You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG CHÍNH KIỂM TRA HỌC KÌ I

PHẦN 1: CHƯƠNG I,II( 40 câu)

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
Câu 2: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?
A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.
D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
Câu 3: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra
đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?
A. Hiện tượng hóa hơi. B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.
C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn. D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 4. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
C. Trái Đất.
D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật.
A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.
B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
Câu 6. Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 7. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. có độ lớn không đổi.
C. cùng hướng với vectơ vận tốc. D. ngược hướng với vectơ vận tốc.
Câu 8. Chọn ý sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời
gian.
C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian. D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 9. Chuyển động thẳng chậm dần đều có
A. qũy đạo là đường cong bất kì.
B. độ lớn vectơ gia tốc là một hằng số, ngược chiều với vectơ vận tốc của vật.
C. quãng đường đi được của vật không phụ thuộc vào thời gian.
D. vectơ vận tốc vuông góc với qũy đạo của chuyển động.
Câu 10. Công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. v  v0  at (a và v0 cùng dấu). B. v  v0  at (a và v0 trái dấu).
C. v  v 0  at 2 (a và v0 cùng dấu). D. v  v 0  at 2 (a và v0 trái dấu).
Câu 11. Sự rơi tự do là
A. một dạng chuyển động thẳng đều. B. chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng
nào.
C. chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực. D. chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản.
Câu 12. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?
A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.
B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian.
C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh.
D. Quãng đường đi được là hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 13. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì
A. hai vật rơi với cùng vận tốc.
B. vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
C. vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.
D. vận tốc của hai vật không đổi.
câu 14. Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai
đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ). Cả hai đều về đích cùng một lúc.
Hãy chọn kết luận sai.
A. Người thứ nhất đi được quãng đường 8 km.
B. Độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người thứ nhất bằng nhau.
D. Độ dịch chuyển của người thứ nhất là 5,7 km, hướng 450 Đông – Bắc.

Câu 15. Hình vẽ bên dưới mô tả độ dịch chuyển của 3 vật.


Chọn câu đúng.
A. Vật 1 đi 200 m theo hướng Nam.
B. Vật 2 đi 200 m theo hướng 450 Đông – Bắc.
C. Vật 3 đi 30 m theo hướng Đông.
D. Vật 4 đi 100 m theo hướng Đông.
Câu 16. Người ta thường sử dụng quãng đường đi được trong cùng một đơn
vị thời gian nhằm xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động. Đại lượng này được gọi là:
A. Tốc độ trung bình B. tốc độ tức thời
B. Vận tốc trung bình D. Vận tốc tức thời
Câu 17. Vận tốc trung bình là một đại lượng được xác định bởi:
A. Thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó
B. Thương số độ dịch chuyển với thời gian địch chuyển
C. Tích số giữa độ dịch chuyển với thời gian dịch chuyển.
D. Tích số giữa quãng đường đi được với thời gian dịch chuyển
Câu 18. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển của một vật.
A. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi
được bằng nhau (d = s).
B. Có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0.
C. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có
độ lớn chính bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối. Kí hiệu là d .
D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được
bằng nhau (d = s).
Câu 19. Chọn phát biểu sai.
A. Vectơ độ dời là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của một vật chuyển động.
B. Vật đi từ A đến B, từ B đến C rồi từ C về A thì có độ dời bằng AB + BC + CA.
C. Vật đi từ A đến B, từ B đến C rồi từ C về A thì có độ dời bằng 0.
D. Độ dời có thể dương, âm hoặc bằng 0.
Câu 20. Cho đồ thị vận tốc thời gian của một chuyển động.
Các chuyển động sau đây chuyển động nào phù hợp với đồ thị chuyển động trên?
A. Chuyển động của ô tô khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.
B. Chuyển động của vận động viên bơi lội khi có tín hiệu xuất phát.
C. Chuyển động của vận động viên bơi lội khi bơi đều.
D. Chuyển động của xe máy đang đứng yên sau đó người lái xe tăng ga.
Câu 21. Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h.
Bỏ qua sức cản của không khí. Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào
A. M và v0. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h.
Câu 22. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một
A. đường thẳng. B. đường tròn.
C. đường xoáy ốc. D. nhánh parabol.
Câu 23. Quả cầu I có khối lượng gấp đôi quả cầu II. Cùng một lúc tại độ cao h, quả cầu I được thả rơi còn quả
cầu II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn phát biểu đúng?
A. Quả cầu I chạm đất trước.
B. Quả cầu II chạm đất trước.
C. Cả hai quả cầu I và II chạm đất cùng một lúc.
D. Quả cầu II chạm đất trước, khi nó được ném với vận tốc đủ lớn.
Câu 24. Một vật ném xiên có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm cao của vật ném xiên là đoạn

A. IK. B. OH. C. OK. D. OI.


Câu 25. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo
hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo
dòng nước 50 m. Độ dịch chuyển của người đó là
A. 50m. B. 50 2 m. C. 100 m. D. 100 2 m.
Câu 26. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ
xa (hình vẽ).
Chọn kết luận sai.
A. Trong 2 giây đầu xe chuyển động vói vận tốc không đổi.
B. Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4 xe dừng lại.
C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 9 xe đổi chiều chuyển động theo
hướng ngược lại với vận tốc nhỏ hơn lúc đi.
D. Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 xe quay về đúng vị trí xuất
phát rồi dừng lại.
Câu 27. Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyên
động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 2 m/s2?
A. Nếu lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 4 m/s.
B. Nếu lúc đầu vận tốc bằng 5 m/s thì 1 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s.
C. Nếu lúc đầu vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s.
D. Nếu lúc đầu vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 8 m/s.
Câu 28. Một ô tô chuyển động chậm dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Quãng đường
ô tô đi được trong khoảng thời gian 10s đó là
A. 70 m. B. 50 m. C. 40 m. D. 100 m.
Câu 29. Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 50 m, chuyển động chậm dần đều với vận tốc lúc bắt đầu lên
dốc là 18km/h, vận tốc ở đỉnh dốc là 3 m/s. Gia tốc của xe là
A. – 16 m/s2. B. – 0,16 m/s2. C. – 1,6 m/s2. D. 0,16 m/s2.
Câu 30. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ở hình dưới. Độ dịch chuyển vật đã đi được
sau 30s là:
A. 200 m. B. 250 m.
C. 300 m. D. 350 m.

Câu 31. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động được biểu
diễn như hình vẽ. Gọi a1, a2, a3 lần lượt là gia tốc của vật trong các giai
đoạn tương ứng là từ t = 0 đến t1 = 20 s; từ t1 = 20 s đến t2 = 60 s; từ t2
= 60 s đến t3 = 80 s. Giá trị của a1, a2, a3 lần lượt là
A. – 1 m/s2; 0; 2 m/s2. B. 1 m/s2; 0; - 2 m/s2.
C. – 1 m/s2; 2 m/s2; 0. D. 1 m/s2; 0; 2 m/s2.
Câu 32. Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Trong giây thứ
nhất vật đi được quãng đường s1=3m. Trong giây thứ hai vật đi được
quãng đường s2 bằng
A. 12m. B. 36m. C. 3m. D. 9m.
Câu 33. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60m/s, g = 10m/s2. Xác định quãng
đường rơi của vật, tính thời gian rơi của vật.
A. 180m; 10s. B. 180m; 6s. C. 120m; 3s. D. 110m; 5s.
Câu 34. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10m/s2
A. 2,1s. B. 3s. C. 4,5s. D. 9s.
Câu 35. Một vật được thả rơi tự do, vận tốc của vật khi chạm đất là 50m/s. Cho g =10m/s2. Độ cao của vật sau
3s là
A. 80m. B. 125m. C. 45m. D. 100m.
Câu 36. Một viên bi sắt được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất với thời gian rơi là t =0,5s. Hỏi khi thả viên bi
từ độ cao 2h xuống đất thì thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 1 s. B. 2s. C. 0,707s. D. 0,750s.
Câu 37. Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s và rơi xuống đất sau 3 s.
Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Quả bóng được ném từ độ cao
A. 45 m. B. 30 m. C. 60 m. D. 90 m.
Câu 38. Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m, vật bay xa 18 m. Lấy g = 10m/s2. Vật được ném với vận
tốc ban đầu là
A. 19 m/s. B. 13,4 m/s. C. 10 m/s. D. 3,16 m/s.
Câu 39. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10m/s theo phương hợp với phương
nằm ngang góc 300. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao cực đại và tầm xa mà vật đạt được lần lượt là
A. 1,25 m; 8,66 m. B. 8,66 m; 1,25 m.
C. 1,25 m; 22,5 m. D. 22,5 m; 8,66 m.
Câu 40. Từ độ cao 7,5 m người ta ném một quả cầu với vận tốc ban đầu 10 m/s, ném xiên góc 450 so với
phương ngang. Lấy g = 10 m/s2 . Vật chạm đất tại vị trí cách vị trí ban đầu
A. 5m. B. 15m. C. 9m. D. 18m.
PHẦN II: CHƯƠNG II( 72 câu)

Câu 1. Tổng hợp lực là thay thế


A.một lực tác dụng vào vật bằng nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ban đầu.
B.một lực tác dụng vào vật bằng hai lực có tác dụng giống hệt như lực ban đầu
C.hai lực đồng thời tác dụng vào vật bằng nhiều lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
D.nhiều lực đồng thời tác dụng vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Câu 2. Phân tích lực là thay thế
A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.
B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.
Câu 3. Cho 2 lực đồng quy, cùng chiều, có độ lớn bằng 4 N và 3 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này bằng
A.5 N. B. 1 N. C. 7 N. D.12 N.
Câu 4. Cho 2 lực đồng quy, vuông góc với nhau , có độ lớn bằng 4 N và 3 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này
bằng
A.5 N. B. 1 N. C. 7 N. D.12 N.
Câu 5. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của 2 lực F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa
mãn hệ thức F=F1-F2. Góc tạo bởi hai véc tơ ⃗⃗⃗ và là:
A. 0 B.900 C. 1800 D. 1200
Câu 6. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của
chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
A. F  F12  F22 . B. F1  F2  F  F1  F2 . C. F  F1  F2 . D. F  F1  F2 .
2 2

Câu 7.Hai lực đồng qui F1 và F2 hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn được tính bằng
công thức:
A. F  F12  F22 . B. F  F1  F2 . C. F  F1  F2 .
2 2
D. F  F12  F22  2F1F2 cos α .
Câu 8.Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực tổng hợp của hai lực F1 và F2 ?

A. B. .

C. . D. .

Câu 9.Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần tác dụng lên vật.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương đương
các lực thành phần.
Câu 10.Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 18N, 30N, 24N. Nếu bỏ lực 24N thì hợp lực của 2
lực còn lại có độ lớn bằng
A. 24 N. B. 12 N. C. 48 N. D. 16N.
Câu 11. Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ
lớn của hợp lực?
A. 25 N. B. 15 N. C. 2,5 N. D. 108 N.
Câu 12: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 10N và 10√ N. Biết hợp lực của hai
lực này có giá trị 20 N, góc tạo bởi hai lực này là
A. 900. B. 300. C. 450. D. 600.
Câu 13.Hãy chọn đáp án đúng. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên
ngừng tác dụng thì
A. Vật lập tức dừng lại.
B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 14.Chọn đáp án đúng.
Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn đi tiếp chứ chưa dừng ngay. Đó là nhờ
A. Trọng lượng của xe. B. Lực ma sát.
C. Quán tính của xe. D. Phản lực của mặt đường.
Câu 15.Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe
A. ngả người về sau. B. chúi người về phía trước.
C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay.
Câu 16. Một vật đang chuyển động với vận tốc có độ lớn 3m/s. nếu bỗng nhiên các lực lực tác dụng vào vật
đồng thời mất đi thì
A. vật dừng lại ngay.
B. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
C. vật đổi hướng chuyển động.
D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Câu 17.Khi nói về tác dụng của lực đối với chuyển động, điều nào dưới đây đúng?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 18.Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 19.Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 20.Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách
sẽ
A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái.
C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước.
Câu 21.Khi nói về tác dụng của lực lên vật, phát biểu nào dưới đây đúng ?
A. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực tác dụng vào vật.
B. Vật bắt buộc phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng vào nó.
C. Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì vật phải lập tức dừng lại.
D. Một vật không thể liên tục chuyển động mãi mãi nếu không có lực nào tác dụng vào nó.
Câu 22.Cho các phát biểu sau:
(1). Định luật I Niu-tơn còn được gọi là định luật quán tính.
(2). Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình.
(3). Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
(4). Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 23.Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau?
A. Lực là đại lượng vetor.
B. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành.
C. Lực là yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của vật.
D. Lực tác dụng lên vật ,gây ra gia tốc cho vật.
Câu 24.Định luật II Niu-tơn cho biết
A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
C. mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian.
D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Câu 25.Theo định luật II Niu-tơn thì
A. khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật.
B. khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
C. gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.
D. độ lớn gia tốc của vật tỉ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật.
Câu 26.Trong trường hợp nào dưới đây, vật chuyển động theo hướng của hợp lực tác dụng vào vật?
A. Vật chuyểnđộng thẳng chậm dần đều. B. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Vật chuyển động thẳng chậm dần . D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 27.Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động
A. Thẳng nhanh dần đều . B. tròn đều.
C. thẳng đều. D. Thẳng chậm dần đều
Câu 28.Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều khi lực tác dụng lên vật có độ lớn tăng dần.
B. Lực tác dụng vào một vật càng lớn thì độ lớn gia tốc của vật càng lớn.
C. Dưới tác dụng của cùng một lực, vật nào có khối lượng càng lớn thì độ lớn gia tốc của vật càng nhỏ.
D. Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực gây ra gia tốc đó.
Câu 29.Một lực có độ lớn 1,0 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng
thời gian 2,0 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 2,0 m. B. 4,0m. C. 0,5 m. D. 1,0 m.
Câu 30.Chọn câu đúng. Theo định luật III Niutơn, cặp "lực và phản lực"
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng phương.
Câu 31.Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực
A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt.
C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 32.Cặp lực và phản lực trong định luật 3 Newton
A. không cùng bản chất. B. tác dụng vào cùng một vật.
C. cùng bản chất. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 33.Trọng lực tác dụng lên vật có
A. độ lớn luôn thay đổi.
B. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
D. điểm đặt bất kỳ trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Câu 34.Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lực ?
A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P  m.g
B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỷ lệ thuận với khối lượng vật.
D. Tại một nơi trên Trái Đất trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với gia tốc rơi tự do.
Câu 35.Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật ?
A. Trọng lượng là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật B. Trọng lượng của vật luôn không đổi
C. Trọng lượng kí hiệu là P=mg. D. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
Câu 36.Lực hấp dẫn do 1 hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn
A. Nhỏ hơn trọng lượng hòn đá B. Bằng trọng lượng của hòn đá
C. Lớn hơn trọng lượng hòn đá D. Bằng 0
Câu 37.Một quyển sách đặt trên bàn như hình vẽ. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách
A. Nhỏ hơn trọng lượng quyển sách
B. Bằng trọng lượng của quyển sách
C. Lớn hơn trọng lượng quyển sách
D. Bằng 0
Câu 38.Công thức tính trọng lực P  m.g được suy từ
A.định luật I Newton B. định luật II Newton
C. định luật III Newton D. định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 39.Tại cùng 1 nơi trên Trái đất, hai vật có khối lượng lần lượt là m1 , m2 với m1  m2 . Trọng lượng
hai vật lần lượt là P1 , P2 thỏa mãn điều kiện
P1 P2 P1 P2
A. P1  P2 B.  C. P1  P2 D. 
m1 m2 m1 m2
Câu 40.Hai vật A và B đặt trên mặt đất có khối lượng lần lượt là mA , mB với mA  mB . Khi đó
A. Độ lớn lực do vật A hút Trái Đất nhỏ hơn độ lớn lực do vật B hút Trái Đất
B. Độ lớn lực do vật A hút Trái Đất lớn hơn độ lớn lực do Trái Đất hút vật A
C. Độ lớn lực do vật B hút Trái Đất lớn hơn độ lớn lực do Trái Đất hút vật B
D. Độ lớn lực do vật A hút Trái Đất lớn hơn độ lớn lực do vật B hút Trái Đất
2 2
Câu 41.Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là 9,8m / s còn trên sao Hỏa là 3,7 m / s . Nếu một nhà du hành vũ trụ từ
Trái Đất lên sao Hỏa sẽ có
A. khối lượng và trọng lượng đều giảm đi. B. khối lượng và trọng lượng không đổi.
C. khối lượng không đổi còn trọng lượng giảm đi. D. khối lượng giảm đi còn trọng lượng không đổi.
2 2
Câu 42.Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là 9,8m / s còn trên Mặt Trăng là 1,6m / s . Nếu một nhà du hành vũ trụ
từ Mặt Trăng trở lại Trái Đất thì
A. khối lượng và trọng lượng đều tăng lên. B. khối lượng và trọng lượng không đổi.
C. khối lượng không đổi còn trọng lượng tăng xấp xỉ 6 lần.
D. khối lượng không đổi còn trọng lượng giảm xấp xỉ 6 lần
Câu 43.Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vị trí trọng tâm của một vật ?
A. Luôn ở một điểm trên vật. B. Có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. Có thể ở trên trục đối xứng của vật. D. Phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
Câu 44.Một quả táo có khối lượng 400g đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do là g=10m/s2 Quả táo hút Trái Đất với một
lực có độ lớn bằng
A. 40 N. B. 4 N. C. 400 N. D. 4000 N.
Câu 45.Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây?
A. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.
B. Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
C. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
D. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 46.Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật
A. cùng hướng với lực căng dây. B. cân bằng với lực căng dây.
C. hợp với lực căng dây một góc 90. D. bằng không.
Câu 47.Một vật M được treo bởi các sợi dây trong các hình sau đây. Trường hợp nào sợi dây chịu lực căng lớn
nhất?

A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 4 D. Hình 3


Câu 48.Bắt đầu một trận đấu kéo co, đội 1 kéo với lực 70 N, còn đội 2 kéo với lực 75 N. Lực căng của dây
là bao nhiêu?
A. 145 N B. 75 N C. 70 N D. 5 N
Câu 49. Trong trò chơi kéo co, có người thắng và người thua là do
A. lực ma sát giữa chân người kéo và mặt sàn khác nhau.
B. người thắng kéo người thua một lực lớn lực mà người thua kéo người thắng
C. người thua kéo người thắng một lực bé hơn
D. lực căng dây hai bên khác nhau.
Câu 50.Chọn phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt
A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật.
B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
Câu 51.Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi xe đang chạy, lực ma sát giữa vành bánh xe và bụi đất bám vào vành là ma sát lăn.
B. Lực ma sát giữa xích và đĩa xe đạp khi đĩa xe đang quay là ma sát lăn.
C. Lực ma sát giữa trục bi khi bánh xe đang quay là ma sát trượt.
D. Khi đi bộ, lực ma sát giữa chân và mặt đất là lực ma sát nghỉ.
Câu 52: Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm.
Câu 53.Một cái vali được đặt trên một băng chuyền đang chuyển động trong sân bay. Lực giữ cho vali nằm yên
trên băng chuyền là
A. lực ma sát nghỉ. B. lực ma sát trượt.
C. trọng lực tác dụng lên vali. D. phản lực của băng chuyền lên vali.
Câu 54. Chọn phát biểu sai. Khi một vật trượt trên một mặt phẳng, độ lớn của lực ma sát trượt
A.phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đó.
B.không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C.tỉ lệ với độ lớn áp lực của vật lên mặt phẳng đó.
D. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Câu 55.Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn
300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 300N. B. nhỏ hơn 300N. C. bằng 300N. D. bằng trọng lượng của vật.
Câu 56.Khi tăng diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng đỡ nằm ngang thì độ lớn của lực ma sát trượt
A. giảm đi. B. tăng lên. C. không thay đổi. D. tăng lên rồi giảm xuống.
Câu 57: Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì lực ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm.
Câu 58: Khi giảm lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm.
Câu 59.Khi giảm diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng đỡ nằm ngang thì độ lớn của lực ma sát trượt
A. giảm đi. B. tăng lên. C. không thay đổi. D. tăng lên rồi giảm xuống.
Câu 60. Một vật khối lượng 400 g đang trượt đều trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F = 0,4 N.
Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là
A. 4. B. 1. C. 0,1. D. 0,16.
Câu 61. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động
chậm dần vì có
A. lực ma sát. B. phản lực. C. lực tác dụng. D. quán tính.
Câu 62. Lực ma sát trượt xuất hiện
A. ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.
B. ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
C. khi hai vật đặt gần nhau.
D. khi có hai vật ở cạnh nhau.
Câu 63. Một vật khối lượng m,được truyền vận tốcban đầu,trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt phẳng là µ, gia tốc trọng trường g. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là
A. Fmst = µg. B. Fmst = µmg. C. Fmst = µm. D. Fmst = mg.
Câu 64.Khi tăng tốc độ của vật và mặt phẳng đỡ nằm ngang thì độ lớn của lực ma sát trượt
A. giảm đi. B. tăng lên. C. không thay đổi. D. tăng lên rồi giảm xuống.
Câu 65.Trong Vật lí, chất lưu dùng để chỉ:
A.chất lỏng B.chất rắn C.chất khí D. chất lỏng và khí
Câu 66.Đặc điểm của lực cản lên vật là:
A. ngược chiều chuyển động của vật B.cùng chiều chuyển động của vật
C.phát động chuyển động của vật D.vuông góc với chiều chuyển động của vật
Câu 67.Một ô tô chuyển động từ Đông sang Tây, lực cản tác dụng lên ô tô có hướng:
A.từ Đông sang Tây B. từ Tây sang Đông C.từ Bắc đến Nam D.từ Nam đến Bắc
Câu 68.Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng?
A.Thuyền đi trên sông B.Máy bay đang bay trên trời
C. Quả tạ rơi từ độ cao 15m trong không khí D.Khinh khí cầu bay trên không trung
Câu 69.Khi móc một vật vào lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 50N. Nếu nhúng chìm vật đó vào trong
nước, số chỉ lực kế sẽ:
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. chỉ số 0.
Câu 70.Một cái diều có khối lượng 200g đang bay lơ lửng trong không khí. Khi đó
A. độ lớn lực cản của không khí lớn hơn trọng lượng của diều.
B. độ lớn lực cản của không khí nhỏ hơn trọng lượng của diều.
C. độ lớn lực cản của không khí bằng trọng lượng của diều.
D. không so sánh được độ lớn lực cản của không khí và trọng lượng của diều
Câu 71.Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 72.Lực cản của chất lưu tác dụng lên vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. chỉ phụ thuộc vào hình dạng của vật B. chỉ phụ thuộc vào tốc độ của vật
C. phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật D. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.

PHẦN III: TỰ LUẬN


II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. Một vận động viên điền kinh tăng tốc từ vận tốc 3 m/s lên đến vận tốc 5 m/s trên quãng đường dài 100
m. Tính:
a,Gia tốc của người đó.
b,Thời gian người đó chạy trên đọan đường nói trên.
Bài 2. Xe máy chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, trong 3s đầu đi được quãng đường 2,5m.
a) Tìm gia tốc và vận tốc của xe máy lúc t = 3s.
b) Tìm quãng đường xe máy đã đi trong 2 giây đầu và trong giây thứ 3.
Bài 3. Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, xuất phát trên đỉnh một máng nghiêng
dài 10 m và trong giây thứ 5 nó đi được quãng đường bằng 36 cm. Hãy tính:
a,Gia tốc của bi khi chuyển động trên máng.
b,Thời gian để vật đi hết 1 mét cuối cùng trên máng nghiêng.
Bài 4.
a) Giải thích tác dụng của các đường băng trên sân bay đối với việc cất cánh của máy bay?
b) Giải thích tác dụng của các đường băng trên sân bay đối với việc hạ cánh của máy bay?
Bài 5. Tại sao một vận động viên nhảy xa muốn đạt thành tích cao thì lại phải luyện tập chạy nhanh ?
Bài 6: Một vật có khối lượng m=800 gam,chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn 0,4N. Xác định độ lớn gia tốc
mà vật thu được?
Bài 7: Một vật có khối lượng m=500gam chịu tác dụng của hai lực ngược chiều nhau có độ lớn F1=4N và
F2=2,5N. xác định véc tơ gia tốc mà vật thu được?
Bài 8. Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4 giây
nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản FC = 0,5 N.
a. Tính độ lớn của lực kéo.
b. Nếu sau thời gian 4 giây đó, lực kéo ngưng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại?
Bài 9: Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 0,6 s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8 cm/s đến 5
cm/s (lực cùng phương với chuyển động). Tiếp theo đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian
2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Hãy xác định vận tốc của vật tại thời điểm cuối.
Bài 10.Một quả bóng có khối lượng 200 g bay với tốc độ 72 km / h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở
lại theo phương cũ với tốc độ 54 km / h. Thời gian va chạm của bóng và tường là 0, 05 s. Xác định độ lớn lực
của tường tác dụng lên quả bóng.
Bài 11. Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc độ, sau khi đi được
quãng đường 50 m, ôtô đạt vận tốc 54 km/h. Biết lực ma sát tác dụng vào ô tô bằng 5% trọng lượng ô tô.
a.Tính lực kéo của động cơ ôtô trong thời gian tăng tốc.
b.Thời gian từ lúc tăng tốc đến lúc đạt vận tốc 72 km/h và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó.
Bài 12. Một vật có khối lượng m = 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và
mặt bàn là  = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực F = 4,5 N song song với mặt bàn.
a. Tính gia tốc, vận tốc chuyển động của vật sau 2 giây kể từ khi tác dụng lực.
b. Lực F chỉ tác dụng lên vật trong trong 2 giây. Tính quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng
lại.

You might also like