You are on page 1of 15

TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

ÔN TẬP CHƯƠNG IV: NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT


I, Năng lượng, công cơ học
1, Lí thuyết
Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công?
A. N/m. B. kg.m2/s2. C. N/s. D. kg.m2/s.
Câu 2. Khi đun nước bằng ấm điện thì đã có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy ra?
A.điện năng thành nhiệt năng. B. nhiệt năng thành điện năng.
C.điện năng thành cơ năng. D. nhiệt năng thành cơ năng.
Câu 3. Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng
A. cal. B.W. C.J. D. W/s.
Câu 4. Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá tử điện năng sang cơ năng ?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bàn là. D. Máy sấy tóc.
Câu 5. Khi xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên thì đã có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy
ra?
A. điện năng thành nhiệt năng. B. cơ năng thành nhiệt năng.
C. nhiệt năng thành cơ năng. D. điện năng thành cơ năng.
Câu 6. Đốt vật bằng kính lúp là quá trình “chuyển hóa năng lượng” quang năng sang
A. nhiệt năng
B. hóa năng.
C. cơ năng.
D. điện năng.
Câu 7. Đun nước bằng bếp gas là quá trình “truyền năng lượng” diễn ra dưới hình
thức nào?
A. Truyền năng lượng điện từ.
B. Truyền năng lượng ánh sáng.
C. Truyền nhiệt.
D. Tác dụng lực.
Câu 8. Một thỏi socola có khối lượng 60 g chứa 280 cal năng lượng. Biết 1 cal =
4,184 J. Năng lượng của thỏi socola này tính theo đơn vị Jun là
A.280 J. B. 60 J.
C. 1172 J. D. 4184 J.
Câu 9. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?
A. Jun/giây(J/s). B. Kilôoát giờ (kWh). C. Mã lực (HP). D. Oát(W).
Câu 10. Trong các loại lực dưới đây, lực nào tác dụng lên vật thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt
đường nằm ngang

1
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

A. lực ma sát. B. lực kéo vật. C. trọng lực. D. phản lực mặt đường.
Câu 11. Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Nhiệt năng. D. Nhiệt lượng.
Câu 12. Xăng dầu tích trữ năng lượng dưới dạng…(1). Khi đổ xăng vào xe, xe sẽ
đốt xăng biến hoá năng thành…(2). Để xe có thể chuyển động được trên đường thì
nhiệt năng biến nhiệt năng thành cơ năng thông qua hệ thống động cơ. Hãy điền vào
chỗ trống?
A.(1): hóa năng; (2): nhiệt năng. B. (1): nhiệt năng; (2): cơ năng.
C. (1): cơ năng; (2): hóa năng. D. (1): nhiệt năng; (2): hóa năng.
Câu 13. Công của một lực tác dụng lên vật chuyển động có giá trị bằng không khi góc hợp bởi hướng của lực
này và hướng chuyển động có giá trị là
A. 1800. B. 900. C. 600. D. 00.
Câu 14. Xét biểu thức công A = Fscosα. Trường hợp công snh ra là công phát động là
Α. α > 900. B. α = 1800. C. α < 900. D. α = 900.
Câu 15. Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công

A. trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng ?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 17. Chọn phát biểu sai? Nếu F là độ lớn của lực tác dụng, s là quãng đường mà vật chuyển động được và
α là góc hợp bởi vec-tơ lực đó với hướng chuyển động của vật. Công của lực ấy
A. luôn luôn dương. B. có giá trị đại số.
C. là đại lượng vô hướng. D. được tính bằng biểu thức F.s.cosα.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực ?
A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
C. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi.
D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 19. Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn là
F1 , F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox. Phát biểu nào sau đây
là đúng?
A. F1 sinh công dương, F2 không sinh công. B. F1 không sinh công, F2 sinh công dương.
C. Cả hai lực đều sinh công dương. D. Cả hai lực đều sinh công âm.

Câu 20. Một lực F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v theo các phương
khác nhau như hình bên dưới
2
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

Độ lớn của công do lực F thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là
A. (a,b,c). B. (a,c,b). C. (b,a,c). D. (c,a,b).
Câu 21. Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
A. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
B. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
C. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
D. lực vuông góc với gia tốc của vật.
Câu 22. Trong trường hợp nào sau đây lực sinh công âm ?
A. trọng lực khi vật đang rơi tự do.
B. lực hãm phanh của ô tô đang chuyển động chậm dần đều.
C. phản lực của mặt phẳng nghiêng khi vật trượt trên nó.
D. trọng lực khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng.
Câu 23. Vật nhỏ khối lượng m được gắn vào đầu một sợi dây mảnh, không dãn chiều dài l. Đầu còn lại của sợi
dây được giữ cố định tại điểm O. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng góc α ( α< 90o) rồi thả nhẹ. Trong quá trình
vật chuyển động, lực nào tác dụng lên vật luôn có công bằng 0?
A. trọng lực và lực căng dây. B. trọng lực
C. lực ma sát. D. lực căng dây.
Câu 24. Cho ba lực tác dụng lên một viên gạch đặt trên mặt phẳng nằm ngang như Hình 15.3. Công thực hiện
bởi các lực F1 , F2 và F3 khi viên gạch dịch chuyển một quãng đường d là A1, A2 và A3. Biết rằng viên gạch
chuyển động sang bên trái. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. A1  0, A 2  0, A3 = 0 .
B. A1  0, A 2  0, A3 = 0 .
C. A1  0, A 2  0, A3  0 .
D. A1  0, A 2  0, A3  0 .
2, Bài tập
Câu 25. Một người kéo một xô vữa khối lượng 4 kg lên độ cao 6 m, lấy g = 10m/s2. Công tối thiểu mà người
đó cần thực hiện bằng
A. 117,6J. B. 120J. C. 240J. D. 235,2J
Câu 26. Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 300, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều
trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là
A. 150 J. B. 260 J. C. 0 J. D. 300 J.

3
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

Câu 27. Một vật có khối lượng 2kg bắt đầu trượt xuống từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 6 m. Hệ
số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Công của trọng lực khi vật di chuyển đến chân
mặt phẳng nghiêng bằng
A. 400 J. B. 600 J. C. 120 J. D. 200 J.
Câu 28. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một
góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 200N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10m là
A. 1000J. B. 2000J. C. 6000J. D. 1500J.
Câu 29. Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.103N, thực
hiện công là 15.106 J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường
A. 300 m. B. 3000 m. C. 1500 m. D. 2500 m.
Câu 30. Một vật có khối lượng 200 kg ở độ cao 25 m so với mặt đất, lấy g = 10 m/s2. Khi cần cẩu di chuyển
vật xuống dưới tới vị trí có độ cao 10 m so với mặt đất, công trọng lực có giá trị là
A. 30 kJ. B. 70 kJ. C. 40 kJ. D. 60 kJ.
Câu 31. Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết
hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này là
A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.
Câu 32. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn từ trạng thái nghỉ chuyển động thẳng lên trên cao. Vật có
gia tốc không đổi là 0,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là
A. 110250J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J.
Câu 33. Một thang máy có khối lượng m = 1 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2,5
m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong giây thứ 4 có giá trị là
A. 65625J. B. 60000J. C. 109375J. D. 250000J.
Câu 34. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s2 trong khoảng thời gian 5s.
Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Công của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian
này là
A.12500 J. B. 5000 J. C. 12250 J. D. 1275 J.
Câu 35. Một xe có khối lượng m = 20 kg chuyển động đều lên dốc, dài 5 m, ngiêng 300 so với đường ngang.
Lực ma sát tác dụng lên xe Fms = 10 N. Biết g = 10 m/s2. Công của lực kéo F (theo phương song song so với mặt
phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là
A.1050 J. B. 500 J. C. 550 J. D. 50 J.

4
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

II, Công suất


1, Lí thuyết
Câu 1. Công suất là đại lượng được đo bằng
A. lực tác dụng trong một đơn vị thời gian. B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động. D. công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo công suất?
A. J/s. B. kW. C. kWh. D. W.
Câu 3. 1 W bằng
A. 1 J.s. B. 1 J/s. C. 10 J.s. D. 10 J/s.
Câu 4. Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Công suất là
A t A s
A. P = . B. P = . C. P = . D. P = .
t A s A
Câu 5. Một máy kéo tác dụng một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v
theo hướng của lực kéo trong khoảng thời gian t. Công suất của máy kéo là
A. F.v. B. F.t. C. F.v.t. D. F.v2.
Câu 6. Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?

A A A A

t t t t
A. 0 B. 0 C. 0 D. 0
2, Bài tập
Câu 7. Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là
A. 1 s. B. 10 s. C. 100 s. D. 1 000 s.
Câu 8. Một người kéo một xô vữa khối lượng 4 kg lên độ cao 6 m, lấy g = 10 m/s2. Nếu người này dùng máy
kéo xô vữa lên thì chỉ mất thời gian 10 giây. Công suất của máy bằng
A. 11,76 W. B. 23,52 W C. 24,00 W. D. 12,00 W.
Câu 9. Một máy bay đang bay với tốc độ 250 m/s và động cơ sinh ra lực kéo 2.106 N để duy trì tốc độ này của
máy bay. Công suất của động cơ máy bay là
A.5.108 W. B. 5.106 W. C. 4.108 W. D. 8 k W.
Câu 10. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo thẳng đều lên cao 5 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây.
Lấy g = 10 m/s2. Công suất của lực kéo bằng
A. 4 W. B. 6 W. C. 5 W. D. 7 W.
Câu 11. Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6 m/s2 trong
thời gian 5 s công suất trung bình của xe bằng
A. 5,82.104W. B. 4,82.104W. C. 2,53.104W. D. 4,53.104W.
Câu 12. Động cơ của một thang máy tác dụng lực kéo 2.104 N để thang máy chuyển động thẳng lên trên trong
10 s và quãng đường đi được tương ứng là 18 m. Công suất trung bình của động cơ là
A. 36 kW. B. 3,6 kW. C. 11kW. D. 1,1 kW.
Câu 13. Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết
hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này là

5
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.


Câu 14. Trên công trường xây dựng, một người thợ sử dụng động cơ điện để kéo một khối gạch nặng 85 kg lên
độ cao 10,7 m trong thời gian 23,2 s. Giả thiết khối gạch chuyển động đều. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất tối thiểu
của động cơ bằng
A.39,2 W. B. 384,2 W. C. 292,0 W. D. 768,4 W.
Câu 15. Một ôtô có khối lượng m = 4 tấn đang chuyển động đều trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10
m/s. Công suất của động cơ ôtô là 20 kW. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường có giá trị là
A. 0,50. B. 0,1. C. 0,05. D. 0,02.
Câu 16. Thang máy trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500 N từ tầng dưới lên tầng
trên cách nhau 6 m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Biết chuyển động của thang máy là chuyển
động đều. Công suất của cầu thang này bằng
A.4 kW. B. 5 kW. C. 1 kW. D. 10 kW.
Câu 17. Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. lấy g = 9,8 m/s2. Công suất tức thời
của trọng lực tại thời điểm 1,2 s là
A. 280 W. B. 230,5 W. C. 160,5 W. D. 130,25 W.
Câu 18. Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8
m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s là
A. 163,33 W. B. 230,50 W. C. 180,50 W. D. 115,25 W.
Câu 19. Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2.
Vận tốc trước khi chạm đất là 20 m/s. Công suất trung bình của trọng lực bằng
A. 200 W. B. 250 W. C. 180 W. D. 400 W.
Câu 20. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa là 480 kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu
lực cản không đổi là 4.103 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Để đưa thang máy có tải trọng tối đa lên cao với vận tốc không
đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải có giá trị
A. 31512 W. B. 64920 W. C. 55512 W. D. 43512 W.
Câu 21. Một ôtô khối lượng m = 1 tấn chuyển động nhanh dần đều từ A đến B cách nhau 1 km, vận tốc tăng từ
36 km/h đến 54 km/h, biết hệ số ma sát giữa ôtô và mặt đường là  = 0, 01 . Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung
bình của động cơ là
A.2031,25 W. B. 162,5 W. C. 781,25 kW. D. 1300 kW.
4
Câu 22. Muốn cất cánh rời khỏi mặt đất, một máy bay trọng lượng 10 N cần phải có vận tốc 90 km/h. Cho biết
trước khi cất cánh, máy bay chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường băng dài 100 m và có hệ số ma sát là
0,2. Lấy g ≈ 9,8 m/s2. Công suất tối thiểu của động cơ máy bay để đảm bảo cho máy bay có thể cất cánh rời khỏi
mặt đất bằng
A.39 kW. B. 65 kW. C. 50 kW. D. 130 kW.
Câu 23. Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 2,5 tấn theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yên với gia tốc
không đổi. Sau 2 s, vật đạt vận tốc 4 m/s. Bỏ qua mọi lực cản, lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng
của cần cẩu trong thời gian 2 s và công suất tức thời tại thời điểm 2 s là
A. 60 kW và 50 kW. B. 500 kW và 50 kW. C. 500 kW và 120 kW. D. 60 kW và 120 kW.
Câu 24. Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27 km/h lên một đoạn dốc nghiêng góc 100 với
phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc rơi tự do là 10 m/s2. Công suất của động
cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng
A. 30000 W. B. 94662 W. C. 651181 W. D. 340784 W.
III, Động năng, thế năng

6
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

Động năng
Câu 1. Động năng là một đại lượng
A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm.
C. vô hướng, không âm. D. vô hướng, luôn dương.
Câu 2. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một
nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. tăng bốn lần. D. tăng tám lần.
Câu 3. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc ban đầu v0, ngoại lực sinh công A làm cho vật tốc của
vật sau một thời gian là v. Biểu thức nào sau đâu là đúng?
1 2 1 2 1 2 1 2
A. v0 − v = A. B. v − v0 = A .
2m 2m 2m 2m

1 1 1 2 1
C. mv0 2 − mv 2 = A . D. mv − mv0 2 = A .
2 2 2 2
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là động năng của một vật?
A. có thể dương hoặc bằng không. B. có đơn vị là kg.(m/s)2.
C. tỉ lệ với khối lượng của vật. D. tỉ lệ với vận tốc của vật.
Câu 5. Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Tốc độ của vật m1 gấp 2 lần tốc độ
của vật m2 nhưng động năng của vật m2 lại gấp 3 lần động năng của vật m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các
vật là
A. m2 =1,5m1. B. m2 = 6 m1. C. m2 =12 m1. D. m2 = 2,25 m1.
Câu 6. Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của nó bằng
A. 7 200 J. B. 200 J. C. 200 kJ. D. 72 J.
Câu 7. Vận động viên quần vợt thực hiện cú giao bóng kỉ lục, quả bóng đạt tới tốc độ 196 km/h. Biết khối lượng
quả bóng là 60 g. Động năng của quả bóng bằng
A.89 J. B. 1152480 J. C.2 J. D. 88926 J.
Câu 8. Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do (không vận tốc đầu) từ độ cao h =100 m xuống đất, lấy g = 10m/s2.
Động năng của vật tại độ cao 40 m là
A.200J. B. 300J. C. 150J. D. 300kJ.
Câu 9. Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với vận tốc 900 m/s và một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển
động với vận tốc 54 km/h. Tỉ số động năng của viên đại bác và động năng của ôtô bằng
A. 24 m/s. B. 10 m. C. 1,39. D. 18.
Câu 10. Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực hiện để tăng tốc
xe lên tốc độ 19 m/s là
A. 18 150 J. B. 21 560 J. C. 39 710 J. D. 2 750 J.
Câu 11. Một viên đạn khối lượng m = 20 g bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 300 m/s xuyên qua một tấm
gỗ dày 5 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ đạn có vận tốc v2 = 100 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên
viên đạn có độ lớn là
A. 4000 N. B. 12000 N. C. 8000 N. D. 16000 N.
7
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

Câu 12. Một ôtô có khối lượng 1,2 tấn tăng tốc từ 18 km/h đến 108 km/h trong 10s. Công suất trung bình của
động cơ ô tô đó
A.52,5 kW. B. 680,4 kW. C. 52,5.102W. D. 6840 kW.
Câu 13. Một vật đang chuyển động với tốc độ 5 km/h trên mặt bàn nằm ngang. Do có ma sát, vật chuyển động
chậm dần đều và đi được 1 m thì dừng lại. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và bàn
bằng
A.0,098. B. 0,071. C.0,142. D. 0,197.
Câu 14. Một ô tô đang chạy với vận tốc 30 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì hãm phanh. Khi đó ô tô tiếp
tục chạy thêm được quãng đường dài 4,0 m. Coi lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường là không đổi. Nếu trước
khi hãm phanh, ô tô đang chạy với vận tốc 90 km/h thì ô tô sẽ tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài bao nhiêu
sau khi hãm phanh ?
A. 10 m. B. 42 m. C. 36 m. D. 20 m.
Câu 15. Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v1 thì có động năng
Wd1 = 81J. Nếu vật chuyển động với vận tốc v2 thì động năng của vật là Wd2 = 64 J. Nếu vật chuyển động với
vận tốc v3 = 2v1 + v2 thì động năng của vật là
A.625J. B. 226J. C. 676J. D. 26J.
Thế năng
Câu 16. Thế năng trọng trường của một vật có giá trị
A. luôn dương. B. luôn âm.
C. khác 0. D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.
Câu 17. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới với gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng của vật
A. giảm dần. B.tăng dần. C. tăng rồi giảm. D. giảm rồi tăng.
Câu 18. Một vật trượt trên mặt nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất nó trượt xuống vị trí ban đầu.
Trong quá trình chuyển động trên.
A.công của lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0.
B. tổng công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0.
C. công của trọng lực tác dụng vào vật bằng 0.
D. hiệu giữa công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0.
Câu 19. Chọn phát biểu sai?
A. Hiệu thế năng của một vật chuyển động trong trọng trường không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
B. Thế năng của một vật tại ví trí trong trọng trường không phụ thuộc vào vận tốc của nó tại vị trí đó.
C. Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa vật và Trái Đất; nó phụ thuộc vào
việc chọn mốc thế năng.
D. Hiệu thế năng của một vật chuyển động trong trọng trường phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
Câu 20. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì
A. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
8
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 21. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật nặng 2 kg ở dưới đáy một giếng sâu 10 m tại nơi có
gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là
A. 100 J. B. – 100 J. C. 200 J. D. – 200 J.
Câu 22. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Một vật có khối lượng 1 kg, có thế năng trọng trường là 20 J (lấy g = 10
m/s2) thì vật đang ở độ cao là
A. 2 m. B. 6 m. C. 12 m D. 3 m.
Câu 23. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thức
nhất so với vật thứ hai là
A. bằng hai lần vật thứ hai. B. bằng một nửa vật thứ hai.
C. bằng vật thứ hai. D. bằng 1 vật thứ hai.
4

Câu 24. Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1,5 m. Lấy gia tốc trọng
trường là g = 9,8 m/s2. Độ tăng thế năng của tạ là
A. 1 962 J. B. 2 940 J. C. 800 J. D. 3000 J.
Câu 25. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường
thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Khi chọn gốc thế năng là đáy vực. Thế năng
của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là
A. 165 kJ ; 0 kJ. B. 150 kJ ; 0 kJ. C. 1500 kJ ; 15 kJ. D. 1650 kJ ; 0 kJ.
Câu 26. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường
thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Khi chọn gốc thế năng là mặt đường. Thế
năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là
A. 15 kJ ;-15 kJ. B. 150 kJ ; -15 kJ. C. 1500 kJ ; 15 kJ. D. 150 kJ ; -150 kJ.
Câu 27. Một vật có khối lượng 5kg ở độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2 và chọn mốc thế năng tại mặt
đất. Thế năng của vật sau khi nó rơi tự do được 1 giây là
A.250J. B. 249,9J. C. 490J. D. 500J.
Câu 28. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ
10 cách mặt đất 40 m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10. Lấy g = 9,8 m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao
nhất có giá trị là
A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 588 J.
Câu 29. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 400 kg lên đến vị trí có độ cao 25 m so với mặt đất. Lấy g ≈ 10
m/s2. Công của trọng lực khi cần cẩu di chuyển vật này xuống phía dưới tới vị trí có độ cao 10 m là
A. 100 kJ. B. 75 kJ. C. 40 kJ. D. 60 kJ.
Câu 30. Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000 kg từ mặt đất lên độ cao 2 m (tính theo sự di chuyển
của trọng tâm contenơ), sau đó đổi hướng và hạ xuống sàn một ô tô tải ở độ cao cách mặt đất 1,2 m. Lấy g = 9,8
m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Độ giảm thế năng khi nó hạ từ độ cao 2m xuống sàn ô tô là bao nhiêu?
ĐS: 23520J

9
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

IV, Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng


Câu 1. Cơ năng của một vật bằng
A. hiệu của động năng và thế năng của vật. B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 2. Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng là đại lượng
A. không đổi. B. luôn tăng. C. luôn giảm. D. tăng rồi giảm.
Câu 3. Từ một điểm cách mặt đất 1 m, một vật có khối lượng 100 g được ném lên với tốc độ 2 m/s. Chọn mốc
thế năng tại mặt đất. Bỏ qua ma sát của không khí, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật sau khi nén khí là
A. 1,2 J. B. 1,0 J. C. 0,2 J. D. 1200 J.
Câu 4. Khi vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất thì
A. động năng và thế năng của vật giảm. B. động năng và thế năng của vật tăng.
C. động năng tăng, thế năng giảm. D. động năng và thế năng không đổi.
Câu 5. Khi một quả bóng được ném lên thì
A. động năng chuyển thành thế năng. B. thế năng chuyển thành động năng.
C. động năng chuyển thành cơ năng. D. cơ năng chuyển thành động năng.
Câu 6. Từ mặt đất một vật có khối lượng 200g được ném lên với vận tốc 30 m/s. Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Bỏ qua sức cản của không khí. Cơ năng của vật khi ném là
A. 30 J. B. 3 J. C. 90 J. D. 9 J.
Câu 7. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối
với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 8. Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì
A. thế năng cực tiểu. B. thế năng cực đại. C. cơ năng cực đại. D. cơ năng bằng 0.
Câu 9. Giả sử bỏ qua sức cản của không khí, khi con lắc đơn chuyển động đến vị trí cao nhất thì
A. giá trị thế năng và động năng đều bằng không.
B. động năng cực tiểu, thể năng cực đại.
C. giá trị thế năng bằng động năng.
D. động năng cực đại, thế năng cực tiểu.
Câu 10. Một viên bi khối lượng m chuyển động ngang không ma sát với vận tốc v0
rồi đi lên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α so với phương ngang, bi đạt độ cao cực
đại H sau khi đi được quãng đường s. Phương trình nào sau đây diễn tả định luật bảo
toàn cơ năng của hệ
mv02 mv02 mv02 mv02
A. = mgH . B. − mgs = 0 . C. mgs cos  = . D. + mgs = 0 .
2 2 2 2

10
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

Câu 11. Ba quả bóng được ném đi từ cùng một độ cao với vận tốc đầu có cùng độ lớn nhưng theo ba hướng
khác nhau : (1) lên cao; (2) nằm ngang; (3) xuống thấp. Nếu gọi vận tốc của ba quả bóng ngay trước khi chạm
đất là v1, v2, v3 và bỏ qua sức cản của không khí thì
A. v1 > v2 > v3. B. v2 > v1 > v3. C. v1 = v2 = v3. D. v3 > v1 > v2.
Câu 12. Loài đại bàng bụng trắng sinh sống ở đảo Phú Quốc. Một con đại bàng bụng trắng trưởng thành cân
nặng 6,0 kg và có thể bay với tốc độ 130 km/h ở độ cao 1500 m so với mặt biển. Chọn mốc thế năng ở mặt biển
và lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của con đại bàng trong trường hợp này bằng
A. 90000 J. B. 3912 J. C. 93912 J. D. 97824 J.
Câu 13. Một con bọ chét có khối lượng 1 mg có thể bật nhảy thẳng đứng lên độ cao tối đa 0,2 m từ mặt đất. Bỏ
qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của bọ chét ngay khi bật nhảy bằng
A.1,00 m/s. B. 2,00 m/s. C. 3,92 m/s. D. 1,98 m/s.
Câu 14. Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm
B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Động
năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?
A. 6.103 J. B. 3.102 J. C. 60 J. D. 3.103 J.
Câu 15. Một vận động viên nhảy cầu thực hiện động tác bật nhảy để đạt được độ cao 10 m so với mặt nước. Lấy
g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tốc độ của vận động viên này khi chạm mặt nước bằng
A.14,0 m/s. B. 9,9 m/s. C. 196,0 m/s. D. 7,0 m/s.
Câu 16. Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8
m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là
A. 14,14 m/s. B. 8,94 m/s. C. 10,84 m/s. D. 7,7 m/s.
Câu 17. Một con cá heo trong khi nhào lộn đã vượt khỏi mặt biển tới độ cao 5 m. Nếu coi cá heo vượt lên khỏi
mặt biển được chỉ nhờ động năng nó có vào lúc rời mặt biển và lấy g = 10 m/s2 thì vận tốc của cá heo vào lúc rời
mặt biển là
A. 10 m/s. B. 7,07 m/s. C. 100 m/s. D. 50 m/s.
Câu 18. Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương
ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn (hình vẽ). Lấy g = 9,8 m/s2
và bỏ qua mọi ma sát. Tốc độ của quả bóng khi nó chạm sàn bằng

A.35,60 m/s. B. 5,97 m/s. C. 4,43 m/s.


D. 4,00 m/s.
Câu 19. Một thiết bị được thả không vận tốc đầu xuống bề mặt của Mặt trăng, biết rằng gia tốc rơi tự do tại bề
mặt của Mặt Trăng là 1,62 m/s2. Muốn thiết bị được an toàn thì tốc độ khi tiếp đất của thiết bị đó phải nhỏ hơn 2
m/s. Độ cao tối đa để thả thiết bị đó được an toàn là
A. 1,32 m. B.0,20 m. C. 1,23 m. D. 0,62 m.

Câu 20. Một vật nặng nhỏ m chuyển động từ đỉnh A có độ cao 3m theo mặt phẳng
nghiêng AB, sau đó chuyển động thẳng đứng lên trên đến C có độ cao 4m. Bỏ qua mọi
ma sát, lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ban đầu của vật tại A là
11
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

A. 3,2 m/s. B. 4,5 m/s.


C. 7,7 m/s. D. 8,9 m/s.
Câu 21. Chữa mẫu: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 60m so với mặt đất. Chọn mốc
tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là
A. 20 m. B. 15 m. C. 10 m. D. 30 m.
Câu 22. Từ mặt đất một vật nặng có khối lượng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6
m/s. Lấy g = 10 m/s2. Khi động năng bằng thế năng thì vật m ở độ caoq
A. 1,0 m B. 0,9 m. C. 1,8 m. D. 0,5 m.
Câu 23. Một vật khối lượng 200 g được thả rơi tự do từ vị trí có thế năng bằng 40J, bỏ qua mọi ma sát, lấy g =
10 m/s2. Độ cao của vật khi thế năng bằng ba lần động năng bằng
A. 5 m. B. 10 m. C. 15 m. D. 20 m.
Câu 24. Từ mặt đất, một vật có khối lượng 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức
cản của không khí. Lấy gốc thế năng ở mặt đất. Khi thế năng bằng ba lần động năng thì vật có cơ năng bằng bao
nhiêu?
A. 50J. B. 10J. C. 5J. D. 25J.
Câu 25. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không
khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là
2v 2 v2 v2 v2
A. . B. . C. . D. .
g 4g 2g g
Câu 26. Một vật có khối lượng M trượt trên một sàn nhẵn với vận tốc v0
=12m/s đi lên một cầu nhảy (xem hình vẽ). Khi vật trượt đến nơi cao nhất thì
h
đạt vận tốc v1 và rơi khỏi cầu nhảy theo phương ngang. Cho g = 10 m/s2. Để
tầm bay xa của vật là L = 7,2 m thì độ cao h bằng
A.1,8 m. B. 7,2 m. C. 2,5 m. L
D. 3,6 m.
Câu 27. Một vật được ném lên thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của
3
không khí. Khi vật có động năng bằng cơ năng thì vật ở độ cao so với mặt đất bằng
4
v2 v2 3v 2 v2
A. . B. . C. . D. .
2g 8g 8g 4g

Câu 28. Một con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo cho dây treo làm với phương ngang một góc 300 rồi thả nhẹ. Lấy
g = 10 m/s2. Con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 200 có tốc độ bằng
A. 1,56 m/s. B. 1,42 m/s. C. 2,97m/s. D. 1,21 m/s.
V, Hiệu suất
Câu 1. Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích. B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 2. Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.

12
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.


C. năng lượng hao phí càng ít.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 4. Lực F đẩy ô tô khối lượng m lên dốc một đoạn đường s với tốc độ không đổi v. Dốc nghiêng góc  . Hiệu
suất của quá trình này được xác định bằng biểu thức nào?
mgssin  mv mv 2 mg sin 
A. . B. . C. . D. .
Fv Fs 2Fs F
Câu 5. Một vật có khối lượng m chịu tác dụng của một lực kéo F theo phương nằm ngang. Biết trong quá trình
chuyển động vật luôn chịu tác dụng của lực ma sát (biết độ lớn lực ma sát là Fms). Hiệu suất H của chuyển động
khi vật đi được quãng đường nào đó bằng
F − Fms F − Fms F F
A. H = .100% . B. H = .100% . C. H = ms .100% . D. H = .100% .
Fms F F Fms

Câu 6. Trên công trường xây dựng, người công nhân sử dụng ròng rọc để đưa vật liệu lên cao. Do ảnh hưởng
của thời tiết nên hệ thống ròng rọc và dây nối bị bẩn và rỉ sét. Người công nhân phải dùng lực có độ lớn F. Để
nâng vật có trọng lượng P lên độ cao h. Hiệu suất H của ròng rọc được tính bởi công thức
P F P.h F−P
A. H = .100% . B. H = .100% . C. H = .100% . D. A = .100% .
F P F F
Câu 7. Một cây quạt có công suất định mức là 50 W. Khi hoạt động sản sinh ra một công suất cơ học là 40 W.
Hiệu suất của quạt điện bằng
A.10 %. B. 80 %. C. 90%. C. 20%.
Câu 8. Trong mỗi giây, một tấm pin mặt trời có thể hấp thụ 750 J năng lượng ánh sáng, nhưng nó chỉ có thể
chuyển hóa thành 120 J năng lượng điện. Hiệu suất của tấm pin này bằng
A.84%. B. 16%. C. 13,8%. D. 86,2%.
Câu 9. Một động cơ điện tiêu thụ công suất điện 110 W, sinh ra công suất cơ học bằng 88 W. Tỉ số của công suất
cơ học với công suất hao phí ở động cơ bằng
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 10. Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m và trượt dài
40 m. Tới chân mặt dốc, vật có tốc độ 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát trên mặt dốc này bằng
A. 43,75 N. B. 21,88 N. C. 875,00 N. D. 143,75 N.
Câu 11. Máy tời đang hoạt động với công suất 1000 W đưa 100 kg vật liệu lên đều tới độ cao 16 m trong 20 s.
Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu suất của máy tời bằng
A.78,4 %. B. 85,0 %. C. 63,2 %. D. 80,0 %.

13
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

Câu 12. Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc A cao 5 m khi xuống chân dốc B có vận tốc 6 m/s.
Lấy g = 10 m/s2. Hiệu suất của quá trình chuyển đổi thế năng thành động năng của vật bằng
A.64%. B. 72%. C.36% D. 6%.
Câu 13. Một tàu lượn siêu tốc có điểm cao nhất cách điểm thấp nhất 94,5 m theo phương thẳng đứng. Tàu lượn
được thả không vận tốc ban đầu từ điểm cao nhất. Trên thực tế, vận tốc cực đại mà tàu lượn đạt được là 41,1 m/s.
Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu suất của quá trình chuyển đổi thế năng thành động năng của tàu lượn bằng
A.89,3 %. B. 91,2 %. C. 80,5 %. D. 85,1 %.
Câu 14. Một hòn đá có khối lượng m =1,0 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với tốc độ ban đầu v0 =
20 m/s. Trong khi chuyển động vật luôn bị lực cản của không khí, coi lực cản có giá trị không đổi trong suốt quá
trình chuyển động của hòn đá. Biết rằng hòn đá lên đến độ cao cực đại là 16 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn của lực
cản là
A. 5,00 N. B. 2,70 N. C. 0,25 N. D. 2,50 N.
Câu 15. Mực nước bên trong đập ngắn nước của một nhà máy thủy điện có độ cao
20 m so với cửa xả với tốc độ 16 m/s. Lấy
g = 9,8 m/s2. Tỉ lệ phần thế năng của nước đã được chuyển hóa thành động năng bằng
A. 65,3 %. B. 63,5 %.
C. 80,2 %. D. 95,0 %.
Câu 16. Công suất sử dụng điện trung bình của một gia đình là 0,5 kW. Biết năng
lượng mặt trời khi chiếu trực tiếp đến bề mặt của pin mặt trời đặt nằm ngang có công suất trung bình là 100 W
trên một mét vuông. Giả sử chỉ có 15% năng lượng mặt trời được chuyển thành năng lượng có ích (điện năng).
Để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này thì cần một diện tích bề mặt pin mặt trời bằng
A. 33,33 m2. B. 5,88 m2. C. 30,00 m2. D. 0,75 m2.
Câu 17. Một thùng hàng có khối lượng 30 kg được đẩy lên một con dốc cao 2 m bằng một động cơ băng chuyển.
Biết rằng trong quá trình vận chuyển, động cơ cần sử dụng năng lượng tổng là 5000 J. Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu
suất của động cơ là
A.12%. B. 88 %. C. 75 %. D. 25 %.
Câu 18. Một công nhân xây dựng sử dụng ròng rọc để kéo một thùng sơn nặng 27 kg lên dàn giáo
lên cao 3,1 m so với mặt đất. Lực mà người công nhân kéo theo phương thẳng đứng có độ lớn 310
N. Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu suất của quá trình chuyển đổi động năng thành thế năng bằng
A.90,0%. B. 14,6 %. C. 85,4%. D. 75,3 %.
Câu 19. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu
200 m lên trên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Công suất toàn phần
của động cơ là
A. 8,2 kW. B. 6,5 kW. C. 82 kW. D. 65 kW.
Câu 20. Một búa máy có khối lượng 500 kg rơi từ độ cao 2 m và đóng vào cọc, làm cọc ngập thêm vào đất 0,1
m, lực đóng cọc trung bình bằng 8.104 N (Lấy g = 10 m/s2). Hiệu suất của máy là
A. 8%. B. 4%. C. 80%. D. 40%.
Câu 21. Một quả bóng có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là 15 m/s. Nó đạt
được độ cao 10 m so với vị trí ném. Lấy g = 10 m/s2. Tỉ lệ cơ năng của vật đã bị biến đổi do lực cản của không
khí bằng

14
TRƯỜNG THCS&THPT MARIE CURIE - HÀ ĐÔNG CHƯƠNG IV - Vật Lí 10

A.88,9 %. B. 11,1%. C. 87,1%. D. 12,9%.


Câu 22. Một xe bán tải có khối lượng 1,5 tấn. Để tăng tốc xe từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 16 m/s thì xe cần dùng
0,03 lít xăng cần dùng. Biết năng lượng chứa trong 1 lít xăng là 3,4.107J. Hiệu suất của xe bằng
A.19%. B. 81%. C. 25%. D. 22%.
Câu 23. Động cơ xăng ô tô có hiệu suất là 27%. Điều này có nghĩa là chỉ 27% năng lương được lưu trữ trong
nhiên liệu của ô tô được sử dụng để ô tô chuyển động (sinh công thắng lực ma sát). Biết 1 lít xăng dự trữ được
năng lượng 30 MJ. Một ô tô dùng 1 lít xăng đi được 7 km với vận tốc không đổi. Độ lớn lực ma sát tác dụng lên
ô tô bằng
A.3085 N. B. 3129 N. C. 1157 N. D. 3465 N.
Câu 24. Một vật có khối lượng 10 kg chịu tác dụng của một lực kéo 80 N có phương hợp với độ dời trên mặt
phẳng ngang 300. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là  = 0,3. Lấy g =10 m/s2. Hiệu suất của chuyển
động khi vật đi được quãng đường s nào đó bằng
A.74%. B. 68%. C. 85%. D. 80%.
Câu 25. Biết động cơ của ô tô có công suất 45 kW, hiệu suất 25%; 1 kg xăng đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt
lượng bằng 46.106 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. Một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h
khi tiêu thụ hết 60 lít xăng thì có thể đi được đoạn đường dài bằng
A.180 km. B. 161 km. C. 170 km. D. 172 km.
Câu 26. Một nhà máy thủy điện vận hành nhờ một thác nước ở độ cao 1200 m với lưu lượng 50 m3/s. Biết công
suất điện của nhà máy là 520 MW. Lấy g = 10 m/s2 và khối lượng riêng của nước là
D =103 kg/m3. Hiệu suất của nhà máy gần bằng
A. 95%. B. 87%. C. 97%. D. 85%.
Câu 27. Một máy bơm nước có công suất 1,5 kW, hiệu suất 70%. Lấy g = 10 m/s2. Biết khối lượng riêng của
nước là D = 103 kg/m3. Dùng máy này để bơm nước lên độ cao 10 m, sau nửa giờ máy đã bơm lên bể một lượng
nước bằng
A.18,9 m3. B.15,8 m3. C. 94,5 m3. D. 24,2 m3.
Câu 28. Thác nước cao 45 m, mỗi giây đổ 180 m3 nước. Lấy g = 10 m/s2. Người ta dùng thác nước làm trạm
thủy điện với hiệu suất 85%. Biết khối lượng riêng của nước là D =103 kg/m3. Công suất của trạm thủy điện bằng
A.68,85 MW. B. 81,00 MW. C. 95,29 MW. D. 76,83 MW.

15

You might also like