You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ CUỐI KỲ 1

TỔ LÝ-KTCN NĂM HỌC 2023-2024


MÔN: VẬT LÝ 10

ĐỀ 3
I. TỰ LUẬN
Câu 1. Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ trung bình?
A. Tốc độ trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.
B. Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s2.
C. Tốc độ trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.
D. Tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng
đường đó.
Câu 3. Một người lái mô tô đi thẳng 4 km theo hướng đông, sau đó rẽ đi thẳng theo hướng nam 3 km rồi quay
sang hướng tây 4 km.
a. Xác định quãng đường đi được của người đó?
A. 5 km. B. 11 km. C. 8 km. D. 3 km.
b. Xác định độ dịch chuyển của người đó?
A. 6 km. B. 2 km. C. 8 km. D. 3 km.
Câu 4: Phép đo trực tiếp là:
A. Phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
B. Phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.
C. Phép đo sử dụng các công thức vật lí.
D. Phép đo có độ chính xác thấp.
Câu 5: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút.
Tìm vận tốc trung bình của thuyền.
A. 2,1 km/h.
B. 1,6 km/h.
C. 3,7 km/h.
D. 0,5 km/h.
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?
A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 7: Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10 s thì vận tốc của vật là
A. – 5 m/s.
B. 45 m/s.
C. 50 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 8: Một máy bay bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2.
Tầm xa của gói hàng là
A. 1000 m.
B. 500 m.
C. 1500 m.
D. 100 m.
Câu 10: Một vật nặng có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây không dãn (Hình 17.1). Xác định lực căng của
dây khi cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 0,196 N.
B. 1,96 N.
C. 19,6 N.
D. 196 N.
Câu 11. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính?
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta giũ mạnh áo.
B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.
C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.
Câu 12: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lượng.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.
Câu 13: Khi một máy bay đang bay trên bầu trời thì nó chịu tác dụng của các lực nào?
A. Trọng lực, lực cản, lực đẩy của động cơ.
B. Trọng lực, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
C. Trọng lực, lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
D. Lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
Câu 14. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.
B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Diện tích tiếp xúc và các điều kiện về bề mặt.
D. Diện tích tiếp xúc và bản chất bề mặt.
Câu 15: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất
gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao h1h2ℎ1ℎ2 là:
A. h1/h2=2.
B. h1/h2=0,5.
C. h1/h2=4.
D. h1h2ℎ1ℎ2=1.
Câu 16: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí?
A. Nghiên cứu sự trao đổi chất trong cơ thể con người.
B. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội.
C. Nghiên cứu về triển vọng phát triển của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới.
D. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng.
Câu 17: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?
A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.
B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn.
C. Rút phích điện khi tay còn ướt.
D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.
Câu 18:Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10 m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của ca
nô khi ca nô đi xuôi dòng là
A. 14m/s.
B. 9 m/s.
C. 6 m/s.
D. 5 m/s.
Câu 19: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?
A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
Câu 20:Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Vận tốc tức thời được xác định bằng công thức v = g.t2.
21: Định luật I Niu-tơn nghiệm đúng khi
A. Xe chuyển động đều trên đường cong. B. Xe có véc tơ vận tốc không đổi.
C. Xe chuyển động tròn đều. D. Cả ba kết luận trên đều đúng.
22: Một ô tô chuyển động thẳng đều từ tỉnh A đi tỉnh B với vận tốc 50 km/h. Tỉnh A cách gốc 0 là 10km. Chọn gốc
thời gian là lúc ô tô bắt đầu chuyển động từ A, chiều dương từ B đến
A. Phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x =50t+10 (km)
B. x = -10(1+5t) (km)
C. x = -10(1-5t) (km)
D. x = 10( 1-5t) (km)

23: Một viên bi được thả chuyển động nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc , với vận tốc
ban đầu bằng không. Quãng đường viên bi đi được trong giây thứ tư là
A. 1 (m) B. 0,9 (m) C. 0,7 (m) D. 0,5 (m)
24. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa (hình vẽ).
Chọn kết luận sai.
A. Trong 2 giây đầu xe chuyển động vói vận tốc không đổi.
B. Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4 xe dừng lại.
C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 9 xe đổi chiều chuyển động theo hướng ngược lại
với vận tốc nhỏ hơn lúc đi.
D. Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 xe quay về đúng vị trí xuất phát rồi dừng lại.
25. Hãy chọn câu đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
B. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 26. Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Trồng hoa trong nhà kính.
B. Tìm vaccine phòng chống virus trong phòng thí nghiệm.
C. Sản xuất muối ăn từ nước biển.
D. Vận hành nhà máy thủy điện để sản xuất điện
Câu 27. Điều nào sau đây là không đúng? Khi tiến hành thí nghiệm đo các thông số của mạch
điện, cần phải
A. kiểm tra thật kĩ các mối nối của mạch điện, chốt cắm của các thiết bị đo trước khi
nối mạch điện vào nguồn.
B. hiệu chỉnh các thiết bị đo về thang đo phù hợp.
C. đảm bảo khu vực đặt mạch điện không bị ướt hoặc có nước gần mạch điện.
D. gỡ tất cả các thiết bị đo ra khỏi mạch điện trong quá trình thí nghiệm đề phòng cháy
nổ thiết bị đo.
Câu 28. Thứ nguyên của khối lượng là
A. J
B. T
C. M
D. K
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900km theo chiều gió mất 2,5h.
Biết khi không có gió máy bay bay với vận tốc 300km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?
Câu 2. Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ.
vật có khối lượng 1 kg đang nằm yên trên sàn nhà nằm ngang. Người ta tác dụng vào
nó một lực kéo có độ lớn không đổi có độ lớn không đổi là 150N theo phương

ngang. cho
Xác định hệ số ma sát trượt trong giai đoạn từ 75 đến 90s.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ CUỐI KỲ 1
TỔ LÝ-KTCN NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: VẬT LÝ 10

ĐỀ 4
Câu 1. Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc
C. Khi 1 vật chịu tác dụng của ngoại lực mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn
ngoại lực
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác
dụng lên quyển sách cân bằng nhau
Câu 2. Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1 và m2 thì chúng thu được gia tốc là
a1 và a2. Nếu lực chịu tác dụng vào vật có khối lượng (m1 + m2) thì vật sẽ thu được gia tốc bao
nhiêu?

Câu 3: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước

A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.
B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa
Câu 4. Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về định luật I Niutơn?
A. Định luật I Niutơn còn gọi là định luật quán tính
B. Định luật I Niutơn chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn.
C. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọ là hệ qui chiếu
quán tính
D. Định luật I Niutơn cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của
vật
Câu 5. Chọn ý sai. Lực và phản lực
A. là hai lực cân bằng
B. luôn xuất hiện đồng thời.
C. cùng phương.
D. cùng bản chất.
Câu 6. Gia tốc của một vật
A. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và tỉ lệ nghịch với lực tác dụng vào vật.
B. tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. không phụ thuộc vào khối lượng vật.
D. tỉ lệ thuận với lực tác dụng và với khối lượng của nó.
Câu 7. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu V ở độ cao h. Bỏ qua
sức cản không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào
A. M và v.
B. M và h.
C. V và h.
D. M, V và h.
Câu 8. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at, thì
A. v luôn dương.
B. a luôn dương.
C. tích a.v luôn dương.
D. tích a.v luôn âm.
9. Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
B. Lúc 8 giờ một ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
10. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với
tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.
A. 48 km/h. B. 40 km/h. C. 58 km/h. D. 42 km/h.
11. Chọn phát biểu sai:
A. Vận tốc của chất điểm phụ thuộc vào hệ qui chiếu.
B. Trong các hệ qui chiếu khác nhau thì vị trí của cùng một vật là khác nhau.
C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối.
D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc hệ qui chiếu.
12. Lúc 10 h có một xe xuất phát từ A đi về B với vận tốc 50 km/h. Lúc 10h30 một xe khác xuất phát từ B đi về A với
vận tốc 80km/h. Cho AB = 200 km. Lúc 11h, hai xe cách nhau
A. 100 km. B. 110 km. C. 150 km. D. 160 km.
13. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a.
Chuyển động có
A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.
B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
C. a.v < 0 là chuyển chậm dần đều.
D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
14. Phương trình của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: x = 20t 2 + 40t + 6 (cm; s). Xác định vị trí vật lúc vật
có vận tốc là 400cm/s.
A. 1896cm. B. 1968cm. C. 1986cm. D. 1686cm.
16. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Quãng đường vật đi được từ thời
điểm t = 0 đến thời điểm t = 60s là
A. 2,2 km. B. 1,1 km.
C. 440 m. D. 1,2 km.
17. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi của vật trong không khí?
A. Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau.
B. Các vật rơi nhanh hay chậm không phải do chúng nặng nhẹ khác nhau.
C. Các vật rơi nhanh hay chậm là do sức cản của không khí tác dụng lên các vật
khác nhau là khác nhau.
D. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
18. Một vật được thả rơi tự do, vận tốc của vật khi chạm đất là 50m/s. Cho g =10m/s2. Độ cao của vật sau 3s là
A. 80m. B. 125m. C. 45m. D. 100m.
19. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v 0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí. Tầm
bay xa của vật phụ thuộc vào
A. M và v0. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h.
20. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật
A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật.
C. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được.
D. khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi.
21. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
22. Một xe tải khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành được 10s đạt vận tốc 18 km/h. Biết lực cản mà mặt đường tác dụng
lên xe là 500 N. Tính lực phát động của động cơ
A. 500 N. B. 750 N. C. 1000 N. D. 1500 N.
23. Phát biểu nào sau dây không đúng?
A. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng với chuyển động.
B. Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật.
C. Khi chịu tác dụng của ngoại lực lớn hon lực ma sát nghỉ cực đại thì ma sát nghỉ
chuyển thành ma sát trượt.
D. Lực ma sát nghỉ còn đóng vai trò là lực phát động.
Câu 24. Một đầu tàu có khối lượng m = 10 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36
km/h để đi vào ga. Biết lực ma sát ngược chiều chuyển động có độ lớn là 5000 N. Nếu không
hãm phanh, tàu phải tắt máy cách ga một đoạn là bao nhiêu để có thể dừng hẳn lại tại ga?
A. 50 m.
B. 100 m.
C. 20 m.
D. 200 m.
25. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v 0, gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận
tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có
A. tích v.a >0. B. a luôn dương.
C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v.
26. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Vật lí học.
B. Công nghệ sinh học.
C. Thiên văn học.
D. Lịch sử nhân loại
Câu 27. Khi tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, ngoài yếu tố an toàn phải tuân thủ thì
cần phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Có thể bỏ qua sai số để được số liệu đúng với lí thuyết đề ra.
B. Tiến hành thí nghiệm nhanh nhất, có thể bỏ qua các quy tắc để sớm tìm ra kết quả.
C. Tiến hành thí nghiệm nhưng không được làm hao mòn thiết bị.
D. Tiến hành thí nghiệm theo đúng nguyên tắc đề ra, trung thực trong ghi nhận kết quả
Câu 28. Một thuyền đi từ bến A đến bến cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng vận tốc
thuyền trong nước yên lặng là 5 km/h, vận tốc nước chảy là 1 km/h. Thời gian chuyển động của
thuyền là
A. 2 h 30' B. 2 h C. 1 h 30’ D. 5
II. TỰ LUẬN
Câu 1

Câu 2. Một người đi xe đạp có khối lượng tổng cộng m = 86 kg đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc
v = 4 m/s. Nếu người đi xe ngừng đạp và hãm phanh để giữ không cho các bánh xe quay, xe trượt đi một đoạn 2 m thì
dừng lại
a) Lực nào đã gây ra gia tốc cho xe ? Tính lực này
b) Tính hệ số ma sát trượt giữa mặt đường và lốp xe ? Lấy g = 10 m/s2

You might also like