You are on page 1of 9

GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.

109

TỔNG ÔN LÝ THUYẾT BẪY HK1 VẬT LÝ 10


Tuyển chọn câu hỏi trong đề thi của các trường uy tín
(Tuyển chọn 100 câu trắc nghiệm có khả năng xuất hiện trong đề thi cao nhất)
Câu 1. Gia tốc rơi tự do của vật càng lên cao thì
A. càng tăng. B. giảm rồi tăng. C. không thay đổi. D. càng giảm.
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như là một chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái đất trong chuyển động quanh mặt trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 3. Một viên gạch trượt trên sàn nhà và đập vào một cái hộp. Cả
hai cùng chuyển động chậm dần. Chọn đáp án đúng ? Hướng
A.Lực của viên gạch đẩy hộp lớn hơn lực của hộp đẩy viên gạch.
Hộp chuyển động
B. Lực của viên gạch đẩy hộp nhỏ hơn lực của hộp đẩy viên gạch. Viên gạch
C. Lực của viên gạch đẩy hộp bằng lực của hộp đẩy viên gạch.
D. Không biết vì chưa biết vật nào có khối lượng lớn hơn.
Câu 4. (KT 1 tiết chuyên QH Huế). Ở cùng một vị trí và cùng một độ cao thì yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi
nhanh hay chậm của các vật trong không khí là
A. sức cản của không khí. B. Khối lượng của vật.
C. khối lượng riêng của vật. D. độ cao nơi thả vật.
Câu 5. (HK1 chuyên QH Huế). Một hành khách ngồi trong một xe ôtô A, nhìn qua cửa sổ thấy có một ôtô
B bên cạnh và mặt đường đều chuyển động cùng vận tốc. Kết luận nào sau đây là đúng?
A.Cả hai ôtô đều chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô A chuyển động đối với mặt đường.
C. Ôtô A đứng yên đối với mặt đường. D. Cả hai ôtô đều đứng yên với mặt đường.
Câu 6. (HK1 chuyên QH Huế). Những đoạn đường vòng mặt đường được nâng lên một bên, việc làm này
nhằm mục đích
A.giảm hệ số ma sát. B. tăng hệ số ma sát.
C.tăng khối lượng của xe. D.tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
Câu 7. (HK1 chuyên QH Huế). Câu nào sau đây sai về lực hấp dẫn?
A.Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách giữa chúng.
B.Trọng lực là trưởng hợp riêng của lực hấp dẫn.
C. Lực hấp dẫn tiếp xúc giống như lực đàn hồi và lực ma sát.
 N .m 
D.Hằng số hấp dẫn có giá trị G = 6,67.10−11  2 
.
 kg 
Câu 8. Đơn vị đo hằng số hấp dẫn
A. kgm/s2. B. Nm2/kg2. C. m/s2. D. Nm/s.
Câu 9. (HKI chuyên QH Huế). Trong các yếu tố sau, yếu tố không có tính tương đối là
A. Quãng đường đi. B. Quỹ đạo. C. Tọa độ. D. Vận tốc
Câu 10. Chọn phát biểu đúng ? Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. chỉ có độ lớn không đổi. B. tăng đều theo thời gian.
C. bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 11. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật. B. Áp lực lên mặt tiếp xúc.
C. Bản chất của vật. D. Điều kiện về bề mặt.
Câu 12. Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại một điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại một điểm.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
Câu 13. Chọn câu đúng?
A. Khoảng thời gian phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian.
B. Toạ độ của một vị trí phụ thuộc vào cách chọn trục toạ độ.
Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 1
GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
C. Khoảng cách giữa hai vị trí phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ.
D. Thời điểm không phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian.
Câu 14. Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị của chuyển động thẳng đều là

x x v x

v0
x0
t t t t
O O O O
(I) (II) (III) (IV)

A. II, III, IV. B. I, III, IV. C. I, III. D. I, II, III.

Câu 15. Chọn câu sai?


A. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển đôṇ g thẳng đều là môṭ đường thẳng xiên góc.
B. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là môṭ đường thẳng.
C. Trong chuyển đôṇ g thẳng đều, đồ thi ̣theo thờ i gian của toạ đô ̣và vâṇ tốc đều là những đường thẳng.
D. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển đôṇ g thẳng đều là môṭ đường thẳng song song vớ i trục Ot.
Câu 16. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3
lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 6 lần. D. không thay đổi.
Câu 17. (HK1 chuyên QH Huế 2018-2019). Nhận định nào sau đây về lực ma sát là sai?
A. Lực ma sát trượt luôn ngược chiều so với chiều chuyển động tương đối giữa các vật.
B. Lực ma sát trượt xuất hiện giữa hai vật có độ lớn tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật.
Câu 18. Hãy chỉ ra câu không đúng ?
A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển
động.
D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
Câu 19. Chọn phát biểu đúng?
A. Khi khoảng cách từ vật đến vật làm mốc là không đổi thì vật đứng yên.
B. Qũy đạo là đường thẳng mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.
C. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi khoảng cách của vật đó so với vật mốc.
D. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Câu 20. Chọn phát biểu đúng? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn
A. cùng tác dụng vào một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng khác giá nhau.
Câu 21. Chỉ ra câu sai ?
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận
tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau
thì bằng nhau.
Câu 22. Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá. B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. bằng trọng lượng của hòn đá. D. bằng 0.
Câu 23. (HK1 Nguyễn Huệ TT Huế). Một vật có khối lượng m bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt nghiêng một
góc α so với phương ngang xuống. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ. Gia tốc chuyển
động của vật trượt trên mặt phẳng nghiêng được tính bằng biểu thức là
A. a = g (cos +  sin  ) . B. a = g (sin  +  cos ) .

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 2


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
C. a = g (cos −  sin  ) . D. a = g (sin  −  cos ) .
Câu 24. Chọn phát biểu đúng. Một vật cân bằng chịu tác dụng của hai lực thì hai lực đó sẽ
A. được biểu diễn bởi hai véc tơ giống hệt nhau. B. cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
C. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. D. có giá vuông góc với nhau và cùng độ lớn.
Câu 25. Đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều trong hệ toạ độ (v,t) là
A. Đường thẳng có hệ số góc bằng  . B. Đường thẳng song song với trục tung.
C. Đường thẳng song song với trục hoành. D. Là một đường cong.
Câu 26. (HK1 chuyên QH Huế năm học 2018 - 2019). Chọn câu đúng?. Chuyển động biến đổi đều là chuyển
động
A. có quỹ đạo là đường thẳng, có quãng đường phụ thuộc vào thời gian theo quy luật hàm bậc 2.
B. có quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau luôn bằng nhau.
C. có quỹ đạo là đường thẳng, có vectơ gia tốc và vectơ vận tốc không thay đổi trong quá trình chuyển
động.
D. nhanh dần đều nếu av < 0 và chậm dần đều nếua.v > 0.
Câu 27. Chọn phát biểu đúng ?
A. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
Câu 28. Chọn phát biểu sai ?
A. Trong trường hợp có thể bỏ qua tác dụng của lực cản không khí lên vật rơi thì ta có thể coi sự rơi của vật
là sự rơi tự do.
B. Chuyển động rơi tự do có gia tốc rơi tự do như nhau tại mọi nơi trên Trái đất.
C. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống.
Câu 29. Hãy chỉ ra chuyển động nào là sự rơi tự do ?
A. Tờ giấy rơi trong không khí.
B. Vật chuyển động thẳng đứng hướng xuống, với vận tốc đầu là 1m/s.
C. Viên bi rơi xuống đất sau khi lăn trên máng ngiêng.
D. Viên bi rơi xuống từ độ cao cực đại sau khi được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 30. (KT 1 tiết chuyên QH Huế). Khi vật rơi tự do thì
A. vật có gia tốc bằng 0. B. vật chịu lực cản nhỏ.
C. vật chuyển động thẳng đều. D. vận tốc của vật tăng dần đều theo thời gian.
Câu 31. (KT 1 tiết chuyên QH Huế). Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào
A. vĩ độ địa lý. B. độ cao. C. cấu trúc địa chất. D. khối lượng của vật.
Câu 32. (HK1 chuyên QH Huế). Chọn phát biểu đúng?
A. Lực hướng tâm là một loại lực cơ học tạo nên chuyển động tròn đều.
B. Lực hướng tâm có phương trùng với vec tơ vận tốc của chuyển động tròn đều.
C. Lực hướng tâm gây ra gia tốc trong chuyển động tròn đều.
D. Lực hướng tâm luôn luôn là một loại lực cơ học duy nhất tác dụng vào vật chuyển động tròn đều.
Câu 33. So sánh trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trong con tàu vũ trụ đang bay quanh Trái Đất trên quỹ
đạo có bán kính bằng 2 lần bán kính Trái Đất với trọng lượng của người ấy khi còn ở mặt đất. Chọn đáp án
đúng ?
A.Bằng nhau. B. Nhỏ hơn 2 lần. C. Nhỏ hơn 4 lần. D. Lớn hơn 2 lần.
Câu 34. Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai
trò là lực hướng tâm lúc này là
A. lực đẩy của động cơ. B. lực hãm.
C. lực ma sát nghỉ. D. lực của vô – lăng (tay lái).
Câu 35. Một quả cam khối lượng m ở tại nơi có gia tốc g. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận nào sau đây là
đúng?
A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg.
B. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Trái đất hút quả cam 1 lực lớn hơn lực mà quả cam hút trái đất vì khối lượng trái đất lớn hơn.

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 3


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
Câu 36. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng
lên?
A. tăng lên. C. giảm đi.
B. không đổi. D. có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 37. Một vật đang chuyển động với vận tốc 4 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật đổi hướng chuyển động. B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. vật dừng lại ngay.
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 4 m/s.
Câu 38. (HK1 chuyên QH Huế). Nhận định nào sau đây về lực ma sát là sai?
A.Lực ma sát trượt luôn ngược chiều so với chiều chuyển động tương đối giữa các vật.
B.Lực ma sát trượt xuất hiện giữa hai vật có độ lớn tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.
C.Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật.
Câu 39. Chuyển động tròn đều có
A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ dài không đổi.
C. tốc độ góc không đổi. D. vectơ gia tốc không đổi.
Câu 40. (HK1 THPT Nguyễn Huệ TT Huế). Chọn phát biểu sai? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển
động tròn đều có
A.phương tiếp tuyến với quỹ đạo tròn. B.chiều luôn hướng vào tâm quỹ đạo tròn.
v2
C.độ lớn v = . D. điểm đặt tại vật chuyển động tròn đều.
r
Câu 41. (Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Chọn kết luật sai? Một vật rắn cân bằng do chịu tác dụng
của ba vectơ lực không song song thì
A.ba vectơ lực này có giá đồng phẳng.
B. ba vectơ lực này không nhất thiết có cùng điểm đặt.
C. ba vectơ lực này có giá đồng quy.
D. hợp của hai trong ba vectơ lực này bằng với vectơ lực còn lại.
Câu 42. (HK1 chuyên QH Huế). Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi
A. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
B. Hai lực thành phần vuông góc với nhau.
C. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
D. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
Câu 43. (HK1 chuyên QH Huế). Trong thí nghiệm khảo sát chuyển động rơi tự do, đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của quãng đường vật rơi với bình phương khoảng thời gian rơi là
A. một đường parabol. B. một đường thẳng. C. một phần parabol. D. một cung tròn.
Câu 44. Chọn câu sai?
A. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
B. Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được
C. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2
lực cân bằng.
Câu 45. Chọn phát biểu sai khi nói về gia tốc của chất điểm chuyển động tròn đều ?
A. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
B. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi thời điểm.
C. Độ lớn của vectơ gia tốc là một hằng số.
D. Vectơ gia tốc có phương bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo.
Câu 46. Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động
về phía trước là
A. lực người tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào người
C. lực người tác dụng vào mặt đất D. lực mặt đất tác dụng vào người.
Câu 47. Chọn phát biểu đúng?
A. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn vật đã có duy nhất một lực tác dụng.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động ngay lập tức dừng lại.
C. vật chuyển động được là nhờ lực tác dụng lên nó.

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 4


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
D. Nếu không chịu tác dụng của lực nào thì vật phải đứng yên.
Câu 48. Đặc điểm nào sau đây không phải của chuyển động tròn đều ?
A. Quỹ đạo là đường tròn.
B. Véc tơ vận tốc có độ lớn, phương, chiều không đổi.
C. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với vận tốc dài
D. Bán kính quỹ đạo luôn quay với tốc độ không đổi.
Câu 49. Chọn phát biểu sai ?Trong chuyển động thẳng đều
A. hệ số góc của đồ thị tọa độ - thời gian bằng vận tốc.
B. đồ thị vận tốc - thời gian là đường thẳng xiên góc.
C. hệ số góc của đồ thị vận tốc - thời gian bằng không.
D. đồ thị tọa độ - thời gian là đường thẳng xiên góc.
Câu 50. Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ sáng. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ sáng cùng ngày, thì thời điểm
khởi hành của ô tô là
A. t0 = - 2 giờ. B. t0 = 12 giờ. C. t0 = 2 giờ. D. t0 = 5 giờ.
Câu 51. Chọn phát biểu sai? Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. luôn là một đại lượng vectơ. C. đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển
động.
B. luôn không đổi cả về hướng và độ lớn. D. luôn cùng hướng với chuyển động của vật.
Câu 52. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của chuyển động tròn đều?
A.Qũy đạo là đường tròn. B. vecto vận tốc không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi. D. vecto gia tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 53. Gọi x0, v0 lần lượt là tọa độ và vận tốc của chất điểm tại thời điểm t0= 0, a là gia tốc của chất điểm.
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều của chất điểm là
1 1
A. x = x0 + v0t + at 2 (với a và v0 trái dấu). B. s = v0t + at 2 (với a và v0 cùng dấu).
2 2
1 1
C. x = x0 + v0t + at 2 (với a và v0 cùng dấu). D. s = v0t + at 2 (với a và v0 trái dấu).
2 2
Câu 54. Các vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất vì
A.lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm.
B.lực đàn hồi đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. lực cản không khí đóng vai trò là lực hướng tâm.
D. lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm.
Câu 55. Đại lượng vật lý nào của vật sau đây được xem là đặc trưng cho mức quán tính của vật đó?
A. Vận tốc. B. Gia tốc. C. Khối lượng. D. Lực.
Câu 56. (HK1 chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Hai chất điểm X và Y chuyển động trên cùng một
đường thẳng nằm ngang đến va chạm với nhau. Biết X có khối lượng nhỏ hơn Y. Khi va chạm xảy ra thì
A. lực do X tác dụng lên Y lớn hơn lực do Y tác dụng vào X.
B. lực do Y tác dụng lên X lớn hơn lực do X tác dụng vào Y.
C. X thu được gia tốc lớn hơn Y.
D. Y thu được gia tốc lớn hơn X.
Câu 57. Chọn phát biểu sai. Lực hấp dẫn của hai chất điểm
A. có giá trùng với đường thẳng nối giữa hai chất điểm.
B. có độ lớn tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai chất điểm.
C. là lực hút, có chiều hướng từ chất điểm này đến chất điểm kia.
D. có độ lớn tỉ lệ với khối lượng của mỗi chất điểm.
Câu 58. Điều nào sau đây là sai?
A. Độ cứng của lò xo cũng được gọi là hệ số đàn hồi của lò xo
B. Lò xo có độ cứng càng nhỏ càng khó biến dạng.
C. Độ cứng cho biết sự phụ thuộc tỉ lệ của độ biến dạng của lò xo vào lực gây ra sự biến dạng đó
D. Độ cứng phụ thuộc hình dạng, kích thước lò xo và chất liệu làm lò xo
Câu 59. Câu nào đúng ? Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 5


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
D. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính.
Câu 60. Hãy tìm phát biểu sai ?
A. Quỹ đạo của một vật là tương đối, đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo của vật là khác nhau.
B. Vận tốc của vật là tương đối. Trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác
nhau.
C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối.
D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc hệ quy chiếu.
Câu 61. Một chiếc xe chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn). Tại điểm cao nhất của cầu,
áp lực gây ra do xe tác dụng lên cầu
A. nhỏ hơn trọng lượng xe. B. nhỏ hơn khối lượng xe.
C. bằng trọng lượng xe. D. lớn hơn trọng lượng xe.
Câu 62. Hình 2 là đồ thị gồm hai đường thẳng xiên góc
đi qua gốc tọa độ O, mô tả sự thay đổi giá trị của lực đàn
hồi theo các độ dãn khác nhau của lò xo X, có độ cứng
kX và của lò xo Y, có độ cứng kY. Chọn kết luận đúng.
A. kX = kY. B. kX > kY.
C. kX < kY. D. kX  kY. Hình 2

Độ dãn (cm)

Câu 63. Biểu thức nào sau đây phù hợp với nội dung của định luật Húc trong chương Động lực học chất
điểm?
m1m 2
A. F = G . B. F = N. C. F = k  . D. F = m a
r2
Câu 64. Xét chuyển động ném ngang của một chất điểm M có gốc tọa độ O tại vị trí ném và hệ trục tọa độ
Oxy (Ox nằm ngang; Oy thẳng đứng) nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của M. Gọi Mx là hình chiếu của M trên
phương Ox. Chuyển động của Mx là
A. thẳng nhanh dần đều. B. thẳng biến đổi đều. C. thẳng đều. D. rơi tự do.
Câu 65. Cùng một lúc, tại cùng một độ cao h so với mặt đất, vật A được ném ngang với vận tốc đầu v0, vật
B được ném ngang với vận tốc đầu 2v0 và vật C được thả rơi tự do. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn kết
luận đúng ?
A. Vật A chạm đất đầu tiên. B. Vật B chạm đất đầu tiên.
C. Vật C chạm đất đầu tiên. D. Cả ba vật chạm đất cùng lúc.
Câu 66. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái đất,
với tốc độ v. Chu kỳ của vệ tinh này là
A. T = 2πR/v B. T = 4πR/v C. T = 8πR/v D. T = πR/2v
Câu 67. Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m.
Khi vật cân bằng thì hệ thức nào sau đây được nghiệm đúng?
k m g m l
A. = . B. mg = k l . C. = . D. k = .
l g l k mg
Câu 68. Chọn phát biểu đúng ?. Gọi F là hợp lực của hai lực F1 và F2 . Về độ lớn của các lực ta có:
A. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2 B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 hoặc F2
C. F luôn nhỏ hơn F1 hoặc F2. D. Luôn có hệ thức F1 − F2  F  F1 + F2
Câu 69. Một vật nặng đặt trên mặt bàn nằm ngang làm mặt bàn võng xuống. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Vật nặng tác dụng một lực nén lên mặt bàn. Mặt bàn tác dụng một phản lực pháp tuyến lên vật nặng.
Phản lực đó là một lực đàn hồi
B. Lực đàn hồi do sự biến dạng của mặt bàn gây ra.
C. Lực đàn hồi ở đây có phương thẳng đứng
D. Trọng lực của vật nặng lớn hơn lực đàn hồi, nên mặt bàn võng xuống.
Câu 70. Chọn phát biểu sai ? Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 6


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
A. luôn là một đại lượng vectơ.
C. đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.
B. luôn không đổi cả về hướng và độ lớn.
D. luôn cùng hướng với chuyển động của vật.
Câu 71. Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây?
A. Đó là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
B. Đó là những lực gây ra sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
C. Chúng đều là những lực kéo.
D. Chúng đều là những lực đẩy.
Câu 72. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ôtô có tính chất tương đối ?
A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ôtô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ôtô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của ôtô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 73. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật
A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. lập tức dừng lại.
C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 74. Chọn câu sai ?
A.Toạ độ của 1 điểm trên trục Ox có thể dương hoặc âm.
B.Toạ độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau.
C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 75. Chọn phát biểu không đúng về sai số tỉ đối ?
A. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình.
A
B. Công thức của sai số tỉ đối: A = .100% .
A
C. Sai số tỉ đối càng nh thì phép đo càng chính xác.
D. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác.
Câu 76. (Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Chọn kết luận sai?. Một thước phẳng, mỏng được giữ cân
bằng bởi một sợi dây nhẹ. Khi đó, trọng lực và lực căng dây tác dụng đồng thời lên thước luôn
A.cùng độ lớn. B. cùng giá. C. cùng điểm đặt. D. ngược hướng.
Câu 77. (HK1 huyên QH Huế). Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng,
dây treo không trùng với.
A. đường thẳng đứng nối điểm treo với trọng tâm G. B. trục đối xứng của vật.
C. đường thẳng đứng đi qua điểm treo. D. đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G.
Câu 78. Chọn phát biểu sai ? Trong chuyển động thẳng đều
A quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v.
B. đồ thị vận tốc thời gian là đường thẳng song song với trục Ot.
C. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
D.toạ độ x phụ thuộc dạng hàm bậc nhất theo thời gian t.
Câu 79. Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ
thuộcvào những yếu tố nào?
A. m và v0 B. m và h. C. v0 và h. D. m,v0 và h.
Câu 80. (HK1 chuyên QH Huế). Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi
A. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
B. Hai lực thành phần vuông góc với nhau.
C. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
D. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
Câu 81. (HK1 chuyên QH Huế 2018-2019). Chọn phát biểu đúng nhất?
A.hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào hai vật khác nhau,cùng giá,ngược chiều và cùng độ lớn.
B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C. Hai lực ân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 7


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
Câu 82. Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
A. nhỏ hơn F. C. vuông góc với lực F .
B. lớn hơn 3F. D. vuông góc với lực 2F .
Câu 83. Hợp lực của cặp lực 3N, 15N có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 3N. B. 20N. C. 15N. D. 6N.
Câu 84. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có
A. độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
B. vectơ vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
C. vectơ gia tốc và vectơ vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
D. vectơ gia tốc bằng không.
Câu 85. Chọn phát biểu sai ?Vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
B. đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vectơ vận tốc.
C. luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
D. luôn bằng không vì chuyển động tròn đều có tốc độ dài không đổi.
Câu 86. Chọn phát biểu sai ?
A. Hệ quy chiếu dùng để xác định vị trí của vật và thời gian chuyển động của vật.
B.Quỹ đạo là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
C. Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
D. Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó đáng kể so với độ dài đường đi.
Câu 87. Trường hợp nào dưới đây vật chuyển động không thể coi là chất điểm ?
A.Đoàn tàu chạy từ Huế vào Đà Nẵng. B. Giọt nước mưa rơi từ mái nhà xuống đất.
C.Ở Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh nó. D. Viên sỏi rơi từ độ cao 20 m.
Câu 88. Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều?
A Chuyển động của một điểm ở mép ngoài cánh quạt khi quạt đang quay ổn định.
B. Chuyển động của một điểm nằm trên đường xích đạo của Trái Đất.
C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Câu 89. Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600
mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của
phép đo?
A. ℓ = (6,00 ± 0,01) dm. B. ℓ = (0,6 ± 0,001) m. C. ℓ = (60,0 ± 0,1) cm. D. ℓ = (600 ± 1) mm.
Câu 90. Sai số do dụng cụ đo thông thường được lấy bằng
A. một phần tư hoặc một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
B. một hoặc hai lần độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
C. một phần tư hoặc một phần tám độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
D. một nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
Câu 91. Trong các đồ thị trên các hình: H1, H2, H3 và H4, đồ thị biểu diễn cho chuyển động thẳng nhanh dần
đều là
x x v v

t t t t
0 0 0 0
H2 H3 H4
H1
A.H1. B.H4. C.H3. D.H2.
2h
Câu 92. Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = 2 . Sai số tỉ đối của phép
t
đo trên tính theo công thức nào?
g h t g h t g h t g h t
A. = +2 . B. = + C. = −2 . D. = +2 .
g h t g h t g h t g h t

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 8


GV chuyên luyện thi và viết sách luyện thi thầy HOÀNG SƯ ĐIỂU. DĐ/Zalo 0909.928.109
Câu 93. (HK1 THPT Nguyễn Huệ - TT Huế). Chọn phát biểu sai?
A.Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
B.Từ cùng một cao so với mặt đất ta có thể tăng độ lớn vận tốc ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống
đất nhanh hơn.
C.Trong chuyển động ném ngang, vectơ vận tốc của vật luôn đổi phương.
D.Trong chuyển động ném ngang, vectơ vận tốc của vật tăng dần.
Câu 94. (HK1 THPT Nguyễn Huệ - TT Huế). Chọn phát biểu sai?
A.Momen lực đối với một trục quay đặc trưng cho tác dụng quay của lực.
B.Trong công thức M = Fd thì d là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C.Đơn vị của momen lực là N.m.
D. Quy tắc momen lực dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 95. Đơn vị của mômen lực M = F. d là
A. m/s B. N. m C. kg.m. D. N. Kg.
Câu 96. Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. lực có giá song song với trục quay
C. lực có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 97. Chọn phát biểu sai?. Hợp lực hai lực song song cùng chiều là một lực
A.có giá chia trong giá hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn hai lực ấy.
B.có độ lớn bằng hiệu các độ lớn hai lực thành phần.
C. có độ lớn bằng tổng các độ lớn hai lực thành phần.
D. song song, cùng chiều với các lực thành phần.
Câu 98. Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc mô men lực?
A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có xu hướng làm vật
quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại
B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số
C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác không
D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một véctơ có
giá đi qua trục quay.
Câu 99. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ
A. trục quay đến giá của lực. B. trục quay đến điểm đặt của lực.
C. vật rắn đến giá của lực. D. trục quay đến điểm đặt của vật.
Câu 100. Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo
A. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp. B. Xe có mặt chân đế rộng.
C. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn. D. Xe có khối lượng lớn.
---HẾT---

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ 9

You might also like