2R . D. 3R .
Câu 22: Một hình trụ kim loại đường kính 10cm, được đặt vào máy tiện để tiện một cái rãnh. Hình trụ
quay với vận tốc góc 10 vòng/giây. Cứ mỗi vòng quay, lưỡi dao tiện bóc được một lớp kim loại dày
0,1mm. Vận tốc của đầu lưỡi dao sau khi tiện được 10 giây là
A. 56,52m/s. B. 0,05652m/s. C. 0,5652m/s. D. 5,652m/s.
Câu 23: Một quả cầu nhỏ m = 0,2kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào
một vách cứng và bị bật ngược trở lại với vận tốc 5m/s (chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu
của quả cầu). Thời gian va chạm là 0,25(s) lực tác động lên quả cầu là:
A. 4N. B. -8N. C. 8N. D. -4N
      
Câu 24: Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi  là góc hợp bởi F1 và F2 và F  F1  F2 . Nếu F  F12  F22
thì
A.  = 1800. B.  = 900.
C.  = 0 .
0
D. 0<  < 900.
Câu 25: Trong công thức liên hệ giữa vận và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều được xác định
A. Chuyển động nhanh dần đều a và v trái dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v trái dấu.
B. Chuyển động nhanh dần đều a và v cùng dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v trái dấu.
C. Chuyển động nhanh dần đều a và v trái dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v cùng dấu.
D. Chuyển động nhanh dần đều a và v cùng dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v cùng dấu.
Câu 26: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô
chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Thời gian ô tô đi 25m
trước khi dừng là:
A. t= 10s. B. t= 12s.
C. t= 8s. D. t= 16s.
Câu 27: Một sợi dây thép có thể giữ yên được một trọng vật có khối lượng lớn đến 450kg. Dùng dây để
kéo một trọng vật khác có khối lượng 400kg lên cao. Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây không bị
đứt. Lấy g= 10 m/s2.
A. a m  1, 00 m / s 2 . B. a m  1, 25 m / s 2 .
C. a m  1,5 m / s 2 . D. a m  0, 75 m / s 2 .
Câu 28: Chọn phát biểu đúng: Có hai quyển sách đặt chồng lên nhau và đặt trên mặt bàn nằm ngang,
quyển 2 ở trên, quyển 1 ở dưới, các lực tác dụng lên quyển 1 là
A. trọng lực của quyển 1, áp lực của quyển 2, phản lực của bàn và lực ma sát nghỉ giữa hai quyển.
B. trọng lực của quyển 1, trọng lực của quyển 2, phản lực của bàn và lực ma sát nghỉ giữa hai quyển.
C. trọng lực của quyển 1, trọng lực của quyển 2 và phản lực của bàn.
D. trọng lực của quyển 1, áp lực của quyển 2 và phản lực của bàn.
Câu 29: Chúng ta cầm được các vật là do có
A. ma sát trượt. B. lực ma sát nghỉ.
C. ma sát lăn. D. trọng lực.
Trang 3/5 - Mã đề 161
Câu 30: Từ độ cao 20m so với đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10m/s. Lấy
g = 10m/s2, bỏ qua ma sát. Vận tốc của vật lúc chạm đất bằng
A. 30m/s. B. 20m/s.
C. 22,4m/s. D. 15m/s.
Câu 31: Một hộp chứa cát ban đầu đứng yên, được kéo trên sàn ngang bằng một sợi dây chịu được sức
căng cực đại là Tmax= 600N. Hệ số ma sát giữa hộp và sàn là µ = 0,25. Góc hợp bởi dây và phương ngang là
 có thể thay đổi được. Trọng lượng cát lớn nhất kéo được là P khi góc    0 . Giá trị của P là
A. P  2062 N. B. P  2969 N.
C. P  2473 N. D. P  1718 N.
Câu 32: Quả bóng nặng 90g được thả rơi tự do từ độ cao 80cm so với sàn nhà. Sau khi chạm sàn lần thứ
nhất, quả bóng chỉ nảy lên đến độ cao 45cm. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s 2. Nếu thời gian
bóng tiếp xúc với sàn là 0,05s thì lực mà sàn nhà tác dụng lên quả bóng trong lần va chạm thứ nhất bằng
A. 6,3N. B. 12,6N. C. 3,6N. D. 2,4N.
Câu 33: Mô ̣t vâ ̣t ở trên mă ̣t đất có trọng lượng 9N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính
Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 3N. B. 1N. C. 81N. D. 27N.
Câu 34: Hai quả bóng khối lượng m1 và m 2 ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai
quả bóng m1 và m 2 lăn được những quãng đường tương ứng là 9 m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi rời
m1
nhau, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc. Tỉ số bằng
m2
3 9
A. . B. .
2 4
4 2
C. . D. .
9 3
Câu 35:
Hai thanh cứng bằng kim loại có chiều dài OA= l1 O
và OB= l2, liên kết với nhau bởi khớp nối O, được
đặt trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang.
Người ta kéo hai đầu A, B của thanh theo
 
v1 v2
cùng phương AB nhưng ngược chiều nhau
  A B
với vận tốc không đổi lần lượt là v1 và v 2 . Lúc hai
thanh vuông góc nhau gia tốc của khớp nối O bằng
 
a o . Góc giữa a o và OB là  thì
l  l 
A. tan    2  B. tan    1  .
 l1   l2 
2 2
l  l 
C. tan    1  . D. tan    2  .
 l2   l1 

Câu 36: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục

toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều v0 , Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc
thời gian là lúc ném. Phương trình quỹ đạo của vật:
gx 2 gx 2 gx 2 gx 2
A. y  2  h B. y  2  h C. y  2 D. y  2 .
2v0 2v0 2v 0 v0
Câu 37: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 60N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có

Trang 4/5 - Mã đề 161


độ lớn bằng 60N.
A.  = 00 B.  = 900
C.  = 120o D.  = 1800
Câu 38:
Hợp lực dụng lên một ô tô biến thiên theo thời gian
như đồ thị ở hình bên. Biết xe có khối lượng 2 tấn,
vận tốc ban đầu bằng 0. Quãng đường xe đi được từ
lúc t=0 đến lúc t=400s bằng

A. 1750m. B. 4000m.
C. 5000m. D. 4750m.
Câu 39: Một người lái xuồng máy dự định mở máy cho xuồng chạy ngang con sông rộng 240m, mũi
xuồng luôn vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng sang đến bờ bên kia tại một điểm cách
bến dự định 180m và mất 1 phút. Vận tốc của xuồng so với bờ sông là
A. v = 7m/s. B. v = 3m/s. C. v = 5m/s. D. v = 4m/s.
Câu 40: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì
A. vật lập tức dừng lại.
B. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
C. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
D. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.

------ HẾT ------

Trang 5/5 - Mã đề 161

You might also like