You are on page 1of 7

Bài 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

1. Công.
a. Định nghĩa.
Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và hình
chiếu của độ dời diểm đặt trên phương của lực.
A = F.s.cosα
F: Lực tác dụng ( N)
S: Quãng đường dịch chuyển (m)
α: góc hợp bởi hướng dịch chuyển và lực tác dụng
 Nhận xét:
Công là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.

-Nếu cosα > 0 ( ) thì A > 0 và được gọi là công phát động.

-Nếu cosα < 0 ( )thì A < 0 và được gọi là công cản.

-Nếu cosα = 0 ( ) thì A = 0 ,dù có lực td nhưng không có công thực hiện.
b. Đơn vị của công: jun, kí hiêu : J
1J= 1N.m

Ý nghĩa 1 J: 1Jun là công thực hiện bởi lực có độ lớn 1N khi điểm đặt của lực có độ dời
1m theo phương của lực.

2. Công suất
a. Định nghĩa
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

P: công suất trung bình


A: công ( J)
t: thời gian thực hiện công ( s)
( hoặc công suất tức thời P= )
b. Đơn vị công suất : Oát. ( W )
Ý nghĩa 1 W: 1 oát là CS của máy sinh công 1 jun trong 1 giây.
Bài tập CÔNG – CÔNG SUẤT

Trắc nghiệm

Câu 1: Lực ⃗
F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với
hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là:

A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A =F.s


+cosα

Câu 2: Ki lô óat giờ (kWh) là đơn vị của

A. Hiệu suất B. Công suất C. Động lượng D. Công

Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?

A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.

Câu 4: Công suất của lực ⃗


F làm vật di chuyển với vận tốc ⃗v theo hướng của ⃗
F là:

A. P=F.vt B. P= F.v C. P= F.t D. P= F v2

Câu 5: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu
thức công suất?

A t
A. P = B. P = At C. P = D. P = A.t2
t A

Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?

A. J. B. Cal. C. N/m. D. N.m.

Câu 7: Công cơ học là đại lượng:

A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm.

Câu 8: Chọn câu sai khi nói về công của lực


A. Là đại lượng vô hướng B. Có giá trị đại số

C. Được tính bằng biểu thức F.S.cosα D. Luôn luôn dương

Câu 9: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là

A. Lực ma sát B. Lực phát động C. Lực kéo D. Trọng lực

Câu 10: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều
chuyển động là:

A. 00 B. 600 C. 1800 D. 900

Câu 11: Khi lực F cùng chiều với độ dời s thì công:

A. A > 0 B. A < 0 C. A ≠ 0 D. A = 0

Câu 12: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc
α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là:

A. Ams = μ.m.g.sinα B. Ams = - μm.g.cosα C. Ams = μ.m.g.sinα.S D. Ams = -


μ.m.g.cosα.S

Câu 13: Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc.
Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là:

A. Ap = m.g.sinα.S B. Ap = m.g.cos.S C. Ap = - m.g.sinα.S D. Ap = -


m.g.cosα.S

Câu 14: Chọn phát biểu sai khi nói về hiệu suất:

A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động

B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần

C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần

D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1

Câu 15: Chọn câu sai: Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng thì
A. Lực ma sát sinh công cản

B. Thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động

C. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản

D. Thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công

Câu 16: Chọn câu sai khi nói về công của trọng lực

A. Công của trọng lực luôn luôn mang giá trị dương

B. Công của trọng lực bằng không khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang

C. Công của trọng lực bằng không khi quỹ đạo của vật là một đường khép kín

D. Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng của vật

Câu 17: Công có thể biểu thị bằng tích của:

A. năng lượng và khoảng thời gian. C. Lực và quãng đường đi được

B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. D. Lực và vận tốc

Câu 18: Chọn phát biểu đúng về công.

A. Mọi lực làm vật dịch chuyển đều sinh công.

B. Khi góc giữa lực và đường đi là góc nhọn.

C. Lực vuông góc với phương dịch chuyển không sinh công.

D. Công âm là công của lực kéo vật đi theo chiều âm của vật.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không:

A. lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o

B. lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o

C. lực cùng phương với phương chuyển động của vật


D. lực vuông góc với phương chuyển động của vật

Câu 20: Khi vật chuyển động trên quỹ đạo kép kín, tổng đại số công thực hiện:

A. khác không. B. luôn âm. C. bằng không. D. luôn


dương.

Câu 21: Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng ?

A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.

B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.

C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.

D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây công của lực có giá trị dương ?
A. Lực tác dụng lên vật ngược chiều chuyển động của vật.
B. Vật dịch chuyển được một quãng đường khác không.
C. Lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với phương chuyển động của vật.
D. Lực tác dụng lên vật cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
Câu 23: Một khối lượng m được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0. Tìm công của trọng
lực thực hiện trên vật khi vật rơi về vị trí nén ban đầu.

2
1 v
A. mv2 B. 2mv0 C. 0 D. 0
2 2g

Câu 24: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:

A. dương. B. âm. C. bằng 0. D. bằng hằng


số.

Câu 25: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt
xuống vị trí ban đầu.Như vậy trong quá trình chuyển động trên:

A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0 B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng
0
C. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật
bằng 0

Câu 26: Công của một vật có khối lượng m = 1kg rơi ở độ cao h =2m, lấy g =10m/s2 là.

A. 2 J B. 20 J C. 5 J D. 50 J

Câu 27: Lực ⃗


F có độ lớn 500N kéo vật làm vật dịch chuyển một đoạn đường 2m cùng hướng
với lực kéo. Công của lực thực hiện là

A. 2000 J B. 1500 J C. 1000 J D. 250 J

Câu 28: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang
một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 100N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 20m bằng

A. 2000 J B. 1730 J C. 1410 J D. 1000 J

Câu 29: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc
300. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m

A. 3000 J B. 2590 J C. 2000 J D. 1000 J

Câu 30: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo
phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g =10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng

A. 10 J B. 20 J C. 30 J D. 40 J

Tự luận

Bài 1. Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có
phương hợp góc 30o so với phương ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Tính
công của lực đó khi hòm di chuyển được 20 m.
Đáp số: 2598 J

Bài 2. Một vật m=100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng
chiều dài l=2m, chiều cao h=0,4m. Vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính
công của lực ma sat.
ĐS: - 0,2 J

Bài 3. Kéo một vật khối lượng m = 100 kg từ chân lên đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 5 m,
nghiêng góc 30o so với phương ngang bằng một lực có phương song song với mặt
nghiêng. Tính công của lực kéo đó, cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt dốc
bằng m = 0,01. Xét hai trường hợp sau:
a. Kéo đều vật lên dốc.

b. Kéo nhanh dần đều trong 2 giây thì tới đỉnh

Đáp số: 2543 J; 3793 J.

Bài 4. Xe có khối lượng m = 200 kg chuyển động trên dốc dài 200 m, cao 10 m.
a. Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với vận tốc 18 km/h, công suất động cơ là 0,75
kW. Tính lực ma sát.

b. Sau đó xe chuyển động xuống dốc nhanh dần đều, ở đỉnh có vận tốc 18 km/h, chân
dốc có vận tốc 54 km/h. Tính công do xe thực hiện khi xuống dốc và công suất trung
bình, công suất tức thời ở chân dốc. Biết lực ma sát không đổi.

Đáp số: 50 N, 10 kJ; 500 W; 750 W.

Bài 5. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa là 800 kg. Khi chuyển động
thang máy còn chịu một lực cản không đổi 4.10 3 N. Hỏi để đưa thang máy lên cao (có
tải trọng tối đa) với vận tốc không đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao
nhiêu? (lấy g = 9.8 m/s2)
Đáp số: 64,9 kW

You might also like