You are on page 1of 6

TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU

NHÓM VẬT LÍ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN VẬT LÍ 8. NĂM HỌC 2022-2023

I. LÍ THUYẾT:
1. Chuyển động cơ học là gì? Nêu ví dụ? Vì sao nói chuyển động và
đứng yên có tính tương đối? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với một vật khác
được chọn làm mốc.
- Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với
vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
2. Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc?
Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho tốc độ nhanh , chậm của chuyển động
và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
+ Công thức :
+ Đơn vị : m/s và km/h .
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian :
+ Chuyển động không đều là nhuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo
thời gian: hoặc
3. Nêu cách biểu diễn véc tơ lực?
Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
+ Gốc chỉ điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
4. Hai lực cân bằng là gì? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật
đang đứng yên, đang chuyển động?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, có cường độ bằng nhau, cùng
phương nhưng ngược chiều.Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng, vật đang
đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
5. Nêu đặc điểm của các loại lực ma sát? Cách làm tăng hoặc giảm ma sát?
Lực ma sát có bản chất là lực cản trở chuyển động. Có 3 loại lực ma sát: ma sát
lăn, ma sát trượt, ma sát nghỉ.
Cách làm tăng ma sát : tăng độ thô ráp, gồ ghề của bề mặt tiếp xúc.
Cách làm giảm ma sát : giảm độ thô ráp, gồ ghề của bề mặt tiếp xúc, chuyển từ
ma sát trượt sang ma sát lăn, lắp thêm bánh xe, tra dầu.
6. Áp suất là gì? Công thức và đơn vị của áp suất?

1
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép:
Áp suất chất lỏng tác dụng theo mọi phương: P = d. h
Đơn vị áp suất là N/m2 hoặc Pa.
7. Sự khác nhau của áp suất chất lỏng với áp suất chất rắn? Giải thích
sự tồn tại của áp suất chất khí?
Chất lỏng tác dụng áp suất lên thành bình, đáy bình và các vật trong lòng chất
lỏng, chất rắn có áp suất tác dụng theo phương vuông góc với nặt bị ép.
Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái đất và mọi vật trên bề mặt trái đất đều chịu
áp suất của lớp không khí bao quanh Trái đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
Áp suất khí quyển bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân trong ống tô ri xe li.
8. Nêu đặc điểm và công thức tính lực đẩy ác si mét ?
Lực đẩy Ác si mét: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực
đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng và có độ lớn bằng trọng lượng
phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ : FA = d . V
9. Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào?
Phương chiều của chúng có giống nhau không? Điều kiện để vật nổi, chìm,
lơ lửng trong chất lỏng?
Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet và trọng lực.
Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều.
Sự nổi của vật :
Điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng :
+ Vật nổi lên khi : FA > P
+ Vật lơ lửng khi : FA = P
+ Vật chìm xuống khi : FA < P
10. Điều kiện để có công cơ học? Định luật về công. Công thức tính
công, công suất?
Công cơ học. Điều kiện để có công cơ học:
+ Có lực tác dụng vào vật
+ Vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực tác dụng.
Công thức tính công: A = F . S; Đơn vị công là Jun (J).
Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi
bao nhiêu lần về lực lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Công suất: P = A/t. (W)
II. BÀI TẬP CƠ BẢN:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: Quan sát một đoàn tàu đang vào nhà ga, câu mô tả nào sau đây sai?
A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga.
B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu.
C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu.
D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga.

2
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lực?
A. Lực chỉ làm cho vật biến đổi chuyển động.
B. Lực chỉ làm cho vật thay đổi vận tốc.
C. Lực chỉ làm cho vật biến dạng.
D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai.
Câu 3: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng
sang trái chứng tỏ ô tô đang:
A. đột ngột giảm vận tốc B. đột ngột tăng vận tốc.
C. đột ngột rẽ trái D. đột ngột rẽ phải.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng nhất.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp
nào cần tăng ma sát ?
A. Bảng trơn và nhẵn quá. B. Khi quẹt diêm.
C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại. D. Các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp lực
A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ .
B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.
C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.
D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 6: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 17000 Pa. Diện tích hai bàn
chân tiếp xúc với mặt sàn là 0.03 m2. Hỏi trọng lượng của người đó là bao nhiêu?
A. P = 510 N B. P =566 N C. 520N D. 51N
Câu 7: Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?
A. p = d.V B. p = d.h C. p = D. v =
Câu 8: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao tăng dần?
A. Không thay đổi B. Càng tăng
C. Càng giảm D. Có lúc tăng, lúc giảm
Câu 9: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 360m trong thời
gian 100 giây. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 4,5 m/s B.5,4 m/s C. 90 m/s D. 3,6 m/s
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị
biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
A. Gió thổi cành lá đung đưa
B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 11: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào
không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 12: Quan sát một vật được thả từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng
của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lí nào thay đổi?
A. Khối lượng. B. Khối lượng riêng.
C. Trọng lượng. D. Vận tốc.

3
Câu 13: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị ngả người về
phía sau, chứng tỏ xe:
A. đột ngột tăng vận tốc. B. đột ngột giảm vận tốc.
C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 14: Trong các phương án dưới đây, phương án nào có thể làm giảm được
lực ma sát ?
A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
B. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới.
C. Áp suất khí quyển có đơn vị là N/m.
D. Áp suất càng tăng khi độ cao càng tăng.
Câu 16: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang gây nên một áp suất 40N/m2.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cứ 1 m2, mặt bàn chịu tác dụng của một áp lực là 40N.
B. Áp suất này gây ra bởi một vật có khối lượng 4kg.
C. Áp suất này gây ra bởi một vật nặng có khối lượng 40kg.
D. Áp suất này gây ra bởi một vật có trọng lượng 40N.
Câu 17: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 18000 Pa. Diện tích hai bàn
chân tiếp xúc với mặt sàn là 0.03 m2. Hỏi trọng lượng của người đó là bao nhiêu?
A. P = 510 N B. P =540 N C. 530N D. 54N
Câu 18: Công thức tính áp suất của chất lỏng là:
A. p= d/h B. p= h/d C. p= d.h D. p= d + h
Câu 19: Công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 2000 kg lên cao 1,5 m là:
A. 30 000J B. 3 000J C. 300J D. 4 500J
Câu 20: Một viên bi ở trên mặt đất. Dùng tay búng vào viên bi để truyền cho có
một vận tốc. Viên bi sau đó chuyển động chậm dần vì:
A. trọng lực B.quán tính C. lực búng của tay D. lực ma sát
Câu 21:Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng
vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:
A. chuyển động so với tàu thứ hai .
B. đứng yên so với tàu thứ hai.
C. chuyển động so với tàu thứ nhất.
D. chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai.
Câu 22:Người ta dùng một mũi đột để đục lỗ trên một tấm tôn mỏng. Mũi đột có
tiết diện S=0,4.10-6 m2, áp lực do búa đập vào đột là 60N. Áp suất do mũi đột tác
dụng lên tấm tôn là:
A. 150 000 000 N/m2. B. 15 000 000 N/m2.
C. 1 500 000 N/m2. D. Một giá trị khác. °M
Câu 23: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? °N
°P
A. Tại M B. Tại N C. Tại P D. Tại Q °Q
Câu 24:Một chiếc xe đạng chuyển động trên đường thẳng thì phanh
đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào?
A. Bị nghiêng người sang bên trái. B. Bị nghiêng người sang bên phải.
C. Bị ngã người ra phía sau. D. Bị ngã người tới phía trước.

4
B. Bài tập tự luận:
Bài 1: Vận tốc di chuyển của một cơn bão là 4,2 m/s.
a) Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu km?
b) Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão là 90 km/h. Vận tốc nào lớn hơn?
Bài 2: Biểu diễn các véc tơ lực sau:
a) Trọng lực của vật là 1500N
b) Lực kéo của một sà lan là 20000N theo phương ngang, chiều từ trái sang
phải.
Bài 3: Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh . Diện tích của mũ đinh là 0,5cm2,
của đầu đinh là 0,1 mm2 .Tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng
lên tường?
Bài 4: Một thợ lặn lặn ở độ sâu 70m dưới biển.
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy?
b) Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích
0,02m2. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.
Bài 5: Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N, nếu nhúng vật chìm trong nước
thì lực kế chỉ 6N.
a) Hãy xác định lực đâye Ác si mét tác dụng lên vật?
b) Thả sao cho chỉ có ½ vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao
nhiêu?
Bài 6: Một miếng kim loại có trọng lượng 6,2N, nhúng chìm vật vào nước thì chỉ
lực kế chỉ 4,8N. a) Tính lực đẩy của nước tác dụng lên miếng kim loại.
b) Tính thể tích miếng kim loại này biết trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3.
Bài 7: Một khúc gỗ có thể tích 250 dm3, trọng lượng riêng của gỗ là 7000N/m3.
a) Tính trọng lượng của khúc gỗ.
b) Nhúng chìm hoàn toàn khúc gỗ vào trong nước , tính lực đẩy Ác si mét tác
dụng lên khúc gỗ. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Bài 8: Một cái đập nước của nhà máy thủy điện có chiều cao từ đáy hồ chứa nước
đến mặt đập là 150m. Khoảng cách từ mặt đập đến mặt nước là 20m, cửa van dẫn
nước vào tua bin của máy phát điện cách đáy hồ 30m. Tính áp suất của nước tác
dụng lên cửa van, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Bài 9: Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng
riêng của nước biển là 10300N/m3.
a) Tính áp suất ở độ sâu đó?
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích là 0.16m 2. Tính áp lực của nước tác
dụng lên phần diện tích này.
c) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn có thể chịu đựng được là
473800N/m2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn đến độ sâu nào để có thể an toàn?
Bài 10: Treo vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13.5N. Vẫn treo
vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế lúc này chỉ
8.5N. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m3.
a ) Tính lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên vật khi nhúng vật chìm hoàn toàn
trong nước.
b) Tính thể tích của vật.
c) Xác định trọng lượng riêng của chất làm nên vật.

5
Bài 11: Một vật chuyển động từ A tới B cách nhau 560 m.Trong nửa đoạn đường
đầu vật đi với vận tốc v1= 5m/s, nửa đoạn đường sau vật đi với vận tốc v2= 4m/s.
a) Sau bao lâu thì vật tới B.
b) Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB.
c) Giả sử vật được kéo từ A tới B bằng một lực 400N. Tính công của lực kéo
trong trường hợp này.
Bài 12: Một vật chuyển động từ A tới B cách nhau 600 m.Trong nửa đoạn đường
đầu vật đi với vận tốc v1= 5m/s, nửa đoạn đường sau vật đi với vận tốc v2= 4m/s.
a) Sau bao lâu thì vật tới B.
b) Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB.
c) Giả sử vật được kéo từ A tới B bằng một lực 500N. Tính công của lực kéo
trong trường hợp này.
Bài 13: Treo vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 12N. Vẫn treo vật
bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế lúc này chỉ
7N. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m3.
a ) Tính lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên vật khi nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước.
b ) Tính thể tích của vật.
c ) Xác định trọng lượng riêng của chất làm nên vật.

Hải Phòng, ngày tháng 12 năm 2022


XÁC NHẬN CỦA BGH NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Thị Việt Yên

You might also like