You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2, MÔN VẬT LÝ LỚP 10

Họ và tên học sinh:……………………………………………….Lớp 10C…………


A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một vật đang chuyển động có thể không có
A. động lượng. B. động năng. C. thế năng. D. cơ năng. Câu 2. Một vật được ném thẳng đứng
từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì A. thế năng của vật giảm, trọng lực
sinh công dương.
B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 3. Cơ năng là đại lượng
A. vô hướng, luôn dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. véc
tơ cùng hướng với véc tơ vận tốc. D. véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. Câu 4. Trong quá
trình rơi tự do của một vật thì
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng giảm, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 5. Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
D. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
Câu 6. Chọn câu phát biểu sai?
A. Động lượng là một đại lượng véctơ
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương
Câu 7. Chọn câu phát biểu đúng nhất?
A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.
C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn.
D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật
khác(Mặt Trời, các hành tinh...).
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
Câu 9. Véc tơ động lượng là véc tơ
A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 10. Va
chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật.

1
C. Xung của lực là một đại lượng vectơ. D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 12. Chọn câu phát biểu sai?
A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín.
B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.
C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện
tượng. D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện
tượng. Câu 13. Hệ vật –Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì
A. Trái Đất luôn chuyển động. B. vật luôn chịu tác dụng của trọng lực
C. Trái Đất luôn luôn hút vật D. luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật
Câu 14. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp
A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập. Câu 15. Định luật
bảo toàn động lượng tương đương với
A. định luật I Niu-tơn. B. định luật II Niu-tơn.
C. định luật III Niu-tơn. D. không tương đương với các định luật Niu-tơn. Câu 16.
chuyển động bằng phản lực tuân theo
A. định luật bảo toàn công. B. Định luật II Niu-tơn.
C. định luật bảo toàn động lượng. D. định luật III Niu-tơn.
Câu 17. Sở dĩ khi bắn súng trường, các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có
thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến
A. chuyển động theo quán tính. B. chuyển động do va chạm.
C. chuyển động ném ngang. D. chuyển động bằng phản lực.
Câu 18. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến
định luật bảo toàn động lượng?
A. Vận động viên dậm đà để nhảy.
B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.
C. Xe ôtô xả khói ở ống thải khi chuyển động.
D. Chuyển động của tên lửa.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 20. Trong chuyển động bằng phản lực
A. nếu có một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải đứng yên.
B. nếu có một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải chuyển động cùng hướng. C. nếu có
một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải chuyển động theo hướng ngược lại. D. nếu có
một phần chuyển động theo một hướng thì phần còn lại phải chuyển động theo hướng vuông góc. Câu 21.
Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào bức tường và bật trở lại với cùng
một vận tốc. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng ban đầu đến đập vào tường. Độ biến
thiên động lượng của quả bóng là
A. m.v. B. –m.v. C. 2mv. D. - 2m.v.
Câu 22. Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa ��⃗ và ��⃗ của một chất điểm?

2
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 24. Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi �� . Động lượng
chất điểm ở thời điểm t là:
⃗ ⃗ ⃗ ⃗
A. ��⃗ = �� .m B. ��⃗ = �� .t C. ��⃗ = �� /m D. ��⃗ = �� /t
Câu 25. Chọn câu trả lời đúng? Gia tốc của chuyển động tròn đều
A. là một đại lượng véctơ luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động
B. là một đại lượng véctơ luôn hướng về tâm quĩ đạo chuyển động
C. là một đại lượng véctơ luôn cùng phương, chiều với véctơ vận tốc dài
D. là một đại lượng véctơ luôn hướng xa tâm quĩ đạo chuyển động
Câu 26. Chọn phát biểu đúng về một chuyển động tròn đều bán kính R
A. Gia tốc tỉ lệ thuận với tốc độ góc và bán kính quỹ đạo
B. Gia tốc tỉ lệ thuận với tốc độ dài và bán kính quỹ đạo
C. Gia tốc tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ dài và bán kính quỹ đạo
D. Gia tốc tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ góc và bán kính quỹ đạo
Câu 27. chuyển động cong, phương của vectơ vận tốc tại một điểm:
A. Trùng với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó
B. vuông góc với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó
C. Không đổi theo thời gian
D. Luôn hướng đến một điểm cố định nào đó
Câu 28. Trong chuyển động tròn đều, tốc độ góc của vật:
A. Luôn thay đổi theo thời gian
B. Được đo bằng thương số giữa góc quay của bán kính nối vật chuyển động với tâm quay và thời gian để
quay góc đó.
C. Có đơn vị là (m/s)
D. Có độ lớn tỉ lệ với thời gian
Câu 29. Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm?
A. aht = v2.r B. aht = ωr C. aht = ω2r D. aht = ωr
Câu 30. Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ góc, tốc độ dài?
A. v = ωr B. v = ω/r C. ω = v /r D. ω=v2r .
Câu 31. Vật chuyển động có gia tốc hướng tâm khi
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Câu 32.
Chọn câu đúng nhất. Trong chuyển động tròn đều thì
A. Gia tốc của vật bằng không.
B. Vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ vận tốc.
C. Vectơ gia tốc vuông góc với quĩ đạo chuyển động.
D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm của quĩ đạo chuyển động.
Câu 33. Vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều
A. Có độ lớn là một hằng số. B. Có độ lớn được tính bởi công thức v = v0 + at. C. Có độ lớn
thay đổi D. Có phương vuông góc với đường tròn quĩ đạo. Câu 34. Chọn câu đúng nhất.
Trong chuyển động tròn đều
A. Vectơ vận tốc luôn luôn không đổi.
B. Vectơ vận tốc không đổi về hướng.
C. Vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quĩ đạo.
3
D. Vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quĩ đạo.
Câu 35. Chọn câu sai. Véc tơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. đặt vào chuyển động tròn. B. có phương và chiều không đổi vì luôn hướng vào tâm quỹ đạo. C. có
độ lớn không đổi. D. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
Câu 36. Trong chuyển động tròn đều thì
A. Vectơ gia tốc không thay đổi.
B. Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quĩ đạo.
C. Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quĩ đạo.
D. Gia tốc bằng 0 vì vận tốc có độ lớn không đổi.
Câu 37. Gia tốc trong chuyển động tròn đều:
A. đặc trưng cho mức độ biến đổi về độ lớn của véc tơ vận tốc.
B. đặc trưng cho mức độ biến đổi về hướng và độ lớn của véc tơ vận tốc.
C. có phương luôn cùng phương với véc tơ vận tốc.
D. có phương luôn vuông góc với véc tơ vận tốc.
Câu 38. Trong một chuyển động tròn đều vectơ gia tốc:
A. Không đổi.
B. Có độ lớn và hướng không thay đổi vì vận tốc có độ lớn không thay đổi.
C. Có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc và bán kính quỹ đạo.
D. Có độ lớn tỉ lệ với bình phương vận tốc dài và bán kính quỹ đạo.
Câu 39. Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
B. Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ cơ chạy đúng giờ.
C. Chuyển động quay của của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay.
D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 40. Chuyển động tròn đều có?
A. Vectơ vận tốc không đổi.
B. Tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. Tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
D. Gia tốc có độ lớn không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 41. Phát biểu nào sau đây là chính xác? Trong chuyển động tròn đều
A.Vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
B. Gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ dài.
C. Phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
D. Gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỷ lệ với bình phương tốc độ góc
Câu 42. Một vật chuyển động tròn đều với quỹ đạo có bán kính r, tốc độ góc ω. Biểu thức liên hệ giữa gia
tốc hướng tâm a của vật với tần số góc ω và bán kính r là?
A. �� = ��. �� B. √�� =����C. �� = √����D. �� = ��.
��2 Câu 43. Thời gian của 1 điểm trên kim giờ đồng hồ quay 1 vòng bằng
A. 60 phút B. 60s C. 24h D. 12h
Câu 44. Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều :
A. luôn hướng về tâm quỹ đạo
B. có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo
C. Có độ lớn phụ không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
D. Có độ lớn phụ không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo
Câu 45. Tốc độ dài trong chuyển động tròn đều :
A. luôn hướng về tâm quỹ đạo B. có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo C. có độ lớn tỉ lệ với
bình phương bán kính quỹ đạo D. có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc

4
B. TỰ LUẬN
Bài 1. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường
thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m với mặt đường. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Khi chọn gốc thế năng
là mặt đường. Tính thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N.
Bài 2. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ
10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 10 m/s 2. Tính thế năng của thang máy ở
tầng cao nhất.
Bài 3. Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m (tính theo sự di chuyển
của trọng tâm contenơ). Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng trọng trường của contenơ
khi nó ở độ cao 2m là bao nhiêu?
Bài 4. Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trong trọng trường thì vật có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật
rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là W t2 = - 900J. Lấy g = 10m/s 2. Mốc thế năng được chọn cách
mặt đất là bao nhiêu?
Bài 5. Em hãy nêu ứng dụng về thế năng trọng trường có ích cho con người. Trình bày hiểu biết của em về
ứng dụng đó?
Bài 6. Một xe ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Tính động năng của xe ô tô.
Bài 7. Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s có động năng bằng 75J. Tính khối lượng của vật. Bài 8.
Một vật chuyển động có động năng 100J và khối lượng 2kg. Tìm vận tốc của vật. Bài 9. Một vật có khối
lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Tính động năng của vật ngay trước khi
chạm đất.
Bài 10. Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối
lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu ?
Bài 11. Từ độ cao 15m so với mặt đất người ta ném một vật khối lượng 100g theo hướng thẳng đứng lên với
vận tốc ban đầu v0 = 20m/s.
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí ném.
b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng?
c. Khi vật đạt tốc độ bao nhiêu thì thế năng bằng ba lần động năng?
Bài 12. Một con cá heo trong khi nhào lộn đã vượt khỏi mặt biển tới độ cao 5m. Nếu coi cá heo vượt lên
khỏi mặt biển được chỉ nhờ động năng nó có vào lúc rời mặt biển và lấy g = 10m/s 2thì vận tốc của cá heo
vào lúc rời mặt biển là bao nhiêu?
Bài 13. Một xe ô-tô có khối lượng 3 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Tìm động lượng của xe ô tô
đó.
Bài 14. Một vật chuyển động có động lượng 15kg.m/s và khối lượng của vật 200g. Tìm vận tốc của vật. Bài
15. Một máy bay có khối lượng 160 tấn đang bay với vận tốc 870km/h. Tìm động lượng của máy bay? Bài
16. Một xe ô tô có khối lượng 3 tấn đang chuyển động qua điểm A với vận tốc 36 km/h và qua điểm B với
vận tốc 54 km/h. Tính động lượng của xe khi qua A, khi qua B và tính độ biến thiên động lượng của xe khi
di chuyển từ A đến B.

5
Bài 17. Một viên đạn khối lượng m = 10g đang bay với vận tốc v = 1000m/s thì gặp một bức tường. Sau
khi xuyên qua bức tường thì vận tốc của viên đạn là v’ = 400m/s. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản
trung bình của bức tường lên viên đạn. Biết thời gian đạn xuyên tường là 0,01s.
Bài 18. Hai vật có khối lượng m1 = 5 kg, m2 = 10 kg chuyển động với các
vận tốc v1 = 4 m/s và v2 = 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ trong các trường hợp:
a. Hai vật chuyển động cùng hướng.
b. Hai vật chuyển động cùng phương, ngược chiều.
c. Hai vật chuyển động theo hai phương vuông góc nhau.
d. Hai vật chuyển động theo hai phương tạo với nhau một góc 600.
Bài 19. Một vật chuyển động có động năng 150J và động lượng 30 kg.m/s. Tìm khối lượng của vật và vận
tốc vật.
Bài 20. Một vật trọng lượng 1N có động lượng 2 kg.m/s, lấy g =10m/s2khi đó vận tốc của vật bằng bao
nhiêu?
Bài 21. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 102N. Động lượng chất
điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là bao nhiêu?
Bài 22. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động
lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Bài 23. Một quả bóng có khối lượng m = 400g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng tốc độ. Vận tốc
bóng trước va chạm là 5m/s. Tìm độ biến thiên động lượng?
Bài 24. Một hòn bi khối lượng m1 đang chuyển động với v1 = 3m/s và chạm vào hòn bi m2 = 2m1 nằm yên.
Vận tốc 2 viên bi sau va chạm là bao nhiêu nếu va chạm là va chạm mềm?
Bài 25. Một vật khối lượng m1 đang chuyển động với v1 = 5m/s đến va chạm với m2 = 1kg, v2 = 1m/s. Sau
va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với v = 2,5m/s. Tìm khối lượng m1.
Bài 26. Một khẩu súng M = 3kg bắn ra viên đạn m = 20g. Vận tốc của đạn ra khỏi nòng súng là 500m/s.
Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 27. Một khẩu pháo có m1 = 100kg được đặt trên 1 xe goòng có khối lượng 50kg đang nằm yên nằm
trên đường ray khi chưa nạp đạn. Viên đạn được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray có m3
= 1kg. Vận tốc của đạn khi ra khỏi nòng súng v 0 = 400m/s so với mặt đất. Hãy xác định vận tốc của xe
goòng sau khi bắn đạn trong các trường hợp:
a. ban đầu xe nằm yên.
b. xe đang chuyển động với vận tốc 18km/h theo chiều bắn đạn
c. xe đang chuyển động với vận tốc 18km/h theo chiều ngược với đạn.
Bài 28. Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổ thành hai
mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500m/s. Hỏi mảnh thứ
hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?

6
Bài 29. Một prôtôn có khối lượng mp = 1,67.10-27 kg chuyển động với vận tốc vp = 107 m/s tới va chạm vào
hạt nhân hêli đang nằm yên. Sau va chạm prôtôn giật lùi với vận tốc vp' = 6.106 m/s còn nhân hêli bay về phía
trước với vận tốc v = 4.106 m/s. Tìm khối lượng của nhân hêli?
Bài 30. Một viên đạn có khối lượng M = 5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 200m/s thì nổ
thành 2 mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 2kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc v1 = 500m/s, còn
mảnh thứ hai bay theo hướng nào so với phương thẳng đứng?
Bài 31. Một người khối lượng m1 = 65kg đang chạy với vận tốc v1 = 4m/s thì nhảy lên một chiếc xe khối
lượng m2 = 135 kg đang chạy cùng phương ngang với người này với vận tốc v 2 = 3 m/s. Sau đó, xe và người
vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này
nhảy lên nếu ban đầu xe và người chuyển động:
a. Cùng chiều.
b. Ngược chiều.
Bài 32. Một vật m1 chuyển động với vận tốc 6m/s đến va chạm với vật
m2 chuyển động ngược chiều với vận tốc 2m/s. Sau va chạm hai vật bật ngược
trở lại với vận tốc 4m/s. Tính khối lượng của hai vật biết m1 + m2=1,5kg.
Bài 33. Trên hình 23.2 là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Tính động lượng của vật
tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t2 = 5 s.
Bài 34. Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Tính độ biến thiên động lượng của
vật trong khoảng thời gian đó, lấy g = 10 m/s2.
Bài 35. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ
cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6380 km. Tính vận tốc và gia tốc hướng tâm của vệ
tinh.
Bài 36. Một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Coi các kim đồng hôc quay
đều. Tính tốc độ góc của kim giờ và kim phút.
Bài 37. Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60
vòng/phút. Tính thời gian để hòn đá quay hết một vòng, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của hòn đá. Bài 38.
Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ dài là 5 m/s và có tốc độ góc 10 rad/s. Tính gia tốc hướng tâm của
vật đó.
Bài 39. Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 0,4m. biết rằng nó đi được 5 vòng
trong một giây. Hãy xác định gia tốc hướng tâm của nó.
Bài 40. Một chất điểm có khối lượng 200g chuyển động đều trên một đường tròn có bán kính R = 15m với
vận tốc 54 km/h. Tính tốc độ góc, gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm của chất điểm. Bài 41. Mặt Trăng
chuyển động tròn đều quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính là 3,84.105 km và quay một vòng hết 27,32
ngày. Tính gia tốc của Mặt Trăng
Bài 42. Một đĩa tròn có bán kính 36 cm, quay đều mỗi vòng trong 0,6s. Tính vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc
hướng tâm của một điểm nằm trên vành đĩa.

7
Bài 43. Một quạt máy quay với tốc độ 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 82 cm. Lấy π=3,14 . Tìm vận tốc dài
vận tốc góc và gia tốc hướng tâm của một điểm ở đầu cánh quạt.
Bài 44. Một đồng hồ có kim phút dài 25cm, kim giờ dài 15cm. Xác định tỉ số giữa tốc độ góc, tốc độ dài, gia
tốc hướng tâm của đầu mút kim phút và kim giờ.
Bài 45. Hai điểm A và B nằm trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm.
Điểm A ở phía ngoài có vận tốc 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc 0,2 m/s. Tính khoảng cách từ điểm B đến
trục quay và tốc độ góc của điểm B.

You might also like