You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – VẬT LÝ 10

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
Câu 2: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng.
A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực tác dụng vào vật.
B. Vật bắt buộc phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng vào nó.
C. Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì vật phải lập tức
dừng lại.
D. Một vật không thể liên tục chuyển động mãi mãi nếu không có lực nào tác dụng
vào nó.
Câu 7: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật
A. cùng chiều với chuyển động.
B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần.
D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
Câu 8: Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật
A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật.
C. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được.
D. khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi.
Câu 9: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 10: Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì
A. lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
B. lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
D. tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay
nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 11: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho
A. vật chuyển động. B. hình dạng của vật thay đổi.
C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. hướng chuyển động của vật thay
đổi.
Câu 12: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó
là nhờ
A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ.
C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường.
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính?
A. Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra.
B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ.
C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại.
D. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về
phía trước.
Câu 14: Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 15: Câu nào sau đây là đúng ?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 16: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho
A. vật chuyển động. B. hình dạng của vật thay đổi.
C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. hướng chuyển động của vật thay
đổi.
Câu 17: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 18: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó
là nhờ
A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ.
C. quán tính của xe D. phản lực của mặt đường.
Câu 19: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía
trước là
A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. lực mà ngựa tác dụng vào đất. D. lực mà đất tác dụng vào ngựa.
Câu 20: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức
dừng lại.
Câu 22: Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng?
A. B. C. D.
Câu 23: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật
đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là
A. 4N. B. 1N. C. 2N. D. 100N.
Câu 24: Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng uốn của lực. D. tác dụng nén của lực.
Câu 25: Đơn vị của mômen lực được tính bằng
A. N.m. B. N/m. C. J.m. D. m/N.
Câu 26: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 27: Quy tắc mômen lực
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vât nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 28: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng. D. luôn có giá trị dương.
Câu 29: Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 30: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng
A. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh
tay đòn của nó.
B. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh
tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. luôn có giá trị âm.
Câu 31: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. lực có giá song song với trục quay.
C. lực có giá cắt trục quay.
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 33: Lực không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với
hướng của lực một góc , biểu thức tính công của lực là
A. A = Fscos . B. A = Fs. C. A = Fssin . D. A = Fstan .
Câu 34: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. J. B. W.s. C. N/m. D. N.m.
Câu 35: Công cơ học là đại lượng
A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm.
Câu 36: Trong trường hợp nào sau đây, trọng lực không thực hiện công?
A. vật đang rơi tự do.
B. vật đang chuyển động biến đổi đều trên mặt phẳng ngang.
C. vật đang trượt trên mặt phẳng nghiêng.
D. vật đang chuyển động ném ngang.
Câu 37: Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5N, phương ngang của lực
hợp với phương chuyển động một góc 600. Biết rằng quãng đường đi được là 6 m.
Công của lực F là
A. 11J. B. 50 J. C. 30 J. D. 15 J.
Câu 38: Một người nhấc một vật có khối lượng 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được
một độ dời 30m. Cho gia tốc rơi tự do là g = 10m/s 2. Công tổng cộng mà người đó
thực hiện được là
A. 1860J B. 1800J C. 180J. D. 60J.

Câu 39: Lực có độ lớn 500 N kéo vật làm vật dịch chuyển một đoạn đường 2 m cùng hướng
với lực kéo. Công của lực thực hiện là
A. 100 J. B. 1 J. C. 1 kJ. D. 1000 kJ.
Câu 40: một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s 2. Vật có gia tốc không đổi
là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là
A. 110050J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J.
Câu 41: Một người nhấc một vật có khối lượng 1 kg lên độ cao 6 m. Lấy g = 10 m/s 2. Công mà
người đã thực hiện là
A. 30 J. B. 45 J. C. 50 J. D. 60 J.
Câu 42: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương
ngang một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 100 N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt
đi được 20 m là
A. 1 KJ. B. 100 J. C. 100 KJ. D. 10 KJ.
Câu 43: Đơn vị của công suất
A. J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W.
Câu 44 Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP
thì công suất của máy là
A. 36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.
Câu 45 Công suất được xác định bằng
A. tích của công và thời gian thực hiện công.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài.
D. giá trị công thực hiện được.
Câu 46 Chọn phát biểu sai?. Công suất của một lực
A. là công lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.
B. đo tốc độ sinh công của lực đó.
C. đo bằng .
D. là công lực đó thực hiện trên quãng đường 1m.
Câu 47 1Wh bằng
A. 3600J. B. 1000J. C. 60J. D. 1CV.
Câu 48 Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng
A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.
B. luôn đo bằng mã lực (HP).
C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.
D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.
Câu 49 Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong
suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm
sách là
A. 0,4 W. B. 0 W. C. 24 W. D. 48 W.
Câu 50 Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc
36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là
A. 1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N.
TỰ LUẬN

Bài 1: Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220N làm
thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính
gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2

Bài 2: Trên công trường xây dưng, một người thợ sử dụng động cơ điện để kéo một khối gạch
nặng 85 kg lên độ cao 10,7 m trong thời gian 23,2s. Giả thiết khối gạch chuyển động đều. Tính
công suất tối thiểu của động cơ. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 3: Kỉ lục trong leo cầu thang được xác lập vào ngày 4/2/2003. Theo đó một vận động viên đã
leo 86 tần với 1576 bậc cầu thang trong 9 phút 33 giây. Mỗi bậc cầu thang cao 20 cm và vận
động viên nặng 70 kg. Tính công suất trung bình của vận động viên này.

You might also like