You are on page 1of 7

Trắc nghiệm chương IV

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG IV


Câu 1. Chọn câu sai.
A. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng
trường của vật.
B. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn
hồi của vật.
C. Cơ năng là một đại lượng luôn luôn dương.
D. Cơ năng là một đại lượng có thể âm, dương hoặc bằng 0.
Câu 2. Một vật có khối lượng 5 kg, rơi từ độ cao 10 m xuống mặt đất. Cho Chọn MTN tại
vị trí thả vật rơi. Thế năng của vật khi vật chạm đất là?
A. 500 J. B. 0 J. C. 250 J. D. 50 J.
Câu 3. Một vật có khối lượng 5 kg, rơi từ độ cao 10 m xuống mặt đất. Cho Chọn MTN tại
mặt đất. Thế năng của vật khi vật chạm đất là?
A. 500 J. B. 0 J. C. 250 J. D. 50 J.
Câu 4. Một vật có khối lượng 5 kg, rơi từ độ cao 10 m xuống mặt đất. Cho Động năng của
vật khi vật chạm đất là?
A. 500 J. B. 0 J. C. 250 J. D. 50 J.
Câu 5. Vật nào sau đây có dạng năng lượng khác so với các vật còn lại?
A. Hòn bi rơi từ độ cao h xuống mặt đất. B. Mũi tên đặt vào cung đang giương.
C. Một vật nặng đang ở trên cao. D. Quả táo trên cành cây.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây vật không có động năng?
A. Quyển sách đặt trên bàn.
B. Quả bóng bàn rơi xuống nền nhà xi măng nảy lên.
C. Hai viên bi ve đang chuyển động nhanh va vào nhau, đổi hướng chuyển động.
D. Khẩu súng giật lại phía sau khi bắn.
Câu 7. Một máy bay có khối lượng 2 tấn đang bay với vận tốc 360 km/h. Tính động năng của máy bay
khi đó?
A. B. C. D. 129600 J.
Câu 8. Vật một có khối lượng 0,5 kg chuyển động với vận tốc 2 m/s đến va chạm vào vật hai khối lượng
0,3 kg đang đứng yên. Biết sau va chạm hai vật nhập làm một, chuyển động với cùng vận tốc v. Chọn
giá trị đúng của v?
A. 5 m/s. B. 3,3 m/s. C. 1,25 m/s. D. 4,17 m/s.
Câu 9. Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động thẳng đều.
C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về động năng?
A. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
B. Đơn vị của động năng là Oát.
C. Động năng cực đại bằng cơ năng.
D. Động năng là đại lượng vô hướng không âm.
Câu 11. Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào một bức tường và bật trở
lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là bao nhiêu?
A. mv. B. - 2mv. C. - mv. D. 2mv.
Câu 12. Tác dụng lực F vào lò xo theo phương ngang thì lò xo dãn ra 2 cm. Cho độ cứng của lò xo là
150 N/m. Thế năng đàn hồi của lò xo là bao nhiêu?
A. 0,03 J. B. 3 J. C. 150 J. D. 300 J.
Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 1
Trắc nghiệm chương IV
Câu 13. Hai vật có khối lượng chuyển động theo phương vuông góc với nhau với
vận tốc Tổng động lượng của hệ nhận giá trị nào sau đây?
A. 0 kg.m/s. B. C. 6 kg.m/s. D. 3 kg.m/s.
Câu 14. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Ngày công của một lái xe là 50.000 đồng.
B. Khi ô tô đang chạy, động cơ ôtô sinh công.
C. Người lực sĩ nâng quả tạ ở tư thế đứng thẳng.
D. Hòn bi chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây công được coi là công phát động?
A. B. C. D.
Câu 16. Trường hợp nào sau đây công được coi là công cản?
A. B. C. D.
Câu 17. Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trong ô tô có khối lượng 1200 kg, đang chạy với vận tốc
72 km/h. Động năng của hệ là
A. B. C. D. 25000 J.
Câu 18. Điều nào sau đâu là sai khi nói về động lượng?
A. Trong một hệ kín, động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn.
B. Động lượng xác định bằng tích khối lượng của vật và vectơ vận tốc của vật ấy.
C. Động lượng của hệ không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
D. Động lượng là một đại lượng vectơ.
Câu 19. Một vật có khối lượng 2 kg, rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Cho
Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
A. 5 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 1 kg.m/s. D. 20 kg.m/s.
Câu 20. Tổng động lượng của hệ hai vật chuyển động cùng chiều có khối lượng lần lượt
là bao nhiêu? Biết vận tốc của hai vật là
A. 7 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 6,5 kg.m/s. D. 3,5 kg.m/s.
Câu 21. Động lượng được tính bằng
A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. N.m/s.
Câu 22. Một quả bóng bay ngang với động lượng thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng,
rồi bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động
lượng của quả bóng là
A. 0. B. C. D.
Câu 23. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn, tại một thời điểm xác định
có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp sau đó 3 s vật có động lượng là
A. 6 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 20 kg.m/s. D. 28 kg.m/s.
Câu 24. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 25. Công có thể biểu thị bằng tích của
A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực và quãng đường đi được.
C. lực, quãng đường và khoảng thời gian. D. lực và vận tốc.
Câu 26. Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của Công
suất của lực là
A. Fvt. B. Fv. C. Ft. D.

Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 2


Trắc nghiệm chương IV
Câu 27. Động năng của một vật tăng khi
A. gia tốc của vật dương. B. vận tốc của vật dương.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc của vật tăng.
Câu 28. Một vật trọng lượng 1 N có động năng 1 J. Lấy Khi đó vận tốc của vật bằng bao
nhiêu?
A. 0,45 m/s. B. 1 m/s. C. 1,4 m/s. D. 4,4 m/s.
Câu 29. Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có giá trị
nào sau đây?
A. B. C. D.
Câu 30. Một vật khối lượng 1 kg có thế năng 1 J đối với mặt đất. Lấy Khi đó vật ở độ cao
bằng bao nhiêu?
A. 0,102 cm. B. 9,8 cm. C. 0,102 m. D. 32 m.
Câu 31. Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định.
Khi lò xo bị nén lại một đoạn thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?

A. B. C. D.

Câu 32. Cơ năng là một đại lượng


A. luôn luôn dương. B. có thể âm, dương hoặc bằng 0.
C. luôn luôn dương hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0.
Câu 33. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức
cản không khí. Trong quá trình vật đi từ M đến N
A. động năng tăng. B. cơ năng cực đại tại N.
C. thế năng giảm. D. cơ năng không đổi.
Câu 34. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức
cản không khí. Trong quá trình vật rơi từ N xuống M
A. động năng giảm. B. cơ năng không đổi.
C. thế năng tăng. D. cơ năng cực đại tại M.
Câu 35. Từ điểm M ở độ cao 0,8 m so với mặt đất ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối
lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J. B. 1 J. C. 5 J. D. 8 J.
Câu 36. Một hệ vật gọi là hệ kín nếu chỉ có những
A. lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau mà không có tác dụng của lực bên ngoài.
B. lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau mà nếu có ngoại lực tác dụng thì các lực này phải triệt
tiêu lẫn nhau.
C. lực của các vật trong hệ và lực của các vật ngoài hệ triệt tiêu lẫn nhau.
D. câu A và B đúng.
Câu 37. Định luật bảo toàn động lượng cho hệ kín gồm 2 vật tương tác nhau là

A. B.

C. D.
Câu 38. Động lượng của một vật có công thức nào sau đây?

A. B. C. D.

Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 3


Trắc nghiệm chương IV
Câu 39. Xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian là
A. B. C. D.
Câu 40. Đơn vị của công suất là
A. W. B. J/s. C. kg.m/s. D. Cả câu A và B.
Câu 41. Biểu thức khác của công suất là
A. B. C. D.
Câu 42. Ngoài đơn vị W nước Anh còn dùng mã lực (HP) làm đơn vị của công suất. Phép đổi nào sau
đây đúng?
A. B. C. D.
Câu 43. Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô bảo toàn?
A. Ô tô tăng tốc.
B. Ô tô giảm tốc.
C. Ô tô chuyển động tròn đều.
D. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường không ma sát.
Câu 44. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Cho
Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
A. 5 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s.
Câu 45. Một quả bóng có khối lượng 300 g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng tốc độ. Vận tốc
của bóng trước va chạm là 5 m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là
A. B. 1,5 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D.
Câu 46. Xét các trường hợp sau: (I) vật chuyển động thẳng đều; (II) vật chuyển động tròn đều; (III) vật
rơi tự do. Trong trường hợp nào động lượng của vật được bảo toàn?
A. (I) và (II). B. (II). C. (III). D. (I).
Câu 47. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp
A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát.
C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập.
Câu 48. Một hệ gồm 2 vật có Biết 2 vật chuyển động
ngược chiều. Độ lớn động lượng của hệ là
A. 1,2 kg.m/s. B. 0. C. 120 kg.m/s. D. 84 kg.m/s.
Câu 49. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với vật khối lượng 2m
đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc là bao nhiêu?
Coi va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm.
A. 2 m/s. B. 4 m/s. C. 3 m/s. D. 1 m/s.
Câu 50. Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5 m/s
đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi
ngược trở lại theo phương cũ với vận tốc 2 m/s. Thời gian va chạm là 0,5 s. Lực do tường tác dụng có độ
lớn bằng?
A. 1750 N. B. 7 N. C. 175 N. D. 7,5 N.
Câu 51. Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn có khối lượng 10 kg theo phương
ngang với vận tốc 400 m/s. Coi lúc đầu hệ đại bác và đạn đứng yên. Vận tốc giật lùi của đại bác là
A. 1 m/s. B. 2 m/s. C. 3 m/s. D. 4 m/s.
Câu 52. Một người nhấc đều một vật có khối lượng 6 kg lên cao 1 m, rồi đi ngang được một quãng
đường là 30 m. Lấy Công tổng cộng mà người đã thực hiện là
A. 1860 J. B. 1800 J. C. 180 J. D. 60 J.

Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 4


Trắc nghiệm chương IV
Câu 53. Một thang máy chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc Khối lượng thang máy
là 1 tấn. Lấy Công của động cơ thực hiện trong 5 s đầu tiên là
A. 200 kJ. B. 300 kJ. C. 250 kJ. D. 50 kJ.
Câu 54. Chọn câu sai trong các câu sau.
A. Vecto lực cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc thì công đạt giá trị lớn nhất.
B. Vecto lực cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc thì công đạt giá trị nhỏ nhất.
C. Giá của vecto lực vuông góc với giá của vecto vận tốc thì công là công cản.
D. Giá của vecto lực hợp với quãng đường một góc nhọn thì công là công phát động.
Câu 55. Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào
A. độ cứng của lò xo. B. độ biến dạng của lò xo.
C. chiều biến dạng của lò xo. D. mốc thế năng.
Câu 56. Một vật được bắn từ mặt đất lên cao hợp với phương ngang góc vận tốc đầu Bỏ qua lực
cản môi trường. Đại lượng không đổi khi viên đạn đang bay là
A. thế năng. B. động năng. C. động lượng. D. gia tốc.
Câu 57. Một vật nằm yên có thể có
A. thế năng. B. động năng. C. động lượng. D. vận tốc.
Câu 58. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống
tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10 thì thế năng của
thang máy ở tầng cao nhất là
A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 598 kJ.
Câu 59. Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng là 800 kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt
đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550 m. Lấy Công do trọng lực thực hiện khi
buồng cáp treo di chuyển từ vị trí xuất phát tới trạm dừng là
A. B. C. D.
Câu 60. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng
giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào?
A. Không đổi. B. Tăng gấp 2. C. Tăng gấp 4. D. Tăng gấp 8.
Câu 61. Một vật chuyển động không nhất thiết phải có
A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. D. thế năng.
Câu 62. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ nhất với
A. động năng. B. thế năng. C. quãng đường. D. công suất.
Câu 63. Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi, thì
A. gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. thế năng của vật tăng gấp đôi.
C. động lượng của vật tăng gấp đôi. D. động năng của vật tăng gấp đôi.
Câu 64. Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó là
Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Lấy Vật đã rơi từ độ
cao nào so với mặt đất?
A. 50 m. B. 60 m. C. 70 m. D. 40 m.
Câu 65. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A. động năng của vật không đổi.
B. thế năng của vật không đổi.
C. tổng động năng và thế năng của vật không đổi.
D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.

Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 5


Trắc nghiệm chương IV
Câu 66. Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 67. Từ điểm M có độ cao 0,8 m so với mặt đất người ta ném một vật có khối lượng 0,5 kg lên với
vận tốc 2 m/s. Lấy Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 2 J. B. 4 J. C. 5 J. D. 8 J.
Câu 68. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao của vật khi động năng bằng hai lần thế năng là
A. 1,5 m. B. 1,2 m. C. 2,4 m. D. 1,0 m.
Câu 69. Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ điểm A cách mặt đất 4 m. Vật chạm đất với
vận tốc 12 m/s. Lấy Xác định vận tốc của vật khi ném.
A. 5 m/s. B. 8 m/s. C. 10 m/s. D. 4 m/s.
Câu 70. Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản của
không khí. Tốc độ của vật khi có động năng bằng thế năng là
A. B. 2 m/s. C. D. 1 m/s.
Câu 71. Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận
tốc đầu 2 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ
năng tại mặt đất bằng
A. 4,5 J. B. 12 J. C. 24 J. D. 22 J.
Câu 72. Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 15 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy
Tốc độ của vật khi chạm đất là
A. B. 20 m/s. C. D. 40 m/s.
Câu 73. Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc và
có độ lớn là 4 m/s. Lấy Bỏ qua mọi lực cản. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Độ cao cực đại
mà vật đạt tới là
A. 0,8 m. B. 1,5 m. C. 0,2 m. D. 0,5 m.
Câu 74. Một vật được ném thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m. Khi chạm đất vật nảy trở lên tới độ cao
7 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất và sức cản của môi trường. Lấy Vận tốc
ném ban đầu có giá trị bằng
A. B. 2 m/s. C. 5 m/s. D.
Câu 75. Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng, khi đi được 2/3 quãng đường theo
mặt phẳng nghiêng thì tỉ số động năng và thế năng của vật bằng

A. B. C. 2. D.

Câu 76. Một vật khối lượng 1 kg trượt từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng cao 1 m, dài 10 m. Lấy
Hệ số ma sát là 0,05. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
A. 3 m/s. B. 3,1 m/s. C. 4,6 m/s. D. 4,3 m/s.
Câu 77. Một vật khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A cao 20 m của một cái dốc xuống
chân dốc. Vận tốc của vật tại chân dốc là 15 m/s. Lấy Độ lớn công của lực ma sát tác dụng
lên vật khi vật trượt hết dốc là
A. 87,5 J. B. 25 J. C. 112,5 J. D. 100 J.

Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 6


Trắc nghiệm chương IV
Câu 78. Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2 m, nghiêng góc so với
phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Lấy Tốc độ của vật
khi đến chân mặt phẳng nghiêng là
A. 2,478 m/s. B. 4,066 m/s. C. 4,472 m/s. D. 3,505 m/s.
Câu 79. Một viên bi thép có khối lượng 100 g được bắn thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m, với vận
tốc ban đầu 5 m/s. Khi dừng lại, viên bi ở sâu dưới mặt đất một khoảng 10 cm. Bỏ qua sức cản của
không khí. Lấy Lực tác dụng trung bình của đất lên viên bi là
A. 67,7 N. B. 75,0 N. C. 78,3 N. D. 63,5 N.
Câu 80. Một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài 2 m. Giữ cố
định đầu trên của sợi dây. Ban đầu kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc rồi truyền cho
vật vận tốc 2 m/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản của môi trường. Lấy Độ lớn vận
tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là
A. B. C. D.

Vũ Thị Kim Dung THPT Vũng Tàu Trang 7

You might also like