You are on page 1of 8

ÔN TẬP GIỮA KỲ - ĐỀ 3

TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?
A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Câu 2: Cách sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về phương pháp nghiên cứu mô hình trong Vật lí?
A. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa, đưa ra các mô hình khác nhau để thử nghiệm, kiểm tra sự phù
hợp của mô hình, kết luận về mô hình.
B. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa, kiểm tra sự phù hợp của mô hình, đưa ra các mô hình khác
nhau để thử nghiệm, kết luận về mô hình.
C. Đưa ra các mô hình khác nhau để thử nghiệm ,xác định đối tượng cần được mô hình hóa, kiểm tra sự phù
hợp của mô hình, , kết luận về mô hình.
D. Đưa ra các mô hình khác nhau để thử nghiệm , kiểm tra sự phù hợp của mô hình, xác định đối tượng cần
được mô hình hóa, kết luận về mô hình.
Câu 3: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?
A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu các điện.
B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thông đường điện và các đồ dùng điện.
F. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.
Câu 4: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?
A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.
B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn, rách vỏ.
C. Rút phích điện khi tay còn ướt.
D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.
Câu 5: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
(2) Dùng cân đo cân nặng.
(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.
(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.
A. (1), (2). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (2), (4).
Câu 6: Một bánh xe có bán kính là R = 10, 0  0,5cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là
A. 0,05%. B. 5%. C. 10%. D. 25%.
Câu 7: Dùng một thước đo có chia độ nhỏ nhất đến 1 milimét để đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và
B, đều cho cùng một giá trị 1,245m. Lấy sai số dụng cụ đo là một nửa độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết

A. d = 1245 ± 0,5 mm B. d = 1,245 ± 0,001 m C. d = 1245 ± 1 mm D. d = 1,2450 ± 0,0005 m
Câu 8: Chuyển động cơ học là
A. sự thay đổi thời điểm của vật này so với vật khác.
B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. tập hợp tất cả các vị trí của một vật trong quá trình chuyển động.
D. chuyển động của của vật được chọn làm mốc để xác định vị trí của các vật khác.
Câu 9: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi qua?
A. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
B. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút
C. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
D. Lúc 15 giờ 30 phút, một xe khách bắt đầu khởi hành đi Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 10: Hãy chỉ ra câu không đúng.
A. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
B. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
C. Quỹ đạo chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng
A. Véc tơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
B. Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của véc tơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
Câu 12: Chọn câu phát biểu đúng. Trong chuyển động thẳng đều thì:
A. Quãng đường đi được s tăng tỉ lệ với vận tốc v.
B. Độ dịch chuyển tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động t.
C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. Độ dịch chuyển tăng tỉ lệ với vận tốc v.
Câu 13: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng:
A. Đường thẳng qua gốc toạ độ. B. Parabol.
C. Đường thẳng song song trục vận tốc. D. Đường thẳng song song trục thời gian.
Câu 14: Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là đường thẳng.
B. Tốc độ trung bình trên mọi quảng đường là như nhau.
C. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gianbằng nhau bất kì.
Câu 15: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng chậm dần?
A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
C. Tốc độ của chuyển động giảm theo thời gian. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
Câu 16: Trong chuyển động thẳng nhanh dần:
A. Vận tốc tăng đến cực đại rồi giảm dần. B. Vận tốc cuả vật tăng theo thời gian.
C. Gia tốc tăng đều theo thời gian. D. Tốc độ của vật tăng theo thời gian.
Câu 17: Câu phát biểu nào sau đây không chính xác. Trong chuyển động thẳng
A. biến đổi thì vận tốc thay đổi theo thời gian. B. chậm dần thì gia tốc có giá trị âm.
C. chậm dần thì vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động. D. nhanh dần vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động.
Câu 18: Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 4 m , rồi lên tới tầng cao nhất của tòa
nhà cách tầng G 60 m. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí tầng G, chiều dương từ tầng G đến tầng cao nhất. Độ
dịch chuyển của người đó khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất là
A. 60 m. B. 68 m. C. – 60 m. D. 64 m.
Câu 19: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox. Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Tại
các thời điểm t1 = 2 s và t2 = 6 s, độ dịch chuyển tính từ O tương ứng của vật là d1 = 20 m và d2 = 4 m . Kết
luận nào sau đây đúng?
A. Vật chuyển động theo chiều dương của trục Ox.
B. Phương trình độ dịch chuyển của vật là : d = (28 – 4t)m.
C. Thời điểm vật đến gốc tọa độ O là t = 5 s. D. Vận tốc của vật có độ lớn 2 m/s.
Câu 20: Lúc 7h sáng, một người bắt đầu chuyển động thẳng đều từ địa điểm A với vận tốc 6 km/h. Nếu chọn
trục tọa độ trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 7 h thì
phương trình độ dịch chuyển – thời gian của người này là
A. d = 6(t − 7) (km). B. d = −6t (km). C. d = 6t (km). D. d = −6(t − 7)(km).
Câu 21: Cho đồ thị dịch chuyển – thời gian của một vật như hình vẽ. Trong
những khoảng thời gian nào vật chuyển động thẳng đều?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t1 đến t 2 .

B. Trong khoảng thời gian từ từ t1 đến t 2 .

C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t 3 .

D. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t 2 đến t 3 .

Câu 22: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình độ dời d
= – 10t (m;s). Quãng đường vật đi được sau thời gian 2 s là
A. 25 m. B. 30. C. 20 m. D. 35 m.
Câu 23: Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần thì
A. quãng đường đi được tăng theo thời gian. B. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
C. tốc độ tức thời tăng theo thời gian. D. gia tốc là đại lượng có thể thay đổi.
Câu 24: Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều
chuyển động của xe, a và v lần lượt là gi tốc tức thời và vận tốc tức thời của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. a  0, v  0. B. a  0, v  0. C. a  0, v  0. D. a < 0, v > 0.
Câu 25: Gọi a là độ lớn của gia tốc vt và v0 lần lượt là vận tốc tức thời tại các thời điểm t và t0. Công thức nào
sau đây đúng?
v t − vo v t − vo
A. a = . B. a = . C. vt = v0 + a(t + t0). D. vt = v0 + at.
t − to t + to
Câu 26: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu
diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào
vật chuyển động chậm dần?
A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5. B. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.
C. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. D. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.

Câu 27: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
(1) Chuyển động có tính chất tương đối.
(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.
(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của
người quan sát.
A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 28: Một chiếc thuyền chuyển động với tốc độ 5 km/h so với bờ sông. Một người đi từ đầu thuyền tới
cuối thuyền với tốc độ 6 km/h so với thuyền. Tốc độ của người đó so với bờ sông là
A. 1 km/h. B. 5 km/h. C. 6 km/h. D. 11 km/h.
TỰ LUẬN:
Câu 1: Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây có thang chia nhỏ nhất là 0,01 s để đo thời gian T . Kết quả 5 lần
đo được thể hiện như sau
Lần đo 1 2 3 4 5
Thời gian T (s) 3,20 3,15 3,20 3,15 3,20
Lấy sai số dụng cụ bằng một độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo, xác định
kết quả của phép đo kèm theo sai số.
Câu 2: Cho hai chất điểm chuyển động trên cùng một đường thẳng có
đồ thị độ dịch chuyển d – t tính từ cùng một gốc toạ độ O như hình vẽ.
Lập phương trình độ dịch chuyển phụ thuộc thời gian và tính tốc độ của
hai chất điểm.
Câu 3: Một ô tô chạy với tốc độ 50 km/h trên đường nằm ngang trong
trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính của xe, các
vệt mưa rơi làm với phương thẳng đứng một góc 600. Tính tốc độ của
giọt mưa đối với mặt đất.
Câu 4: Trên hình là đồ thị vận tốc theo thời gian của một chất điểm
chuyển động trên đường thẳng. Tính gia tốc trung bình của chất
điểm trong các khoảng thời gian từ
a. 0 đến 1 s.
b. 1 s đến 4 s.
c. 0 đến 4s.
ÔN TẬP GIỮA KỲ - ĐỀ 4
Câu 1: Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng của Vật lí
A. phương pháp mô hình và phương pháp thu thập số liệu.
B. phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
C. phương pháp thực nghiệm và phương pháp quy nạp.
D. phương pháp mô hình và phương pháp định tính.
Câu 2: Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí?
A. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
B. Tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao.
C. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Câu 3: Quá trình nào sau đây là quá trình phát triển của Vật lí?
A. Vật lí cổ điển Vật lí trung đại Vật lí hiện đại. B. Tiền vật lí Vật lí cổ đại Vật lí hiện đại.
C. Tiền vật lí Vật lí trung đại Vật lí hiện đại. D. Tiền vật lí Vật lí cổ điển Vật lí trung đại.
Câu 4: Kết quả đo được đọc trên dụng cụ đo được gọi là phép đo
A. gián tiếp. B. trực tiếp. C. ngoại suy. D. nội suy.
Câu 5: Gọi A là giá trị trung bình, A' là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt đối. Sai
số tỉ đối của phép đo là
A A' A A
A. A = .100% . B. A = .100% . C. A = .100% . D. A = .100% .
A A A A
Câu 6: Hệ quy chiếu bao gồm
A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. B. hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.
C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 7: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng : Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ cho biết
A. độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. B. quãng đường đi được của vật.
C. quãng đường và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. D. vị trí của vật.
Câu 9: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. Chuyển động tròn. B. Chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 10: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của
độ dịch chuyển?
A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng
A. Véc tơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
B. Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của véc tơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
Câu 12: Chỉ ra phát biểu sai.
A. Véc tơ độ dịch chuyển là một véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động.
B. Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật.
C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn
bằng 0.
D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương, hoặc bằng không.
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm
t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là

d − d2 d − d1 d + d2 1 d1 − d 2
A. v tb = 1 v tb = 2 v tb = 1 v tb = (
2 t1 + t 2
)
t +t
1 2 . B. t −t
2 1 . C. t −t
2 1 . D.
Câu 14: Tốc độ tức thời
A. là tốc độ tại một thời điểm xác định (hay tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ)
B. được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để thực hiện độ dịch chuyển đó.
d
C. được xác định bằng hệ thức v =
t
D. được xác định bằng hệ thức v = s/t
1
Câu 15: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều trên đoạn đường s. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn
4
3
đường đầu là 20 km/h và trên đoạn đường còn lại là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên cả đoạn đường
4
s sẽ bằng
A. 32 km/h. B. 20 km/h. C. 30 km/h. D. 40 km/h
Câu 16: Một vật chuyển động thẳng đều trên trục Ox và cùng hướng với trục, tốc độ của vật là 2 m/s. Vào lúc
t = 2 s thì vật có độ dịch chuyển tính từ O là d = 5 m. Phương trình độ dịch chuyển – thời gian của vật là
A. d = 2t + 1 (m; s). B. d = – 2t + 1 (m; s). C. d = – 2t + 5 (m; s). D. d = 2t + 5 (m; s).
Câu 17: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình độ dịch chuyển tính từ O là: d = 5 – 15.t
(m; s). Quãng đường vật đi được sau thời gian 2 giây là
A. 30 m. B. 35 m. C. 20 m. D. 5 m.
Câu 18: Một ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 5 km trên một đường thẳng qua bến xe, chuyển động với
tốc độ 80 km/h ra xa bến. Chọn bến xe làm gốc tính độ dịch chuyển, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc
thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình độ dịch chuyển – thời gian của ô
tô trên đường thẳng là
A. d = 5 + 80.t (km; h) B. d = 80 – 5.t (km; h) C. d = 5 – 80.t (km; h) D. d = 80.t (km; h)
Câu 19: Một vật chuyển động thẳng đều trên trục tọa độ Ox với phương trình độ dịch chuyển – thời gian:
d = – 20 + 5t (d tính bằng m, t tính bằng s). Chọn đáp án sai:
A. Vật chuyển động theo chiều âm trục tọa độ với tốc độ 20 m/s.
B. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ với tốc độ 5 m/s.
C. Độ dịch chuyển của vật lúc t = 1 s là – 15 m.
D. Độ dịch chuyển của vật lúc t = 0 là – 20 m.
Câu 20: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây không phải là của chuyển động thẳng đều?

A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.


Câu 21: Đồ thị độ dịch chuyển thời gian trong chuyển
động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa
được vẽ ở hình. Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Trong 2s đầu, xe chuyển động theo chiều dương, độ
dịch chuyển là 2 m
B. Từ giây thứ 2 đến thứ 4, xe chuyển động .
C. Trong giây thứ 6, xe chuyển động theo chiều âm, tốc
độ là 1 m/s
D. Từ giây thứ 9 đến thứ 10, xe chuyển động .
Câu 22: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thẳng nhanh dần?
A. Chuyển động của xe ô tô khi bắt đầu chuyển động. B. Chuyển động của xe buýt khi vào trạm.
C. Chuyển động của xe máy khi tắc đường. D. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
Câu 23: Vectơ vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần
A. có thể thay đổi cả về hướng và độ lớn. B. không thay đổi cả về hướng và độ lớn.
C. chỉ thay đổi về hướng. D. chỉ thay đổi về độ lớn.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng: Trong chuyển động thẳng chậm dần thì
A. vận tốc tức thời giảm theo hàm số bậc nhất của thời gian.
B. quãng đường đi được là hàm số bậc hai của thời gian.
C. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. D. gia tốc là đại lượng không đổi.
Câu 25: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau
20 giây vận tốc là 54 km/h. Gia tốc trung bình của xe là
A. 1,25 m/s2 . B. 2 m/s2 . C. 1,5 m/s2 . D. 0,25 m/s2 .
Câu 26: Tại sao nói vận tốc có tính tương đối?
A. Do vật chuyển động với vận tốc khác nhau khi vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
B. Do vật chuyển động với vận tốc khác nhau khi quan sát chuyển động của vật ở các thời điểm khác nhau.
C. Do vật chuyển động với vận tốc khác nhau khi chuyển động của vật được quan sát bởi các quan sát viên
khác nhau.
D. Do vật chuyển động với vận tốc khác nhau ở những điểm khác nhau trên quỹ đạo.
Câu 27: Trong các đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, đồ
thị nào mô tả chuyển động thẳng chậm dần?
A. Hình vẽ 1. B. Hình vẽ 2.
C. Hình vẽ 3. D. Hình vẽ 4.
Câu 28: Quan sát đồ thị ( v − t ) trong Hình 7.1 của một

vật đang chuyển động thẳng và cho biết trong khoảng thời
gian nào thì vật chuyển động chậm dần?

A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s. B. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 s.
C. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 s. D. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 s.
TỰ LUẬN:
4
Câu 1: Thể tích của hình cầu tính theo hệ thức V = R 3 . Một hình cầu có bán kính đo được là:
3
R = 10,0  0,1 cm. Biết  = 3,14  0,01. Tính thể tích của hình cầu này và sai số của phép đo.
Câu 2: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 10 km về phía Tây. Đến bến xe, người đó lên xe
bus, đi tiếp 20 km về phía Tây – Nam. Tính độ dịch chuyển tổng hợp của người này.
Câu 3: Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B mất thời gian là 75 phút. Ca nô đó đi ngược dòng từ B về A mất
thời gian là 112,5 phút. Biết vận tốc dòng nước là 2 m/s và vận tốc của ca nô so với nước là không đổi trên
toàn bộ quãng đường. Tính khoảng cách AB.

Câu 4: Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của một vật
chuyển động thẳng. Tính gia tốc trung bình của vật trong các
khoảng thời gian:
a. từ 0 đến 10 s.
b. từ 10 s đến 30 s.
c. từ 0 đến 30 s.

You might also like