You are on page 1of 2

ÔN TẬP HKI- MÔN VẬT LÍ 10

ĐỀ 01

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)


Câu 1. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ
quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. B. C. D.
Câu 2. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho
A. độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
B. độ nhanh chậm của chuyển động.
C. độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
D. sự biến thiên về hướng của vận tốc.
Câu 3. Nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát trượt giữa 2 mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tỉ lệ thuận với thời gian tác dụng lực.
Câu 4. Độ lớn của lực ma sát trượt
A. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật.
B. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc.
C. tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc.
D. phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật.
Câu 5. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 6. Tác dụng của lực là
A. làm vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.
B. nguyên nhân của chuyển động.
C. chỉ có tác dụng làm thay đổi chuyển động của vật.
D. không có lực vật không chuyển động được.
Câu 7. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn
A. vận tốc chuyển động của nó. B. tác dụng lên vật.
C. tốc độ chuyển động của nó. D. gia tốc của chuyển động.
Câu 8. Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe
bị xô về
A. bên trái. B. bên phải. C. phía trước. D. phía sau.
Câu 9. Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là
A. một nhánh của đường Parabol. B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
C. đường thẳng vuông góc với trục Oy. D. đường thẳng vuông góc với trục Ox.
Câu 10. Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát
có hại. Tình huống nào phía dưới lực ma sát xuất hiện có hại?
A. viết bảng. B. đi bộ trên đường nhựa.
C. đi trên đường đất trời mưa. D. thêm ổ bi vào các trục quay.
Câu 11. Lực và phản lực của nó luôn
A. khác nhau về bản chất. B. xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. cùng hướng với nhau. D. cân bằng nhau.
Câu 12. Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ
dịch chuyển thời gian của vật?
A. B.

C. D.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1 (2,0 điểm): Theo định luật III Newton, các vật tương tác với nhau
bằng các cặp lực trực đối gọi là lực và phản lực.
a. Hãy nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực.
b. Một vật đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang như hình vẽ thì phản lực
của trọng lực P và N là lực nào?
Bài 2. (1,0 điểm): Hãy giải thích tại sao để đạt được cùng một vận tốc từ trạng thái đứng yên, xe có khối
lượng càng lớn sẽ tốn nhiều thời gian để tăng tốc hơn nếu lực kéo của động cơ là như nhau đối với các xe
đang xét.
Bài 3 (2,0 điểm): Một vật có trọng lượng P = 10 N được đặt nằm
cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc so với mặt phẳng
ngang như hình vẽ. Bỏ qua mọi ma sát.
a)Xác định áp lực của vật lên mặt phẳng nghiêng.
b)Xác định lực căng dây.
Bài 4 (2,0 điểm): Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2 m/s.
Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo F K và lực
cản FC = 0,5 N.
a. Tính độ lớn của lực kéo.
b. Nếu sau thời gian 4 giây đó, lực kéo ngưng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại?
--HẾT--

You might also like