You are on page 1of 36

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV.

CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN


CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. D. Trong hệ kín, động
lượng của hệ được bảo toàn.
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai?
A. Động lượng là một đại lượng véctơ
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương
Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng nhất?
A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn. B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được
bảo toàn.
C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. D. Động lượng của hệ
kín được bảo toàn.
Câu 4: Véc tơ động lượng là véc tơ
A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc
α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận
tốc.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật. D. Động lượng của vật trong chuyển động
tròn đều không đổi.
Câu 6: Hãy điền vào khoảng trống sau: “Xung lượng của lực tác dụng vào chất điểm trong
khoảng thời gian t bằng ………………… động lượng của chất điểm trong cùng khoảng thời
gian đó”.
A. Giá trị trung bình. B. Giá trị lớn nhất. C. Độ tăng. D. Độ biến thiên.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung lượng của lực là một đại lượng
vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Độ biến thiên động lượng là một đai
lượng vô hướng.
Câu 8: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực ⃗ F . Động lượng chất
điểm ở thời điểm t là:
A. ⃗P = F⃗ mΔt B. ⃗P = F⃗ Δt C. ⃗P = F⃗ Δt /m D. P⃗ = F⃗ m
Câu 9: Động lượng được tính bằng đơn vị nào sau đây:
A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. kg.m/s.
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động lượng của một vật
là một đại lượng véc tơ.
C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 11: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn:
A. mv2/2 B. mv2 C. mv/2 D. m.v
Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng?
-- 2 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. Động lượng là một đại lượng vectơ.


B. Động lượng được xác định bằng tích của khối lượng và vectơ vận tốc của vật ấy.
C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng. D. Động lượng có đơn vị là
kg.m/s2.
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng đều thì
A. Động lượng của vật không đổi . B. Xung lượng của hợp lực bằng không.
C. Độ biến thiên động lượng bằng không. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị của động lượng là
A. kgms. B. kgm/s2. C. kgms2. D. kgm/s.
Câu 15: Động lượng là một đại lượng
A. Véctơ. B. Vô hướng.
C. Không xác định. D. Chỉ tồn tại trong những vụ va chạm.
Câu 16: Một vật có khối lượng M chuyển động với vận tốc ⃗v . Vectơ động lượng của vật là:
A. ⃗p =m ⃗v B. ⃗p =Mv C. ⃗p =M ⃗v D. ⃗p =mv
Câu 17: Véc tơ động lượng là véc tơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một
góc α bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận
tốc.
Câu 18: Chọn phát biểu sai về động lượng:
A. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác, va chạm giữa các vật.
B. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác.
C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật.
D. Động lượng là một đại lượng véc tơ, được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Câu 19: Chọn câu phát biểu sai?
A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín. B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.
C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện
tượng.
D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
Câu 20: Hệ vật –Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì
A. Trái Đất luôn chuyển động. B. Trái Đất luôn luôn hút
vật
C. vật luôn chịu tác dụng của trọng lực
D. luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật
Câu 21: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp
A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập.
Câu 22: Định luật bảo toàn động lượng tương đương với
A. định luật I Niu-tơn. B. định luật II Niu-tơn.
C. định luật III Niu-tơn. D. không tương đương với các
định luật Niu-tơn.
Câu 23: Chuyển động bằng phản lực tuân theo
A. định luật bảo toàn công. B. Định luật II Niu-
tơn.
C. định luật bảo toàn động lượng. D. định luật III Niu-
tơn.
Câu 24: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn
động lượng?
A. Vận động viên dậm đà để nhảy.
-- 3 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.
C. Xe ôtô xả khói ở ống thải khi chuyển động. D. Chuyển động của tên lửa.
Câu 25: Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. B. Hai viên bi chuyển
động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 26: Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang. B. Vật đang chuyển
động tròn đều.
C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Câu 27: Trong các trường hợp nào sau đây động lượng của vật được bảo toàn:
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật được ném thẳng đứng lên cao.
C. Vật RTD. D. Vật được ném ngang.
Câu 28: Tổng động lượng của một hệ không bảo toàn khi nào?
A. Hệ chuyển động có ma sát. B. Hệ là gần đúng cô lập.
C. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. D. Hệ cô lập.
Câu 29: Haivật có khối lượng m1, m2 chuyển động với vận tốc v1 và v2. Động lượng của hệ có giá
trị:
A. m⃗v . B. m1 ⃗v1 +m2 ⃗v 2 . C. 0. D. m1v1 + m2v2
Câu 30: Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ kín?
A. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật ngoài hệ.
B. Trong hệ chỉ có các nội lực từng đôi trực đối.
C. Nếu có các ngoại lực tác động lên hệ thì các ngoại lực triệt tiêu lẫn nhau. D. Cả A, B, C đều
đúng.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật RTD không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm "Vật RTD và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với
các vật khác.
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
⃗v
Câu 32: Một ô tô A có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc 1 đuổi theo một ô tô B có

khối lượng m2 chuyển động với vận tốc ⃗v 2 . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với
xe B là:
A. p⃗AB =m1 (⃗v 1−⃗v 2) B. p⃗AB =−m1(⃗v 1 −⃗v 2) C. p⃗AB =m1(⃗v 1 +⃗ v 2 ) D. p⃗AB =−m1(⃗v 1 +⃗ v 2 )
Câu 33: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn:
A. Ô tô giảm tốc. B. Ô tô chuyển động thẳng đều
C. Ô tô chuyển động trên đường có ma sát. D. Ô tô tăng tốc.
Câu 34: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn
trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập
xuống sân thi đấu.
Câu 35: Sở dĩ khi bắn súng trường các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi
của súng có thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến

-- 4 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. chuyển động theo quán tính. B. chuyển động do va


chạm.
C. chuyển động ném ngang. D. chuyển động bằng
phản lực.
Câu 36: Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, ⃗V , ⃗v là vận tốc của súng và đạn khi đạn thoát khỏi
nòng súng. Vận tốc của súng (theo phương ngang) là:
A. ⃗V =−m ⃗v / M B. ⃗V =m⃗v / M C. ⃗V =− M ⃗v /m D. ⃗V = M ⃗v / M
Câu 37: Hai vật có cùng độ lớn động lượng nhưng có khối lượng khác nhau (m 1>m2). So sánh độ
lớn vận tốc của chúng?
A. vận tốc của vật 1 lớn hơn. B. vận tốc của vật 1 nhỏ hơn.
C. vận tốc của chúng bằng nhau. D. Chưa kết luận được.
Câu 38: Khi ta nhảy từ thuyền lên bờ thì thuyền:
A. trôi ra xa bờ. B. chuyển động cùng chiều với người.
C. đứng yên. D. chuyển độngvề phía trước sau đó lùi lại
phía sau.
⃗v
Câu 39: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc 1 va chạm vào quả cầu B khối lượng

m2 đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu có cùng vận tốc ⃗v 2 . Theo định luật bảo toàn động
lượng thì:
A. m1 ⃗v 1=( m1 +m2 ) ⃗v 2 B. m1⃗v 1=−m2 ⃗v 2 C. m1 ⃗v 1=m2 ⃗v 2 D. m1 ⃗v 1=( m1 +m2 ) ⃗v 2 /2
Dạng 1. Động lượng. Độ biến thiên động lượng
Loại 1. Động lượng của một vật. Bài toán tìm độ biến thiên động lượng của vật: lực, xung
lượng của lực
Câu 40: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì:
A. động lượng của vật tăng gấp đôi. B. gia tốc của vật tăng gấp đôi.
C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. thế năng của vật tăng gấp đôi.
Câu 41: Hai xe có khối lượng lần lượt là m1 = 2m2 chuyển động với vận tốc v2= 2v1 động lượng
của xe 1 là:
A. p = m.v B. p1 = p2 = m1v1 = m2v2 C. p1 = m1v2
D. p1 = m1v1 /2 2

Câu 42: Một chất điểm m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi  là
góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng chất điểm ở thời điểm t
là:
A. p = mgsint. B. p = mgt C. p = mgcost D. p = gsint
Câu 43: Hai vật có khối lượng m 1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v 1 = 2v2. Động lượng
của hai vật có quan hệ
A. p1 = 2p2. B. p1 = 4p2. C. p2 = 4p1. D. p1 = p2.
Câu 44: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10 N. Động
-2

lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 2.10-2 kgm/s. B. 3.10-2kgm/s. C. 10-2kgm/s. D. 6.10-2kgm/s.
Câu 45: Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một con đường dốc thẳng nhẵn tại một thời
điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động
lượng (kg.m/s) là?
A. 20. B. 6. C. 28. D. 10
Câu 46: Một vật khối lượng m = 500g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2
km/h. Động lượng của vật có giá trị là:
A. -6 kgm/s B. -3 kgm/s C. 6 kgm/s D. 3 kgm/s

-- 5 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 47: Một vật có khối lượng 4kg RTD không vận tốc đầu trong khoảng thời gian 2,5s. Lấy g =
10m/s . Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó có độ lớn là
2

A. Δp = 100 kg.m/s. B. Δp= 25 kg.m/s. C. Δp = 50 kg.m/s. D. 200kg.m/s.


Câu 48: Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s.
Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là
A. 10 N.s B. 200 N.s C. 100 N.s. D. 20 N.s.
Câu 49: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s.
Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là
A. 6 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
Câu 50: Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10g RTD với gia tốc 10 m/s  xuống tới mặt đất
2

và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.
A. - 0,2N.s. B. 0,2N.s. C. 0,1N.s. D. -0,1N.s.
Câu 51: Một vật khối lượng 1 kg RTD với gia tốc 9,8 m/s  từ trên cao xuống trong khoảng thời
2

gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ
lớn bằng
A. 50 N.s ; 5 kg.m/s. B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s. C. 10 N.s ; 10 kg.m/s. D. 0,5 N.s ; 0,5
kg.m/s.
Câu 52: Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một
lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian
này có độ lớn bằng
A. 1,6 m/s. B. 0,16 m/s. C. 16 m/s. D. 160 m/s.
Câu 53: Một vật có khối lượng 2 kg RTD xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên
động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10m/s2.
A. 5,0 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s.
Câu 54: Thả rơi một vật có khối lượng 1kg trong khoảng thời gian 0,2s. Độ biến thiên động lượng
của vật là: ( g = 10m/s2 ).
A. 2 kg.m/s B. 1 kg.m/s C. 20 kg.m/s D.10 kg.m/s
Câu 55: Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận
tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. 1,5kg.m/s. B. -3kg.m/s. C. -1,5kg.m/s. D. 3kg.m/s.
Câu 56: Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va
vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều
bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:
A. 3,5 kg.m/s B. 2,45 kg.m/s C. 4,9 kg.m/s D. 1,1 kg.m/s.
Câu 57: Một quả bóng có khối lượng m = 3000g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng tốc
độ. Vận tốc bóng trước va chạm là 5m/s. Độ biến thiên động lượng nào của bóng sau đây là
đúng?
A. -1,5kgm/s. B. +1,5kgm/s. C. +3kgm/s. D. -30kgm/s.
Câu 58: Một vật có khối lượng 0,5kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc
5m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va
chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực ⃗F do
tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 1750 N B. 17,5 N C. 175 N D. 1,75 N
Câu 59: Một hòn đá được ném xiên một góc 30 so với phương ngang với động lượng ban đầu có
o

độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Bỏ qua sức cản. Độ biến thiên động lượng Δ ⃗P khi hòn đá rơi
tới mặt đất có giá trị là:
A. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s

-- 6 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 60: Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s
và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng
A. 2 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 1,25 kg.m/s. D. 0,75 kg.m/s.
Câu 61: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động
lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng
A. 20 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 10√2 kg.m/s. D. 5√2 kg.m/s.
Loại 2. Động lượng của hệ gồm nhiều vật
Câu 62: Hai vật 1 và 2 chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng AB, cùng chiều từ A
đến B có khối lượng tốc độ tương ứng với mỗi vật là 5kg, 36km/h và 4kg, 15m/s. Véc tơ tổng
động lượng của hệ hai xe có
A. độ lớn 240kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
B. độ lớn 110kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
C. độ lớn 240kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
D. độ lớn 110kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
Câu 63: Hai vật 1 và 2 chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng AB, vật 1 chuyển động
theo chiều từ A đến B với khối lượng 5kg, tốc độ 54km/h, vật 2 chuyển động theo chiều từ B
đến A với khối lượng 4kg, tốc độ 36km/h. Véc tơ tổng động lượng của hệ hai vật có
A. độ lớn 115kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
B. độ lớn 115kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
C. độ lớn 35kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
D. độ lớn 35kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
Câu 64: Ba vật 1; 2 và 3 chuyển động thẳng đều có khối lượng tốc độ tương ứng với mỗi vật là

1kg, 2m/s; 2kg, 1,5m/s và 5kg, √ 3 m/s. Hai vật 1 và 2 chuyển động theo chiều dương trên trục
Ox, vật 3 chuyển động theo chiều dương trên trục Oy, hệ trục Oxy vuông góc. Véc tơ tổng
động lượng của hệ ba vật có
A. độ lớn 14kg.m/s; phương tạo với trục Ox một góc 60°. B. độ lớn 14kg.m/s;
phương tạo với trục Ox một góc 30°.
C. độ lớn 10kg.m/s; phương tạo với trục Ox một góc 60°. D. độ lớn 10kg.m/s;
phương tạo với trục Ox một góc 30°.
Câu 65: Hai vật 1 và 2 chuyển động thẳng đều vận tốc của hai vật tạo với nhau một góc 60°, khối
lượng tốc độ tương ứng với mỗi vật là 1kg, 2m/s và 3kg, 4m/s. Động lượng của hệ hai vật có độ
lớn bằng
A. 14kg.m/s. B. 11kg.m/s. C. 13kg.m/s. D. 10kg.m/s
Câu 66: Từ cùng một vị trí cách mặt đất 80m và cùng thời điểm, hai vật được cho chuyển động
bằng hai cách khác nhau, vật m1 = 100g được thả rơi tự do không vận tốc đầu, vật m 2 = 200g
được ném ngang với vận tốc ban đầu v 02 = 20 √ 3 m/s, gia tốc trọng trường g=10m/s 2, bỏ qua lực
cản của không khí. Độ lớn động lượng của hệ hai vật ở thời điểm t = 2s bằng
A. 5,2kg.m/s B. 6,2kg.m/s C. 7,2kg.m/s D. 9,2kg.m/s
Câu 67: Hai vật có khối lượng m1 = 2 kg và m2 = 3 kg, chuyển động với tốc độ lần lượt là v1 = 3
m/s và v2 = 4 m/s, véc tơ vận tốc của hai vật tạo với nhau một góc 45°. Độ lớn động lượng của
hệ hai vật bằng
A. 18 kg.m/s. B. 16,8 kg.m/s. C. 8,8 kg.m/s. D. 10,2kg.m/s.
Câu 68: Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2
m/s, v2 = 4 m/s. Biết hai vector vận tốc vuông góc nhau. Tổng động lượng của hệ là
A. 16 kg.m/s B. 160 kg.m/s C. 40 kg.m/s D. 12,65 kg.m/s

-- 7 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 69: Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1
= 1m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi vectơ vận tốc của hai vật hợp với nhau
một góc 60° thì tổng động lượng của hệ có độ lớn là
A. 2,65 kg.m/s. B. 26,5 kg.m/s. C. 28,9 kg.m/s. D. 2,89 kg.m/s.
Dạng 2. Bảo toàn động lượng cùng trên cùng một phương: va chạm mềm, chuyển động
bằng phản lực
Câu 70: Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi
thứ 2 khối lượng 3m đang nằm yên. Vận tốc hai viên bi sau va chạm là
A. v/3. B. v/4. C. 3v/5. D. v/2.
Câu 71: Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm
vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với
cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
A. v/3 B. v C. 3v D. v/2.
Câu 72: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác
đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai
xe là:
A. v1 = 0; v2 = 10m/s B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D. v1 = v2 = 20m/s
Câu 73: Viên bi A có khối lượng m1= 60g chuyển động với vận tốc v1 = 5m/s va chạm vào viên bi

B có khối lượng m2 = 40g chuyển động ngược chiều với vận tốc V . Sau va chạm, hai viên bi
2

đứng yên. Vận tốc viên bi B là:


A. v2=10/3 m/s B. v2=7,5 m/s C. v2=25/3 m/s D. v2=12,5 m/s
Câu 74: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m 1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang
ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v 1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe
dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là
A. -0,63 m/s. B. 1,24 m/s. C. -0,43 m/s. D. 1,4 m/s.
Câu 75: Hai viên bi có khối lượng m 1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và
va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với
vận tốc như cũ thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1 = 2m/s.
A. 1 m/s B. 2,5 m/s. C. 3 m/s. D. 2 m/s.
Câu 76: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối
lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao
nhiêu?
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Câu 77: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2)
đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm
trực diện, đàn hồi
A. V1=1,5 m/s ;V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s;V2=9m/s C. V1=6
m/s;V2=6m/s D. V1=3 m/s;V2=3m/s.
Câu 78: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu
khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một
máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều
ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Vận tốc của quả cầu thứ hai bằng
A. 2,6m/s. B. -2,6m/s. C. 4,6m/s. D. 0,6m/s.
Câu 79: Một xe nhỏ chở cát khối lượng 98 kg đang chạy với vận tốc 1 m/s trên mặt đường phẳng
ngang không ma sát. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay theo phương ngang với vận tốc 6 m/s
(đối với mặt đường) đến xuyên vào trong cát. Gọi m và n lần lượt là vận tốc của xe cát sau khi
vật nhỏ xuyên vào cùng chiều và xuyên vào ngược chiều. Giá trị m + n bằng
A. 0,86m/s. B. 1,10m/s. C. 1,96m/s. D. 0,24m/s.
-- 8 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 80: Một viên bi thuỷ tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận
tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10 đang nằm yên trên cùng máng thẳng
đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chuyển động ban đầu
của viên bi thuỷ tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thuỷ tinh
sau khi va chạm với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.
A. 0,5 m/s, cùng chiều ban đầu. B. 1 m/s, ngược chiều
ban đầu.
C. 0,75 m/s, ngược chiều ban đầu. D. 1,5 m/s, cùng chiều ban đầu.
Câu 81: Hai quả bóng ép sát nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai quả bóng lăn được
những quãng đường là 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai quả bóng chuyển động
chậm dần đều với cùng gia tốc. Tính tỉ số khối lượng của hai quả bóng
A. 3. B. 2/3. C. 2,25. D. 1/3.
Câu 82: Tên lửa khối lượng 500 kg đang chuyển động với vận tốc 200 m/s thì tách ra làm hai
phần. Phần bị tháo rời có khối lượng 200 kg sau đó chuyển động ra phía sau với vận tốc 100
m/s so với phần còn lại. Vận tốc phần còn lại bằng
A. 240 m/s. B. 266,7 m/s C. 220 m/s. D. 400 m/s
Câu 83: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng đạn có vận tốc
800m/s. Vận tốc giật lùi của súng(theo phương ngang) là:
A. 6m/s. B. 7m/s. C. 10m/s. D. 12m/s
Câu 84: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối
lượng 10kg với vận tốc 400m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi
của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 85: Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg
với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của vỏ đạn thì vận tốc giật của súng là
A. 12 cm/s. B. 1,2 m/s. C.12 m/s. D. 1,2 cm/s.
Câu 86: Một tên lửa mang nhiên liệu có khối lượng tổng cộng là 10000 kg. Khi đang bay theo
phương ngang với vận tốc 100 m/s, tên lửa phụt nhanh ra phía sau nó 1000 kg khí nhiên liệu
với vận tốc là 800 m/s so với tên lửa. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định vận tốc của tên
lửa ngay sau khi khối khí phụt ra khỏi nó
A. 110m/s. B. 180m/s. C.189m/s. D. 164m/s.
Câu 87: Một người có khối lượng m 1=50kg nhảy từ một chiếc xe có khối lượng m 2 = 80kg đang
chuyển động theo phương ngang với vận tốc v = 3m/s. Biết vận tốc nhảy của người đối với xe
lúc chưa thay đổi vận tốc là v0 = 4m/s. Vận tốc của xe sau khi người ấy nhảy ngược chiều đối
với xe là
A. 5,5m/s. B. 4,5m/s. C. 0,5m/s. D. 1m/s.
Câu 88: Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn cố định trên mặt nằm ngang. Trên bệ có gắn một khẩu
pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn khối lượng 100 kg và nhả đạn theo
phương ngang với vận tốc đầu nòng 500 m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Vận tốc của bệ pháo
ngay sau khi bắn bằng
A.-3,3m/s. B. 3,3m/s. C. 5,0m/s. D. -3,0m/s.
Câu 89: Thuyền dài 5m, khối lượng M = 125kg, đứng yên trên mặt nước. Hai người khối lượng
m1 = 67,5kg, m2 = 57,5kg đứng ở hai đầu thuyền. Bỏ qua ma sát giữa thuyền và nước. Hỏi khi 2
người đổi chỗ cho nhau với cùng tốc độ đối với thuyền thì thuyền dịch chuyển một đoạn bao
nhiêu?
A. 2,5m B. 5m. C. 0,2m. D. 0,4m.

-- 9 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 90: Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100m/s thì phụt
ra phía sau một lượng khí mo = 1tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt là v 1 = 400m/s.
Sau khi phụt khí vận tốc của tên lửa có giá trị là:
A. 200 m/s. B. 180 m/s. C. 225 m/s. D. 250 m/s
Dạng 3. Bảo toàn động lượng trên các phương khác nhau: đạn nổ, …
Câu 91: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai
mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc
600. Hãy xác định vận tốc của mỗi mảnh đạn .
  
A. v1=200 m/s; v2=100 m/s; v 2 hợp với v1 một góc 600. B. v1=400 m/s; v2=400 m/s; v 2 hợp

với v1 một góc 1200.
  
C. v1=100 m/s; v2=200 m/s; v 2 hợp với v1 một góc 600. D. v1=100 m/s; v2=100 m/s; v 2 hợp

với v1 một góc 1200.
Câu 92: Một quả lựu đạn, đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s, bị nổ, và tách thành
hai mảnh có trọng lượng 10 N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to vẫn chuyển động theo phương
ngang với vận tốc 25 m/s. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định vận tốc và phương chuyển động của mảnh
nhỏ.
A. -12,5m/s. B. 12,5m/s. C. 22,5m/s. D. -22,5m/s.
Câu 93: Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là
m1 = 8 kg; m2 = 4 kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 225 m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí. Tìm độ lớn vận tốc của mảnh lớn.
A. 165,8m/s B. 187,5m/s. C. 201,6m/s. D. 234,1m/s .
Câu 94: Một viên đạn có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 600m/s thì
nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau và bay theo hai phương vuông góc với nhau. Biết
mảnh một bay chếch lên tạo với phương ngang góc 600. Độ lớn vận tốc của mảnh một là
A. 600 √ 3 m/s. B. 200m/s. C. 300m/s. D. 600m/s.
Câu 95: Ở ngã tư của hai đường vuông góc giao nhau, do đường trơn, một ô tô khối lượng m 1=
1000kg va chạm với một ô tô thứ hai khối lượng m2= 2000kg đang chuyển động với vận tốc v =
3m/s. Sau va chạm, hai ô tô mắc vào nhau và chuyển động theo hướng làm một góc 45 0 so với
hướng chuyển động ban đầu của mỗi ô tô. Tìm vận tốc v1 của ô tô thứ nhất trước va chạm và
vận tốc v của hai ô tô sau va chạm.
A. v1= 3m/s, v = 3 √ 2 m/s. B. v1= 3m/s, v= 2,83 m/s. C. v1= 6m/s, v=
2,83 m/s. D. v1= 6m/s, v= 4,5 m/s.
Câu 96: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có
khối lượng lần lượt là 15kg và 5kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận
tốc 400 √ 3 (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản
không khí.
A. 3400m/s; α = 200 B. 2400m/s; α = 300 C. 1400m/s; α = 100 D. 5400m/s; α = 200
Câu 97: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 125 m thì nổ vỡ làm hai
mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg và 3kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm
đất với vận tốc 100m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh ngay sau khi đạn nổ. Bỏ
qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
A. v1  20 √ 3 m/s; v2 121,4m/s; = 32,720 B. v1  50 √ 3 m/s; v2 101,4m/s; = 32,720
C. v1  10 √ 3 m/s; v2 102,4m/s; = 54,720 D. v1  30 √ 3 m/s; v2 150,4m/s; = 64,720
Câu 98: Cho một viên đạn có khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s
thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với

-- 10 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

vận tốc 500m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu. Bỏ qua mọi
tác dụng của không khí đối với viên đạn. Lấy g=10m/s2.
A. 500 √ 2 m/s; 450 B. 200 √ 2 m/s; 350 C. 300 √ 2 m/s; 250 D. 400 √ 2 m/s;150
Câu 99: Một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng ở độ cao 20m đang bay ngang với vận tốc 12,5
m/s thì vỡ thành hai mảnh. Với khối lượng lần lượt là 0,5kg và 0,3kg. Mảnh to rơi theo phương
thẳng đứng xuống dưới và có vận tốc khi chạm đất là 40 m/s. Khi đó mảnh hai bay theo phương
nào với vận tốc bao nhiêu. Lấy g =10m/s2.
A. 55,67m/s; 400 B. 66,67m/s; 600 C. 26,67m/s; 300 D. 36,67m/s; 500
Câu 100: Một quả đạn khối lượng m khi bay lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh. Trong
đó một mảnh có khối lượng là m/3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20m/s. Tìm độ cao
cực đại mà mảnh còn lại lên tới được so với vị trí đạn nổ. Lấy g = 10m/s 2.
A.10m B. 15m C. 20m D. 5m
CHỦ ĐỀ 2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Câu 1: Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Năng lượng và khoảng thời gian. B. Lực và quãng đường đi được.
C. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. D. Lực và vận tốc.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về công
A. Mọi lực làm vật dịch chuyển đều sinh công. B. Khi góc giữa lực và đường đi là góc
nhọn.
C. Lực vuông góc với phương dịch chuyển không sinh công. D. Công âm là công của
lực kéo vật đi theo chiều âm của vật.
Câu 3: Lực ⃗F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với
hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là:
A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A = F.s + cosα
Câu 4: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không:
A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o. B. Lực hợp với phương chuyển
động một góc lớn hơn 90 . o

C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật. D. Lực vuông góc với phương chuyển
động của vật.
Câu 5: Chọn câu đúng. Khi vật chuyển động trên quỹ đạo kép kín, tổng đại số công thực hiện:
A. khác không. B. luôn âm. C. bằng không. D. luôn dương.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. J. B. Cal. C. N/m. D. N.m.
Câu 7: Công cơ học là đại lượng:
A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây công của lực có giá trị dương?
A. Lực tác dụng lên vật ngược chiều chuyển động của vật. B. Vật dịch chuyển được một
quãng đường khác không.
C. Lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với phương chuyển động của vật.
D. Lực tác dụng lên vật cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
Câu 9: Một vật khối lượng m được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 . Tìm công của
trọng lực thực hiện trên vật khi vật rơi về vị trí nén ban đầu.
A. mv2/2 B. 2mv0 C. v02/2g D. 0
Câu 10: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:
A. dương. B. âm. C. bằng 0. D. bằng hằng số.
Câu 11: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt
xuống vị trí ban đầu. Như vậy trong quá trình chuyển động trên:
A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0. B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0.
-- 11 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

C. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0. D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật
bằng 0.
Câu 12: Đáp án nào sau đây là đúng:
A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ. B. Công của lực là đại lượng
vô hướng và có giá trị đại số.
C. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của
vật.
D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.
Câu 13: Công suất được xác định bằng:
A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được.
Câu 14: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F 1>F2>F3 và cùng đi
được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Có thể kết luận gì về quan F1 hệ
F2
giữa các công của các lực này:
F3
A. A1>A2>A3
A B
B. A1<A2<A3
C. A1=A2=A3
D. còn phụ thuộc vào vật di chuyển đều hay không.
Câu 15: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian có đồ
A nào sau đây: A A A
thị

O t O t O C t O D t
A. B

Câu 16: Chọn phát biểu sai? Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng
A. lực ma sát sinh công cản.
B. thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động.
C. phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản.
D. thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công.
Câu 17: Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán
kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích
A. thay đổi công suất của xe. B. thay đổi lực phát động
của xe.
C. thay đổi công của xe. D. duy trì vận tốc không
đổi của xe.
Câu 18: Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng?
A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Câu 19: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.
Câu 20: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều
chuyển động là
A. 00 B. 600. C. 1800. D. 900.
Câu 21: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một
góc α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
-- 12 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. Ams = μ.m.g.sinα. B. Ams = - μm.g.cosα. C. Ams = μ.m.g.sinα.S. D. Ams = -


μ.m.g.cosα.S.
Câu 22: Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một
góc. Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ap = m.g.sinα.S. B. Ap = m.g.cos.S. C. Ap = - m.g.sinα.S. D. Ap = -
m.g.cosα.S.
Câu 23: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.

Câu 24: Công suất của lực ⃗F làm vật di chuyển với vận tốc V theo hướng của ⃗F là:
A. P = F.vt B. P = F.v C. P = F.t D. P = F.v2
Câu 25: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất:
A. Oát . B. Niutơn. C. Jun. D. Kw.h
Câu 26: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với
biểu thức công suất?
A. P = A/t B. P = At C. P = t/A D. P = A.t2
Dạng 1. Công
Câu 27: Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không
đổi 5.103N, thực hiện công là 15.106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng
đường
A. 300m. B. 3000m. C. 1500m. D. 2500m.
Câu 28: Một vật khối lượng m1=500g chuyển động với vận tốc v1= 3m/s tới va chạm mềm với
vật thứ hai đang đứng yên có khối lượng m2= 1kg. Sau va chạm, hệ vật chuyển động thêm
một đoạn rồi dừng lại. Công của lực ma sát tác dụng lên hệ hai vật có độ lớn
A. 2,25 J. B. 1,25J C. 1,5 J. D. 0,75 J.
Câu 29: Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn
ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công tối thiểu mà người
này phải thực hiện.
A. 75 J. B. 150 J. C. 500 J. D. 750 J.
Câu 30: Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang
dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô
trên đoạn đường này.
A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.
Câu 31: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên
mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực
hiện bằng
A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J.
Câu 32: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s . Lực nâng của cần cẩu
2

phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2
A. 52600N. B. 51500N. C. 75000N. D. 63400N.
Câu 33: MộT ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW.
Công của lực phát động của động cơ khi ô tô chạy được quãng đường 6km là
A. 18.106J. B. 12.106J. C. 15.106J. D. 17.106J.
Câu 34: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s . Vật có gia tốc không đổi
2

là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là
A. 110050J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J.
Câu 35: Một vật có khối lượng 100g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4m, góc nghiêng
600 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Công
của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là
-- 13 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. - 0,02J. B. - 2,00J. C. - 0,20J. D. - 0,25J.


Câu 36: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một khoảng dài 0,5m
trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn
sách. Người đó đã thực hiện một công là:
A. 2,5J B. – 2,5J C. 0 D. 5J
Câu 37: Một vật khối lượng m=3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 so với
0

phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công
của lực kéo thực hiện độ dời 1,5m là:
A. 7,5J B. 50J C. 75J D. 45J
Câu 38: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí,
lấy g = 9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là:
A. 138,3J B. 150J C. 180J D. 205,4J
Câu 39: Một người nhấc một vật có khối lượng 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được
một độ dời 30m. Cho gia tốc RTD là g = 10m/s 2. Công tổng cộng mà người đó thực hiện được
là:
A. 1860J B. 1800J C. 180J D. 60J
Câu 40: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N
theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời
0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g =
9,8m/s2. Lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. 5N B. 10N C. 12N D. 20N
Câu 41: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30 .
o

Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng:
A. 2866J B. 1762J C. 2598J D. 2400J
Câu 42: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 so với
0

phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công
của trọng lực thực hiện độ dời 1,5m là:
A. 25J B. - 25J C. -22,5J D. -15,5J
Câu 43: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N
theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời
0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g =
9,8m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là:
A. 0,5 B. 0,2 C. 0,4 D. 0,3
Câu 44: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với
phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công:
A. 20J B. 40J C. 20√ 3 √ 3 J D. 40√ 3 √ 3 J
Câu 45: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo
phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g =10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng:
A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J
Câu 46: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao
180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 8000J B. 7000J C. 6000J D. 5000J
Câu 47: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.10 kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên
3

được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều
A. 70.106 J B. 63,44.106 (J) C. 73,44.106 (J) D. 75.106 (J)
Dạng 2. Công suất
Câu 48: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ
cao 10m trong thời gian 2s:
-- 14 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. 2,5W B. 25W C. 250W D. 2,5kW


Câu 49: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là
4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng:
A. 5,82.104W B. 4 ,82.104W C. 2,53.104W D. 4,53.104W
Câu 50: Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động đều
được 10m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang
là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện:
A. 0,2s B. 0,4s C. 0,6s D. 0,8s
Câu 51: Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao nhiêu
thời gian để chạy quãng đường dài 2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua ma
sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. 50s B. 100s C.108s D. 216s
Câu 52: Môt người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 50N cách mặt đất 1,2m trong suốt
thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được là:
A. 50W B. 60W C. 30W D. 0
Câu 53: Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N
từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính
công suất của cầu thang cuốn này:
A. 4kW B. 5kW C. 1kW D.10kW
Câu 54: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí,
lấy g = 9,8m/s2.Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là:
A. 230,5W B. 250W C. 180,5W D. 115,25W
Câu 55: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí,
lấy g = 9,8m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 1,2s là:
A. 250W B. 230,5W C. 160,5W D. 130,25W
Câu 56: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Nếu coi
tổn hao là không đáng kể, lấy g = 10m/s2, công suất của máy bơm là:
A. 150W B. 3000W C. 1500W D. 2000W
Câu 57: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thế chịu tải tối đa là 800kg. Khi chuyển động thang
máy còn chịu lực cản không đổi là 4.103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao có tải trọng tối đa với
vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2:
A. 64920W B. 32460W C. 54000W D. 55560W
Câu 58: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s . Công suất của cần cẩu phải
2

biến đổi theo thời gian như thế nào để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2:
A. P = 22500.t B. P = 25750.t C. P =28800.t D. P = 22820.t
Câu 59: Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Lực
phát động của động cơ là:
A. 2500N B. 3000N C. 2800N D. 1550N
Câu 60: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với
phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của
lực là:
A. 5W B. 10W C. 5√ 3 √ 3 W D. 10√ 3 √ 3 W
Câu 61: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động
đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là:
A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s
Câu 62: Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP thì
công suất của máy là
A. 36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.
-- 15 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 63: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút
40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng
A. 4W. B. 6W. C. 5W. D. 7W.
Câu 64: Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc
36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là
A.1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N.
Câu 65: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường
thẳng nằm ngang thì có trướng ngại vật, tầu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên đoạn đường
dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Coi lực hãm không đổi, tính lực hãm và công suất
trung bình của lực này trong khoảng thời gian trên
A. - 15.104N; 333kW. B. - 20.104N; 500kW. C. - 25.104N; 250W. D. - 25.104N;
333kW.
Câu 66: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s trong khoảng

thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ qua sức cản của không khí. Công và công suất trung bình
của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này lần lượt là
A.12500J; 2500W. B. 5000J; 1000W. C. 12250J; 2450W. D. 1275J; 2550W.
Câu 67: Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27km/h lên một đoạn dốc nghiêng
góc 100 với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc RTD là
10m/s2. Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng
A. 30000W. B. 94662W. C. 651181W. D. 340784W.
Dạng 3. Hiệu suất của quá trình thực hiện công
Câu 68: Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị
A. H>1. B. H=1. C. H<1. D. 0<H≤1
Câu 69: Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20m/s cần có công suất p =
800kW. Cho biết hiệu suất của động cơ là H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.
A. 14000N B. 8500N C. 32000N D. 12000N
Câu 70: Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW.
Trục kéo có thể kéo lên đều một vật có trọng lượng 80N với vận tốc bằng
A. 190m/s. B. 100m/s. C. 80m/s. D. 60m/s.
Câu 71: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao
30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ
này bằng:
A.100% B. 80% C. 60% D. 40%
Câu 72: Búa máy khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m đóng vào cọc làm cọc lún thêm vào đất
0,1m. Lực đóng cọc trung bình 80000N. Tìm hiệu suất máy:
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%
Câu 73: Thác nước cao 45m, mỗi giây đổ 180m nước. Lấy g=10m/s . Người ta dùng thác nước
3 2

làm trạm thủy điện với hiệu suất 85%. Biết khối lượng riêng của nước là D=10 3 kg/m3. Công
suất của trạm thủy điện bằng
A. 68,85MW. B. 81,00MW. C. 95,29MW. D. 76,83MW.
Câu 74: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Hiệu
suất của máy bơm là 0,7. Lấy g = 10m/s 2. Biết khối lượng riêng của nước là D=10 3 kg/m3. Sau
nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng
A.1500kJ. B. 3875kJ. C. 1890kJ. D. 7714kJ.
Câu 75: Một máy bơm nước có công suất 1,5kW, hiệu suất 70%. Lấy g = 10m/s . Biết khối lượng
2

riêng của nước là D=103 kg/m3. Dùng máy này để bơm nước lên độ cao 10m, sau nửa giờ máy
đã bơm lên bể một lượng nước bằng
A. 18,9m3. B. 15,8m3. C. 94,5m3. D. 24,2m3.
-- 16 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 76: Muốn bom nước tà một giếng sâu 15m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có công
suất 2CV (mã lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ. Cho biết lCV =
736W. Lấy g = 10m/s2.
A. 12,664m3 B. 13,664m3 C. 14,664m3 D. 17,664m3
Câu 77: Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000kW và có hiệu suất bằng 80%.
Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 100m so vói tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng
nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện (m3/giây). Lấy
g = 10m/s2.
A. 12 m3/s B. 15 m3/s C. 20 m3/s D. 25m3/s
Câu 78: Một nhà máy thuỷ điện có hồ chứa nước nằm ở độ cao 30 m so với nơi đặt các tua bin
của máy phát điện. Cho biết lưu lượng nước từ hồ chảy vào các tua bin là 10000 m 3/ phút và
các tua bin có thể thực hiện việc biến đổi năng lượng thành điện năng với hiệu suất là 0,80. Lấy
g = 10m/s2 và khối lượng riêng của nước là D=10 3 kg/m3. Công suất của các tua bin phát điện
bằng
A. 50MW. B. 39,2MW. C. 40MW. D. 2400MW.
CHỦ ĐỀ 3. ĐỘNG NĂNG
Câu 1: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng
không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận
tốc của vật.
B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc
của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình
phương vận tốc của vật.
D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương
vận tốc của vật.
Câu 3: Biểu thức tính động năng của vật là:
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = mv2/2 D. Wđ = mv/2
Câu 4: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0.
C. Gia tốc của vật tăng. D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 5: Động năng của vật giảm khi đi
A. vật chịu tác dụng của lực ma sát. B. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên.
C. vật đi lên dốc. D. vật được ném lên theo phương thẳng
đứng.
Câu 6: Câu phát biểu nào sau đây sai khi nói về động năng:
A. động năng được xác định bằng biểu thức Wđ =mv2/2.
B. động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không.
C. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
D. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao z so với mặt đất.
Câu 7: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động:
A. thẳng đều. B. nhanh dần đều. C. chậm dần đều. D. biến đổi.
Câu 8: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều. C.
Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.
-- 17 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 9: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s.
Câu 10: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 11: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v thì tài xế tắt máy. Công của lực
ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là:
A. A = mv2/2. B. A = -mv2/2. C. A = mv2.
D. A = -mv2.
V⃗ → V⃗
Câu 12: Khi 1 vật chịu tác dụng của 1 lực làm vận tốc biến thiên từ 1 2 thì công của ngoại lực

được tính:
2 2
A. A = mV2 – mV1 B. A = mV 2 /2−mV 1 / 2 C. A = mV22- mV12
2 2
D. A = mV 2 / 2+mV 1 / 2
Câu 13: Tìm câu sai.
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của
vật.
B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 14: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật B. Lực vuông góc với vận tốc vật
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật D. Lực hợp với vận tốc 1 góc nào đó.
Câu 15: Có hai vật m1 và m2 cùng khối lượng 2m, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận tốc
m1 so với m2 có độ lớn bằng v, vận tốc của m2 so với người quan sát đứng yên trên mặt đất cũng
có độ lớn bằng v. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với m2 là mv2.
B. Động năng của m2 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là mv2.
C. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là 2mv2.
D. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là 4mv2.
Câu 16: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động
tròn đều.
C. chuyển động cong đều. D. chuyển động
biến đổi đều.
Câu 17: Chọn phát biểu sai. Động năng của vật không đổi khi vật:
A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi
Câu 18: Một chiếc xe khối lượng m có một động cơ P. Thời gian ngắn nhất để xe tăng tốc từ
đứng yên đến vận tốc v bằng
A. mv/P. B. P /mv. C. (mv2)/(2P). D. (mP)/ (mv2).
Câu 19: Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
A. tăng.             B. giảm.             C. không đổi.             D. bằng không
Câu 20: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động
năng của vật:
A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi. C. tăng theo thời gian. D. triệt tiêu.
Dạng 1. Động năng. Mối liên hệ giữa động năng và động lượng
Câu 21: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

-- 18 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. Wđ = P2/2m. B. Wđ = 2P2/m. C. Wđ = 2m/P2. D. Wđ = 2mP2.


Câu 22: Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng W d của một vật có khối lượng m chuyển
động là
A. p= √ 2mW đ B. p=0,5mW đ C. p= √ 0,5mW đ D. p=2mW đ
Câu 23: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, thì:
A. gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. động lượng của
vật tăng gấp đôi.
C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. thế năng của vật
tăng gấp đôi.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng. Động năng của vật tăng gấp đôi khi:
A. m không đổi, v tăng gấp hai. B. m tăng gấp hai, v giảm còn nửa.
C. m giảm còn nửa, v tăng gấp hai. D. m không đổi, v giảm còn nửa.
Câu 25: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4. C. động năng tăng
gấp 8. D. Động năng tăng gấp 6.
Câu 26: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối
lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi B. Tăng gấp đôi C. Tăng bốn lần D. Tăng tám lần
Câu 27: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc
tăng 2 gấp lần?
A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 6 lần. D. Giảm 2 lần vật.
Câu 28: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 29: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
A. động lượng và động năng của vật không đổi. B. động lượng không đổi, động năng giảm 2
lần.
C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần. D. động lượng tăng 2 lần, động năng không
đổi.
Câu 30: Một vật có khối lượng không đổi động năng của nó tăng lên bằng 16 lần giá trị ban đầu
của nó. Động lượng của vật sẽ bằng:
A. 8 lần giá trị ban đầu B. 4 lần giá trị ban đầu C. 256 lần giá trị ban đầu D. 16 lần giá trị
ban đầu
Câu 31: Một vật ban đầu nằm yên sau đó vỡ thành hai mảnh khối lượng m và 2m. Biết tổng động
năng của hai mảnh là Wđ. Động năng của mảnh nhỏ là:
A. Wđ/3 B. Wđ/2 C. 2Wđ/3 D. 3Wđ/4
Câu 32: Một vật khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 tới đập vào vật m2 (m1= 4m2). Sau va
chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v2 thì thỉ số động năng của hệ
trước và sau va chạm là
A. 0,25(v1/v2)2 B. 02(v1/v2)2 C. 16(v1/v2)2 D. 0,8(v1/v2)2
Câu 33: Xe A khối lượng 500kg chạy với vận tốc 60km/h, xe B khối lượng 2000kg chạy với vận
tốc 30km/h. Động năng xe A có giá trị bằng:
A. Nửa động năng xe B. B. bằng động năng xe B.
C. gấp đôi động năng xe B. D. gấp bốn lần động
năng xe B.
Câu 34: Cho một vật chuyển động có động năng 4 J và khối lượng 2 kg. Xác định động lượng.
A. 2(kgm/s) B. 8(kgm/s) C. 4(kgm/s) D. 16(kgm/s)
Câu 35: Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s ). Khi đó vận tốc của vật
2

bằng
-- 19 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A.10 m/s. B. 7,1 m/s. C. 1 m/s. D. 0,45m/s.


Câu 36: Một vật có khối lượng m = 2 kg và động năng 25 J. Động lượng của vật có độ lớn là:
A.10 kgm/s.                B. 165,25 kgm/s.                C. 6,25
kgm/s.                D. 12,5 kgm/s.
Câu 37: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1m/s và coi
2

ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5m là
A.104 J. B. 5000J. C. 1,5.104 J. D.103 J
Câu 38: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô
tô tải bằng
A. 459 kJ. B. 69 kJ.  C. 900 kJ.    D. 120 kJ.
Câu 39: Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô có
giá trị:
A.105 J                B. 25,92.105 J                C. 2.105 J                D. 51,84.105 J
Câu 40: Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động năng của ô tô
là:
A.10.104J.                B. 103J.                C. 20.104J.                 D. 2,6.106J.
Câu 41: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Tốc độ của vật
m1 gấp 2 lần tốc độ của vật m 2 nhưng động năng của vật m2 lại gấp 3 lần động năng của vật m 1.
Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là
A. m2 =1,5m1. B. m2=6m1. C. m2=12m1. D. m2=2,25m1.
Câu 42: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Động năng
của vật m1 gấp 2 lần động năng của vật m 2 nhưng động lượng của vật m 2 lại gấp 3 lần động
lượng của vật m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là
A. m2 =1/6m1. B. m2=6m1. C. m2=18m1. D. m2 =1/18m1.
Câu 43: Hai viên đạn khối lượng lần lượt là 5g và 10g được bắn với cùng vận tốc 500m/s. Tỉ số
động năng của viên đạn thứ hai so với viên đạn 1 là
A. 2. B. 4. C. 0,5. D. 8.
Câu 44: Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số
động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
A. 4. B. 2. C. 0,25. D. 0,309.
Câu 45: Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với vận tốc 900 m/s có động năng lớn hơn bao
nhiêu lần động năng của một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 54 km/h?
A. 24 m/s. B. 10 m. C. 1,39. D. 18.
Câu 46: Một vật có khối lượng 400g được thả RTD từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g =
10m/s2. Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng:
A. 16 J. B. 32 J. C. 48 J. D. 24 J.
Câu 47: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D.10 km/h.
Câu 48: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có
một học viên có trọng lượng 700N chạy đều hết quãng đường 600m trong 50s. Tìm động năng
của học viên đó. Lấy g = 10m/s2.
A. 4500J B. 5040J C. 3600J D. 1500J
Câu 49: Hai xe gòng chờ than cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray song song nhau với
Wđ1= 1/7 Wđ2. Nếu xe một giảm vận tốc đi 3m/s thì Wđ1 = Wđ2. Tìm vận tốc v1,v2.
A. 0,82 m/s và 1,25 m/s B. 0,2 m/s và 1,5 m/s C. 0,8 m/s
và 1,2 m/s D. 0,12 m/s và 1,15 m/s
Câu 50: Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ô tô bằng:
A. 1,2.105J B. 2,4.105 J C. 3,6.105 J D. 2,4.104J
-- 20 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 51: Một vật khối lượng 200g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật
là:
A.10 m/s B. 100 m/s C. 15 m/s D. 20 m/s
Câu 52: Một vật có khối lượng m = 4 kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 9 m/s                 B. 3 m/s                C. 6 m/s                D. 12 m/s
Câu 53: Một vật trọng lượng 1N có động năng 1J. Lấy g = 10 m/s  khi đó vận tốc của vật bằng
2

bao nhiêu?
A. 4,47 m/s.                B. 1,4 m/s.                C. 1m/s.                D. 0,47 m/s.
Câu 54: Một vật có trọng lượng 4N có động năng 8J. Lấy g = 10 m/s  . Khi đó vận tốc của vật
2

bằng:
A. 0,45 m/s.                B. 2 m/s.                C. 0,4 m/s.                D. 6,3 m/s.
Câu 55: Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180 km/h thì ném ra phía sau một thùng hàng
khối lượng 10 kg với vận tốc 5 m/s đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi ném
đối với người đứng trên mặt đất là
A. 20250 J. B. 15125 J. C.10125 J. D. 30250 J.
Câu 56: Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s.Lấy
g = 10 m/s2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có giá
trị bằng bao nhiêu?
A. 8J                B. 7J                C. 9J                D. 6J
Câu 57: Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s .
2

Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu?
A.1000 J                B. 250 J                C. 50000 J                D. 500 J
Câu 58: Một khẩu pháo khối lượng 10 tấn chứa viên đạn khối lượng 10 kg nằm trong nòng pháo.
Lúc đầu, khẩu pháo đứng yên trên mặt đất phẳng ngang. Khi viên đạn được bắn ra với vận tốc
đầu nòng 800 m/s, thì khẩu pháo bị giật lùi về phía sau. Bỏ qua ma sát với mặt đất. Xác định tỉ
số động năng của khẩu pháo và của viên đạn ngay sau khi bắn.
A.1000 J                B. 1/1000                C. 1/5000 J                D. 5000 J
Dạng 2. Định lý biến thiên động năng
Câu 59: Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và
đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường là s. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc
vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường s.
A. 5v B. 3v C. 6v D. 9v
Câu 60: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ 10m/s.
Độ biến thiên động năng của ô tô khi bị hãm là:
A. 200kJ B. -450kJ C. -400kJ D. 800kJ
Câu 61: Vận động viên Hoàng Xuân Vinh bắn một viên đạn có khối lượng 100g bay ngang với
vận tốc 300m/s xuyên qua tấm bia bằng gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua bia gỗ thì đạn có vận
tốc 100m/s. Tính lực cản của tấm bia gỗ tác dụng lên viên đạn.
A. 8000N B. 6000N C. 3600N D. 5600N
Câu 62: Một viên đạn khối lượng m= 100 g đang bay ngang với vận tốc 25 m/s thì xuyên vào một
tấm ván mỏng dày 5 cm theo phương vuông góc với tấm vá. Ngay sau khi ra khỏi tấm ván vận
tốc của viên đạn bằng 15 m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván tác dụng lên viên đạn
bằng
A. 900 N.    B. 200 N.    C. 650 N.    D. 400 N.
Câu 63: Bao lâu sau khi bắt đầu rơi tự do một vật có khối lượng 100 g có động năng bằng 1,5 J?
Lấy g = 10 m/s2.
A. √3 s.    B. √2 s.    C. 3 s.    D. 2 s.

-- 21 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 64: Từmặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức
cản không khí. Cho g = 10 m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng
A.10 m.    B. 20 m.    C. 15 m.    D. 5 m.
Câu 65: Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma
sát. Dưới tác dụng của lực 10 N vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối
chuyển dời ấy:
A. v = 25 m/s                B. v = 7,07 m/s                C. v = 10 m/s                D. v = 50 m/s
Câu 66: Một vật có khối lượng 0,2 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s. Lấy g
= 10 m/s2. Bỏ qua sức cản. Khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có giá trị
bằng
A. 9 J.    B. 7 J.    C. 8 J.    D. 6 J.
Câu 67: Một búa máy khối lượng 900 kg rơi từ độ cao 2 m vào một cái cọc khối lường 100 kg.
Va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10 m/s2. Động năng của hệ (búa + cọc) sau
va chạm là
A. 16200 J.    B. 18000 J.    C. 9000 J.    D. 8100 J.
Câu 68: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua
tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của
tấm gỗ tác dụng lên viên đạn có độ lớn.
A. 90000 N.    B. 24000 N.    C. 16500 N.    D. 24416 N.
Câu 69: Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s. Tính lực hãm trung bình
trên quãng đường ôtô chạy 60 m.
A. 9000,5 N.    B. 2400 N.    C. 1650 N.    D. 4363,3 N.
Câu 70: Cho một vật có khối lượng 500g đang chuyển động vói vận tốc ban đầu là 18km/h. Tác
dụng của một lực F thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Tìm công của lực tác dụng. Lấy g = 10m/s2.
A. 8,75J B. -4,5J C. 4,5J D. 8,75J
Câu 71: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ 10m/s,
biết quãng đường mà ô tô đã chạy trong thời gian hãm là 80m. Lực hãm trung bình là:
A. 2000N B. -3000N C. -3500N D. -5000N
Câu 72: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Tài xế tắt máy và
hãm phanh, ô tô đi thêm 50m thì dừng lại. Lực ma sát có độ lớn?
A. 1500N B. 3375N C. 4326N D. 2497N
Câu 73: Một mũi tên khối lượng 75g được bắn đi, lực trung bình của dây cung tác dụng vào đuôi
mũi tên bằng 65N trong suốt khoảng cách 0,9m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc bằng:
A. 59m/s B. 40m/s C. 72m/s D. 68m/s
Câu 74: Một cái búa có khối lượng 4kg đập thẳng vào một cái đinh với vận tốc 3m/s làm đinh lún
vào gỗ một đoạn 0,5cm. Lực trung bình của búa tác dụng vào đinh có độ lớn:
A. 1,5N B. 6N C. 360N D. 3600N
Câu 75: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì
nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có
độ lớn tối thiểu là:
A. Fh=16200N B. Fh=-1250N C. Fh=-16200N D. Fh=1250N
Câu 76: Một chất điểm đang đứng yên bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều, động năng của
chất điểm bằng 150J sau khi chuyển động được 1,5m. Lực tác dụng vào chất điểm có độ lớn
bằng:
A. 0,1N B. 1N C.10N D.100N
Câu 77: Một búa máy khối lượng 1 tấn rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc khối lượng 100kg. Va
chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10m/s 2 . Vận tốc giữa búa và cọc sau va chạm
là:
-- 22 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A. 7,27 m/s. B. 8 m/s. C. 0,27 m/s. D. 8,8 m/s.


Câu 78: Tính lực cản của đất khi thả rơi một hòn đá có khối lượng 500g từ độ cao 50m. Cho biết
hòn đá lún vào đất một đoạn 10cm. Lấy g = 10m/s2 bỏ qua sức cản của không khí.
A. 2 000N. B. 2 500N. C. 22 500N. D. 25 000N.
Câu 79: Một búa máy có khối lượng M = 400 kg thả RTD từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một
cọc có khối lượng m2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5 m. Coi va chạm
giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8 m/s2 . Tính lực cản coi như không đổi của đất.
A. 318500 N. B. 250450 N. C. 154360 N. D. 628450 N.
Câu 80: Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32N có phương hợp
với phương ngang 250. Sau khi xe chạy được 1,5m thì có vận tốc 2,7m/s. Lấy g = 10m/s 2; bỏ
qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng:
A. 3 kg B. 6kg C. 9kg D. 12kg
Câu 81: Chiếc xe được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang 20m với một lực
có độ lớn không đổi bằng 300N và có phương hợp với độ dời một góc 30 0, lực cản do ma sát
cũng không đổi là 200N. Động năng của xe ở cuối đoạn đường là:
A. 2392J B. 1196J C. 6000J D. 4860J
Câu 82: Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm
xuyên vào một tấm gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi. Biết rằng khi viên đạn chui
sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Nếu viên đạn xuyên qua tấm gỗ chỉ dày 2 cm và
bay ra ngoài thì vận tốc của viên đạn khi nó vừa bay ra khỏi tấm gỗ xấp xỉ bằng
A. 141m/s. B. 245m/s. C. 173m/s. D.195m/s.
Câu 83: Một ô tô có khối lượng 1600kg đang chạy với tốc độ 50km/h thì người lái xe nhìn thấy
một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp với lực hãm
không đổi là 1,2.104N. Xe còn chạy được bao xa thì dừng và có đâm vào vật cản đó không? Giả
sử nếu đâm vào vật cản thì lực cản của vật không đáng kể so với lực hãm phanh.
A. 18,3m; có đâm vào vật cản. B. 16,25m; có đâm vào vật cản.
C. 14,6m; không đâm vào vật cản. D. 12,9m; không đâm vào vật cản.
Câu 84: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường thẳng
nằm ngang thì hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2 phút
trước khi dừng hẳn. Trong quá trình hãm động năng của tàu đã giảm đi:
A. 2.107J B. 3.107J C. 4.107J D. 5.107J
Câu 85: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường thẳng
nằm ngang thì hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2 phút
trước khi dừng hẳn. Lực hãm coi như không đổi, tính lực hãm và công suất trung bình của lực
hãm này:
A. 15.104N; 333kW B. 25.104N; 250W C. 20.104N; 500kW D. 25.104N; 333kW
Câu 86: Một vật có khối lượng 2kg trượt qua A với vận tốc 2m/s xuống dốc nghiêng AB dài 2m,

cao lm. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ=1/ √ 3 . Lấy g = 10m/s2. Tại chân
dốc B vật tiếp tục chuyển dộng trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2m thì dừng lại. Xác định hệ
số ma sát trên doạn dường BC này.
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
Câu 87: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển dộng trên đường thẳng nằm ngang AB dài
100m, khi qua A vận tốc ô tô là l0m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực
kéo là 4000N. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30 0 so với mặt phẳng
ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là 1/(5 √ 3 ). Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và
dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có độ lớn thế nào?
A. 4500 N B. 4000 N C. 2500 N D. 2000 N

-- 23 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 88: Một xe có khối lượng 2 tấn chuyên động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc không đổi
7,2km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là   0, 2 lấy g = 10m/s 2. Đến điểm B thì xe tắt
máy và xuống dốc BC nghiêng góc 300 so với phương ngang, bỏ qua ma sát. Biết vận tốc tại
chân C là 72km/h. Tại C xe tiếp tục chuyên động trên đoạn đường nằm ngang CD và đi thêm
được 200m thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát trên đoạn CD.
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
Câu 89: Một xe có khối lượng m = 2 tấn chuyển động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc
không đổi v = 6 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,2, lấy g = 10 m/s 2. Đến điểm
B thì xe tắt máy và xuống dốc BC nghiêng góc 30° so với phương ngang, bỏ qua ma sát. Biết
vận tốc tại chân C là 72 km/h. Tìm chiều dài dốc BC.
A. 39,7 m B. 20 m C. 35,3 m D. 40 m
Câu 90: Dưới tác dụng của một lực không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển động
thẳng nhanh dần đều đi hết quãng đường s = 5 m đạt vận tốc v = 4 m/s. Xác định công và công
suất trung bình của lực, biết rằng khối lượng xe m = 500 kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt
đường nằm ngang μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1700 W B. 2000 W C. 3533 W D. 4000 W
Câu 91: Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận
tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe. Tính
công suất trung bình của động cơ.
A. 3 kW B. 2 kW C. 3,5 kW D. 4,4 kW
Câu 92: Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận
tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe. Sau
đó xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc BC dài 100 m, cao 10 m. Biết vận tốc của xe ở chân
dốc là 7,2 km/h. Tính lực cản trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường BC.
A. 4500 N B. 4000 N C. 2500 N D. 1480 N
Câu 93: Một vật nặng bắt đầu trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 30  so với mặt
0

phẳng ngang. Cho biết mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có hệ số ma sát là 0,20. Lấy g =3 10
m/s2. Xác định vận tốc của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng này.
A. 5,9m/s B. 8,4m/s C. 7,2m/s D. 6,8m/s
Câu 94: Một vật khối lượng 100 g được ném từ độ cao 10 m xuống đất với vận tốc đầu là 6,0 m/s.
Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm
đất.
A. 15,9m/s B. 15,2m/s C. 17,2m/s D. 16,8m/s
Câu 95: Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm
xuyên vào một tấm gỗ. Viên đạn chui sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Xác định
lực cản trung bình của gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi.
A. 45000 N B. 40000 N C. 32500 N D. 25000 N
Câu 96: Một vật khối lượng 100 g được ném từ độ cao 10 m xuống đất với vận tốc đầu là 6,0 m/s.
Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào đất 2 cm và
nằm yên tại đó. Xác định lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật.
A. 450 N B. 400 N C. 325 N D. 578 N
Câu 97: Một vật 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó thả
dây cho vật dịch chuyển xuống phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s 2. Lấy g
= 9,8 m/s2. Xác định động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển.
A. 4,5 kJ B. 4 kJ C. 3,25 kJ D. 2,5 kJ
Câu 98: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường ngang khi qua A có vận tốc
18km/h và đến B cách A một khoảng là 100m với vận tốc 54km/h. Đến B tài xế tắt máy và xe
tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 100m, cao 60m. Đến C xe vẫn không nổ máy, tiếp tục leo
-- 24 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

lên dốc nghiêng CD hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30 0. Tính độ cao cực đại mà xe đạt
được trên mặt phẳng nghiêng này. Cho biết hệ số ma sát không thay đổi trong quá trình chuyển
động của xe là µ = 0,1, lấy g = 10m/s2.
A.107,8435m B. 117,8435m C. 97,8435m D. 127,8435m
Câu 99: Hai hạt có khối lượng m và 2m, có động lượng theo thứ tự là p và p/2 chuyển động theo
hai phương vuông góc đến va chạm vào nhau. Sau va chạm hai hạt trao đổi động lượng cho
nhau. Tính nhiệt tỏa ra khi va chạm.
A. Q=3p2/16m B. Q=p2/16m C. Q=16p2/3m D. Q=3p2/m
CHỦ ĐỀ 4. THẾ NĂNG
Câu 1: Chọn phát biểu đúng về thế năng trọng trường
A. Trọng lực sinh công âm khi vật đi từ cao xuống thấp. B. Trọng lực sinh công dương khi đưa vật từ thấp lên cao.
C. Công của trọng lực đi theo đường thẳng nối điểm đầu và cuối bao giờ cũng nhỏ hơn đi theo đường gấp khúc giữa hai điểm đó.
D. Công của trọng lực bằng hiệu thế năng tại vị trí cuối và tại vị trí đầu.
Câu 2: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật. B. động năng của vật. C. độ cao của vật. D. gia tốc trọng trường.
Câu 3: Chọn phát biểu sai?. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì
A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 4: Lực nào sau đây không phải là lực thế:
A. trọng lực. B. lực hấp dẫn. C. lực đàn hồi. D. lực ma sát.
Câu 5: Khi một vật chuyển động RTD từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 6: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.
B. Khi tính thế nănng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2. D. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz.
Câu 7: Một vật có khối lượng m nằm yên thì nó có thể có:
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 8: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng. B. Thế năng. C. Trọng lượng. D. Động lượng.
Câu 9: Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là:
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.
Câu 10: Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường):
A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật. C. Khối lượng vật. D. Độ cao.
Câu 11: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.
Câu 12: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 13: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 14: Một vật khối lượng m gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δ l
(Δl < 0 ) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
A. + 1/2k(Δl)2 B. 1/2k(Δl) C. – 1/2k Δl D. – 1/2k(Δl)2
Câu 15: Thế năng của một lò xo khi nó bị dãn một khoảng x là Wt = kx , với k là hằng số. Lực đàn hồi khi đó bằng
2

A. kx.    B. kx√2.    C. kx/2.    D. 2kx.


Câu 16: Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng?
A. Wt = mgh             B. W = mg(z2 – z1)              C. W = P.h                D. W = mgh/2
Câu 17: Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi lò xo được tính bằng biểu thức:
A. Wt = kx2/ 2             B. Wt = kx2             C. Wt = kx/2             D. Wt = k2x2/2
Câu 18: So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi?
A. Cùng là một dạng năng lượng B. Có dạng biểu thức khác nhau
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
Câu 19: Một vật đang chuyển động có thể không có:
A. Động lượng             B. Động năng              C. Thế năng             D. Cơ năng
Câu 20: Một vật m được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc rơi tự do là g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật
có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là:
A. v2/4g B. v2/2g C. v2/g D. 2v2/g
Câu 21: Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn hồi?

-- 25 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng
B. Trong giới hạn đàn hồi, khi vật bị biến dạng càng nhiều thì vật có khả năng sinh công càng lớn
C. Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng.
D. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:
A. Cùng là một dạng năng lượng. B. Có dạng biểu thức khác nhau.
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 23: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với v không đổi. Công thực hiện bởi trọng lực là:
A. Dương B. Âm C. Bằng O D. Không xác định được
Câu 24: Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với v không đổi. Công của tay của bạn học sinh đó là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 25: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào
quyển sách là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 26: Cho rằng bạn muốn đi lên đồi dốc đúng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường, đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường
kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần "chống lại lực hấp dẫn". So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường
ngắn và lực trung bình khi đi theo đường dài là:
A. Nhỏ hon 4 lần B. Nhỏ hon nửa phân C. Lớn gấp đôi D. Như nhau
Câu 27: Hai lò xo có độ cứng kA và kB (với kA = 0,5kB). Treo hai vật cùng khối lượng vào hai lò xo ấy thì thấy lò xo A giãn ra một
đoạn xA, lò xo B giãn ra một đoạn xB. So sánh xA và xB. Chọn câu trả lời đúng:
A. xA = 0,5xB. B. xA = xB. D. xA = 2xB. C. xA = 4xB.
Dạng 1. Thế năng trọng trường. Định lý biến thiên thế năng
Câu 28: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật 1 so với vật 2 là:
A. Bằn hai lần vật thứ hai. B. Bằng một nửa vật thứ hai. C. Bằng vật thứ hai. D. Bằng 1/4 vật thứ hai.
Câu 29: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó , vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102 m         B. 1,0 m C. 9,8 m         D. 32 m
Câu 30: Một vật có khối lượng 2,0kg sẽ có thế năng 4,0J đối với mặt đất khi nó có độ cao là
A. 3,2m. B. 0,204m. C. 0,206m. D. 9,8m.
Câu 31: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khi đó vật ở độ cao
A. 4m B. 1,0m C. 9,8m D. 32m
Câu 32: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 là bao nhiêu?
A. -100 J                B. 100 J                C. 200 J                D. -200 J
Câu 33: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của vật tại A
cách mặt đất 2m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 6m với gốc thế năng tại mặt đất.
A. 200(J);-600(J) B. -200(J);-600(J) C. 600(J); 200(J) D. 600(J); -200(J)
Câu 34: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của người tại
A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại tại đáy giếng.
A.100(J);800(J) B. 4800(J); 0(J) C. -800(J); 0(J) D.100(J);-800(J)
Câu 35: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính công của trọng lực khi
người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. -600(J) D. -4800(J)
Câu 36: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của người tại A
cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.
A.1000(J);8000(J) B. 1800(J); -3000(J) C. -8000(J); 0(J) D.1000(J);-8000(J)
Câu 37: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính công của trọng lực khi
người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. -600(J) D. -900(J)
Câu 38: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối lượng 100g từ tầng năm của trung tâm
có độ cao 40m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s 2
A.10(J) B. 50(J) C. 20(J) D. 40(J)
Câu 39: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối lượng 500g từ dộ cao 45 m so với mặt
đất, bỏ qua ma sát với không khí, Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2
A.100(J) B. 250(J) C. 125(J) D. 400(J)
Câu 40: Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m ( tính theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ ).
Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng trọng trường của contenơ khi nó ở độ cao 2m là:
A. 58800J B. 85800J C. 60000J D. 11760J
Câu 41: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên
núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác ở độ cao 1300m. Công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ
vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất là:
A. - 432.104J B. – 8,64.106J C. 6.106J D. 5.106J
Câu 42: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng
của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Mốc thế năng được chọn cách mặt đất:
A. 20m B. 25m C. 30m D. 35m
Câu 43: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng
của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Vật đã rơi từ độ cao nào:
A. 40m B. 50m C. 60m D. 70m

-- 26 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 44: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng
của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của vật khi qua mốc thế năng là:
A. 5m/s B. 10m/s C. 15m/s D. 20m/s
Câu 45: Thác nước cao 30m đổ xuống phía dưới 104kg nước trong mỗi giây. Lấy g=10m/s2, công suất thực hiện bởi thác nước:
A. 2000kW B. 3000kW C. 4000kW D. 5000kW
Câu 46: Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 600J. Thả tự
do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = -900J. Cho g = 10m/s2. Vật đã rơi từ độ cao là
A. 50m. B. 60m. C. 70m. D. 40m.
Câu 47: Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m ( tính theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ ),
sau đó đổi hướng và hạ xuống sàn một ô tô tải ở độ cao cách mặt đất 1,2m. Lấy g = 9,8m/s 2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Độ biến
thiên thế năng khi nó hạ từ độ cao 2m xuống sàn ô tô là:
A. 48000J B. 47000J C. 23520J D. 32530J
Câu 48: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên
núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác ở độ cao 1300m. Lấy mốc thế năng tại mặt đất, thế năng trọng trường của vật
tại điểm xuất phát và tại các trạm dừng là:
A. 4.104J; 24.105J; 64.105J B. 8.104J; 44.105J; 104.105J C. 7,8.104J; 0,4.105J; 6,4.105J D. 6.104J;0,56.105J;8,4.105J
Câu 49: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên
núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác ở độ cao 1300m. Lấy mốc thế năng tại trạm dừng thứ nhất, thế năng trọng
trường của vật tại điểm xuất phát và tại các trạm dừng là:
A. - 4.104J; 0; 64.105J B. – 8,8.104J; 0; 109.105J C. 7,8.104J; 0; 6,24.105J D. – 4,32.106J; 0; 6.106J
Câu 50: Cho một vật có khối lượng 200g đang ở độ cao l0m so với mặt đất sau đó thả vật cho rơi tự do. Tìm công của trọng lực và
vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6m.

A. 4(J);2 10 (m/s) √
B. 6(J); 2 15 (m/s) C.10(J); 10(m/s) √
D. 4(J); 2 5 (m/s)
Câu 51: Một học sinh lớp 10 trong giờ Vật lý thầy Du làm thí nghiệm thả một quả câu có khối lượng 250g từ độ cao l,5m so với mặt
đất. Hỏi khi vật đạt vận tốc 18km/h thì vật đang ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất. Chọn vị tri thả làm gốc thế năng. Lấy g = 10m/s 2.
A. 0,25 m. B. 0,5 m. C. 1 m. D. 0,15 m.
Câu 52: Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 7 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g =
10 m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là:
A. 2,54 m.                B. 4,5 m.                C. 4,25 m                D. 2,45 m.
Câu 53: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất l0m tới một trạm dùng
trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm khác ở độ cao 1300m. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và
tại trạm 1 trong trường hợp lấy mặt đất làm mốc thế năng, g = 9,8m/s2.
A.1000(J);8000(J) B. 78400(J); 4312000(J) C. -8000(J); 0(J) D.1000(J);-8000(J)
Câu 54: Một vật có khối lượng 4kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 600J. Thả vật roi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -800J. Vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 35 m.
Câu 55: Một vật có khối lượng 100g đang ở độ cao 6m so với mặt đất sau đó thả cho rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của
vật khi vật rơi đến độ cao 2m.

A. 40 J; 4 5 m/s √
B. 4 J; 5 m/s C. 40 J; 4m/s √
D. 4 J; 4 5 m/s
Câu 56: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -900 J. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất.
A. 15 m. B. 24,5 m. C. 10 m. D. 47,6 m.
Câu 57: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -900 J. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn.
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 17 m.
Câu 58: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -900 J. Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này.
A. 5m/s B. 10m/s C. 17,5m/s D. 18,25m/s
Câu 59: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 720 J. Thả tự
do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 16 m.
Câu 60: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 720 J. Thả tự
do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định gốc thế năng đã được chọn ở đâu.
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 12 m.
Câu 61: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 720 J. Thả tự
do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vận tốc vật khi đi qua vị trí gốc thế năng.
A. 5m/s B. 10m/s C. 17,5m/s D. 15,5m/s
Câu 62: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m ( tính theo di chuyển khối tâm của thùng),
sau đó đổi hương và hạ thùng này xuống sàn một ôtô tải ở độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tìm thế năng của thùng trong trọng trương
khi ở độ cao 3 m. Tính công của lực phát động ( lực căng của dây cáp) để nâng thùng hàng lên độ cao này.
A. 12600 (J); 12600 (J) B. 12600 (J); -12600 (J) C. 42600 (J); 12600 (J) D. -42600 (J); 12600 (J)
Câu 63: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m ( tính theo di chuyển khối tâm của thùng),
sau đó đổi hương và hạ thùng này xuống sàn một ôtô tải ở độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tìm độ biến thiên thế năng khi hạ thùng từ
độ cao 3 m xuống sàn ôtô.
A. 735 (J). B. -735 (J) C. 7350 (J) D. -7350 (J)

-- 27 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 64: Một người đứng yên trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6
m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao
nhất nếu chọn mặt nước làm mốc.
A. -3,92 (J). B. -7,5 (J). C. 7,5 (J). D. 3,92 (J).
Câu 65: Một người đứng yên trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6
m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao
nhất nếu chọn điểm ném vật làm mốc.
A. -2,94 (J). B. -7,5 (J). C. 7,5 (J). D. 2,94 (J).
Dạng 2. Thế năng đàn hồi. Định lý biến thiên thế năng
Câu 66: Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 200N/m. B. 400N/m. C. 500N/m. D. 300N/m
Câu 67: Một lò xo có độ dài ban đầu l0 = 10cm. Người ta kéo giãn với độ dài l1 = 14cm. Hỏi thế năng lò xo là bao nhiêu? Cho biết k =
150N/m.
A. 0,13J. B. 0,2J. C. 1,2J. D. 0,12J.
Câu 68: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là:
A. 0,31 J. B. 0,25 J. C. 15 J. D. 25 J
Câu 69: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là:
A. – 0,125 J. B. 1250 J. C. 0,25 J. D. 0,125 J.
Câu 70: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban
đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là
A. 0,01 J. B. 0,1 J. C. 1 J. D. 0,001 J.
Câu 71: Một người kéo một lực kế, số chỉ của lực kế là 400 N, độ cứng của lò xo lực kế là 1000 N/m. Công do người thực hiện bằng
A. 80 J. B. 160 J.    C. 40 J.    D. 120 J.
Câu 72: Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vặt nhỏ. Khi lò xo bị nén 4 cm thì thế năng đàn hồi của hệ:
A. 800 J                B. 0,08 J                C. 8 N.m                D. 8 J
Câu 73: Một lò xo bị giãn 4cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là:
A. 0,025 N/cm. B. 250 N/m. C. 125 N/m. D. 10N/m.
Câu 74: Một lò xo có độ cứng k = 100N/m một đầu gắn vào điểm cố định, đầu còn lại treo một vật m = 1kg. Lấy mốc thế năng ở vị
trí cân bằng của vật. Thế năng của hệ lò xo – vật khi vật ở vị trí cân bằng là
A. 0 J. B. 0,5 J. C. 1 J. D. – 0,5 J.
Câu 75: Khi bị nén 3cm, một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 200N/m B. 300N/m C. 400N/m D. 500N/m
Câu 76: Cho một khẩu súng bắn đạn nhựa Mỗi lần nạp đạn thì lò xo của súng bị nén lại 4cm. Biết lò xo có độ cứng 400N/m. Vận tốc
viên đạn nhựa khối lượng 10g bay ra khỏi nòng súng là?
A. 8 m/s B. 4m/s C. 5 m/s D. 0,8m/s
Câu 77: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N
thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Độ cứng của lò xo có giá trị là?
A. 50N/m B. 100N/m C. 75N/m D. 200N/m
Câu 78: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N
thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là?
A. 0,5J B. 0,2J C. 0,02J D. 0,75J
Câu 79: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N
thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Công của lực đàn hồi thực hiên khi lò xo bị kéo dãn từ 2cm đến 3cm là?
A. 0,25J B. -0,25J C. 0,15J D. -0,15J
Câu 80: Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi, trượt trên 1 mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo có độ cứng
50N/m và đầu kia được giữ cố định, khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo không biến dạng thì có động năng 5J. Xác định công của lực
đàn hồi tại vị trí đó:
A. 0(J) B. 6(J) C.10(J) D. 4(J)
Câu 81: Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi, trượt trên 1 mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo có độ cứng
50N/m và đầu kia được giữ cố định, khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo không biến dạng thì có động năng 5J. Xác định công suất của
lực đàn hồi tại vị trí lò xo bị nén 10cm và vật đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng:
A. 200(W) B. 250(W) C. 150(W) D. 300 (W)
Câu 82: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng, khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo cũng theo
phương ngang, ta thấy nó dãn được 2cm. Giá trị thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 2cm là:
A. 0,04J B. 0,05J C. 0,03J D. 0,08J
Câu 83: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Giữ một đầu cố định đầu kia tác dụng một lực F = 2N
kéo lò xo cũng theo phưong ngang ta thấy lò xo dãn được lcm. Tìm thế năng của lò xo khi dãn ra lcm.
A. 4 mJ B. 0,5 mJ C. 5 mJ D. 8 mJ
Câu 84: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Giữ một đầu cố định đầu kia tác dụng một lực F = 2N
kéo lò xo cũng theo phưong ngang ta thấy lò xo dãn được lcm. Tính công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ
2cm đến 3,5cm
A. – 0,04J B. 0,04125J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 85: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng, khi tác dụng một lực F=3N kéo lò xo cũng theo
phương ngang, ta thấy nó dãn được 2cm. Công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm là:
A. – 0,04J B. – 0,062J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 86: Cho một lò xo nằm ngang có độ cứng k = 100N/m. Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo bị kéo dãn từ 2cm đến 4cm là
bao nhiêu?

-- 28 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. – 0,04J B. – 0,06J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 87: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ
bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối lượng của vật không?
A. – 0,04J, có B. 0,04J, không C. 0,09J, không D. – 0,18J, có
Câu 88: Một lò xo có chiêu dài ban đầu ℓ 0. Nhúng lò xo có chiều dài 21 cm khi treo vật có có khối lượng m 1 = 100g và có chiều dài
23cm khi treo vật có m2 = 3m1. Cho g = 10m/s2. Tính công cần thiết để lò xo dãn từ 25cm đến 28cm là bao nhiêu?
A. – 0,04J B. – 0,195J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 89: Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm
lò xo bị nén một đoạn 10cm. Biết lò xo có độ cứng k = 500N/m, bỏ qua khối lượng của nó, lấy g = 10m/s 2 và chọn gốc thế năng ở vị
trí lò xo không biến dạng. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo là:
A. 3,04J B. 2,75J C. 2,25J D. 0,48J
Câu 90: Một con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 10 N/m, vật nặng có khối lượng m = 200 g. Chọn mốc thế năng khi lò xo
có chiều dài tự nhiên. Lấy g = 10m/s2. Thế năng đàn hồi của vật tại vị trí cân bằng là
A. 0,04 J. B. 0,2 J. C. 0,02 J. D. 0,05 J.
Câu 91: Vật nặng m gắn vào đầu lò xo treo thẳng đứng. Khi m cân bằng lò xo dãn một đoạn x 0 = 4cm. Bỏ qua mọi ma sát. Chọn gốc
thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi là vị trí vật nặng khi lò xo chưa biến dạng. Kéo m xuống một đoạn rồi thả, vật nặng có thế
năng trọng trường bằng thế năng đàn hồi khi m ở vị trí cách vị trí cân bằng một khoảng
A. 2cm. B. 4cm C. 6cm D. 8cm.
Câu 92: Một lò xo có độ cứng k = 10N/m và chiều dài tự nhiên l0 = 10cm. Treo vào một đầu lò xo một quả cân khối lượng 100g, lấy
vị trí cân bằng của quả cân làm gốc tọa độ và cũng là mốc thế năng, g = 10m/s 2, bỏ qua khối lượng của lò xo. Giữ quả cân ở vị trí sao
cho lò xo có chiều dài 5cm và 10cm thì thế năng tổng cộng của hệ lò xo và quả nặng tương ứng ở hai vị trí đó là
A. 0,1125J; 0,5J. B. 0,25J; 0,3J. C. 0,25J; 0,625J. D. 0,6J; 0,02J.
CHỦ ĐỀ 5. CƠ NĂNG
Câu 1: Cơ năng là đại lượng:
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng 0.
C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0.
Câu 2: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi
A. Thế năng tăng. B. Động năng giảm.
C. Cơ năng không đổi. D. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
Câu 3: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
C. động năng bằng thế năng. D. động năng bằng nữa thế năng.
Câu 4: Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
C. vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. D. vật không chịu tác dụng của lực mas át, lực cản.
Câu 5: “Khi cho một vật rơi từ độ cao M xuống N”, câu nói nào sau đây là đúng
A. thế năng tại N là lớn nhất. B. động năng tại M là lớn nhất.
C. cơ năng tại M bằng cơ năng tại N. D. cơ năng luôn thay đổi từ M xuống N.
Câu 6: Chọn câu sai khi nói về cơ năng:
A. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật.
B. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.
C. Cơ năng của vật được bảo toàn nếu có tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) xuất hiện trong quá trình vật chuyển
động. D. Cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì bảo toàn.
Câu 7: Chọn câu đúng. Khi con lắc đơn dao động đến vị trí cao nhất:
A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại. C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng.
Câu 8: Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp:
A. vật rơi trong không khí. B. vật trượt có ma sát. C. vật RTD. D. vật rơi trong chất lỏng nhớt.
Câu 9: Chọn đáp án đúng: Cơ năng là
A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại so. B. Một đại lượng véc tơ.
C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương. D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0.
Câu 10: Một qủa cầu và 1 khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua 1 ròng rọc trơn. Cả hai vật cân
bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống 1 đoạn, khi buông khối nặng ra thì:
A. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng. B. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.
C. Nó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào.
D. Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.
Câu 11: Xét một hệ gồm hai vật va chạm vào nhau theo phương thẳng đứng thì đại lượng vật lí nào sau đây được bảo toàn?
A. Động năng. B. Cơ năng. C. Động lượng. D. Không có.
Câu 12: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.
Câu 13: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không
khí. Trong quá trình MN?
A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N. C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng.
Câu 14: Vật m ném lên thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc đầu v0. Độ cao max có giá trị:
A. v02/2g B. (v02/2g)1/2 C. v02/2 D. 1 giá trị khác.
Câu 15: Vật m rơi từ độ cao h so với mặt đất, vận tốc lúc sắp chạm đất có độ lớn:

-- 29 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN


A. 2gh B. h2/2g C. 2gh D. 1 giá trị khác.
Câu 16: Vật m được ném ngang ở độ cao h với vận tốc đầu v0. Vận tốc lúc sắp chạm đất có độ lớn:
A. (v0 + 2gh)1/2 B. (v02 + 2gh)1/2 C. (v02 + 2h)1/2 D. (2gh)1/2
Câu 17: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật có động
năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là
A. 2v2/g B. 0,25v2/g C. 0,5v2/g D. v2/g
Câu 18: Một lò xo nhẹ độ cứng k treo vật nhỏ khối lượng m. Giữ cho lò xo có phương thẳng đứng và không biến dạng rồi thả nhẹ, bỏ
qua lực cản không khí. Độ dãn tối đa của lò xo có biểu thức
A. mg/k. B. 2mg/k. C. 3mg/k. D. 4mg/k
Dạng 1. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 19: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5
kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J. B. 8 J. C. 5 J. D. 1 J.
Câu 20: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu v 0 = 2 m/s. Bỏ qua
sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
A. 4,5 J.    B. 12 J.    C. 24 J.    D. 22 J.
Câu 21: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?
A. 18,4(J) B. 16(J) C.10(J) D. 4 (J)
Câu 22: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s. Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy
g =10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C.10,4J D. 11J
Câu 23: Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s 2.
Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.
A. 0,16J; 0,31J; 0,47J. B. 0,32J; 0,62J; 0,47J. C. 0,24J; 0,18J; 0,54J. D. 0,18J; 0,48J; 0,80J.
Câu 24: Từ độ cao 5,0 m so với mặt đất, người ta ném một vật khối lượng 200 g thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu là 2 m/s. Bỏ qua
lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí cao nhất mà vật đạt tới.
A. 8,0 J. B. 10,4J. C. 4,0J. D. 16 J.
Câu 25: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của
không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.
A. 10kJ. B. 12,5kJ. C. 15kJ. D. 17,5kJ.
Câu 26: Một vật có khối lượng 400g được thả RTD từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s 2. Sau khi rơi được 12m động năng
của vật bằng:
A. 16 J. B. 24 J. C. 32 J. D. 48 J
Câu 27: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g =
10m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Bằng 4 lần động năng?
A. 2,5m; 4m. B. 2m; 4m. C.10m; 2m. D. 5m; 3m.
Câu 28: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
A. 9,2(m) B. 17,2(m) C. 15,2(m) D.10 (m)
Câu 29: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?

A. 2 10 (m/s) √
B. 2 15 (m/s) C. 2 46 (m/s) √ D. 2 5 (m/s) √
Câu 30: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?
A.10(m) B. 6(m) C. 8,2(m) D. 4,6 (m)
Câu 31: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt ?
A. 11,075(m/s) √
B. 2 15 (m/s) C.10,25(m/s) D. 2 5 (m/s) √
Câu 32: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?
A.10(m/s) B. 6(m/s) C. 10(m/s) D. 8 (m/s)
Câu 33: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s?
A. 5,25(m) B. 8,75(m) C. 10(m) D. 275(m)
Câu 34: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 4,56(m) B. 2,56(m) C. 8,56(m) D. 9,2l(m)
Câu 35: Một người nặng 650N thả mình RTD từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước. Cho g = 10m/s 2. Tính các vận tốc của người đó
ở độ cao 5m và khi chạm nước.
A. 8 m/s; 12,2 m/s. B. 5 m/s; 10m/s. C. 8 m/s; 11,6 m/s. D.10 m/s; 14,14 m/s
Câu 36: Một quả bóng khối lượng 200g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ
cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc ném vật là?
A. 15(m/s) B. 20(m/s) C. 25(m/s) D.10(m/s).

-- 30 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 37: Một vật thả RTD từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất,g = 10m/s2 .Vận tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là?
A.10(m/s) B. 15(m/s) C. 20(m/s) D. 25(m/s)
Câu 38: Một vật thả RTD từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 .Vị trí mà ở đó động năng bằng thế năng là?
A. 10(m) B. 5(m) C. 6,67(m) D. 15(m)
Câu 39: Một vật thả RTD từ h= 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất, g=10m/s2 .Tại vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là?
A.10(m/s) √
B. 10 2 (m/s) √
C. 5 2 (m/s) D. 15(m/s)
Câu 40: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g =
10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng:
A. 15m. B. 5m. C. 20m. D.10m.
Câu 41: Một vật có khối lượng 1 kg RTD từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất
là:
A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J D. 0,5 J.
Câu 42: Một vật được thả RTD không vận tốc đầu từ độ cao h = 60m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà
tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là
A. 20m. B. 15m. C.10m. D. 30m.
Câu 43: Một vật được thả RTD từ độ cao h so với mặt đất. Khi động năng bằng 1/2 lần thế năng thì vật ở độ cao nào so với mặt đất
A. h/2 B. 2h/3 C. h/3. D. 3h/4.
Câu 44: Hòn đá có khối lượng m=50g được ném thẳng đứng lên với vận tốc v 0=20m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng
1/4 động năng khi vật có độ cao
A. 16m. B. 5m. C. 4m. D. 20m.
Câu 45: Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s 2. Khi động năng bằng thế năng, m
ở độ cao nào so với điểm ném
A.1m B. 0,9m C. 0,8m. D. 0,5m.
Câu 46: Một hòn bi khối lượng 20g ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s 2. Độ cao
cực đại mà hòn bi lên được là
A. 2,42m B. 3,36m C. 2,88m. D. 3,2m
Câu 47: Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s 2. Khi lên đến độ cao bằng 2/3 độ
cao cực đại đối với điểm ném thì có vận tốc
A. 2m/s B. 2,5m/s C. 3m/s. D. 3,5m/s
Câu 48: Cho một vật có khối lượng m. Truyền cho vật một cơ năng là 37,5J. Khi vật chuyển động ở độ cao 3m vật có Wđ=1,5Wt. Xác
định vận tốc của vật ở độ cao đó. Lấy g = 10m/s2
A. 9,49m/s B. 2,5m/s C. 3m/s. D. 3,5m/s
Câu 49: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một
vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
A. 30m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 50: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một
vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của vật khi 2Wđ = 5Wt
A. 25,56m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 51: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một
vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí để vận có vận tốc 20(m/s).
A. 25m B. 36m C. 28m D. 32m
Câu 52: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một
vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tại vị trí có độ cao 20m vật có vận tốc bao nhiêu?

A.10 5 m/s √
B. 36 5 m √
C. 28 5 m √
D. 32 5 m
Câu 53: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một
vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu lũcm. Tính lực
cản trung bình tác dụng lên vật.
A. -4,5N B. -3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 54: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một
vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tính độ cao của vật khi Wđ = 2Wt.
A. 15m B. 36m C. 28m D. 32m
Câu 55: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?
A. 7,2J B. 3,6J C. 2,8J D. 3,2J
Câu 56: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
A. 7,2m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Câu 57: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Vận tốc của vật khi chạm đất?
A. 12m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 58: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?
A. 7,2m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Câu 59: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt?

-- 31 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN


A. 4 6 m/s √
B. 3,6 6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 60: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?

A. 2 6 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3 6 m/s √
Câu 61: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s?
A. 6,75 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 62: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s 2.
Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 5,28m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Dạng 2. Bài toán về con lắc đơn. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 63: Một con lắc đơn khối lượng m, dây chiều dài l, đưa vật đến vị trí A ứng với góc lệch 0. Buông vật không vận tốc đầu, vận
tốc của vật ở vị trí cân bằng có giá trị:

A. √ 2gl cos α 0 B. √ 2gl (1−cos α 0 )


C. √
2gl (cosα 0 −1 )
D. 1 giá trị khác.
Câu 64: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 45 0 rồi thả tự do. Cho g = 9,8m/s2 .
Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng.
A. 3,14m/s. B. 1,58m/s. C. 2,76m/s. D. 2,4m/s.
Câu 65: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45 o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con
lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300. Lấy g = 10 m/s2
A. 17,32 m/s B. 2,42 m/s C. 3,17 m/s D. 1,78 m/s
Câu 66: Con lắc đơn gồm quả cân nặng 500g treo vào sợi dây nhẹ không giãn dài 30cm. Kéo vật để dây lệch góc 45 0 với phương
thẳng đứng rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s 2. Tốc độ của vật và lực căng của dây vật đi qua vị trí mà dây treo
lệch góc 300 với phương thẳng đứng lần lượt là
A. 3,07m/s và 20,06N. B. 0,98m/s và 5,92N. C. 1,25m/s và 7,42N. D. 1,33m/s và 7,93N.
Câu 67: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật

đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?
A. l,6(m); 600 B. l,6(m); 300 C. 1,2(m); 450 D. l,2(m); 600
Câu 68: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật
đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 √ 2 (m/s). Lấy g = 10m/s . Xác định vận tốc để vật có W
2
đ = 3Wt, lực căng
của vật khi đó?

A. 2 2 (m/s); 15(N) √
B. 2 2 (m/s); 12,25(N) √
C. 2 2 (m/s); 15(N) √
D. 2 6 (m/s); 16,25(N)
Câu 69: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với
đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Xác định cơ năng của con lắc đơn trong quá trình chuyên động?
A. 2,5J B. 3,6J C. 2,8J D. 3,2J
Câu 70: Một CLĐ có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi VTCB sao cho cho dây làm với đường thẳng
đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Tính lực căng của dây khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 300.
A. 7,99N B. 3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 71: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với
đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí để vật có: v = l,8(m/s)?
A. 0,338m B. 0,36m C. 0,28m D. 0,32m
Câu 72: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với
đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Ở vị trí vật có độ cao 0,18m vật có vận tốc bao nhiêu?
A. 2,53 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 73: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với
đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt = Wđ?
A. 2,581 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 74: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với
đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Biết 2Wt = 3Wđ, tính lực căng của sợi dây khi đó?
A. 5,5N B. 3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 75: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dâv dài 8cm và vật nặng có khối lượng 200g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho

vật một vận tốc là 2 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của dây khi đó?
A. 3,25N B. 3,45N C. 4,5N D. 3,6N
Dạng 3. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 76: Một lò xo độ cứng k= 100 N/m một đầu cố định một đầu gắn với vật nhỏ khối lượng m = 100g, đặt trên mặt phẳng ngang
nhẵn. Tại vị trí cân bằng, truyền cho vật vận tốc v0= 2m/s. Độ biến dạng của lò xo khi động năng bằng ba lần thế năng là
A. 6,2cm. B. 3,2cm. C. 1cm. D. 5 cm.
Câu 77: Một quả cầu m = 8kg buộc vào đầu một lò xo nhẹ có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang, đầu kia của
lò xo gắn vào điểm cố định, chọn gốc thế năng là vị trí đầu lò xo gắn với vật nặng khi chưa biến dạng. Nén lò xo lại một đoạn rồi thả
thấy khi lò xo qua vị trí bị nén 8 cm đối với chiều dài tự nhiên thì vận tốc của vật nặng là 1,6 m/s và động năng bằng bốn lần thế năng
đàn hồi. Độ cứng của lò xo bằng
A. 200N/m. B. 400N/m. C. 600N/m. D. 800N/m.

-- 32 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 78: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được đặt trên mặt phẳng ngang: một đầu gắn cố định với giá đỡ, đầu còn lại gắn với một quả
cầu khối lượng 40 g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 3 cm, rồi buông tay ra để nó chuyển động. Bỏ qua lực ma
sát, lực cản không khí và khối lượng của lò xo. Vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng là
A. 4,7m/s. B. 1,5m/s. C. 150m/s. D. 1,5cm/s.
Câu 79: Một lò xo có độ cứng 200 N/m được treo thẳng đứng đầu trên gắn cố định với giá đỡ, đầu dưới gắn với quả cầu khối lượng m
= 80g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 5,0 cm xuống phía dưới, sau đó thả nhẹ để nó chuyển động. Vận tốc của
quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng
A. 2,5m/s. B. 5m/s. C. 7,5m/s. D. 1,25m/s.
Câu 80: Một lò xo được đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên đỡ một vật khối lượng 8 kg. Bỏ qua khối lượng của lò xo và lực
cản của không khí. Khi hệ vật nằm cân bằng tại vị trí O, lò xo bị nén một đoạn 10 cm. Lấy g ≈ 10 m/s 2 . Ấn vật xuống phía dưới tới vị
trí A để lò xo bị nén thêm 30 cm, rồi buông nhẹ tay thả cho vật chuyển động. Độ cao lớn nhất mà vật đạt tới so với vị trí A bằng
A. 20cm. B. 40cm. C. 30cm. D. 60cm.
Câu 81: Một lò xo có độ cứng 200 N/m được treo thẳng đứng, đầu trên gắn cố định với giá đỡ, đầu dưới gắn với quả cầu khối lượng
m. Tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 5,0 cm.Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 10cm rồi thả nhẹ để nó chuyển động.
Vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng là

A. 10 2 m/s. B. 10 m/s. C. 2m/s. √
D. 2 m/s
Câu 82: Bungee là một môn thể thao mạo hiểm có xuất xứ từ Nam Phi. Một người khối lượng m = 60 kg chơi nhảy bungee từ độ cao
h0 = 90 m so với mặt nước nhờ một dây đàn hồi buộc vào người. Dây có chiều dài tự nhiên l 0 = 45 m, hệ số đàn hồi k = 100 N/m. Bỏ
qua ma sát, khối lượng dây và kích thước của người. Lấy g = 10m/s2. Người này xuống vị trí thấp nhất cách mặt nước một đoạn là
A. 45 m. B. 30 m. C. 35 m. D. 15 m
Câu 83: Hai quả cân nhỏ mỗi quả nặng 60g được nối với nhau bởi một sợi dây cao su nhẹ có chiều dài tự nhiên 40cm. Ban đầu để
một quả cân trên mặt bàn ngang và giữ quả kia ở phía trên sao cho dây cao su có phương thẳng đứng và không bị giãn. Từ từ nâng
quả cân ở trên lên cao cho đến khi quả cân ở dưới vừa tách khỏi mặt bàn thì dừng lại. Chiều dài dây cao su khi đó là 1m. Sau đó nhẹ
nhàng thả quả cân ở trên ra. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g =10m/s 2 và coi dây cao su không bị vượt quá giới hạn đàn hồi. Công
thực hiện trong quá trình nâng quả cân ở trên lên và vận tốc của quả cân này khi nó va chạm với quả cân ở dưới lần lượt là
A. 0,78J và 5,1m/s. B. 0,54J và 4,5m/s. C. 0,78J và 4,5m/s. D. 0,54J và 5,1m/s.
Dạng 4. Định lý biến thiên cơ năng
Câu 84: Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3
vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát là?
A. 25(J) B. 40(J) C. 50(J) D. 65(J)
Câu 85: Một quả bóng khối lượng 500g thả độ cao 6m. Quà bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu. Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm
nóng quả bóng và chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
A.10J B. 15J C. 20J D. 25J
Câu 86: Một lực 2500 N tác dụng theo phương ngang được đặt lên một chiếc xe có khối lượng 500kg đang đứng yên trên một mặt
phẳng ngang. Biết tổng lực cản chuyển động luôn là 1000N. Công của chiếc xe sau khi chuyển động được 2s là:
A. 900 J. B. 90 J. C. 9 J. D. 9 kJ.
Câu 87: Vật đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, đỉnh dốc cao 14m, hệ số ma sát giữa vật và mặt
dốc là µt=0,25. Cho g = 10 m/s2. Vận tốc ở đỉnh dốc là
A. 33,80m/s. B. 10,25m/s. C. 25,20m/s. D. 9,75m/s.
Câu 88: Một quả bóng được thả RTD từ độ cao 20 m so với mặt đất. Khi chạm đất, một phần cơ năng biến thành nhiệt năng nên quả
bóng chỉ nảy lên theo phương thẳng đứng với độ cao 10 m. Tỉ số tốc độ của quả bóng trước và sau khi chạm đất bằng
A. 2. B. 0,5. C. 2 . √ D. 1/ 2 .√
Câu 89: Từ một đỉnh tháp cao 20 m, người ta ném thẳng đứng lên cao một hòn đá khối lượng 50 g với vận tốc đầu 18m/s. Khi rơi
chạm mặt đất, vận tốc của hòn đá bằng 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Xác định công của lực cản do không khí tác dụng lên hòn đá
A. -8,1 J. B. -11,9J. C. -9,95J. D. -8100J.
Câu 90: Một hòn đá có khối lượng m =1kg ném thẳng đứng lên trên trong không khí với vận tốc ban đầu v 0 = 20 m/s. Trong khi
chuyển động vật luôn bị lực cản của không khí, coi lực cản có giá trị không đổi trong suốt quá trình chuyển động của hòn đá. Biết
rằng hòn đá lên đến độ cao cực đại là 16 m, lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn của lực cản là
A. 5 N. B. 2,7 N. C. 0,25 N. D. 2,5 N.
Câu 91: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30 o. Bỏ qua ma
sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:

A. 10 2 m/s B. 10 m/s √
C. 5 2 m/s D. Một đáp số khác.
Câu 92: Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 20 0 đối với phương ngang và hệ số ma sát trượt
giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng
A. 18m/s B. 15m/s C. 5,6m/s. D. 3,2m/s
Câu 93: Một vật có khối lượng m được thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng có độ cao h. Do có ma sát nên vận tốc ở chân dốc
chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát bằng
A. -2/3mgh. B. 2/3mgh. C. -5/9mgh. D. 5/9mgh.
Câu 94: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc
15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng
A. -1500J. B. -875J. C. -1925J. D.-3125J.
Câu 95: Vật trượt không vận tốc đầu trên máng nghiêng một góc α= 600 với AH = lm. Sau đó trượt tiếp trên mặt phăng nằm ngang
BC = 50cm và mặt phẳng nghiêng DC một góc β = 300. Biết hệ số ma sát giữa vật và 3 mặt phẳng là như nhau và bằng µ = 0,1. Tính
độ cao DI mà vật lên được
A. 0,661 m B. 0,761 m C. 0,561 m D. 0,461 m

-- 33 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 96: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt động, nhờ có một động
cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng khối lượng m 2 = 50kg lên đến độ cao h0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả
rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban dâu biến thành nhiệt
và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s2. Hãy tính động năng vật nặng truyền chơ cọc.
A. 2300J B. 6000J C. 5000J D. 7000J
Câu 97: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt động, nhờ có một động
cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng khối lượng m 2 = 50kg lên đến độ cao h0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả
rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban dâu biến thành nhiệt
và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s2. Hãy tính Lực càn trung bình của đất.
A. 23000N B. 23100N C. 56100N D. 46100N
Câu 98: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt động, nhờ có một động
cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng khối lượng m 2 = 50kg lên đến độ cao h0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả
rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban dâu biến thành nhiệt
và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s2. Hãy tính hiệu suất của động cơ búa máy.
A. 40% B. 60% C. 50% D. 70%
Câu 99: Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 30 0. Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đinh A của mặt phẳng
nghiêng với độ cao h = l m và sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằn ngang một khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật
với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1
A. 8,268m B. 6,345m C. 5,0m D. 7,5m
Câu 100: Một ô tô có khối lượng 2 tấn khi đi qua A có vận tốc 72km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến B thì có
vận tốc 18km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100m. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50m,
biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30 0. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và dốc nghiêng là 0,1. Xác định vận tốc của
xe tại chân dốc nghiêng C.
A. 20,94 m/s B. 63,45 m/s C. 25,0 m/s D. 27,5 m/s
CHỦ ĐỀ 6. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Kiểm tra 45 phút số 9 kì II (Chương IV, THPT Lê Lợi – Quảng Trị 2020)
Câu 1: Chọn phát biểu sai về động lượng: Động lượng
A. tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật. B. đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác.
C. là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
D. là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Câu 2: Khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Không đổi khi vật CĐ tròn đều. B. Không đổi khi vật CĐ thẳng với gia tốc không đổi.
C. Không đổi khi vật CĐ thẳng đều. D. Không đổi khi vật CĐ với gia tốc bằng không.
Câu 3: Một lò xo đặt nằm ngang một đầu gắn vật có khối lượng 500g. Biết độ cứng của lò xo k = 200N/m. Khi vật ở vị trí A, thế
năng đàn hồi của lò xo là 4.10-2J (lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật), khi đó độ biến dạng của lò xo là:
A. 2cm B. 4,5cm C. 2,9cm D. 4.10-4m
Câu 4: Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động lượng của vật là:
A. 0,25kg/m.s B. 2,5kg.m/s C. 0,025kg.m/s D. 15kg.m/s
Câu 5: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:
A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau.
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
C. Hai vật có khối lượng bằng nhau chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Câu 6: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ
biến thiên động lượng Δ P ⃗ khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản):
A. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s
Câu 7: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ
lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi
A. V1=1,5 m/s; V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s; V2=9m/s. C. V1=6 m/s; V2=6m/s. D. V1=3 m/s; V2=3m/s.
Câu 8: Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát động khi thì tạo ra công cản?
A. Thành phần pháp tuyến của trọng lực. B. Lực kéo của động cơ.
C. Lực phanh xe. D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực.
Câu 9: Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 15m trong thời gian
0,5 phút là: (Lấy g = 10m/s2)
A. 15W B. 60kW C. 150W D. 50W
Câu 10: Một vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Dưới tác dụng của F = 40N, có hướng
hợp với phương chuyển động một góc  = 600. Công mà vật thực hiện được trong thời gian 1 phút là:
A. 24kJ B. 24 √ 3 kJ C. 24kJ D. 12kJ
Câu 11: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức
tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương
tác là 0,2 s. Lực ⃗F do tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 175 N B. 1,75 N C. 17,5 N D. 1750 N
Câu 12: Một xe nặng 1,2 tấn chuyển động tịnh tiến trên đường thẳng nằm ngang có vận tốc thay đổi từ 10m/s đến 20m/s trong quãng
đường 300m. Hợp lực của các lực làm xe chuyển động có giá trị nào sau đây
A. 600N B. 300N C.100N D. 200N
Câu 13: Cơ năng là một đại lượng:
-- 34 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. Luôn luôn dương hoặc bằng không. B. Luôn luôn dương.
C. Luôn luôn khác không. D. Có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 14: Một vật có khối lượng 50kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s. động năng của vật là:
A. 250J B. 2,5kJ C. 50J D. 50kJ
Câu 15: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g
=10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng:
A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J
Câu 16: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô được bảo toàn?
A. Ô tô tăng tốc. B. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
C. Ô tô chuyển động tròn đều. D. Ô tô giảm tốc độ.
Câu 17: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất 1,2m) ném lên một vật với vận tốc ban đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg.
Lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 7J. B. 5J C. 6J D. Một giá trị khác.
Câu 18: Một vật khối lượng 10kg có thế năng 150J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 15m B. 10m C. 1,5m D. 0,15m
Câu 19: Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4m/s đến va chạm với toa xe thứa hai đứng yên có khối lượng 5 tấn
làm toa này chuyển động với vận tốc 3m/s. Sau va chạm, toa thứ nhất chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là
chiều chuyển động ban đầu của xe thứ nhất.
A. 9m/s B. 1m/s C. -1m/s D. -9m/s
Câu 20: Dưới tác dụng của lực bằng 4N, một vật đang đứng yên thu được gia tốc và chuyển động. Sau thời gian 2s độ Δp của vật là:
A. 8kgms B. 6kgms-1 C. 8kgms-1 D. 8kgms
Câu 21: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông.
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Ném một cục đất sét vào tường.
Câu 22: Một vật trượt trên mpn có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình CĐ trên:
A. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0. B. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0.
C. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0. D. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0.
Câu 23: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2
vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu?
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Câu 24: Một quả bóng có khối lượng m=300g va chạm vuông góc vào tường và nảy trở lại với cùng vận tố C. Vận tốc cuả bóng trước
va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là:
A. 1,5kgm/s. B. 3kgm/s. C. -3kgm/s. D. -1,5kgm/s.
Câu 25: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s. Coi
như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 26: Một quả bóng được thả rơi từ một điểm cách mặt đất 12m. Khi chạm đất, quả bóng mất đi 1/3 cơ năng toàn phần. Bỏ qua lực
cản không khí. Sau lần chạm đất đầu tiên, quả bóng lên cao được bao nhiêu?
A. 4m B. 12m C. 2m D. 8m
Câu 27: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động về phía trước với tốc độ 4m/s va chạm vào vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm,
vật thứ nhất chuyển động ngược chiều với tốc độ 1m/s còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 2m/s. Hỏi vật thứ hai có khối lượng?
A. 0,5kg B. 4,5kg C. 5,5kg D. 5kg
Câu 28: Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 15m/s và nó rơi xuống đất sau 4s. Bỏ qua sức cản của
không khí và lấy g=10m/s2. Hỏi hòn bi được ném từ độ cao nào và tầm xa của nó là bao nhiêu?
A. 80m và 80m. B. 80m và 60m. C. 60m và 60m. D. 60m và 80m.
Câu 29: Một đầu máy xe lửa có khối lượng 100 tấn chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v 1=1,5m/s để ghép vào
một đoàn tàu gồm 10 toa, mỗi toa 20 tấn đang đứng yên trên đường ray. Giả sử sau va chạm đầu tàu được gắn với các toa, bỏ qua mọi
ma sát. Hỏi sau va chạm, vận tốc của đoàn tàu có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,2m/s B. 0,75m/s C. 1m/s D. 0,5m/s
Câu 30: Một vật m=100kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng dài 2m, chiều cao 0,4m. Vận tốc vật tại
chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính công của lực ma sát
A. -200J B. -100J C. 200J D.100J
Kiểm tra 45 phút số 10 kì II (Chương IV, THPT Lương Thế Vinh – Hải Phòng 2019)
Câu 1: Véc tơ động lượng là véc tơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 2: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?
A. Vận động viên bơi lội đang bơi. B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh.
C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy. D. Chuyển động của con sứa khi đang bơi.
Câu 3: Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên.
Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
A. v/3 B. v C. 3v D. v/2.
Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg thả RTD từ độ cao 20m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là
bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lấy g = 10m/s2.
A. Δp=40kg.m/s. B. Δp=-40kg.m/s. C. Δp=20kg.m/s. D. Δp=-20kg.m/s.
Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s.

-- 35 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 6: Một vật sinh công dương khi vật chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. C. tròn đều. D. thẳng đều.
Câu 7: Công là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm hoặc dương. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ, có thể âm hoặc dương.
Câu 8: Biểu thức của công suất là:
A. P=F.s/t B. P=F.s.t C. P=F.s/v D. P=F.s.v.
Câu 9: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗ thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng
v
lại
A. A=mv2/2. B. A=-mv2/2. C. A=mv2. D. A=-mv2.
Câu 10: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D.10 km/h.
Câu 11: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 12: Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wđ=m2v2/2 B. Wđ=m2v/2 C. Wđ=mv2/2 D. Wđ=mv/2
Câu 13: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 14: Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5.10 4kW.
Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn.
A. 300 N. B. 3.105N. C. 7,5.105 N. D. 7,5.108N.
Câu 15: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết m= 1,5 tấn, µt=0,25 (lấy g = 10m/s ). Công của lực cản có giá trị là:
2

A. 375 J B. 375 kJ. C. – 375 kJ D. – 375 J.


Câu 16: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 30 0.
Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị (lấy √ 3=1,73 ) là:
A. 30000 J. B. 15000 J C. 25950 J D. 51900 J.
Câu 17: Một người khối lượng m đang treo mình trên cành cây thì thấy một chiếc ô tô tải khối lượng M đang đi ngang qua với vận
tốc V. Người đó thả mình rơi xuống thùng xe. Vận tốc của cả người và xe sau đó là :
A. V’=(M+m)V/M B. V’=MV/(M+m) C. V’=-(M+m)V/M D. V’=-MV/(M+m)
Câu 18: Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc . Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:
A. ⃗p =−m ⃗v B. p=mv C. ⃗p =m ⃗v D. p=-mv
Câu 19: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
Câu 20 : Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy
ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:
A. 3,5 kg.m/s B. 2,45 kg.m/s C. 4,9 kg.m/s D. 1,1 kg.m/s.
Câu 21: Công suất là đại lượng được tính bằng:
A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Tích của lực tác dụng và vận tốc.
C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực.
Câu 22: Đơn vị của động lượng là:
A. kg.m.s B. kg.m/s2 C. kg.m/s D. kg.m2/s.
Câu 23: Một vật có khối lượng 1 kg RTD từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật khi chạm đất là:
A. 500 J. B. 5 J.
C. 50 J D. 0,5 J.
Câu 24: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O. B. Thế năng của vật cực tiểu tại M. B A
C. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B. D. Thế năng của vật cực đại tại O. O M
Câu 25: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.
Câu 26: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang?
A. Thế năng. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Động lượng.
Câu 27: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m.
Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:
A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 588 J.
Câu 28: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là:
A. 0,31 J. B. 0,25 J. C. 15 J. D. 25 J.
Câu 29: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 30: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để
không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:
A. Fh=16200N. B. Fh=-1250N. C. Fh=-16200N. D. Fh=1250N.

-- 36 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

-- 37 --

You might also like