You are on page 1of 12

GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM 2023


MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 (ĐỀ 1 - 2)
ĐỀ 1
A. TRẮC NGHIỆM (7Đ)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa
giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương
đương với các lực thành phần.
Câu 2. Một cậu bé đang kéo thùng hàng trên mặt đất bằng sợi dây hợp
với phương ngang một góc 30°. Biết độ lớn lực kéo của cậu bé tác dụng
lên dây là 12N. Độ lớn lực kéo thành phần theo phương song song với
mặt đất là
A. 12 N. B. 12 N
C. 6 N. D. 6 N.
Câu 3. Một cậu bé đang kéo thùng hàng trên mặt đất bằng sợi dây hợp với
phương ngang một góc 30. Biết độ lớn lực kéo của cậu bé tác dụng lên dây
là 12 N. Độ lớn lực kéo thành phần theo phương vuông góc với mặt đất là
A. 12 N. B. 12 N
C. 6 N. D. 6 N.
Câu 4. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều
A. Là một lực song song với hai lực thành phần, có độ lớn bằng tổng hai độ lớn.
B. Là một lực song song với hai lực thành phần, có độ lớn bằng hiệu hai độ lớn.
C. Là một lực song song, cùng chiều với hai lực thành phần, có độ lớn bằng tổng hai độ lớn.
D. Là một lực song song, ngược chiều với hai lực thành phần, có độ lớn bằng tổng hai độ lớn.
Câu 5. Hai lực có độ lớn F1 = 2N và F2 = 6 N song song cùng chiều đặt tại A và B với AB = 4 cm. Khi đó
điểm đặt của hợp lực là
A. Tại điểm O cách A 3 cm, cách B 1 cm. B. Tại trung điểm của AB.
C. Tại điểm O cách A 6 cm và cách B 2 cm. D. Tại điểm O cách A 2 cm và cách B 6 cm.
Câu 6. Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 30 N và 50 N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp
lực của chúng đến lực nhỏ hơn bằng 0,3 m. Khoảng cách giữa hai lực đó là
A. 0,84 m. B. 0,48 m. C. 0,80 m. D. 0,60 m.
Câu 7. Mômen lực tác dụng lên một vật đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
A. làm vật chuyển động tịnh tiến. B. làm vật quay.
C. làm vật cân bằng. D. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.
Câu 8. Chọn phát biểu đúng.
A. Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng vô hướng.
B. Mômen lực đối với một trục quay được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. Đơn vị của momen lực là N/m.
Câu 9. Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
Câu 10. Cánh tay đòn của ngẫu lực là khoảng cách

1
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

A. từ trục quay đến giá của lực. B. giữa hai giá của hai lực.
C. giữa hai điểm đặt của hai lực D. từ trục quay đến điểm đặt của lực.
Câu 11. Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng lực 100 N vào đầu búa thì
định bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh có độ lớn

A. 50 N. B. 500N C. 1000 N. D. 200 N


Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực?
A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Lực luôn sinh công khi diễm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
C. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi.
D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 13. Trường hợp nào dưới đây công của lực có giá trị dương?
A. Lực tác dụng lên vật ngược chiều chuyển động của vật.
B. Vật dịch chuyển được một quãng đường khác không.
C. Lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với phương chuyển động của vật.
D. Lực tác dụng lên vật cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
Câu 14. Cho ba lực tác dụng lên một viên gạch đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Công thực
hiện bởi các lực , , và khi viên gạch dịch chuyển một quãng đường d là A1, A2 và A3. Biết rằng
viên gạch chuyển động sang bên trái. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. A1 >0, A2 > 0, A3 = 0 B. A1 >0, A2<0, A3 = 0


C. A1 <0, A2 >0, A3 0. D. A1 <0, A2 <0, A3 0.
Câu 15. Kilôoát giờ (kW.h) là đơn vị của
A. công. B. công suất. C. hiệu suất. D. lực.
Câu 16. Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng?
A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Câu 17. Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo vật đi
một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là
A. 50 W. B. 25 W. C. 100 W. D. 75 W.
Câu 18. Trong mỗi giây, một tấm pin mặt trời có thể hấp thu 750J năng lượng ánh sáng, nhưng nó chỉ có
thể chuyển hóa thành 120J năng lượng điện. Hiệu suất của tấm pin này là bao nhiêu?
A. 50 %. B. 16%. C. 25 %. D. 12 %.
2
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

Câu 19. Một cần cẩu cần thực hiện một công 120 kJ nâng một thùng hàng khối lượng m lên cao 10m với
lực nâng là 6000N theo hướng chuyển động. Hiệu suất của cần cẩu là
A. 5%. B. 50 %. C. 75 %. D. 60 %.
Câu 20. Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20m/s cần có công suất P = 800kW. Cho
biết hiệu suất của động cơ là H =0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.
A. 14000 N. B. 8500 N. C. 32000 N. D. 12000 N.
Câu 21. Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật. B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
C. Là đại lượng vô hướng, không âm. D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật.
Câu 22. Thế năng trọng trường của một vật có giá trị
A. luôn dương. B. luôn âm.
C. khác 0. D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.
Câu 23. Cơ năng của một vật được bảo toàn khi
A. vật chịu tác dụng của các lực nhưng không phải là các lực thế.
B. vật chỉ chịu tác dụng của lực thế.
C. vật chịu tác dụng của mọi lực bất kì.
D. vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất.
Câu 24. Một ô tô chạy đều trên đường nằm ngang với vận tốc 54 km/h. Công suất của động cơ là 72 kW.
Lực phát động của động cơ là
A. 4800 N. B. 4500 N. C. 480 N. D. 4200 N.
Câu 25. Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương
ngang một góc 30°. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian t giây thì công suất của lực là 5
Giá trị của t là
A. 5 s. B. 10 s. C. 4 s. D. 10 s.
Câu 26. Một vật nhỏ được thả rơi tự do thì
A. động năng giảm, thế năng tăng nhưng cơ năng thì không đổi.
B. động năng giảm, thế năng giảm nhưng cơ năng thì không đổi.
C. động năng tăng, thế năng giảm nhưng cơ năng thì không đổi.
D. động năng tăng, thế năng tăng nhưng cơ năng thì không đổi.
Câu 27. Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì
A. thế năng cực tiểu. B. thế năng cực đại. C. cơ năng cực đại D. cơ năng bằng 0.
Câu 28. Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của toà nhà như hình. Quả
bóng (1) được ném phương ngang, quả bóng (2) được ném xiên lên trên, quả bóng (3) được ném xiên
xuống dưới. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí, sắp xếp tốc độ
của các quả bóng khi chạm đất theo thứ tự giảm dần.

A. 1. 2. 3. B. 2,1.3.
C. 3, 1, 2. D. Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.
Câu 29. Hai người khiêng một thanh dầm AB bằng gỗ đồng chất tiết diện đều, thanh
có chiều dài AB = 150 cm. Để người này chịu một lực lớn gấp ba người kia khi một
người nâng đầu B của thanh thì người kia phải nâng vào điểm cách A một đoạn là
A. 25 cm. B. 50 cm. C. 37,5 cm. D. 75 cm.

3
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

Câu 30. Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực T1 = 100 N lên cột. Biết dây chống tạo với cột một
góc 20°. Bỏ qua trọng lượng của cột. Áp lực cột đặt lên mặt đất gần bằng
A.280N. B. 300 N.
C.200N. D. 400N.
B. TỰ LUẬN (3Đ)
Câu 1. Một người đẩy máy cắt cỏ có khối lượng 15 N di chuyển với một lực có độ lớn xem như không
đổi bằng 80 N theo phương của giá đẩy như hình vẽ. Biết góc tạo bởi giá đẩy và phương ngang là 450.
a. Tìm độ lớn của lực đẩy theo phương ngang và phương thẳng đứng.
b. Nếu từ trạng thái nghỉ, người này tác dụng lực để tăng tốc cho máy đạt tốc độ 1,2 m/s trong 3 s
thì độ lớn lực ma sát trong giai đoạn này là bao nhiêu?

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 2. Một thanh sắt AB đồng chất, tiết diện đều, dài 10 m và nặng 40 kg đặt trên mặt đất phẳng ngang.
Tác dụng một lực F hướng thẳng đứng lên phía trên để nâng đầu B của thanh sắt lên và giữ nó ở độ cao h
so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn của lực F.

300
A

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 3. Một xe cẩu có chiều dài cần trục = 20 m và nghiêng 30° so với phương thẳng đứng. Đầu cần
trục có treo một thùng hàng nặng 2 tấn như hình vẽ. Xác định momen lực do thùng hàng tác dụng lên đầu
cần trục đối với trục quay đi qua đầu còn lại của cần trục gắn với thân máy. Lấy g=10m/s2.

4
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 4. Một khối gỗ có trọng lượng là P=50N được đẩy trượt đều lên trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn
với góc nghiêng 25° so với phương ngang. Biết khối gỗ di chuyển được một đoạn 1m trên mặt phẳng
nghiêng. Tìm công mà người đẩy thực hiện trên khối gỗ nếu lực tác dụng:
a. song song với mặt phẳng nghiêng. ngang.
b. song song với mặt phẳng.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 5. Một xe bán tải có khối lượng 1,5 tấn, hiệu suất của xe là 18%. Tìm số lít xăng cần dùng để tăng
tốc xe từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 15 m/s. Biết năng lượng chứa trong 3,8 lít xăng là 1,3.108 J.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 6. Một người đi bộ lên các bậc thang như hình. Các bậc thang có chiều cao 15 cm, tổng cộng có 25
bậc thang. Người đi bộ này có khối lượng là 55 kg, chuyển động lên với tốc độ xem như không thay đổi
từ bậc thang đầu tiên cho đến bậc thang cuối cùng là 1,5 m/s.
a. Tính cơ năng người này trước khi bước lên bậc thang dầu tiên
b. Tính cơ năng người này ở bậc thang trên cùng.
c. Phần năng lượng thay đổi ở hai vị trí này được cung cấp từ đâu?

5
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 7. Một chiếc đèn có khối lượng m = 14kg được treo vào tường nhờ một dây
xích AB. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống nằm ngang, một
đầu tì vào tường còn đầu kia tì vào điểm B của dây sao cho dây hợp với tường một
góc = 60°. Tính lực căng dây và phản lực của thanh. Lấy g = 10 m/s2.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 8. Một thanh dài l = 1m, khối lượng m = l,5kg. Một đầu thanh được
gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu kia được giữ bằng một dây treo thẳng
đứng. Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn d = 0,4m. Lấy g = 10m/s2.
Tính lực căng T của dây.

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 9. Một xe có khối lượng m = 2 tấn chuyển động trên đoạn AB nam ngang với vận tốc không đổi v
=36km/h; Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là = 0,2, lấy g = 10m/sz.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Đến điểm B thì xe tắt máy và xuống dốc, BC nghiêng góc 30° so với phương ngang, bỏ qua ma
sát. Biết vận tốc tại chân C là 72km/h. Tìm chiều dài dốc BC.
c. Tại C xe tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang CD và đi thêm được 200m thì dừng
lại. Tìm hệ số ma sát trên đoạn CD.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 10. Một viên đạn khối lượng 50g đang bay ngang với vận tốc không đổi 720km/h.

6
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

a. Viên đạn đến xuyên qua một tấm gỗ dày và chui sâu vào gỗ 40cm. Tính lực cản trung bình của gỗ.
b. Trường hợp tấm gỗ chỉ dày 20cm thì viên đạn chui qua tấm gỗ và bay ra ngoài. Xác định vận tốc
của đạn lúc ra khỏi tấm gỗ.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
ĐỀ 2
A. TRẮC NGHIỆM (7Đ)
Câu 1. Một vật có khối lượng 200g nằm yên trên mặt phẳng nghiêng
một góc 20" so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn thành
phần trọng lực song song với mặt nghiêng là
A. 0,895 N. B. 0,684 N.

C. 1,236 N. D. 1,879 N.
Câu 2. Hai lực có độ lớn F1 = 18 N và F2 song song cùng chiều cách nhau một đoạn 20 cm. Độ lớn của
lực tổng hợp là 24 N. Hỏi độ lớn của lực và điểm đặt của lực tổng hợp cách điểm đặt của lực , một
đoạn là bao nhiêu ?
A. 6 N, 15 cm. B. 42 N, 5 cm. C. 6 N, 5 cm. D. 42 N, 15 cm.
Câu 3. Cánh tay đòn của lực là
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. khoảng cách từ vật đến giá của lực. D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 4. Hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào một vật được gọi là
A. ngẫu lực. B. phản lực. C. hai lực trực đối. D. hai lực bằng nhau.
Câu 5. Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh
A. trục đi qua trọng tâm. B. trục cố định đó.
C. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ. D. trục bất kỳ
Câu 6. Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh
A. trục đi qua trọng tâm. B. trục nằm ngang qua một điểm.
C. trục thẳng đứng đi qua một điểm. D. trục bất kỳ.
Câu 7. Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá từ điện năng sang cơ năng?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bàn là. D. Máy sấy tóc.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về công của một lực?
A. Lực là một đại lượng vectơ, do đó công cũng là một đại lượng vectơ.
B. Công có thể biểu thị bằng tích của lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
D. Khi một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực khác 0 vì có dời của vật.
Câu 9. Khi kéo vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là
A. trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo.
Câu 10. Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?
A. Oát (W) B. Jun/giây (J.s.) C. Mã lực (HP). D. Jun(J).
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.

7
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của
động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 12. Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của . Công
suất của lực là
A. Fvt. B. Fv. C. Ft D. Fv2
Câu 13. Công suất được xác định bằng:
A. tích của công và thời gian thực hiện công.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài.
D. giá trị công thực hiện được.
Câu 14. Một máy làm việc trong 5 giờ tiêu tốn một năng lượng 5400 kJ. Biết hiệu suất làm việc của máy
là 50%. Công suất mà máy sinh ra là:
A. 0,3 kW B. 0,15kW C. 0,6 kW. D. 1,2 kW.
Câu 15. Động năng là một đại lượng
A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm
C. vô hướng, không âm. D. vô hướng, luôn dương.
Câu 16. Chọn phát biểu sai:
A. Động năng là đại lượng vô hướng. B. Động năng luôn luôn dương.
C. Động năng có tính tương đối. D. Động năng tỉ lệ nghịch với bình phương vận tốc.
Câu 17. Cơ năng của một vật bằng
A. hiệu của động năng và thế năng của vật. B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 18. Cơ năng là một đại lượng
A. luôn dương. B. luôn dương hoặc bằng 0.
C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn khác 0.
Câu 19. Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A
đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g= 10
m/s2. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?
A. 6.10³ J. B. 3.102 J.
C. 60 J. D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
Câu 20. Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết
khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi lực cản. Cơ năng
của vật bằng
A. 4 J. B. 5 J. C. 1 J. D. 8 J.
Câu 21. Một vật có khối lượng 0,5 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10
m/s2. Bỏ qua sức cản. Khi vật đi được quãng đường 4 m thì động năng của vật là
A. 7 J. B. 6 J. C. 5 J. D. 8 J.
Câu 22. Hai lực có độ lớn F1 = 5 N và F2 song song cùng chiều đặt tại A và B với AB = 9 cm. Khi đó
điểm đặt của hợp lực cách A một đoạn 6 cm. Độ lớn của lực F2 là
A. 10 N. B. 2,5 N. C. 15 N. D. 8 N.
Câu 23. Mômen lực có đơn vị là
A. kgm/s². B. Nm. C. kgm/s. D. N/m.
Câu 24. Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn có trục quay cố định, biết khoảng cách từ giá
của lực đến trục quay là 20 cm. Momen của lực tác dụng lên vật có giá trị là
A. 200 Nm. B. 200 N/m. C. 2 Nm. D. 2 N/m.
Câu 25. Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho trục quay di qua trọng tâm vì
A. chắc chắn, kiên cố. B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.
8
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn. D. để dừng chúng nhanh khi cần.
Câu 26. Một máy bay phản lực có trọng lượng p = 3 000 kN với công suất động cơ P1 =75 MW cất cánh
và đạt độ cao h = 1 000 m. Biết sức cản của không khí là 750 000 N. Thời gian cất cánh của máy bay là
A. 5 s. B. 25 s. C. 50 s. D. 75 s.
Câu 27. Một chiếc xe tải khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc, sau khi
chuyển động trên quãng đường dài 5 km xe đạt được vận tốc 20 m/s. Cho rằng chuyển động của xe là
nhanh dần đều và hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05. Công suất trung bình của động cơ ôtô

A. 22,6 kW. B. 40 kw. C. 31,8kw. D. 12,8 kW.
Câu 28. Một ôtô có khối lượng 2 tấn khi tắt máy và không hãm phanh sẽ chuyển động đều từ đỉnh dốc
xuống hết dốc trong thời gian 10 s. Biết đỉnh dốc cao 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Để kéo ôtô chuyển động đều
lên dốc trong thời gian nói trên thì công suất của động cơ là
A. 40 W. B. 40 kW. C. 20 kW. D. 20 W.
Câu 29. Một động cơ cần trục có công suất 1,5 kW có thể nâng lên đều vật có khối lượng 1,2 tấn với vận
tốc 0,1 m/s. Lấy g = 10m/s2. Hiệu suất của cần trục là
A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 50%.
Câu 30. Một ôtô có m = 20 tấn đang chuyển động với vận tốc v0 thì người lái nhìn thấy vật cản cách xe
30 m và hãm phanh bánh xe trượt trên mặt đường. Hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,45
và xe dừng lại cách vật cản 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc v0 của xe là
A. 54 km/h. B. 72 km/h. C. 36 km/h. D. 50 km/h.
B. TỰ LUẬN (3Đ)
Câu 1. Hai bạn nhỏ đang kéo một xe trượt tuyết. Xét lực kéo có độ lớn 45 N và góc hợp bởi dây kéo so
với phương ngang là 400.
a. Thành phần lực kéo theo phương ngang có độ lớn bao nhiêu?
b. Nếu xe trượt tuyết này chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo trên thì lực ma sát có độ
lớn bao nhiêu?

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 2. Một người đang gánh lúa như hình vẽ. Hỏi vai người phải đặt ở vị trí nào trên đòn gánh để đòn
gánh có thể nằm ngang cân bằng trong quá trình di chuyển? Biết khối lượng hai bó lúa lần lượt là m1 = 7
kg và m2 = 5 kg và chiều dài đòn gánh là 1,5 m. Xem như điểm treo hai bó lúa sát hai đầu đòn gánh và bỏ
qua khối lượng đòn gánh.

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
9
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 3. Một cái xà đồng chất, tiết diện đều nằm ngang có chiều dài 10 m, trọng lượng 200 N. Một đầu xà
gắn với bản lề ở tường, đầu kia được giữ bởi một sợi dây làm với phương nằm ngang một góc 60° như
hình. Tính lực căng của sợi dây. Bỏ qua ma sát.

600

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 4. Một thanh AB thẳng dài 3 m, đồng chất tiết diện đều được treo lên một sợi dây tại vị trí O cách
đầu A 1 m. Treo vào đầu A một vật có khối lượng mA = 20 kg. Bỏ qua khối lượng của thanh. Để cho
thanh AB nằm cân bằng thì phải treo vào đầu B một vật có khối lượng là bao nhiêu?

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 5. Một kĩ sư xây dựng nặng 75 kg trèo lên một chiếc thang dài 2,75
m. Thang được dựa vào bức tường thẳng đứng và tạo một góc = 60° với
mặt phẳng ngang
a. Tính công của trọng lực tác dụng lên kĩ sư khi người này leo từ
chân đến đỉnh thang.
b. Đáp án của câu (a) có phụ thuộc vào tốc độ của người kĩ sư trong
quá trình leo hay không? Vì sao?
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................

10
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 6. Một vật có khối lượng 2kg được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, chịu tác dụng của lực F = 10 (N)
có phương hợp với phương ngang một góc = 45°. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát = 0,2. Lấy g
= 10m/s2. Tính công của các lực tác dụng lên vật khi vật di chuyển một quãng đường 2 m theo phương
ngang.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 7. Một chiếc đàn piano có khối lượng 380kg được
giữ cho trượt đều xuống một đoạn dốc dài 2,9m -
nghiêng một góc 10° so với phương ngang. Biết lực do
người tác dụng có phương song song với mặt phẳng
nghiêng như hình. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g=9,8m/s2.
Hãy xác định:
a. lực do người tác dụng lên đàn piano.
b. công của lực do người tác dụng lên đàn piano.
c. công của trọng lực tác dụng lên đàn piano.
d. tổng cộng của tất cả các lực tác dụng lên đàn piano.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 8. Lực kéo F = 20N tác dụng vào vật có Khối lượng m = 2kg, chuyển động trên mặt phẳng nằm
ngang. Biết giá của lực kéo hợp với phương ngang một góc 30°, hệ số ma sát µ = 0,2 và lấy g = 10m/s2.
Tính công của lực kéo và của lực ma sát thực hiện trên vật khi vật di chuyển quãng đường 20m.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 9. Một máy bơm, bơm được 20 lít nước lên cao 10m trong mỗi giây. Hiệu suất của máy bơm là 75%.
Hỏi trong một giờ, máy bơm đã thực hiện một công là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

11
GV: Lê Minh Thuận ĐT: 0908722867

.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
Câu 10. Nhờ cần cẩu, một kiện hàng có khối lượng 5 tấn được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều,
đạt độ cao 10m trong 5s. Tính công của lực nâng trong 5s và trong giây thứ 5. Lấy g = 10m/s2.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
……………..Hết………………

12

You might also like