You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1

MÔN: VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC: 2021 – 2022

Câu 1: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là SAI?
A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.
B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.
C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc
thuyền.
D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
Câu 2: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.
A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.
C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.
D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang
Câu 3: Hãy chọn câu trả lời ĐÚNG.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà
cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:
A.Toa tàu. B.Bầu trời. C.Cây bên đường. D. Đường ray.
Câu 4: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi
vào mặt. Hãy chọn câu trả lời ĐÚNG.
A. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.
B. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là chiếc xe đạp.
C. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.
D. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động.
Câu 5: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào SAI?
A. Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
C. Công thức tính vận tốc là : v = s.t.
D. Đơn vị của vận tốc là km/h
Câu 6: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
A. Phương , chiều. B.Điểm đặt, phương, chiều.
C.Điểm đặt, phương, độ lớn. D.Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 7: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?


A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu
thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý
biểu thị cường độ của lực.
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào SAI?
A. Lực là một đại lượng véc tơ.
B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc.
C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc.
D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ
Câu 9: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

Câu 10: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ thì V là thể tích
nào?

A. Thể tích toàn bộ vật.


B. Thể tích chất lỏng.
C. Thể tích phần chìm của vật.
D. Thể tích phần nổi của vật
Câu 11: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu
trả lời đúng.
A. Thời gian đi của xe đạp. B.Quãng đường đi của xe đạp.
C.Xe đạp đi 1 phút được 12km. D.Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

Câu 12: Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/
phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy. B.Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
C.Tàu hỏa – xe máy – ô tô. D.Xe máy – ô tô – tàu hỏa.

Câu 13: Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết
thời gian t2 giây. C
Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là:
Câu 14: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.


B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 15: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg? A

Câu 16: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe.
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn

Câu 17: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt.
Câu 18: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang
khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn
là:
A. Fms = 35N. B.Fms = 50N. C. Fms > 35N. D.Fms < 35N.

Câu 19: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục
chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên
bi trên cả 2 đoạn đường là:
A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s.
Câu 20: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời
gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển
động là:
A. 30km/h; B. 40km/h; C. 70km/h; D. 35km/h

Câu 21: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m lên mặt đất. Biết diện tích
2

tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m thì khối lượng của người đó là bao
2

nhiêu ?
A. 540N. B. 54kg. C. 600N. D. 60kg.
Câu 22: Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm , 2

áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là:


A. 1800 N; 60 000N/m . 2
B. 1800 N; 600 000N/ m . 2

C. 18 000 N; 60 000N/ m . 2
D. 18 000 N; 600 000N/ m 2

Câu 23: Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao
nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Hãy chọn đáp án đúng.
A. 8000 N/m .2
B. 2000 N/m .2
C. 6000 N/m . 2
D.60000 N/m . 2

Câu 24: Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào
3

trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N .Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m ,
3

trọng lượng thực của vật nặng là


A. 10N. B. 5,5N. C. 5N. D. 0,1N
Câu 25: 1 Pa có giá trị bằng:
A. 100 N/cm2 C. 1 N/m2
B. 1 N/cm2 D. 10 N/m2
Câu 26: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực giữ cho vật còn đứng yên khi mặt bàn bị nghiêng.
B. Lực của dây cung tác dụng vào mũi tên khi bắn.
C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên đường khi phanh gấp.
D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.
Câu 27: Chuyển động không đều là
A. chuyển động với những khoảng thời gian bằng nhau.
B. chuyển động với những quãng đường khác nhau.
C. chuyển động của một vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những
khoảng thời gian bằng nhau.
D. chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian.

Câu 28: Dưới tác dụng của lực F = 50N cho vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang. Phát
biểu nào sau đây là sai?
A. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát trượt.
B. Độ lớn của lực ma sát phải nhỏ hơn 50N, có như thế vật mới chuyển động tới phía
trước được.
C. Lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.
D. Lực ma sát trượt ngược chiều với chuyển động.
Câu 29: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của áp suất.
A. m C. N/m
B. Pa D. m2
Câu 30: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. p = F/S C. p = h/d
B. p = D.h D. p = d.h
Câu 31: Khi một vật nhúng vào chất lỏng, độ lớn của lực đẩy Ác- si- mét tác dụng vào
vật phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Thể tích vật và trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. Thể tích vật và trọng lượng riêng của vật.
C. Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ và trọng lượng riêng của chất lỏng.
D. Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ và trọng lượng riêng của vật.
Câu 32: Trong các kết luận sau, kết luận nào là không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông đáy nhau.
B. Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
C. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở
các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
Câu 33: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ
học?
A. Chuyển động cơ học là chuyển đổi vị trí của vật.
B. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi tốc độ của vật.
Câu 34: Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm:
A. cùng đặt lên một vật, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều, cùng
độ lớn.
B. đặt lên hai vật khác nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều,
cùng độ lớn.
C. cùng phương, ngược chiều.
D. cùng độ lớn, ngược chiều.
Câu 35: Đồng hồ đang hoạt động. Khi xét đầu điểm mút của kim giây đồng hồ thì điểm
này đứng yên đối với vật mốc nào?
A. Điểm giữa của kim C. Mặt đồng hồ
B. Số 12 D. Trục của kim
Câu 36: Nếu biết được tốc độ của một vật, ta có thể:
A. Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm.
B. Biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng.
C. Biết được hướng chuyển động của vật.
D. Biết được tại sao vật chuyển động.
Câu 37: Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có
A. ma sát nghỉ C. ma sát trượt
B. ma sát lăn D. quán tính
Câu 38: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật?
A. Khi đang chạy bị vấp ngã, người ta bị đổ về phía trước.
B. Khi nhảy từ trên cao xuồng, chân ta bị gập lại.
C. Thắng xe, xe chạy chậm lại.
D. Vẩy mực, mực trong bút máy văng ra.
Câu 39: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật
tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang?
A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép.
D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Câu 40: Càng lên cao thì áp suất khí quyển
A. càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng.
B. càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm.
C. càng giảm vì nhiệt độ không khí giảm.
D. càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng.
Câu 41: Vật A chuyển động với tốc độ 12 m/s. Chuyển động nào sau đây có cùng tốc độ
với vật A?
A. v = 0,72 km/h C. v = 4,32 km/h
B. v = 1,2 km/h D. v = 43,2 km/h
Câu 42: Một người đi đều với tốc độ 1,5 m/s Muốn đi quãng đường dài 0,6 km thì người
đó phải đi trong thời gian là:
A. 200 s C. 400 s
B. 300 s D. 500 s
Câu 43: Áp lực của gió bão tác dụng lên một bức tường nhà là 6800 N. Khi đó, bức
tường chịu một áp suất là 340 N/m2. Vậy diện tích mà bức tường chịu áp suất là:
A. 15 m2 C. 10 m2
B. 25 m2 D. 20 m2
Câu 44: Một hồ cao 2 m chứa đầy nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Áp suất do nước tác dụng lên một điểm cách đáy hồ 4 cm là:
A. 19600 Pa C. 16600 Pa
B. 16900 Pa D. 19900 Pa
Câu 45: Một ô tô nặng 20000 N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang
là 0,025 m2. Áp suất của ô tô lên mặt đất là:
A. 80000 N/m2 C. 800000 N/m3
B. 800000 N/m2 D. 80000 N/m3
Câu 46: Hải đi từ nhà đến trường mất 30 phút. Giả sử trên suốt quãng đường Hải đi với
tốc độ không đổi bằng 15 km/h. Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:
A. 450 m C. 750 m
B. 75000 m D. 7500 m
Câu 47: Một người đứng bằng hai chân trên sàn nhà có trọng lượng 500 N, diện tích tiếp
xúc mỗi bàn chân là 2 dm2. Áp suất của người lên mặt sàn là:
A. 12500 N/m2 C. 2500 N/m2
B. 1250 N/m2 D. 25000 N/m2
Câu 48: Một đoàn tàu hỏa dài 280 m chạy thẳng đều với tốc độ 90 km/h đi lên một chiếc
cầu dài. Kể từ lúc đầu tàu đi lên cầu cho đến lúc toa cuối ra khỏi tàu mất thời gian là 2
phút 23 giây. Chiều dài của chiếc cầu là:
A. 3295 m C. 3575 m
B. 3855 m D. 3455 m
Câu 49: Một vật được móc vào lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không
khí, lực kế chỉ 3,9 N. Khi nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,4 N. Cho
trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Tính trọng lượng riêng của vật.
A. 76000 N/m3
B. 78000 N/m3
C. 22400 N/m3
D. 22300 N/m3
Câu 50: Chuyển động cơ học là
A. sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc.
B. sự thay đổi khoảng cách của một vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm
mốc.
C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc.
D. sự dịch chuyển của một vật so với vật khác được chọn làm mốc.
Câu 51: Hãy chọn câu trả lời đúng: Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa
bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là
A. Toa tàu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường. D. Đường ray.
Câu 52: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.
B. Vận động viên chạy 100 m đang về đích.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh.
D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.
Câu 53: Khi một vật chịu tác dụng của ba lực thì vận tốc của vật như thế nào?
A. Vận tốc không thay đổi.
B. Vận tốc tăng dần.
C. Vận tốc giảm dần
D. Chưa kết luận được.
Câu 54: Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.
B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm
trên hai đường thẳng khác nhau.
C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một
đường thẳng, có chiều ngược nhau.
D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường
thẳng, có chiều ngược nhau.
Câu 55: Một toa tàu đang chuyển động trên đường ray nằm ngang thì áp lực do chiếc xe
tác dụng lên đường bằng
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Trọng lực của tàu.
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
D. Cả 3 lực trên.
Câu 56: Trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp có xuất hiện lực ma sát
nghỉ?
I. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
II. Chuyển động của cành cây khi gió thổi
III. Vật nằm trên các băng chuyền sản xuất trong các nhà máy.
IV. Người đứng trên thang máy cuốn lên dốc (xuống dốc) di chuyển cùng với thang
cuốn.
V. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 57: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các
nhánh luôn ở cùng một độ cao.
Câu 58: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân
trong ống Tôrixenli.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 59: Bạn A cõng bạn B ở trong nước và ở ngoài không khí nhận ra rằng: “Cõng bạn
B trong nước nhẹ hơn rất nhiều so với cõng bạn B ngoài không khí”, hiện tượng này do
A. khối lượng của bạn B thay đổi.
B. lực đẩy của bạn A.
C. lực đẩy của bạn B.
D. lực đẩy của nước.

Câu 60: Một tàu lượn siêu tốc ở công viên


văn hóa Đầm Sen đang được thả dốc ở một
đoạn đường ray như hình vẽ. Đoàn tàu này
được thả trượt tự do từ điểm A đến điểm B và
đến điểm C thì dừng lại như hình vẽ. Hãy cho
biết phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Tàu lượn trượt nhanh dần từ A đến B.
B. Tàu lượn trượt đều từ A đến C.
C. Tàu lượn trượt chậm dần từ B đến C.
D. Tàu lượn trượt không đều từ A đến C.
Câu 61: Vào ngày 6/8/1945, chiếc máy bay Enola Gay được quân lính Mỹ mang theo
quả bom nguyên tử “Little Boy” bay trên bầu trời trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật
Bản. Sự kiện thả quả bom nguyên tử làm thiệt hại người và của một cách dữ dội lúc bấy
giờ. Dạng chuyển động của quả bom “Little Boy” được thả rơi từ chiếc máy bay này là
A. Chuyển động thẳng.
B. Chuyển động cong.
C. Chuyển động tròn.
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng.
Câu 62: Bạn Phương đang lái chiếc xe máy đang xuống dốc, chẳng may gặp một chiếc
hố to muốn dừng lại. Để dừng lại một cách an toàn, bạn Phương nên phanh (thắng)
A. Bánh trước B. Bánh sau
C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được
Câu 63: Có bao nhiêu trường hợp sau đây lực ma sát là có lợi?
I. Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe.
II. Lực ma sát giữa bảng và phấn khi viết bảng.
III. Lực ma sát nghỉ xe và đất khi xe đang leo dốc.
IV. Lực ma giữa chân và đất khi ta đi bộ.
V. Lực ma sát giữa các ổ trục trong bánh xe.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 64: Một quyển từ điển nặng 2 kg được đặt trên bàn. Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố
trọng lực của quyển từ điển này?
A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20 N.
B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20 N.
C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20 N.
D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20 N.
Câu 65: Sắp xếp giá trị áp suất chất lỏng của các điểm
trong bình chứa nước từ lớn đến bé.
A. (A), (B), (C), (D), (E).
B. (C), (D), (B), (A), (E).
C. (E), (A), (B), (D), (C).
D. (D), (C), (E), (B), (A).
Câu 66: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm
trong nước. Cho trọng lượng riêng của nhôm là 27000 N/m 3 và 78500 N/m3. Nhận xét
nào sau đây là đúng?
A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy
Ác-si-mét lớn hơn.
C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng
cùng được nhúng trong nước như nhau.
D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng
chiếm thể tích trong nước như nhau.

Câu 67: Một ngày nọ, Phương bị nhận giấy


báo phạt từ phòng Cảnh Sát Giao Thông do
chạy xe quá tốc độ trên đường. Biết rằng,
chuyển động của Phương bị một chiếc camera
an ninh giao thông báo lại. Chiếc camera báo
rằng vào lúc 6 giờ 45 phút 20 giây sáng,
Phương ở vị trí A, và sau đó vào lúc 6 giờ 45
phút 30 giây sáng thì thấy Phương ở vị trí B cách A 150 mét như hình vẽ. Cho rằng
Phương chuyển động với vận tốc không đổi. Biết rằng giới hạn tốc độ của xe máy được
qui định trong thành phố là 40 km/h. Camera đã đo được vận tốc của Phương chạy quá
vận tốc qui định một lượng
A. quá 54 km/h. B. quá 14 km/h.
C. quá 4 km/h. D. Phương chạy xe đúng qui định.
Câu 68: Một người chuyển động bằng xe đạp lên đoạn đèo Prenn tại Đà Lạt theo hai
cung đường lên dốc và xuống dốc có chiều dài bằng nhau. Đoạn đường lên dốc người này
đi với vận tốc 6 km/h và đoạn đường xuống dốc người này đi với vận tốc gấp đôi đoạn
đường lên dốc. Vận tốc trung bình người này đi cả đoạn đường là
A. 8 km/h. B. 6 km/h. C. 5 km/h. D. 10 km/h.
Câu 69: Đoàn tàu cao tốc đang chuyển động nhanh dần rời khỏi ga, biết lực kéo của đầu
máy lúc này là 20000 N. Lực ma sát do các bánh xe lăn trên mặt đường có thể là
A. 15000 N. B. 21000 N.
C. 20000 N. D. Cả ba đáp án đều phù hợp.
Câu 70: Ba bình chứa cùng một lượng nước ở
40C như hình vẽ sau. Đun nóng cả ba bình lên
cùng một nhiệt độ. So sánh áp suất của nước
tác dụng lên đáy bình ta thấy
A. p1 = p2 = p3. B. p1 > p2 > p3.
C. p3 > p2 > p1. D. p2 > p3 > p1.
Câu 71: Một vật thể có kích thước 20 cm x 10 cm x 5 cm được đặt trên một mặt phẳng
ngang chịu được áp suất tối đa 5000 Pa. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật thể
này là 2.104 N/m3. Số mặt của vật thể có thể đặt trên mặt phẳng để mặt phẳng không bị
hỏng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 72: Một vật móc vào 1 lực kế. Khi treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ 2,2 N. Khi
nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,9 N. Biết trọng lượng riêng của nước là
10000 N/m3. Thể tích của vật là
A. 30 cm3. B. 15 cm3. C. 60 cm3. D. 10 cm3.
Câu 73: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh
axít Sunfuric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ 2 là 72 cm thì
thấy mực Hg ở hai nhánh ngang nhau. Biết rằng trọng lượng riêng của axit sunfuric là d axit
=18000 N/m3 và trọng lượng riêng của nước là dnước = 10000 N/m3. Độ cao cột axit
sunfuric là
A. 64 cm. B. 42,5 cm. C. 40 cm. D. 32 cm.

Câu 74: Hai đoàn tàu


chuyển động có cùng
vận tốc không đổi 30
km/h, chạy thẳng vào nhau trên cùng một đường thẳng. Một chú chim bay với vận tốc 60
km/h bay khỏi đầu một đoàn tàu khi chúng cách nhau 60 km và hướng thẳng vào đoàn
tàu kia. Khi đến đoàn tàu kia, chú chim này bay thẳng trở lại đoàn tàu đầu tiên, và tiếp tục
như vậy. Tổng quãng đường chú chim đi được tới khi đầu hai đoàn tàu đi ngang nhau là
A. 40 km. B. 20 km. C. 60 km. D. 100 km.
Câu 75: Dầu phanh hay dầu thắng (Brake
Fluid) đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền lực giúp hệ thống phanh ô tô hoạt
động. Một phanh ô tô dùng dầu gồm 2 xi lanh
nối với nhau bằng một ống nhỏ dẫn dầu. Pít
tông nhỏ của xi lanh ở đầu bàn đạp có tiết
diện 4 cm2, còn pít tông lớn nối với 2 má phanh có tiết diện 8 cm 2. Tác dụng lên bàn đạp
một lực 100N. Đòn bẩy của bàn đạp làm cho lực đẩy tác dụng lên pít tông nhỏ tăng lên 5
lần. Lực đã truyền đến má phanh có độ lớn là
A. 400 N. B. 800 N. C. 200 N. D. 1000 N.
Câu 76:
Phát biểu nào sau đây về véc tơ lực tác dụng lên một vật chuyển động là đúng?
A. Phương của lực có thể cùng phương hoặc khác phương chuyển động.
B. Phương của lực luôn cùng phương chuyển động.
C. Phương, chiều của lực luôn trùng với phương, chiều chuyển động.
D. Phương của lực luôn khác phương chuyển động

Câu 77: Trong những phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Tốc độ trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau.
B. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường bằng trung bình cộng của tốc độ trung bình
trên mỗi đoạn đường liên tiếp.
C. Tốc độ trung bình không thay đổi theo thời gian.
D. Tốc độ trung bình cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động đều.
Câu 78: Hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng.
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe?
A. Hai xe cùng chuyển động so với cây cối ven đường.
B. Hai xe cùng đứng yên so với các người lái xe.
C. Xe này chuyển động so với xe kia.
D. Xe này đứng yên so với xe kia.
Câu 79:
Tốc độ chuyển động của vật I là 16m/s, của vật II là 43,2km/h. Nhận xét nào sau đây về
độ nhanh chậm của hai vật là đúng?
A. Vật I chuyển động nhanh hơn vật II.
B. Vật I chuyển động chậm hơn vật II.
C. Hai vật chuyển động nhanh như nhau.
D. Không thể so sánh độ nhanh chậm của hai vật vì tốc độ của hai vật được tính bởi các
đơn vị khác nhau.
Câu 80:
Khi chuyển các kiện hàng từ trên cao xuống đất bằng mặt phẳng nghiêng thì giữa kiện
hàng và mặt phẳng nghiêng xuất hiện:
A. Lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát lăn.
C. Trọng lực
D. Lực quán tính
Câu 81:
Một quả cầu bằng thép có khối lượng 200g được treo vào đầu dưới một sợi dây không co
dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định. Khi quả cầu đứng yên:
A. Trọng lực tác dụng vào quả cầu có độ lớn bằng 2000N.
B. Trọng lực tác dụng vào quả cầu có độ lớn bằng 2N.
C. Lực căng dây có độ lớn lớn hơn 2000N.
D. Lực căng dây có độ lớn nhỏ hơn 2N.
Câu 82:
Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực
ma sát có giá trị nhỏ nhất?
A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.
B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hòn bi nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
D. Hòn bi vừa lăn, vừa trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Câu 83:
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. cốc nước để yên trên mặt bàn nằm ngang.
B. cốc nước để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
C. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
D. ô tô chuyển động đều trên đường.
Câu 84:
Phương án có thể làm tăng lực ma sát là:
A. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
C. Giảm lực ép của vật lên mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
Câu 85:
Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau
là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi của vật.
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 86:
Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với tốc độ 54km/h và lấy π
= 3,14 thì số vòng quay của mỗi bánh xe trong một giờ là:
A. 3439,5.
B. 1719,7.
C. 34395.
D. 17197.
Câu 87:
Một vận động viên bắn súng bắn một phát đạn vào bia cách chỗ người đó đứng là 330m.
Thời gian từ lúc bắn đến lúc người đó nghe thấy tiếng đạn nổ là 1,6s. Biết vận tốc truyền
âm trong không khí là 330m/s. Thời gian từ lúc bắn đến lúc đạn trúng bia là:
A. 0,4s.
B. 0,5s.
C. 0,6s.
D. 0,8s.
Câu 88:
Một chiến sĩ bắn thẳng một viên đạn B40 vào một xe tăng của địch đang đỗ cách đó 210
m. Khoảng thời gian từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn nổ khi trúng xe tăng là 1s.
Coi chuyển động của viên đạn là thẳng đều. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340
m/s. Tốc độ của viên đạn B40 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 588 m/s.
B. 623 m/s.
C. 550 m/s.
D. 651 m/s.
Câu 89:
Chọn câu trả lời Đúng:
Ta cầm nắm được các vật là nhớ có:
A. Ma sát trượt B. Ma sát lăn
C. Ma sát nghỉ D. Quán tính
Câu 90: chọn câu trả lời Đúng:
Ý nghĩa của vòng bi (bạc đạn) là:
A. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.
B. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
C. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn.
D. Thay lực ma sát bằng lực quán tính.
Câu 91: Chọn câu trả lời Đúng:
Khi rửa rau sống, trước khi dọn lên đĩa em thấy mẹ thường để rau vào rổ và vẩy mạnh
cho ráo bớt nước. Đó là dựa vào tác dụng của:
A. Lực ma sát. B. Lực đàn hồi.
C. Trọng lực D. Lực quán tính.
Câu 92: Tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Lực là một đại lượng (1) được biểu diễn bằng một mũi tên có gốc là (2), phương, chiều
trùng với (3), độ dài biểu thị cho (4) theo một tỉ lệ xích cho trước.

A. Véctơ; Điểm đặt lực; Phương chiều của lực; Cường độ (độ lớn) của lực.

B. Véctơ; Điểm đặt lực; Cường độ (độ lớn) của lực; Phương chiều của lực.

C. Vô hướng; Điểm đặt lực; Cường độ (độ lớn) của lực; Phương chiều của lực.

D. Vô hướng; Điểm đặt lực; Phương chiều của lực; Cường độ (độ lớn) của lực.

Câu 93: Chọn câu trả lời đúng:

Một ô tô đang đứng yên trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Ma sát trượt.

B. Ma sát nghỉ

C. Ma sát lăn.

D. Lực quán tính

Câu 94: Phát biểu nào sau đây về áp suất là không đúng:

A. Áp suất phụ thuộc vào hai đại lượng: áp lực và diện tích có lực tác dụng.

B. Áp suất là áp lực tính trên một đơn vị diện tích bị lực ép

C. Áp suất cành lớn khi áp lực càng lớn.

D. Khi áp lực như nhau tác dụng lên một mặt, mặt có diện tích càng nhỏ thì chịu áp suất
càng lớn.
Câu 95: chọn câu trả lời Đúng:

Áp suất tăng khi:

A. Áp lực tăng còn diện tích có lực tác dụng được giữ nguyên không đổi.

B. Diện tích tăng và áp lực không đổi

C. Áp lực và diện tích tăng theo cùng tỉ lệ

D. Áp lực và diện tích giảm theo cùng tỉ lệ.

Câu 96: Chọn câu trả lời đúng:

Khi thợ lặn lặn xuống biển:

A. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tăng

B. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm

C. Áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc độ sâu.

D. Áp suất tác dụng lên thợ lặn ở đáy biển là nhỏ nhất.

Câu 97: Chọn câu trả lời Đúng:

Đơn vị đo áp suất không phải là:

A. N/m2 B. Pa C. KPa D. N

Câu 98: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của
lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích tác dụng của lực lên vật B. Phát biểu sau đây là Đúng
cho các vật:

A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B.

B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A.

C. Áp suất tác dụng lên hai vật bằng nhau.

D. Áp suất tác dụng lên vật A bằng bình phương áp suất tác dụng lên vật B.

Câu 99: Chọn câu trả lời Đúng:

Hai đại lượng bạn cần biết để tính áp suất tác dụng lên một mặt là:
A. Diện tích trên đó lực tác dụng và khối lượng của vật có lực tác dụng.

B. Lực và trọng lượng của vật.

C. Lực và diện tích trên đó lực tác dụng.

D. Lực và khối lượng riêng của bề mặt.

Câu 100: Chọn câu trả lời Đúng:

Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn
nhất của nước?

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.

B. Mặt trên.

C. Mặt dưới.

D. Các mặt bên.

Câu 101: Chọn câu trả lời Đúng:

Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như
vậy là vì:

A. Khối lượng của tảng đá thay đổi.

B. Khối lượng của nước tahy đổi.

C. Lực đẩy của nước.

D. Lực đẩy của tảng đá.

Câu 102: Chọn câu trả Đúng:

Ở độ sâu nào lực đẩy lên một vật nằm trong một chất lỏng là lớn nhất?

A. Ở đáy bình chứa chất lỏng.

B. Ở dưới mặt chất lỏng.

C. Ở độ sâu nào lực đẩy lên vật cũng bằng nhau.

D. Ở càng sâu trong chất lỏng lực đẩy càng lớn.


Câu 103: Chọn câu trả lời Đúng:

Trọng lượng riêng và lực đẩy Acsimet có liên hệ với nhau khi:

A. Trọng lượng riêng của chất lưu (chất lỏng hay chất khí) tăng, lực đẩy giảm.

B. Trọng lượng riêng của chất lưu giảm, lực đẩy tăng.

C. Trọng lượng riêng của chất lưu tăng, lực đẩy giữ nguyên không đổi.

D. Trọng lượng riêng của chất lưu giảm, lực đẩy giảm.

Câu 104: Chọn câu trả lời Đúng:

Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng:

A. 100 Pa B. 1000 Pa

C. 10000 Pa D. 100000 Pa

Câu 105: Phát biểu nào Đúng trong các phát biểu sau đây?

a. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật bằng trọng lượng của chất lưu (chất lỏng hoặc
chất khí) bị vật chiếm chỗ.

b. Lực đẩy không phụ thuộc vào trọng lượng của vật thả trong chất lưu mà vào trọng
lượng của chất lưu đã bị dịch chuyển.

c. Lực đẩy lên một vật ngập trong nước nhỏ hơn trọng lượng của nước bị vật chiếm chỗ.

A. a) B. a) và b)

C. b) và c) D. c)

Câu 106: Chọn câu trả lời Đúng:

Lực đẩy Acsimet có chiều:

A. Hướng theo chiều tăng của áp suất.

B. Hướng xuống dưới.

C. Hướng lên trên.

D. Hướng theo phương nằm ngang.


Câu 107: Chọn câu trả lời Đúng:

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật bằng:

A. Trọng lượng của vật trong không khí trừ cho trọng lượng trong chất lỏng của nó.

B. Khối lượng của vật trừ cho khối lượng của nước.

C. Khối lượng (kg)/thể tích (m3)

D. Lực (N)/ diện tích (m2)

Câu 108: Chọn câu trả lời Đúng:

Áp suất ở đáy của một bình chứa rượu không phụ thuộc vào:

A. Trọng lượng riêng của rượu.

B. Khối lượng của rượu.

C. Độ cao của mức rượu trong bình.

D. Diện tích của mặt thoáng của rượu.

Câu 109: Chọn câu trả lời Đúng:

Lực đẩy Acsimet xuất hiện vì khi tăng độ sâu trong một chất lỏng:

A. Áp suất tăng. B. Áp suất giảm

C. Trọng lượng riêng tăng D. Trọng lượng riêng giảm.

Câu 110: Chọn câu trả lời Đúng:


Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy:
A. Chịu áp suất nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng.
B. Chịu áp suất như ở trên miệng thùng.
C. Chịu áp suất lớn hơn nước ở miệng thùng
D. Chịu áp suất nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài.
ĐÁP ÁN
1.A 2.C 3.A 4.C 5.C 6.D 7.B 8.D 9.D 10.C
11.D 12.D 13.C 14.D 15.A 16.B 17.D 18.A 19.B 20.D
21.B 22.D 23.D 24.A 25.C 26.B 27.D 28.B 29.B 30.D
31.C 32.C 33.C 34.A 35.A 36.A 37.A 38.C 39.A 40.B
41.D 42.C 43.D 44.A 45.B 46.D 47.A 48.A 49.B 50.C
51.A 52.D 53.D 54.D 55.B 56.B 57.B 58.A 59.D 60.B
61.B 62.B 63.B 64.A 64.C 66.D 67.B 68.A 69.A 70.C
71.A 72.A 73.C 74.C 75.D 76.A 77.D 78.C 79.A 80.A
81.B 82.A 83.B 84.B 85.B 86.C 87.C 88.C 89.C 90.B
91.D 92.A 93.B 94.C 95.A 96.A 97.D 98.B 99.C 100.C
101.C 102.C 103.D 104.D 105.B 106.C 107.A 108.D 109.A 110.C

You might also like