You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT TP.

ĐÀ NẴNG KIỂM TRA CUỐI KỲ I


TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH NĂM HỌC 2021 - 2022
-------------------- MÔN: Vật lí 10
(Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

Phần I: Trắc nghiệm (28 câu – 7 điểm)


Câu 1. Trong trường hợp nào dưới đây, có thể coi vật là chất điểm?
A. Giọt nước mưa đang rơi.
B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 2. Quỹ đạo chuyển động của một vật là
A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.
B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian.
C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian.
D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian.
Câu 3. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định
vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc 0 giờ quốc tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
Câu 4. Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ nghịch với tốc độ v chuyển động của chất điểm.
B. tọa độ (vị trí) x tỉ lệ thuận với tốc độ v chuyển động của chất điểm.
C. tọa độ (vị trí) x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động của chất điểm.
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t của chất điểm.
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Câu 6. Cho phương trình của một chất điểm chuyển động thẳng đều: x=4t-10 ( trong đó x(km), t(h)). Quãng
đường đi được của chất điểm sau 1h chuyển động là
A. -6km. B. 6km. C. - 4km. D. 4km.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng
chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó:
A. có gia tốc không đổi.
B. có gia tốc trung bình không đổi.
C. chỉ có thể chuyển động thẳng nhanh dần đều hoặc chậm dần đều.
D. có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều.
Câu 9. Nhận xét nào dưới đây là không đúng với một chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a =
4 m/s2?
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1s sau vận tốc của nó bằng 4m/s.
B. Lúc đầu vận tốc bằng 2m/s thì 1s sau vận tốc của nó bằng 6m/s.
C. Lúc đầu vận tốc bằng 2m/s thì 2s sau vận tốc của nó bằng 8m/s.
D. Lúc đầu vận tốc bằng 4m/s thì 2s sau vận tốc của nó bằng 12m/s.
Câu 10. Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một hòn sỏi được ném lên cao.
B. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang.
C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống.
Câu 11. Thả một hòn đá từ một độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong thời gian t . Nếu thả hòn đá đó từ độ
cao 4h xuống đất thì hòn đá rơi trong thời gian bao lâu?
A. t . B. 2t . C. 3t . D. 4t .
Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
A. vectơ vận tốc không đổi. B. Quỹ đạo là đường tròn.
C. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm. D. Tốc độ góc không đổi.
Câu 13. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? Trong chuyển động tròn đều bán kính r, chu kì T, tần số f.
A. Chất điểm đi được một vòng trên đường tròn hết T giây.
B. Cứ mỗi giây, chất điểm đi được f vòng, tức là đi được một quãng đường bằng 2fπr.
C. Chất điểm đi được f vòng trong T giây.
D. Nếu chu kì T tăng lên hai lần thì tần số f giảm đi hai lần.

Câu 14. Trong công thức cộng vận tốc: v 1,3


v 1, 2
v 2, 3
thì
A. vectơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
B. vectơ vận tốc tương đối bằng tổng vectơ của vận tốc tuyệt đối và vận tốc kéo theo.
C. vectơ vận tốc kéo theo bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc tuyệt đối.
D. vectơ vận tốc tuyệt đối bằng hiệu vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
Câu 15. Dùng thước có giới hạn đo là 20cm và độ chia nhỏ nhất là 1mm để đo chiều dài của một cây bút chì.
Giá trị trung bình thu được sau nhiều lần đo là 12cm với sai số tuyệt đối trung bình tương ứng là 1mm. Lấy
sai số dụng cụ là nửa độ chia nhỏ nhất. Sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối của phép đo lần lượt là
A. 0,15cm; 1,25%. B. 0,2cm; 1,7%. C. 0,15cm; 0,12%. D. 0,02cm; 0,17%.
Câu 16. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Đơn vị của lực là Niutơn (N).
B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Câu 17. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 3N và 9N. Hợp lực của chúng có thể nhận giá trị nào dưới đây?
A. 2N. B. 4N. C. 14N. D. 10N.
Câu 18. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho
A. mức quán tính của vật. B. trọng lực tác dụng lên vật.
C. gia tốc rơi tự do. D. trọng lượng của vật.
Câu 19. Phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG?
A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được.
B. Một vật bất kì chịu tác động của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần đều.
C. Một vật có thể chịu tác động đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác động lên nó.
Câu 20. Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi đồng
thời thì
A. vật sẽ dừng lại ngay.
B. vật sẽ chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
C. vật sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 10m/s.
D. vật sẽ đổi hướng chuyển động.
Câu 21. Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào trái đất thì có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá. B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. bằng trọng lượng hòn đá. D. bằng 0.
Câu 22. Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa
chúng có độ lớn
A. tăng gấp bốn. B. tăng gấp đôi.
C. giữ nguyên như cũ. D. giảm đi một nữa.
Câu 23. Khi một sợi dây bị kéo căng thì ở nó xuất hiện lực nào dưới đây?
A. Lực hấp dẫn. B. Lực ma sát. C. Lực đàn hồi. D. Lực hướng tâm.
Câu 24. Chiều của lực ma sát nghỉ
A. ngược chiều với vận tốc của vật.
B. ngược chiều với gia tốc của vật.
C. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 25. Lực hướng tâm xuất hiện khi
A. vật chuyển động thẳng. B. vật đứng yên.
C. vật chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động cong.
Câu 26. Quỹ đạo của chuyển động ném ngang có dang
A. thẳng. B. tròn. C. elíp. D. parabol.
Câu 27. Điều kiện nào dưới đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên một vật rắn là cân bằng?
A. Ba lực đồng quy.
B. Ba lực đồng phẳng.
C. Ba lực đồng phẳng và đồng quy.
D. Hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba.
Câu 28. Nếu tăng đồng thời độ lớn của lực và cánh tay đòn của nó lên 2 lần thì momen lực sẽ
A. tăng 6 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 8 lần.
Phần II. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 29 (1đ). Trên hình (H.29) cho đồ thị vận tốc của hai chuyển động. Có thể nói gì về tính chất chuyển
động của hai chuyển động đó? Giải thích?
Câu 30 (0,5đ). Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu ở độ cao 45m so với mặt đất, lấy g=10m/s2.
Tìm vận tốc khi vật chạm đất và khoảng thời gian từ lúc vật rơi đến khi chạm đất.
Câu 31 (1đ). Một vật có khối lượng 2kg đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang như hình (H.31). Dưới
tác dụng của lực kéo 20N theo phương ngang (biết lực kéo có phương, chiều và độ lớn không đổi) vật bắt
đầu chuyển động nhanh dần đều. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2, lấy g=10m/s2.
a. Tìm gia tốc chuyển động của vật.
b. Liệt kê các cặp lực theo định luật III Niutơn giữa vật với mặt phẳng nằm ngang.(khi vật chuyển động)
Câu 32 (0,5đ). Vật m có trọng lượng 10N đang nằm yên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 như hình
(H.32).
a. Tìm áp lực của m tác dụng lên mặt phẳng nghiêng.
b. Tìm độ lớn lực ma sát nghĩ do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật m.

------ HẾT ------


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ HK1

I. TRẮC NGHIỆM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
A A D D D D D C C D B A C A
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
A C D A C C C C C C D D D B

II. TỰ LUẬN
Nội dung Điểm
Đồ thi (I) là đường thẳng song song với trục 0t nên có tốc độ không đổi
0,25
(I). chuyển động thẳng đều 0,25
Câu 29
(1 điểm) Đồ thị (II) là đường thẳng hợp với trục 0v (0t) một góc nhọn và hướng theo
0,25
chiều dương
0,25
(II). Chuyển động thẳng nhanh dần đều

v  2 gh  30 m / s 0,25
Câu 30
(0,5 điểm) 2h
t  3s 0,25
g

Câu 31 a. Fms  N  mg  4 N


0,25
(1 điểm) Fhl  Fkeo  Fm s  ma  Fkeo  mg  ma
Fkeo  mg
a  8m / s 2 0,25
m
b. Các cặp lực theo ĐL 3 Niutơn
0,25
+ Áp lực của m tác dụng lên mặt phẳng ngang – Phản lực của mặt phẳng ngang
tác dụng lại m
+ Ma sát trượt của mặt phẳng ngang tác dụng lên m – ma sát trượt của m tác
0,25
dụng trở lại mặt phẳng ngang.
Câu 32 Áp lực của m tác dụng lên mặt phẳng nghiêng
(0,5 điểm) 3
N '  N  P cos  10.  5 3 (N) 0,25
2

Lực ma sát nghỉ của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật m
0,25
1
Fmsn  P sin   10.  5 (N)
2

Ghi chú: Mọi cách giải khác ra đúng kết quả được chấm nguyên điểm

You might also like