You are on page 1of 21

LÝ THUYẾT VẬT LÝ 12-ÔN THI ĐẠI HỌC

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG


Câu 1: Kết luận nào sau đây là sai ? Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ A thì:
A. Gia tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ 0
B. Gia tốc và vận tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ 0
C. Vận tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ +A
D. Gia tốc và vận tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ +A
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vecto gia tốc của chất điểm có
A. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vecto gia tốc.
B. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên. D. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân
bằng.
Câu 3: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động
A. chậm dần đều. B. chậm dần. C. nhanh dần đều. D. nhanh dần.
Câu 4: Khẳng định nào dưới đây sai? Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn trên một đường thẳng
nằm trong mặt phẳng quỹ đạo là một dao động điều hòa có tần số góc ω và có độ lớn cực đại của vận tốc là vmax.
Điều đó chứng tỏ
A. chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ góc là ω.
B. chất điểm chuyển động tròn đều với gia tốc hướng tâm là vmax ω2.
C. chất điểm chuyển động tròn đều với vận tốc dài là vmax
v
D. bán kính quỹ đạo tròn là max

Câu 5: Tại thời điểm t thì tích của li độ và vận tốc của vật dao động điều hoà có giá trị âm (x.v < 0), khi đó vật
đang chuyển động. A. nhanh dần đều về vị trí cân bằng. B. chậm dần đều về vị trí biên.
C. nhanh dần về vị trí cân bằng. D. chậm dần về vị trí biên.
Câu 6: Đồ thị nào sau đây cho biết mối liên hệ đúng giữa gia tốc a và li độ x trong dao động điều hòa của một
chất điểm?
A.
Hình I

A. Hình I B. Hình III C. Hình IV D. Hình II.


Câu 7: Khi vẽ đồ thị sự phụ thuộc vào biên độ của vận tốc cực đại của một vật dao động tự do điều hòa thì đồ
thị sẽ là đường gì
A. Một đường cong khác B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
C. Đường elip D. Đường parabol
Câu 8: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi (lực kéo về) tác dụng lên vật
A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí cân bằng.
B. Tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. C. Có giá trị không đổi.
D. Tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Lực tác dụng của lò xo vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng.
B. Hợp lực tác dụng vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí cân bằng.
C. Lực tác dụng của lò xo vào giá đỡ (giá treo) luôn bằng hợp lực tác dụng vào vật dao động
D. Khi lực do lò xo tác dụng vào giá đỡ có độ lớn cực đại thì hợp lực tác dụng lên vật dao động cũng có độ lớn
cực đại
Câu 10: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực kéo về là hợp của lực đàn hồi và trọng lực
B. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với chiều chuyển động khi vật đi về vị trí cân bằng.
C. Với mọi giá trị của biên độ, lực đàn hồi luôn ngược chiều với trọng lực
D. Lực đàn hồi đổi chiều tác dụng khi vận tốc bằng không.
Câu 11: Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng chiều âm khi vật từ biên dương về vị trí cân bằng.
B. Lực đàn hồi và vectơ gia tốc cùng chiều âm khi vật chuyển động theo chiều âm.
C. Lực đàn hồi và li độ luôn biến thiên diều hòa cùng tần số nhưng ngược pha nhau.
D. Vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng chiều dương khi vật từ biên âm về vị trí cân bằng.
Câu 12: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. B. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
C. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 13: Tìm phát biểu sai về cơ năng dao động của một dao động điều hoà.
A. Cơ năng dao động bằng động năng cực đại và khi đó thế năng bằng không.
B. Cơ năng dao động bằng thế năng cực đại và khi đó động năng bằng không.
C. Động năng chỉ bằng thế năng khi chúng cùng bằng không .
D. Tại mỗi thời điểm động năng tức thời cùng thế năng tức thời luôn bằng cơ năng.
Câu 14: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng Wđ vào thế năng Wt của một vật dao động điều hòa trong
hệ tọa độ OWtWđ có dạng là: A. một đường thẳng. B. một đường elip. C. một đoạn thẳng. D. một đường
Parabol.
Câu 15: Chọn câu không đúng khi nói về dao động điều hòa:
A. Khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng thì thế năng của vật đang tăng
B. Cả động năng và thế năng của hệ đều biến đổi tuần hoàn theo thời gian với cùng tần số
C. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng thì động năng của vật lớn nhất
D. Động năng lớn nhất của hệ không chỉ phụ thuộc vào cách kích thích dao động mà còn phụ thuộc vào việc chọn
trục tọa độ và gốc thời gian
Câu 16: Một con lắc lò xo có giá treo cố định, dao động trên phương thẳng đứng thì độ lớn lực tác dụng của hệ
dao động lên giá treo bằng
A. Độ lớn hợp lực của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng của vật treo B. Độ lớn trọng lực tác dụng lên vật treo
C. Độ lớn của lực đàn hồi lò xo D. Trung bình cộng của trọng lượng vật treo và lực đàn hồi lò xo
Câu 17: Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g với biên độ góc αo.
Lúc vật qua vị trí có li độ góc α , nó có vận tôc v thỏa mãn
A. v2 = gl(αo2 - α2) B. gl2v2= (αo2 - α2) C. v2=gl2(αo2 - α2) D. v2= l.(αo2 - α2)
Câu 18: Tại một nơi trên Trái Đất, tần số của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ sẽ thay đổi khi
A. thay đổi chiều dài con lắc. B. thay đổi biên độ góc.
C. thay đổi khối lượng của con lắc. D. thay đổi khối lượng và biên độ góc của con lắc.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động của một con lắc đơn trong trường hợp bỏ qua lực cản
của môi trường?
A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chậm dần. C. Dao động của con lắc là dao động
điều hòa.
D. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hòa của con lắc đơn
A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng lực căng dây cực đại và tốc độ của vật có độ lớn cực đại
B. Chu kì dao động của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
C. Cơ năng của dao động bằng thế năng cực đại
D. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần đều
Câu 21: Điều nào sau đây đúng khi nói về dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ?
A. Quỹ đạo dao động của con lắc biến thiên theo định luật hình sin.
B. Chu kì con lắc phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Tốc độ vật nặng bằng 0 khi vật ở vị trí cao nhất.
D. Khi vật ở vị trí thấp nhất thì phản lực của dây có giá trị nhỏ nhất.
Câu 22: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai ? Đối với dao động tắt dần thì
A. biên độ dao động giảm dần theo thời gian. B. tần số giảm dần theo thời gian.
C. cơ năng giảm dần theo thời gian D. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
Câu 24: Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ vào
A. pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức.
B. hệ số ma sát giữa vật và môi trường.C. biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
D. độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức với tần số dao động riêng của hệ.
Câu 25: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. B. với tần số bằng tần số dao động riêng.
C. với tần số lớn nhất, biên độ lớn nhất. D. với tần số lớn nhất, biên độ lớn nhất.
Câu 26: Dao động của con lắc đồng hồ là
A. dao động cưỡng bức. B. dao động tắt dần.
C. dao động điện từ. D. dao động duy trì.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa.
C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.
D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
Câu 28: Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A. Dao động duy trì có chu kỳ bằng dao động riêng của con lắc.
B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản môi trường càng lớn.
C. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
Câu 30: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
Câu 31: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc. B. biên độ và năng lượng.
C. biên độ và tốc độ. D. li độ và tốc độ.
Câu 32: Dao động nào sau đây không phải là dao động tuần hoàn ?
A. Dao động của quả lắc đồng hồ trong không khí
B. Dao động của thân máy phát điện khi máy đang nổ không tải
C. Dao động đung đưa một cành hoa trong gió
D. Dao động của con lắc đơn trong chân không
Câu 33: Chọn phát biểu sai:
A. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động
B. Dao động của vật trong chất lỏng tắt dần càng nhanh nếu chất lỏng càng ít nhớt.
C. Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ
D. Hiên tượng cộng hưởng cơ có thểxẩy ra khi hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.
Câu 34: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0 cosπt ft ( với F0 = và f không đổi, t
tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là
A. πf. B. 0,5 f. C. 2 πf. D. f.
Câu 35: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Dao động tắt dần là dao động có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
Câu 36: Nhận xét nào sau đây là không đúng:
A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn
B. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức
Câu 37: Nhận định nào dưới đây về dao động cưỡng bức là không đúng?
A. Để dao độnh trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng vào con lắc dao động một ngoại lực không đổi
B. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng nó
với dao động của ngoại lực tuần hoàn
C. Sau một thời gian dao động chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn
D. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực tuần hoàn
Câu 38: Vật dao động tắt dần có:
A. Vận tốc của chuyển động giảm dần theo thời gian. B. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.
C. thế năng luôn giảm dần theo thời gian. D. li độ luôn giảm dần theo thời gian.
Câu 39: Chuyển động tuần hoàn nào sau đây không phải là một dao động
A. Dao động điều hòa B. Sự rung của một âm thoa
C. Chuyển động của con lắc đơn D. Chuyển động tròn đều
Câu 40: Tần số của hệ dao động tự do
A. Chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ dao động và không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
B. Phụ thuộc vào cách kích thích dao động và đặc tính của hệ dao động
C. Phụ thuộc vào điều kiện ban đầu và biên độ của dao động
D. Chỉ phụ thuộc cách kích thích dao động và không phụ thuộc đặc tính của hệ dao động
Câu 41: Chọn đáp án sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số góc của ngoại lực
B. Là dao động duy trì
C. Biên độ dao động cưỡng bức không tỉ lệ với biên độ của ngoại lực
D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực
Câu 42: Một vật đang dao động cơ học, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động
A. Với tần số lớn hơn tần số riêng B. Với tần số bằng tần số riêng
C. Không còn chịu tác dụng của ngoại lực D. Với tần số nhỏ hơn tần số riêng
Câu 43: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và vuông
pha với nhau. Khi vật có vận tốc cực đại thì
A. một trong hai dao động đang có li độ bằng biên độ của nó
B. hai dao động thành phần đang có li độ đối nhau
C. hai dao động thành phần đang có li độ bằng nhau.
D. một trong hai dao động đang có vận tốc cực đại

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ HỌC

Câu 1: Một sóng cơ truyền qua một môi trường vật chất. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc dao động của các phần tử môi trường bằng tốc độ truyền sóng
B. Trong không khí, các phần tử khí dao động theo phương truyền sóng
C. Trên mặt nước, các phần tử nước dao động theo phương vuông góc với mặt nước
D. Các phần tử môi trường dao động khi có sóng truyền qua
Câu 2: Một sóng ngang có bước sóng X truyền trên sợi dây dài, qua điểm M rồi đến điểm N cách nhau 65,75λ.
Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống thì điểm N đang có li độ
A. âm và đang đi xuống B. âm và đang đi lên.
C. dương và đang đi xuống D. dương và đang đi lên.
Câu 3: Hai điểm M và N trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng 3/4 bước sóng (sóng truyền theo
chiều từ M đến N) thì
A. khi M có thế năng cực đại thì N có động năng cực tiểu.
B. khi M có li độ cực đại dương thì N có vận tốc cực đại dương.
C. khi M có vận tốc cực đại dương thì N có li độ cực đại dương.
D. li độ dao động của M và N luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
Câu 4: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Quan sát tại 2 điểm M và N trên dây cho
thấy, khi điểm M ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại khi N ở vị trí cao
nhất hoặc thấp nhất thì điểm M qua vị trí cân bằng. Độ lệch pha giữa hai điểm đó là
A. số nguyên 2π B. số lẻ lần π C. số lẻ lần π /2 D. số nguyên lần π /2.
Câu 5: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Quan sát tại 2 điểm M và N trên dây cho
thấy, khi điểm M ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại khi N ở vị trí cao
nhất hoặc thấp nhất thì điểm M qua vị trí cân bằng. Độ lệch pha giữa hai điểm đó là
A. số nguyên 2π B. số lẻ lần π C. số lẻ lần π /2 D. số nguyên lần π /2.
Câu 6: Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất lỏng. Nếu
tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 lên 2 lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2 có biên độ
dao động cực tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Coi tốc độ truyền sóng không đổi.
A. Tăng lên 2 lần B. Không thay đổi C. Giảm đi 2 lần D. Tăng lên 4 lần.
Câu 7: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
C. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
D. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 8: Chọn câu sai? Trong hiện tượng sóng dừng:
A. Hai điểm bất kì nếu có dao động thì cùng pha hoặc ngược pha.
B. Hai điểm dao động bất kì luôn cùng tần số.
C. Sự lan truyền dao động trên dây với vận tốc khác nhau
D. Sóng dừng là trường hợp riêng của giao thoa sóng.
Câu 9: Chọn câu sai về sự phản xạ sóng.
A. Tại điểm phản xạ sóng tới và sóng phản xạ có thể cùng pha.
B. Tại điểm phản xạ sóng tới và sóng phản xạ có thể ngược pha.
C. Có thể coi biên độ sóng tới và sóng phản xạ tại điểm phản xạ là trái dấu.
D. Sóng tới và sóng phản xạ trên sợi dây đàn hồi truyền ngược chiều nhau.
Câu 10: Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài có bước sóng  . Quan sát tại 2 điểm A và B trên dây, người
ta thấy A là nút và B là bụng. Số nút và số bụng trên đoạn AB (kể cả A và B) là
2AB 2 AB
A. số nút = số bụng =  0, 5 B. số nút + 1 = số bụng = 1.
 
2 AB 2 AB
C. số nút = số bụng + 1 = 1 D. số nút = số bụng = 1.
 
Câu 11: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định chu kì T và bước sóng λ. Trên dây, A là
một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là điểm thuộc AB sao cho AB = 3AC. Khoảng thời gian ngắn
nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là
A. T/4 B. T/6 C. T/3 D. T/8.
Câu 12: Trong các kết luận sau, tìm kết luận sai:
A. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lý là tần số và biên độ.
B. Độ cao là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lý là tần số và năng lượng âm.
C. Độ to là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lý là mức cường độ âm và tần số âm.
D. Nhạc âm là những âm có tần số xác định. Tạp âm là những âm không có tần số xác định
Câu 13: Âm do một chiếc đàn bầu phát ra
A. nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn.
B. có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng
C. nghe càng trầm khi biên độ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn.
D. có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.
Câu 14: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do chúng.
A. khác nhau về tần số và biên độ của các họa âm. B. khác nhau về đồ thị dao động âm.
C. khác nhau về tần số. D. khác nhau về chu kỳ của sóng âm.
Câu 15: Chọn phát biểu sai về sóng âm:
A. Sóng âm trong không khí là sóng dọc cơ học.
B. Thiết bị tạo ra âm sắc trong các nhạc cụ là hộp cộng hưởng.
C. Độ cao của âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
D. Đồ thị âm do đàn Ghi ta phát ra có dạng đường sin.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây đúng với nhạc âm?
A. Tần số luôn thay đổi theo thời gian. B. Đồ thị dao động âm luôn là hình sin.
C. Biên độ dao động âm không đổi theo thời gian.
D. Đồ thị dao động âm là những đường tuần hoàn có tần số xác định.
Câu 17: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
B. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
C. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
D. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
Câu 18: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
C. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.
Câu 19: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. tần số của sóng không thay đổi. B. chu kì của nó tăng.
C. bước sóng của nó giảm. D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 20: Tại một điểm, đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm
đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. cường độ âm. B. độ cao của âm.
C. độ to của âm. D. mức cường độ âm.
Câu 21: Một âm có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2,
v3. Nhận định nào sau đây đúng?
A. v2 > v1 > v3. B. v1 > v2 > v3. C. v3 > v2 > v1. D. v1 > v3 > v2.
Câu 22: Âm sắc là:
A. Mằu sắc của âm.
B. Một đặc trưng sinh lý của âm giúp ta nhận biết âm do các nguồn khác nhau phát ra.
C. Một tính chất vật lý của âm. D. Tính chất sinh lý và vật lý của âm.
Câu 23: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng:
A. Cường độ âm. B. Biên độ dao động âm.
C. Mức cường độ âm. D. Áp suất âm thanh.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng âm?
A. Độ to của âm gắn liền với cường độ âm.
B. Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây.
C. Sóng âm truyền trong không khí có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
D. Vì mật độ không khí nhỏ nên âm truyền trong không khí dễ dàng nhất.

CHƯƠNG 3: DÒNG XOAY CHIỀU


Câu 1: Trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC , phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC song song thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều
hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua đoạn mạch và
cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua từng phần tử.
B. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà
cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hiệu điện thế
hiệu dụng trên từng phần tử.
C. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần.
D. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn tăng nếu ta mắc thêm vào trong mạch một tụ điện hay một cuộn dây
thuần cảm.
Câu 2: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào.
C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử.
D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về ứng dụng cũng như ưu điểm của dòng điện xoay chiều?
A. Có thể tạo ra từ trường quay từ dòng điện xoay chiều một pha và dòng điện xoay chiều ba pha.
B. Giống như dòng điện không đổi, dòng điện xoay chiều cũng được dùng để chiếu sáng.
C. Trong công nghệ mạ điện, đúc điện, người ta thường sử dụng dòng điện xoay chiều.
D. Người ta dễ dàng thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều nhờ máy biến áp.
Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều u = Uocosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện có dung
kháng ZC mắc nối tiếp. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i và Io, I lần lượt là giá trị tức thời,
giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch; uC, uR tương ứng là điện áp tức thời
giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu điện trở,  là góc lệch pha điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện
u u U0  ZC
trong mạch:  = ui . Hệ thức nào sau đây sai?A. ( C ) 2  ( R ) 2 = Io2 B. I = C. sin  =
ZC R 2( R  ZC )
2 2
R 2  ZC2
D. uR2 + I2ZC2 = u2
Câu 5: Công suất tức thời của dòng điện xoay chiều:
A. Luôn biến thiên với tần số bằng hai lần tần số của dòng điện. B. Có giá trị trung bình biến thiên theo thời gian
C. Không thay đổi theo thời gian, tính bằng công thức P = Iucos  D. Luôn biến thiên cùng pha, cùng tần số với
dòng điện.
Câu 6: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, lõi thép kĩ thuật điện được sử dụng để quấn các cuộn dây của
phần cảm và phần ứng nhằm mục đích:
A. Tăng cường từ thông của chúng. B. Làm cho từ thông qua các cuộn dây biến thiên điều hòa
C. Tránh dòng tỏa nhiệt do có dòng Phu-cô xuất hiện D. Làm cho các cuộn dây phần cảm có thể tạo ra từ trường
quay.
Câu 7: Đặt một điện áp xoay chiều có dạng u = U 2 cos ωt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R,
1
cuộn dây thuần cảm và tụ điện C mắc nối tiếp R thay đổi được và ω2 ≠ . Khi hệ số công suất của mạch đang
LC
2
bằng nếu R tăng thì: A. Công suất đoạn mạch tăng. B. Công suất đoạn mạch tăng.
2
C. Tổng trở của mạch giảm. D. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở tăng.
Câu 8: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB =
1 1   2C 2 R 2
U 2 cos ωt. Mạch chỉ có L thay đổi được khi L thay đổi từ L = L1 = 2 đến L = L2 = thì:
C  2C
A. Cường độ dòng điện luôn tăng. B. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm luôn tăng.
C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu bản tụ luôn tăng. D. Tổng điện trở của mạch luôn giảm.
Câu 9: Đặt vào 2 đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp 1 điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số ổn định.
Nếu tăng dần điện dung C của tụ thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch lúc đầu tăng sau đó giảm. Như
vậy ban đầu trong mạch phải có: A. ZL = R B. ZL < ZC C. ZL = ZC D. ZL > ZC
Câu 10: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải được áp dụng
rộng rãi nhất là A. giảm chiều dài dây dẫn truyền tải. B. chọn dây có điện trở suất nhỏ.
C. tăng điện áp đầu đường dây truyền tải. D. tăng tiết diện dây dẫn.
Câu 11: Đặt một điện áp u = Uocosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có
độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong mạch; u1, u2 và u3
lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức luôn
đúng là
u
A. i = u2/ωL B. . i  C. i = u3ωC D. i = u1/R
R  (Z L  ZC )2
2

Câu 12: Đặt một điện áp xoay chiều u=Uocosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp, trong đó Uo, ω, R và C
không đổi; cuộn dây thuần cảm có L thay đổi được. Điều chỉnh L để cường độ dòng điện trong mạch cùng pha
với điện áp hai đầu mạch. Khi đó, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại B. Mạch tiêu thụ công suất lớn nhất.
C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại.D. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở đạt giá trị cực
đại.
Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều u = Uocosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần
cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi đó, phát biểu nào sau đây đúng
A. Cường độ dòng điện qua điện trở, qua cuộn cảm và qua tụ điện cùng pha với nhau.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở sớm pha một góc π/2 so với cường độ dòng điện qua tụ điện.
C. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm sớm pha một góc π/2 so với cường độ dòng điện qua điện trở.
D. Cường độ dòng điện qua tụ điện ngược pha so với cường độ dòng điện qua cuộn cảm .
Câu 14: Cho một khung dây dẫn phẳng diện tích S quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục vuông góc với các
đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B. . Trong khung dây sẽ xuất hiện
A. dòng điện không đổi. B. suất điện động biến thiên điều hòa.
C. suất điện động có độ lớn không đổi.D. suất điện động tự cảm.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đối với dòng điện xoay chiều, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng
không.
B. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
C. Điện áp biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là điện áp xoay chiêu.
D. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm ?
A. Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây thuần cảm không gây ra sự toả nhiệt trên cuộn cảm.
B. Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn dây thuần cảm cản trở dòng điện và sự cản trở đó tăng theo tần số của
dòng điện.

C. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây thuần cảm nhanh pha so với dòng điện xoay chiều chạy qua nó.
2
D. Đối với dòng điện không đổi cuộn thuần cảm có tác dụng như một điện trở thuần .
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là sai?
A. Nguyên tắc hoạt động của động cơ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
B. Véctơ cảm ứng từ của từ trường quay trong động cơ luôn thay đổi cả về hướng và trị số.
C. Rôto của động cơ quay với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.
D. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chỉ có dòng xoay chiều ba pha mới tạo ra được từ trường quay.
B. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra.
C. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng số vòng quay trong một giây của rôto.
D. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của roto.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không. B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không.
C. Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ.

D. Điện áp giữa hai bản tụ điện trễ pha so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch.
2
Câu 20: Khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1.

B. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm sớm pha so với cường độ dòng điện qua nó.
2
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ thuận với tần số của dòng điện qua nó.
D. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ thuận với chu kỳ của dòng điện qua nó.
Câu 21: Một máy phát điện xoay chiều một pha với rôto là nam châm có p cặp cực (p cực nam và p cực bắc). Khi
rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số:
60 p np 60n
A. f = . B. f = np. C. f = D. f =
n 60 p
Câu 22: Khi máy biến thế có mạch thứ cấp hở thì
A. cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp I = 0(A). B. hiệu điện thế tỉ lệ với số vòng dây ở cuộn sơ cấp.
C. công suất tiêu thụ trong cuộn thứ cấp gần bằng zero. D. công suất tiên thụ trong cuộn dây sơ cấp đạt cực đại.
Câu 23: Động cơ không đồng bộ có ưu điểm là
A. Có thể thay đổi chiều quay dễ dàng. B. Có momen động lượng lớn hơn động cơ một chiều.
C. Có thể biến động cơ thành máy phát và ngược lại. D. Có thể thực hiện được cả điều B và C.
Câu 24: Mạch xoay chiều nào sau đây không tiêu thụ công suất A. mạch chỉ có R, L mắc nối tiếp. B. mạch chỉ có
L, C mắc nối tiếp. C. mạch chỉ có R, L, C mắc nối tiếp. D. mạch chỉ có R, C mắc nối tiếp.
Câu 25: Dung kháng của một mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng
cộng hưởng trong mạch ta phải A. giảm tần số dòng điện xoay chiều. B. giảm điện trở của mạch.
C. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây. D. tăng điện dung của tụ điện.
Đáp án : A Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong mạch ta phải giảm tần số dòng điện xoay chiều.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tần số của dòng điện trong roto của động cơ không đồng bộ bằng tần số quay của từ trường quay.
B. Từ trường do mỗi cuộn dây trong động cơ không đồng bộ ba pha tạo ra là từ trường quay.
C. Phần ứng của động cơ không đồng bộ là stato D. Phần cảm của máy phát điện xoay chiều là roto.
Câu 27: Hiệu điện thế xoay chiều được tạo ra nhờ vào
A. từ trường quay. B. hiện tượng cảm ứng điện từ. C. hiện tượng tự cảm. D. sự quay của khung dây.
Câu 28: Hệ số công suất của một đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh bằng ½. Phát biểu nào sau
đây là Sai khi nói về đoạn mạch điện đó? A. Độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế bằng π/3.
B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch lớn gấp hai lần hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
C. Mạch có cảm kháng gấp đôi dung kháng. D. Đoạn mạch có cảm kháng hoặc có tính dung kháng.
Câu 29: Giả sử công suất cung cấp cho động cơ không đồng bô ba pha không đổi. Khi rô to quay với tốc độ góc
ω1 hoặc ω2 ( với ω1 < ω2) thì dòng điện cảm ứng trong khung dây của rôto lần lượt là I1 hoặc I2, ta có mối quan
hệ:
A. I1 = I2 ≠0 B. I1 = I2= 0 C. I1 > I2 D. I1< I2
Câu 30: Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp và mạch từ
khép kín, mất mát năng lượng không đáng kể. Biến thế này có tác dụng:
A. Tăng cường độ dòng điện, giảm hiệu điện thế. B. Giảm cường độ dòng điện, tăng hiệu thế.
C. Tăng cường độ dòng điện, tăng hiệu điện thế. D. Giảm cường độ dòng điện, giảm hiệu điện thế.
Đáp án : A Biến thế này có tác dụng tăng cường độ dòng điện, giảm hiệu điện thế.
Câu 31: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào
1
hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy LC = 2 2 . Khi thay đổi R thì:
4 f
A. Công suất tiêu thụ trên mạch không đổi. B. Độ lệch pha giữa u và i thay đổi.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở không đổi. D. Hệ số công suất trên mạch thay đổi.
Câu 32: Đặt một điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu một mạch
RLC nối tiếp thì thấy cường độ dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu mạch. Nếu giảm dần tần số của dòng
điện xoay chiều thì A. hệ số công suất của mạch giảm. B. tổng trở mạch giảm đến cực tiểu rồi tăng lại.
C. công suất tiêu thụ của mạch tăng. D. dung kháng của mạch giảm.
Câu 33: Khi máy phát điện xoay chiều 3 pha và động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động thì hiện tượng cảm ứng
điện từ xảy ra ở (các) bộ phận nào?
A. Ở các cuộn dây của stato máy phát điện 3 pha và ở rôto của động cơ không đồng bộ 3 pha.
B. Ở các cuộn dây của stato máy phát điện 3 pha và ở các cuộn dây của stato động cơ không đồng bộ 3 pha.
C. Ở các cuộn dây của stato động cơ không đồng bộ 3 pha. D. Ở các cuộn dây của stato máy phát điện 3 pha.
Câu 34: Đặt điện áp u = U0cos (ωt) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết
điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào
sau đây là sai ?

A. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
4

B. Điện áp giữa hai đầu cực tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
4

C. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
4

D. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
4
Câu 35: Một mạch điện xoay chiều gồm phần tử X nối tiếp phần tử Y. Biết rằng X và Y là một trong 3 phần tử
R, C, cuộn dây. Đặt một hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch u = U 2 cosωt (V) thì hiệu điện thế hiệu dụng UX =
U 3 , UY = 2U và u không chậm pha hơn cường độ dòng điện i. Hai phần tử X và Y tương ứng phải là
A. Điện trở và tụ điện B. Tụ điện và cuộn dây không thuần cảm
C. Điện trở và cuộn dây không thuần cảm D. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện
Câu 36: Trong mạch điện chỉ có tụ điện C. Đặt hiệu điện thế xoay chiều giữa hai bản tụ điện C thì có dòng điện
xoay chiều trong mạch. Điều này được giải thích là có electron đi qua điện môi giữa hai bản tụ. Hãy chọn câu
đúng
A. Hiện tượng đúng, giải thích sai B. Hiện tượng đúng, giải thích đúng
C. Hiện tượng sai, giải thích đúng D. Hiện tượng sai, giải thích sai
Câu 37: Máy dao điện là máy
A. Tạo ra dòng điện có chiều và cường độ dòng điện biến thiên tuần hoàn.
B. Có p cặp cực từ quay đều với tần số góc  = 314 rad/s thì dòng điện tạo bởi máy có tần số f = 50p (Hz).
C. Phải có phần cảm là stato với các cuộn day giống nhau và có phần ứng là rôto gồm một hay nhiều cặp cực từ
quay đều trong lòng stato.
D. Trong nhà máy nhiệt điện tạo ra dao động điện từ điều hòa cưỡng bức bằng cách chuyển hóa trực tiếp nội năng
của chất đốt thành điện năng.
Câu 38: Cuộn dây sơ cấp (I) của máy biến thế chuông được nối với một nguồn điện 4,5V và cuộn thứ cấp (II) với
một vôn kế đo hiệu điện thế dòng một chiều. Khi đóng mạch điện (I) thì kim của vôn kế
A. Sẽ chỉ hiệu điện thế không đổi, tương ứng với tỉ số truyền qua của máy biến thế.
B. Chỉ lệch vị trí O tại thời điểm đóng và mở mạch (I). C. Chỉ lệch khỏi vị trí O tại thời điểm đóng mạch (I).
D. hoàn toàn không dịch chuyển, vì máy biến thế chỉ hoạt động khi dòng điện trong mạch (I) là dòng điện xoay
chiều.
Câu 39: Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức: i= I0sinωt và biểu thức hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn
mạch có dạng u= U0sin(ωt-π/2). Ta có thể suy ra đoạn mạch này
A. Chỉ có tụ điện B. Chỉ có cuộn dây thuần cảm C. Có cả tụ điện và cuộn dây thuần cảm kháng D. A,C đều đúng
Câu 40: Máy phát điện xoay chiều một pha
A. có nguyên tắc cấu tạo dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.
B. Có rôto là phần ứng, stato là phần cảm. C. có phần cảm là cuộn dây, phần ứng là nam châm.
D. biến đổi điện năng thành cơ năng.
Câu 41: Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào
A. Điện trở thuần của mạch B. Cảm kháng của mạch C. Dung khang của mạch D. Tổng trở của mạch
Câu 42: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp
giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi, Nếu cho điện dung C tăng thì công suất
tiêu thụ của đoạn mạch sẽ A. Tăng đến một giá trị cực đại rồi sẽ giảm B. Không thay đổi C. Luôn tăng D. Luôn
giảm
Câu 43: Dòng điện xoay chiều hình sin có chu kì T, cường độ cực đại I0= 4A. Vào một thời điểm t, cường độ tức
thời có giá trị i=0 và đang tăng . Cường độ tức thời i = 2A sau thời gian ngắn nhất bằng
T T T T
A. B. C. D.
3 4 12 6
Câu 44: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm
L, tụ điện có điện dung C không đổi, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có điện áp có biểu
thức u = U0sin (ωt+φ) thì trong mạch có hiện tượng cộng hưởng . Khi tăng dần tần số thì
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng
C. Điện áp hiệu dụng trên tỵ không đổi D. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng
Câu 45: Trong máy phát điện:
A. Phần cảm là bộ phận đứng yên và phần ứng là bộ phận chuyển động.
B. Phần cảm là bộ phận chuyển động và phần ứng là bộ phận đứng yên.
C. Cả hai phần cảm và phần ứng đều đứng yên, chỉ bộ góp chuyển động.
D. Tùy thuộc vào cấu tạo của máy, phần cảm cũng như phần ứng có thể là bộ phận đứng yên hoặc là bộ phận
chuyển động.
Câu 46: Mạch R, L, C mắc nối tiếp có hệ số công suất bằng 1 khi:
L  1 1 1 1
A. R = 0;  0. B. Lω = 0;  0. C. R ≠ 0; Lω = D. Lω ≠ 0;  0.
C C C C
Câu 47: Đối với các máy phát điện xoay chiều công suất lớn, người ta cấu tạo chúng sao cho:
A. Bộ phận đứng yên (stato) là phần ứng và bộ phận chuyển động (rôto) là phần cảm.
B. Stato là phần cảm và rôto là phần ứng. C. Stato là một nam châm vĩnh cửu lớn. D. Rôto là một nam châm điện.
Câu 48: Động cơ không đồng bộ ba pha và máy phát điện xoay chiều ba pha đều có
A. Stato là phần cảm. B. Rôto là nam châm điện. C. Stato giống nhau. D. Rôto là phần ứng.
Câu 49: Trong mạch diện xoay chiều RLC, các phần tử R, L, C nhận được năng lượng cung cấp từ nguồn điện
xoay chiều. Năng lượng từ phần tử nào không được hoàn trả trở về nguồn điện
A. Điện trở thuần B. Tụ điện và cuộn cảm thuần C. Tụ điện D. Cuộn cảm thuần
Đáp án : A Trong các phần tử R, L, C của mạch điện xoay chiều RLC thì chỉ có R là tiêu hao năng lượng do tỏa
nhiệt . Nên năng lượng điện trở thuần không hoàn trả trở về nguồn điện
Câu 50: Một đoạn mạch gồm bong đèn mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu
đoạn mạch ta thấy đèn sáng bình thường. Khi mắc nối tiếp mạch với hộp X, ta thấy đèn sáng quá mức bình
thường, hộp X có thể chứa
A. Cuộn dây thuần cảm B. Tụ điện
C. Điện trở thuần D. Cuộn dây

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ


Câu 1: Một mạch dao động LC đang bức xạ ra sóng trung, để mạch đó bức xạ ra sóng ngắn thì phải
A. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp
B. Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.
C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.
D. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp.
Câu 2: Sóng được đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là
A. sóng trung. B. Sóng cực ngắn C. Sóng ngắn. D. Sóng dài
Câu 3: Sóng nào sau đây không phải sóng vô tuyến?
A. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy. B. Sóng của đài phát thanh ( sóng radio )
C. Sóng của đài truyền hình ( sóng ti vi ) D. Sóng điện thoại
Câu 4: Chọn một câu đúng khi nói về máy phát thanh đơn giản:
A. Sóng mang là sóng điện từ có biên độ lớn do máy phát dao động điện từ duy trì tạo ra.
B. Micro là dụng cụ làm tăng cường độ của sóng âm, làm ta nghe rõ hơn.
C. Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng âm tần.
D. Biến điệu biên độ là làm cho biên độ của sóng cao tần biến đổi với tần số bằng tần số của sóng âm tần.
Câu 5: Chọn phát biểu sai về thang sóng điện từ:
A. các sóng có bước sóng càng ngắn thì năng lương càng lớn ,nên càng dễ tác dụng lên kính ảnh
B. Các sóng có tần số càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.
C. Các sóng có tần số càng nhỏ thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.
D. Các sóng có bước sóng càng ngắn thì cáng dễ làm phát quang các chất và gây ion hóa chất khí
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra môt từ trường ở các điểm lân cận.
B. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
Câu 7: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ
dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn cùng pha nhau. B. với cùng biên độ.C. luôn ngược pha nhau. D. với cùng tần số.
Câu 8: Chọn câu sai: dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC và dao động điều hoà của con lắc lò xo có
A. vận tốc dao động v tương đương với cường độ dòng điện i.
B. hệ số tự cảm L tương đương với khối lượng m của vật nặng
C. điện tích q của tụ điện tương đương với li độ x của con lắc.
D. điện dung C của tụ điện tương đương với độ cứng k của lò xo.
Câu 9: Sóng điện từ có bước sóng nào sau đây phản xạ tốt ở tầng điện li được sử dụng trong kĩ thuật truyền thanh ?
A. 500 m. B. 50 m. C. 5000 m D. 5 m
Câu 10: Sóng âm và sóng điện từ
A. loại siêu âm và vi sóng đều truyền được đi xa trong vũ trụ
B. có thể truyền được trong không khí và trong chân không.
C. có bước sóng giảm xuống khi truyền từ không khí vào nước D. có thể phản xạ, nhiễu xạ và giao thoa.
Câu 11: Trong mạch dao động điện từ LC, với cuộn dây có điện trở R. Sự tắt dần nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A. Độ tự cảm B. Điện dung C C. Điện trở R của cuộn dâyD. Tần số dao động riêng của mạch
Câu 12: Trong kỹ thuật truyền thông bằng sóng điện từ, để trộn dao động âm thanh và dao động cao tần thành dao
động cao tần biến điệu người ta phải
A. biến tần số của dao động cao tần thành tần số của dao động âm tần
B. biến tần số của dao động âm tần thành tần số của dao động cao tần
C. làm cho biên độ của dao động cao tần biến đổi theo chu kì của dao động âm tần.
D. làm cho biên độ của dao động âm tần biến đổi theo chu kì của dao động cao tần
Câu 13: Khi đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC thì dao động điện từ trong mạch là
A. dao động tự do B. dao động tắt dần C. dao động duy trì. D. dao động cưỡng bức
Câu 14: Chọn câu trả lởi không đúng. Tính chất của sóng điện từ:
A. Truyền được trong mọi môi trường vật chất, kể cả trong chân không.
B. Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng tỉ lệ với bước sóng.
C. Là sóng ngang. Tại mọi điểm của phương truyền sóng, các vectơ E  B  v và theo thứ tự tạo thành một diện thuận.
D. Tốc độ truyền trong chân không bằng tốc độ ánh sáng c = 3.108m/s.
Câu 15: Trong thông tin liên lạc bằng sóng điện từ, sau khi trộn tín hiệu âm tần có tần số favới tín hiệu dao động cao
tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăngten phát biến thiên tuần hoàn với tần số
A. fa và biên độ như biên độ của dao động cao tần B. f và biên độ như biên độ của dao động âm tần.
C. f và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng faD. fa và biên độ biến thiên theo thời gian với tần số bằng f.
Câu 16: Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương
truyền vào thời điểm t, vectơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía tây. Vào thời điểm t thì vectơ cường độ điện
trường đang: A. Cực đại và hướng về phía bắc B. Cực đại và hướng về phía nam.
C. Bằng 0. D. Cực đại và hướng về phía tây
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao
động điện từ LC không điện trở thuần?
A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.
B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ
trường tập trung ở cuộn cảm.
C. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.
D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ
dòng điện trong mạch.
Câu 18: Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì:
A. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch
B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch
C. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
D. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện từ trường biển thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.
B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.108m/s.
C. Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của sóng điện từ càng lớn.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến
thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 20: Khi một mạch dao động lí tưởng (gồm cuộn cảm thuần và tụ điện) hoạt động mà không có tiêu hao năng
lượng thì A. ở thời điểm năng lượng điện trường của mạch cực đại thì năng lượng từ trường của mạch bằng không.
B. cường độ điện trường trong tụ điện tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ điện.
C. ở mọi thời điểm trong mạch chỉ có năng lượng điện trường.
D. cảm ứng từ trong cuộn dây tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua cuộn dây.
Câu 21: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
A. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian. B. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
C. không thay đổi theo thời gian. D. biến thiên điều hòa theo thời gian.
Câu 22: Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì :
A. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm. B. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.
C. tốc độ truyền sáng tăng, bước sóng giảm. D. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.
Câu 23: Điều nào sau đây là SAI khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ ?
A. Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa với một ăngten.
B. Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch.
C. Để thu sóng điện từ người ta phối hợp ăngten với một mạch dao động.
D. Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của sóng.
Câu 24: Sự tương tự giữa dao động điện từ với dao động của con lắc lò xo. 1. Điện tích của tụ điện tương tự với li độ
của quả cầu . 2. Cường độ dòng điện tương tự với vận tốc của quả cầu. 3. Năng lượng điện trường tương tự với động
năng của quả cầu. 4. Năng lượng từ trường tương tự với thế năng của lò xo. 5. Độ tự cảm của cuộn cảm tương tự với
khối lượng của quả cầu. 6. Điện dung của tụ điện tương tự với độ cứng của lò xo.
A. (1), (3) và (4) đều đúng. B. (1) , (2) và (5) đều đúng.C. (4) , (5) và (6) đều đúng. D. (2) , (5) đều đúng.
Câu 25: Tìm nhận xét Sai về thu phát sóng điện từ
A. Sự duy trì dao động trong máy phát dao động cùng tranzito tương tự như sự duy trì dao động của quả lắc trong
đồng hồ quả lắc.
B. Muốn sóng điện từ được bức xạ, phải dung mạch dao động LC hở tức là cuộn L và tụ C mắc với nhau còn hai đầu
để hở.
C. Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa với một ăng ten.
D. Để thu sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một ăng ten với một mạch dao động có tụ điện có điện dung C điều
chinh được để tạo cộng hưởng về tần số của sóng cần thu.
Câu 26: Sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong miền
A. từ hàng trăm đến hàng nghìn mét. B. từ vài vạn nm đến vài chục vạn nm.
C. từ vài ngàn nm đến vài chục ngàn nm. D. từ vài chục nm đến vài trăm nm.
Câu 27: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch biến điệu. B. Mạch tách sóng. C. Mạch khuếch đại. D. Anten.
Câu 28: Dao động điện từ trong mạch LC được tạo thành do hiện tượng
A. tỏa nhiệt Jun-Lenxơ. B. cộng hưởng điện. C. tự cảm. D. truyền sóng điện từ.
Câu 29: Chọn phát biểu sai. Sóng vô tuyến cực ngắn
A. Ít bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ. B. Có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng.
C. Được dùng trong thông tin vũ trụ. D. Không được dùng trong vô tuyến truyền thanh.
Câu 30: Chọn phát biểu sai:
A. Sóng vô tuyến có bước sóng vài km được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước.
B. Sóng mang là sóng vô tuyến có tần số rất lớn.
C. Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ.
D. Sự phát sóng điện từ không dựa vào hiện tượng công hưởng điện từ.
Câu 31: Trong mạch dao động điện từ, dòng điện trong mạch có đặc điểm nào sau đây?
A. Cường độ rất lớn. B. Tần số rất lớn. C. Chu kì rất lớn. D. Năng lượng rất lớn.
Câu 32: Sóng nào sau đây không là sóng điện từ
A. Sóng phát ra từ lò vi sóng B. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh
C. Sóng phát ra từ loa phóng thanh D. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình
A. Sóng phát ra từ lò vi sóng, phần lớn là bức xạ hang ngoại nên chắc chắn là sóng điện từ
B. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh là sóng điện từ cao tần
C. Sóng phát ra từ loa phóng thanh là sóng âm, không phải sóng điện từ
D. Sóng phát ra từ anten đài truyền hình, cũng tương tự như B là sóng điện từ
Câu 33: Chọn phát biểu sai về thang sóng điện từ
A. Các sóng có bước sóng càng ngắn thì càng dễ làm phát quang các chất và gây ion hóa chất khí
B. Các sóng có tần số càng nhỏ thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng
C. Các sóng có bước sóng càng ngắn thì càng dễ tác dụng lên kính ảnh
D. Các sóng có tần số càng nhỏ thì tính đâm xuyên càng mạnh
Câu 34: Nếu đưa lõi sắt non vào trong lòng cuộn cảm thì chu kì dao động điện từ sẽ thay đổi như thế nào?
A. Không đổi B. Giảm C. Tăng lên D. Có thể tăng hoặc giảm
Câu 35: Chỉ ra câu phát biểu SAI: Xug quanh các điện tích dao động
A. Có điện trường B. Có từ trường C. Có điện từ trường D. Không có trường nào cả
Câu 36: Tìm câu SAI A. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích đứng yên
B. Điện từ trường tác dụng lên điện tích chuyển động
C. Điện trường tác dụng lên điện tích đứng yên
D. Điện từ trường tác dụng lên điện tích chuyển động
Câu 37: Dao động điện từ cần được khuếch đại vì:
A. Cần tăng năng lượng sóng trước khi phát đi xa. B. Tránh sự tắt dần do điện trở của mạch.
C. Dao động điện từ là dao động tắt dần. D. Máy thu cần tín hiệu rõ.
Câu 38: Ở đâu có xuất hiện điện từ trường?
A. Xung quanh một điện tích đứng yên. B. Xung quanh một chỗ có tia lửa điện.
C. Xung quanh một ống dẫn điện. D. Xung quanh một dòng điện không đổi.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng về điện từ trường
A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ ra không gian
B. Điện trường do một điện tích điểm dao động có thể lan truyền trong không gian dưới dạng sóng
C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong chân không
D. Điện tích dao động bức xạ ra không gian sóng điện từ với tần số bằng một nửa tần số dao động của nó
Câu 40: Trong thang sóng điện từ thì:
A. Tia tử ngoại dễ làm ion hóa chất khí nhất. B. Tia  có năng lượng photon lớn nhất.
C. Ánh sáng nhìn thấy có vận tốc nhỏ nhất. D. Sóng vô tuyến điện có tần số lớn nhất.

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG


Câu 1: Ánh sáng Mặt Trời rọi xuống mặt đất hầu như không có bức xạ có bước sóng nhỏ hơn
A. nhỏ hơn 300nm. B. nhỏ hơn 380nm. C. lớn hơn 760nm. D. lớn hơn 700nm.
Câu 2: Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng nó để tìm
vết nứt trên bề mặt các vật kim loại?
A. Kích thích nhiều phản ứng hóa học. B. Kích thích phát quang nhiều chất.
C. Tác dụng lên phim ảnh. D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác.
Câu 3: Cho một lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. Chiếu chùm tia sáng hẹp gồm 3 ánh sáng
đơn sắc: da cam, lục, chàm theo phương vuông góc với mặt bên thứ nhất thì tia lục ló ra khỏi lăng kính nằm sát
mặt bên thứ hai. Nếu chiếu chùm tia sáng hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, vàng, tím vào lăng kính theo
phương như trên thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai:
A. Chỉ có tia màu lam B. Gồm hai tia lam và vàng C. Gồm hai tia vàng và đỏ D. Gồm hai tia lam và tím
Câu 4: Hãy chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Tia hồng ngoại có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt nên dùng làm khô sơn trong nhà máy ô tô.
B. Tia hồng ngoại không gây được hiện tượng quang điện.
C. Tia tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc nên dùng để tiệt trùng dụng cụ y tế.
D. Tầng Ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng ngắn của mặt trời.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến tính chất sóng ánh sáng?
A. Hiện tượng quang điện B. Màu sắc sặc sỡ trên bọt xà phòng.
C. Ánh sáng bị thay đổi phương truyền khi gặp mặt gương.
D. Tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường.
Câu 6: Phát hiện nhận định sai: Quang phổ vạch hấp thụ của hai ánh sáng khác nhau có những vạch tối trùng
nhau điều đó chứng tỏ trong nguyên tử của hai nguyên tố đó tồn tại:
A. Những trạng thái dừng nhất thiết ở cùng mức năng lượng.
B. Quang phổ vạch phát xạ của hai nguyên tố đó cũng có thể có những vạch có cùng bước sóng.
C. Những trạng thái dừng có thể có cùng mức năng lượng.
D. Những cặp trạng thái dừng có cùng hiệu năng lượng.
Câu 7: Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng khi qua một lăng kính,
A. tia màu tím có góc lệch nhỏ nhất. B. tia màu tím bị lệch nhiều hơn tia màu chàm.
C. tia màu cam bị lệch nhiều hơn tia màu vàng. D. tia màu vàng bị lệch nhiều hơn tia màu lục.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về máy quang phổ là sai.
A. Buồng ảnh là bộ phận dùng để quan sát (hoặc chụp ảnh) quang phổ của ánh sáng chiếu tới.
B. Hệ tán sắc gồm một hoặc nhiều lăng kính.
C. Ống trực chuẩn có vai trò tạo ra chùm sáng song song.
D. Máy quang phổ là dụng cụ phân tích ánh sáng phức tạp thành những ánh sáng đơn sắc.
Câu 9: Chiếu một chùm sáng trắng, song song từ nước đến mặt phẳng giới hạn giữa nước với không khí, điều
nào sau đây không thể xảy ra? A. Không có tia khúc xạ màu đỏ, không có tia khúc xạ màu tím.
B. Có tia khúc xạ màu tím, không có tia khúc xạ màu đỏ.
C. Có tia khúc xạ màu đỏ, không có tia khúc xạ màu tím.
D. Có tia khúc xạ màu đỏ, có tia khúc xạ màu tím
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt ?
A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng nhiễu xạ. C. Hiện tượng giao thoa D. Hiện tượng tán sắc
Câu 11: Chọn câu sai khi nói về tính chất và ứng dụng của các loại quang phổ?
A. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.
B. Dựa vào quang phổ liên tục ta biết được nhiệt độ nguồn sáng
C. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ và vạch phát xạ ta biết được thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
D. Mỗi nguyên tố hoá học đặc trưng bởi một quang phổ vạch phát xạ và một quang phổ vạch hấp thụ riêng.
Câu 12: Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh có hai mặt cầu lồi đặt trong không khí. Một chùm tia sáng hẹp, song
song gần trục chính gồm các ánh sáng đơn sắc đỏ, lam, tím, vàng được chiếu tới thấu kính song song với trục
chính của thấu kính. Điểm hội tụ của chùm sáng màu tính từ quang tâm O ra xa theo thứ tự
A. đỏ, vàng, lam, tím. B. tím, lam, vàng, đỏ. C. đỏ, lam, vàng, tím D. tím, vàng, lam, đỏ.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về tia X là không đúng?
A. Tia X có khả năng làm ion hóa không khí. B. Tia X không có tác dụng sinh lí
C. Tia X có khả năng đâm xuyên yếu hơn tia gamma D. Tia X có khả năng làm phát quang một số chất
Câu 14: Chiếu xiên từ nước ra không khí một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành
phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rl, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím.
Coi chiết suất của không khí với tất cả các tia đó đều là 1. Hệ thức đúng là
A. rt < rđ < rl B. rđ < rl < rt C. rt < rl < rđ D. rt = rl = rđ
Câu 15: Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính
thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
B. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau. C. ánh sáng trắng
D. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục
Câu 16: Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng
A. Tạo ra chùm tia song song của các tia sáng chiếu vào khe hẹp ở một đầu của ống.
B. Phân tích chùm tia chiếu vào ống thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.
C. Hội tụ các chùm tia song song đơn sắc thành các vạch đơn sắc trên kính ảnh của ống.
D. Tạo ra quang phổ liên tục của nguồn S.
Câu 17: Tia hồng ngoại A. không truyền được trong chân không. B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.
C. không phải là sóng điện từ. D. được ứng dụng để sưởi ấm.
Câu 18: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong các ánh sáng đơn sắc : đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng.
A. lam. B. chàm. C. tím. D. đỏ.
Câu 19: Tia tử ngoại
A. không truyền được trong chân không. B. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
C. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma. D. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
Câu 20: Các sóng ánh sáng giao thoa bị triệt tiêu lẫn nhau (xuất hiện vân tối) tại vị trí cố định trong môi trường,
nếu tại vị trí này
A. Chúng đồng pha và có chu kỳ bằng nhau B. Chúng ngược pha nhau và có biên độ bằng nhau

C. pha của chúng khác nhau một lượng và có vận tốc bằng nhau
2
D. pha của chúng khác nhau một lượng  và có bước sóng bằng nhau
Câu 21: Chọn câu SAI trong những câu dưới đây:
A. Mỗi chất rắn, lỏng hay khí bị kích thích phát sáng có quang phổ vạch phát xạ gồm một số vạch sáng trên nền
trắng tại các vị trí xác đinh, có màu và độ sáng tỉ đối của các vạch xác đinh.
B. Ống chuẩn trực của các máy quang phổ tạo ra các chùm sáng đơn sắc song song, các chùm sáng qua lăng kính
là đơn sắc song song, chúng được thấu kính hộ tụ tại tiêu diện thành các vạch đơn sắc.
C. Quang phổ liên tục phát ra từ mọi chết rắn, lỏng khí được nung nóng. Nhiệt độ càng cao thì miền phát sáng
càng được mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng dài của quang phổ.
D. Quan sát Mặt Trời từ phía Trái Đất bằng máy quang phổ ta thấy có một số vạch tối trên nền quang phổ liên
tục. Các vạch này cho phép xác định thành phần các khí trong khí quyển của Mặt Trời.
Câu 22: Ánh sáng không có tính chất sau đây:
A. Luôn truyền với vận tốc 3.108 m / s B. Có thể truyền trong môi trường vật chất.
C. Có thể truyền trong chân không. D. Có mang năng lượng.
Câu 23: Quang phổ của một bóng đèn dây tóc khi nóng sáng thì sẽ:
A. Sáng dần khi nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn có đủ bảy màu.
B. Các màu xuất hiện dần từ màu đỏ đến tím, không sáng hơn.
C. Vừa sáng dần lên, vừa xuất hiện dần các màu đến một nhiệt độ nào đó mới đủ 7 màu.
D. Hoàn toàn không thay đổi.
Câu 24: Để có sự tách thành các chùm tia đơn sắc sau lăng kính thì chùm tia tới trước lăng kính phải thỏa mãn
điều kiện A. Chùm đơn sắc B. Chùm ánh sáng phức tạp song song
C. Chùm ánh sáng phức tạp phân kì D. Chùm ánh sáng phức tạp hội tụ
Câu 25: Một vật phát tia hồng ngoại phải có nhiệt độ
A. Cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh B. Cao hơn 00C C. Trên 1000C D. Trên 00K
Câu 26: Tia Rơnghen
A. Có tính tâm xuyên, iôn hóa và dễ bị nhiễm xạ.
B. Có tính đâm xuyên, bị đổi hướng lan truyền trong từ trường và có tác dụng hủy diệt các tế bào sống.
C. có khả năng iôn hóa, gây phát quang các màn huỳn quang, có tính đâm xuyên, được sử dụng trong dò khuyết
tật của các vật liệu.
D. mang điện tích âm, tác dụng lên kính ảnh và được sử dụng trong phân tích quang phổ.
Câu 27: Quang phổ nào sau đây là quang phổ hấp thụ?
A. Ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ B. Ánh sáng của Mặt Trời thu được trên Trái Đất
C. Ánh sáng từ bút thử điện D. Ánh sáng từ đèn dây tóc nóng sáng
Câu 28: Nhận định nào dưới đây về tia hồng ngoại là không chính xác?
A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
B. Chỉ những vật có nhiệt độ thấp hơn mới phát ra tia hồng ngoại
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt
D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
Câu 29: Chọn câu sai trong các câu dưới đây:
A. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn sáng phát ra các sóng ánh sáng hoàn toàn giống nhau.
B. Giao thoa là hiện tượng đặc trưng cho quá trình sóng. Chỉ có sóng mới có thể giao thoa tạo nên các vân tối xen
kẽ với các vân sáng.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Giao thoa là kết quả của sự chồng chập lên nhau của hai sóng có tần số và có độ lệch pha không đổi hoặc là
bằng không.
Câu 30: Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là đại lượng
A. không đổi, có giá trị như nhau đối với tất cả các ánh sáng màu, từ đỏ đến tím
B. thay đổi, chiết suất là lớn nhất đối với ánh sáng đỏ và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím
C. thay đổi, chiết suất nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím
D. thay đổi, chiết lớn nhất đối với ánh sáng màu lục, còn đối với các màu khác chiết suất nhỏ hơn.
Câu 31: hiệu đường đi  của hai sóng ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng  ở cách nhau khoảng a đến
một điểm M trên màn ảnh đặt cách xa hai nguồn đó một khoảng D được tính bởi biểu thức
A.   x.D / a. B.    .D / a. C.   a.D / x. D.   a.x / D.
Câu 32: Tại sao khi đi qua lớp kính cửa sổ, ánh sáng trắng không bị tán sắc thành các màu cơ bản?
A. Vì kính cửa sổ là loại thủy tinh không tán sắc ánh sáng
B. vì kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng
C. Vì do kết quả của tán sắc các tia sáng màu đi qua lớp kính và ló ra ngoài dưới dạng những chùm taia chồng
chất lên nhau, tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng
D. Vì ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không kết hợp, nên chúng không bị tán sắc
Câu 33: Khe sáng của ống chuẩn trực của máy quang phổ được đặt tại:
A. Quang tâm của thấu kính hội tụ. B. Tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ.
C. Tại một điểm trên trục chính của thấu kính hội tụ. D. Tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ.
Câu 34: Trong nghiên cứu phổ vạch của vật chất bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí của các vạch, người ta
có thể kết luận về A. phương pháp kích thích vật chất dẫn đến phát quang
B. quãng đường đi của ánh sáng có phổ đang được nghiên cứu
C. các hợp chất hóa học tồn tại trong vật chất’ D. các nguyên tố hóa học cấu thành vật chất
Câu 35: Quan sát một lớp váng dầu trên mặt nước ta thấy những quầng màu khác nhau, đó là do:\
A. Ánh sáng trắng qua lớp dầu bị tán sắc.
B. Màng dầu có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng bị tán sắc.
C. Màng dầu có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng.
D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng dầu giao thoa với
nhau tạo ra những vân màu đơn sắc.
Câu 36: Tia tử ngoại được dùng
A. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại B. trong y tế để chụp điện, chụp chiếu
C. để chụp ảnh bề mặt trái đất từ vệ tinh D. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại
Câu 37: Tìm phát biểu sai: Hai nguyên tố khác nhau có đặc điểm quang phổ vạch phát xạ khác nhau về:
A. Độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ B. Bề rộng các vạch quang phổ
C. Số lượng các vạch quang phổ D. Màu sắc các vạch và vị trí các vạch màu
Câu 38: Phép phân tích quang phổ là:
A. Phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc
B. Phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra
C. Phép phân tích thành phàn một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra
D. Phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được
Câu 39: Máy quang phổ càng tốt, nếu chiết suất của chất làm lăng kính
A. Càng lớn B. Càng nhỏ C. Biến thiên càng nhanh theo bước sóng ánh sáng
D. Biến thiên càng chậm theo bước sóng ánh sáng
Câu 40: Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn hơn không, sẽ
A. Chỉ có phản xạ B. Có khúc xạ, tán sắc, phản xạ
C. Chỉ có khúc xạ D. Chỉ có tán sắc
Câu 41: Dựa vào tác dụng nào của tia tử ngoại mà người ta có thể tìm được vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng
kim loại A. Kích thích phát quang B. Nhiệt
C. Hủy diệt tế bào D. Gây ra hiện tượng quang điện

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Giới hạn quang điện trong ( giới hạn quang dẫn ) của các chất bán dẫn chủ yếu nằm trong vùng tử ngoại.
B. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi mặt kim loại được gọi là hiện tượng quang điện trong.
C. Khi được chiếu ánh sáng thích hợp ( bước sóng đủ nhỏ ) điện trở suất của chất làm quang dẫn tăng lên so với khi
không được chiếu sáng.
D. Ngày nay trong các ứng dụng thực tế, hiện tượng quang điện trong hầu như dã thay thế hiện tượng quang điện
ngoài.
Câu 2: Hiện tương quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài không có chung đặc điểm nào sau đây:
A. Đều tồn tại bước sóng giới hạn để xảy ra hiện tương quang điện.
B. Đều có sự giải phóng electron nếu bức xạ chiếu vào thích hợp có tần số đủ lớn.
C. Đều có hiện tượng các electron thoát khỏi khối chất, chuyển động ngược chiều sức điện trường.
D. Đều có thể xảy ra khi chiếu vào mẫu chất ánh sáng nhìn thấy phù hợp.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải là sự phát quang?
A. Phát quang catôt ở màn hình tivi B. Sự phát quang của đom đóm.
C. Sự phát quang của dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt.
D. Sự phát sáng của photpho bị oxi hóa trong không khí..
Câu 4: Một vỏ cầu bằng kim loại đang ở trạng thái cô lập và trung hòa về điện. Chiếu một tia X vào quả cầu này một
thời gian rồi ngừng chiếu, sau đó vỏ cầu sinh ra:
A. Điện trường bên trong nó B. Từ trường bên trong nó.
C. Điện từ trường bên ngoài nó. D. Điện trường ngoài bên trong nó.
Câu 5: (I) bức xạ phát ra từ ống rơnghen; (II) bức xạ chủ yếu phát ra từ chiếc bàn là đang nóng; (III) bức xạ phát ra từ
đèn hơi thủy ngân; (IV) bức xạ Mặt Trời. Bức xạ nào trong các bức xạ trên không thể gây ra hiện tượng quang điện
ngoài ? A. (III) B. (IV) C. (I) D. (II)
Câu 6: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng quang phát quang ?
A. Bút laze B. Bóng đèn ống C. Pin quang điện. D. Quang trở.
Câu 7: Tìm phát biểu sai về laze
A. Nhờ có tính định hướng cao, khi tia laze truyền đi xa cường độ của nó thay đổi ít.
B. laze được dùng trong thí nghiệm giao thoa vì nó có tính kết hợp.
C. Phôtôn của tia laze có năng lượng lớn hơn phôtôn (cùng tần số) của tia sáng thường
D. Laze (LAZER) có nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cảm ứng
Câu 8: Theo nội dung thuyết lượng tử, kết luận nào sau đây sai
A. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái chuyển động và đứng yên
B. Phôtôn của các bức xạ đơn sắc khác nhau thì có năng lượng khác nhau
C. Phôtôn chuyển động trong chân không với vận tốc lớn nhất
D. Năng lượng của Phôtôn không đổi khi truyền đi trong chân không
Câu 9: Hiện tượng thực nghiệm nào sau đây chứng tỏ năng lượng bên trong nguyên tử nhận các giá trị gián đoạn?
A. Quang phổ do đèn dây tóc phát ra B. phát quang C. Hiện tượng quang điện. D. Hiện tượng phóng xạ β.
Câu 10: Theo thuyết photon về ánh sáng thì
A. năng lượng của mọi photon đều bằng nhau. B. tốc độ của hạt photon giảm dần khi nó xa dần nguồn sáng
C. năng lượng của một photon của ánh sáng đơn sắc tỉ lệ nghịch với bước sóng
D. năng lượng của photon trong chân không giảm đi khi nó xa dần nguồn sáng
Câu 11: Chọn phát biểu sai. Tia laze:
A. có tác dụng nhiệt. B. là những bức xạ đơn sắc màu đỏ.
C. có nhiều ứng dụng trong Y khoa. D. có cùng bản chất của tia X.
Câu 12: Trong ánh sáng đơn sắc đỏ, một cuốn sách màu xanh dương sẽ hiện thành màu
A. đỏ B. tím C. đen D. xanh dương
Câu 12: Quang điện trở được chế tạo từ
A. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.Điện trở của nó có thể thay đổi từ vài mêgaôm khi không được chiếu sáng
đến vài ôm khi được chiếu sáng.
C. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém khi được chiếu sáng
thích hợp.
D. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
Câu 13: Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng
A. quang- phát quang. B. phát xạ cảm ứng. C. nhiệt điện. D. quang điện trong.
Câu 14: Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng.
Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng A. màu đỏ. B. màu chàm. C. màu tím. D. màu lam.
Câu 15: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđro, dãy Pa-sen gồm :
A. Các vạch trong miền hồng ngoại. B. Các vạch trong miền ánh sáng nhìn thấy.
C. Các vạch trong miền tử ngoại và một số vạch trong miền ánh sáng nhìn thấy.
D. Các vạch trong miền tử ngoại.
Câu 16: Trong nguyên tử hiđro, với r0 là bán kính B0 thì bán kính quỹ đạo dừng của electron không thể là
A. 12r0. B. 25r0. C. 9r0. D. 16r0.
Câu 17: Vận tốc của các elctron quang điện thoát ra khỏi bề mặt một tấm kim loại phẳng sẽ có hướng :
A. Ngược hướng với ánh sáng chiếu tới. B. Theo mọi hướng.
C. Đối xứng với hướng của ánh sáng chiếu tới qua pháp tuyến tại điểm tới. D. Song song với tấm kim loại.
Đáp án : B Vận tốc của các elctron quang điện thoát ra khỏi bề mặt một tấm kim loại phẳng sẽ theo mọi hướng.
Câu 18: Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra
ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. quang – phát quang. B. phản xạ ánh sáng. C. hóa – phát quang. D. tán sắc ánh sáng.
Câu 19: Một chất phát quang và phát ra ánh sáng màu lục. Chiếu ánh sáng nào dưới đây vào chất đó thì nó sẽ phát
quang: A. Ánh sáng màu vàng. B. Ánh sáng màu tím.C. Ánh sáng màu đỏ. D. Ánh sáng màu da cam.
Câu 20: Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích. B. chỉ là trạng thái kích thích.
C. là trạng thái màcác êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động. D. chỉ là trạng thái cơ bản.
Câu 21: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát
quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng ε để chuyển sang trạng thái kích thích, sau
đó A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn εdo có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.
D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng.
Câu 22: Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôtôn do laze phát ra có
A. độ sai lệch tần số là rất nhỏ. B. độ sai lệch năng lượng là rất lớn.
C. độ sai lệch bước sóng là rất nhỏ D. độ sai lệch tần số là rất lớn.
Câu 23: Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với
A. kim loại đồng. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại bạc.
Câu 24: Lân quang là sự phát quang
A. Thường xảy ra ở chất khí B. Có thời gian phát quang xảy ra tùy ý
C. Thường xảy ra ở chất lỏng D. Có thời gian phát quang dài hơn 10-8 s
Câu 25: Chọn câu đúng nhất. Sự phát quang đó là
A. Các vật tự nhiên phát sáng không chịu tác động gì từ bên ngoài B. Do sự phản xạ ánh sáng chiếu vào vật
C. Vật bị đốt nóng phát ra
D. Một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền
ánh sáng nhìn thấy
Câu 26: Sự hấp thụ của môi trường
A. Không có tính chọn lọc B. Như nhau đối với mọi tần số ánh sáng
C. Phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng chiếu tới D. Phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu tới
Câu 27: Dụng cụ nào dưới đây hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện và lớp tiếp xúc chỉ do dòng điện đi theo một
chiều nhất định A. Quang điện trở B. Pin quang điện C. Tế bào quang điện
D. Điôt bán dẫn thường dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
Câu 28: Sự phát xạ cảm ứng là A. Sự phát ra photon bởi một nguyên tử
B. Sự phát ra photon bởi một ngyên tử ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của một điện từ trường có cùng tần số
C. Sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau
D. Sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, nếu hấp thụ thêm một photon có cùng tần số
Câu 29: Theo mẫu nguyên tử Bo, phát biểu là nào sau đây là sai khi nói về trạng thái dừng của nguyên tử?
A. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng này sáng trạng thái dừng khác thì luôn hấp thụ photon.
B. Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định gọi là trạng thái dừng.
C. Khi nguyên tử ở các trạng thái dừng thì không hấp thụ và bức xạ năng lượng.
D. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính xác định.
Câu 30: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện
B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó
D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó
Câu 31: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang phát quang?
A. Chất lỏng fluorexein khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại. B. phát quang ở màn hình vô tuyến.
C. phát quang ở đèn LED. D. phát quang ở con đom đóm.
Câu 32: Chọn phát biểu đúng:
A. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng cao (En) sang trạng thái dừng có mức năng lượng thấp
(Em) thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En-Em.
B. Nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì phát ra ánh sáng có bước sóng đó.
C. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng hấp thụ một phôtôn thì chuyển sang trạng thái dừng khác.
D. Khi nguyên tử ở một trạng thái dừng phát ra một phôtôn thì chuyển sang trạng thái dừng khác.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện?
A. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích.
B. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào bản chất của kim loại làm catot.
C. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catot.
D. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
Câu 34: Một photon có năng lượng ԑ’ bay qua hai nguyên tử đang ở mức kích thích. Sau đó ngoài photon ԑ’ còn có
them hai photon ԑ1 và ԑ2 đi ra. Photon ԑ2 bay ngược hướng với photon ԑ’. Sóng điện từ ứng với photon ԑ1 ngược pha
với sóng điệnt ừ ứng với photon ԑ’. Photon nào được phát xạ do cảm ứng
A. Không có photon nào B. Cả hai photon ԑ1 và ԑ2 C. Photon ԑ1 D. Photon ԑ2
Câu 35: Phát biểu nào sau đây là sai với nội dung hai giả thuyết của Bo?
A. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó ở trạng thái dừng.
B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ hay hấp thụ năng lượng.
C. Khi chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao nguyên tử sẽ phát ra
photon.
D. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của các nguyên tử có giá trị khác nhau.
Câu 36: Tìm phát biểu sai về sự tạo thành quang phổ vạch của hiđrô
A. Dãy Banmer có 4 vạch H , H  , H  , H  thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy
B. Các vạch trong dãy Paschen có được khi electron chuyển về quỹ đạo M
C. Các vạch trong dãy Lyman có được khi electron chuyển về quỹ đạo K
D. Các vạch trong dãy Balmer có được khi electron chuyển về quỹ đạo N
Câu 37: Kim loại có công thoát của electron là A. Chiếu chùm ánh sáng có năng lượng các phô ton là ε > A vào tấm
kim loại thì các electron hấp thu các phôton này sẽ bứt ra khỏi kim loại
A. Với vận tốc bằng nhau. B. Theo cùng một phương. C. Với các vận tốc khác nhau
D. Theo phương vuông góc với mặt kim loại.
Câu 38: Năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng
A. Gồm động năng của electro và thế năng tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân
B. Có mức thấp nhất thì electron chuyển động ở quỹ đạo xa hạt nhân nhất
C. Có mức cao nhất thì nguyên tử ở trạng thái bền vững nhất
D. Chính là động năng của electron, khi electron chuyển động trên quỹ đạo gần nhân nhất
Câu 39: Sự phát sáng của vật (hay con vật) nào dưới đây là hiện tượng quang - phát quang:
A. Một miếng nhựa phát quang. B. Bóng đèn bút thử điện. C. Con đom đóm. D. Màn hình vô tuyến.
Câu 40: Màu sắc các vật là do vật
A. Cho ánh sáng truyền qua B. Hấp thụ một số bước sóng và phản xạ ánh sáng của những bước sóng khác
C. Phản xạ, tán xạ ánh sáng chiếu vào vật D. Hấp thụ ánh sáng chiếu vào vật
Câu 41: Chọn phát biểu sai:
A. Theo thuyết lượng tử thì năng lượng của chùm sáng đơn sắc bằng số nguyên lần lượng tử năng lượng.
B. Nguyên tử, phân tử hấp thụ ánh sáng cũng có nghĩa là chúng hấp thụ photon.
C. Các electron khi hấp thụ photon và thoát ra khỏi kim loại đều có độ lớn vận tốc bằng nhau.
D. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì thể hiện tính hạt càng rõ.
Đáp án : C Các electron khi hấp thụ photon và thoát ra khỏi kim loại đều có độ lớn vận tốc khác nhau.
Câu 42: Tia laze được dùng trong truyền tin bằng cáp quang là do có
A. Cường độ lớn và tần số cao. B. Tính đơn sắc và kết hợp cao.
C. Cường độ lớn và tính định hướng cao. D. Tính kết hợp và cường độ cao.
Câu 43: Thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện chứng tỏ:
A. Hiện tượng quang điện không xảy ra với tấm kim loại nhiếm điện dương với mọi ánh sáng kích thích
B. Electron bị bứt ra khỏi tấm kom loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào
C. Tấm thủy tinh không màu hấp thu hoàn toàn tia tử ngoại trong ánh sáng của đèn hồ quang
D. Ánh sáng nhìn thấy không gây ra được hiện tượng quang điện trên mọi kim loại

CHƯƠNG 7: VẬT LÝ HẠT NHÂN


Câu 1: Đối với phản ứng hạt nhân thu năng lượng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tổng động năng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng động năng của các hạt sau phản ứng.
B. Tổng động năng nghỉ trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng nghỉ sau phản ứng.
C. Các hạt nhân sinh ra bền vững hơn cá hạt nhân tham gia trước phản ứng.
D. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi so sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học
A. Phản ứng phóng xạ không điều chỉnh tốc độ được như một số phản ứng hóa học.
B. Hai loại phản ứng đều tạo ra các nguyên tố mới từ các nguyên tố ban đầu
C. Phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học đều có thể tỏa hoặc thu nhiệt.
D. Phản ứng hóa học chỉ xảy ra ở vỏ các nguyên tử, còn phản ứng hạt nhân xảy ra trong hạt nhân
Câu 3: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng
B. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng
C. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao
D. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài
Câu 4: Việc giải phóng năng lượng hạt nhân chỉ có thể xảy ra trong các phản ứng hạt nhân mà trong đó:
A. Tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân xuất hiện
sau phản ứng.
B. Tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng lớn hơn tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân sau
phản ứng. C. Độ hụt khối hạt nhân giảm D. Độ hụt khối hạt nhân tăng.
Câu 5: MeV/c là đơn vị đo A. khối lượng
2
B. năng lượng C. động lượng D. hiệu điện thế
Câu 6: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết càng lớn. B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
C. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Câu 7: Trong phóng xạ α thì hạt nhân con :
A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
Câu 8: Hạt nhân mẹ A có khối lượng mA đang đứng yên phân rã thành hạt nhân con B và hạt α có khối lượng mB và
mα. Chọn kết luận đúng về hướng và trị số của vận tốc các hạt sau phản ứng
A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng
B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng
C. Cùng phương,cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng
D. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng
Câu 9: Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
B. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng
C. Tổng khối lượng nghỉ (tĩnh) của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
Câu 10: Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng
A. Phản ứng nhiệt hạch
B. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra lớn hơn tổng độ hụt khối các hạt nhân tham gia
phản ứng C. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bé hơn tổng độ hụt khối các hạt nhân
tham gia phản ứng D. Sự phóng xạ
Câu 11: Trong sự phân hạch của hạt nhân , gọi k là hệ số nhân notron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k<1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa tăng nhanh
B. Nếu k>1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ
C. Nếu k>1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
D. Nếu k=1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
Câu 12: Các lò phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động trong chế độ mà hệ số nhân notron s
phải thỏa mãn: A. s<1 B. s≥1 C. s=1 D. s>1
Câu 13: Hạt nhân 84 Po đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
210

A. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con. B. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
C. lớn hơn động năng của hạt nhân con. D. bằng động năng của hạt nhân con.
Câu 14: Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là Ax, By, Cz với Ax = 2Ay = 0,5Az. Biết năng lượng liên
kết của từng hạt nhân tương ứng là ∆Ex, ∆Ey, ∆Ez với ∆Ez < ∆Ex < ∆Ey. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền
vững giảm dần là: A. X, Y, Z. B. Z, X, Y. C. Y, X, Z. D. Y, Z, X.
Câu 15: Trong phóng xạ β , hạt nhân con. A. Lùi một ô trong bảng tuần hoàn. B. Lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn.
-

C. Tiến hai ô trong bảng tuần hoàn. D. Tiến một ô trong bảng tuần hoàn.
Đáp án : D Trong phóng xạ β-, hạt nhân con tiến một ô trong bảng tuần hoàn.
Câu 16: Đơn vị MeV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?
A. Năng lượng liên kết. B. Độ phóng xạ. C. Hằng số phóng xạ. D. Độ hụt khối.
Câu 17: Một hạt nhân của chất phóng xạ A đang đứng yên thì phân rã tạo ra hai hạt B và C. Gọi mA , mB, mC lần lượt
là khối lượng nghỉ của các hạt A,B, C và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Quá trình phóng xạ này tỏa ra năng
Q
lượng Q. Biểu thức nào sau đây đúng? A. mA = mB + mC + 2 B. mA = mB + mC.
c
Q Q
C. mA = mB + mC - 2 . D. mA = 2 - mB - mC.
c c
Câu 18: Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng
là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng?
v m K v m K v m K v m K
A. 1  1  2 . B. 2  2  1 . C. 1  1  1 . D. 1  2  1 .
v2 m2 K1 v1 m1 K 2 v2 m2 K 2 v2 m1 K 2
Câu 19: Khi nói về tia γ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X. B. Tia γ không phải là sóng điện từ.
C. Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X. D. Tia γ không mang điện.
Câu 20: Trong các hạt nhân: :42 He. , 37 Li , 56
26 Fe và 92 U. , hạt nhân bền vững nhất là
235

A. :42 He. . B. 56
26 Fe
235
C. 92 U. . D. 37 Li .
Câu 21: Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt
α phát ra có tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng
2v 4v 4v 2v
A. B. C. D. .
A4 A 4 A4 A 4
Câu 22: Kết luận nào về bản chất của tia phóng xạ dưới đây là không đúng?
A. Tia α, β, γ đều có chung bản chất sóng điện từ B. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử
C. Tia β là dòng các hạt nhân mang điện D. Tia γ là sóng điện từ
Câu 23: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ. B. năng lượng liên kết càng lớn.
C. năng lượng liên kết càng nhỏ. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Câu 24: Trong quá trình phóng xạ, ta có kết luận:
A. Trong các khoảng bằng nhau liên tiếp, số hạt nhân phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.
B. Trong các khoảng thời gian liên tiếp tăng dần theo cấp số nhân, số hạt nhân bị phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.
C. Sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp, số hạt chất phóng xạ còn lại bị giảm dần theo cấp số cộng.
D. Trong các khoảng thời gian liên tiếp tăng dần theo cấp số nhân, số hạt bị phóng xạ là như nhau.
Câu 25: Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào
A. khối lượng hạt nhân. B. Năng lượng liên kết. C. Độ hụt khối. D. Tỉ số giữa độ hụt khối và số khối.
Câu 26: Tia nào sau đây có bản chất khác với các tia còn lại:
A. Tia gamma. B. Tia X. C. Tia tử ngoại. D. Tia catôt.
Câu 27: chọn câu sai: Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là:
A. Tia α và β. B. Tia  và β. C.  và tia Rơnghen. D. Tia β và tia Rơnghen
Câu 28: Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân:
A. Bán kính hạt nhân tỉ lệ với số nuclôn. B. Tính chất hóa học phụ thuộc vào số khối.
C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nơtron. D. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn.
Câu 29: Chọn phát biểu đúng:
A. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng nguyên tử số nhưng khác số prôtôn.
B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.
D. Lực hạt nhân tác dụng trong khoảng kích thước nguyên tử.
Câu 30: Ph¸t biÓu nµo sau ®©y lµ ®óng?
A. H¹t nh©n nguyªn tö ZA X ®-îc cÊu t¹o gåm Z n¬tron vµ A pr«ton.
B. H¹t nh©n nguyªn tö ZA X ®-îc cÊu t¹o gåm Z pr«ton vµ A n¬tron.
C. H¹t nh©n nguyªn tö ZA X ®-îc cÊu t¹o gåm Z pr«ton vµ (A – Z) n¬tron.
D. H¹t nh©n nguyªn tö ZA X ®-îc cÊu t¹o gåm Z n¬tron vµ (A + Z) pr«ton.
Câu 31: Ph¸t biÓu nµo sau ®©y lµ ®óng?
A. H¹t nh©n nguyªn tö ®-îc cÊu t¹o tõ c¸c pr«ton.
B. H¹t nh©n nguyªn tö ®-îc cÊu t¹o tõ c¸c n¬tron.
C. H¹t nh©n nguyªn tö ®-îc cÊu t¹o tõ c¸c pr«ton vµ c¸c n¬tron.
D. H¹t nh©n nguyªn tö ®-îc cÊu t¹o tõ c¸c pr«ton, n¬tron vµ electron .
Câu 32: Ph¸t biÓu nµo sau ®©y lµ ®óng?
A. §ång vÞ lµ c¸c nguyªn tö mµ h¹t nh©n cña chóng cã sè khèi A b»ng nhau.
B. §ång vÞ lµ c¸c nguyªn tö mµ h¹t nh©n cña chóng cã sè pr«ton b»ng nhau, sè n¬tron kh¸c nhau.
C. §ång vÞ lµ c¸c nguyªn tö mµ h¹t nh©n cña chóng cã sè n¬tron b»ng nhau, sè pr«ton kh¸c nhau.
D. §ång vÞ lµ c¸c nguyªn tö mµ h¹t nh©n cña chóng cã khèi l-îng b»ng nhau.
Câu 33: §¬n vÞ nµo sau ®©y kh«ng ph¶i lµ ®¬n vÞ khèi l-îng nguyªn tö?
A. Kg B. MeV/c C. MeV/c2 D. u
Câu 34: §Þnh nghÜa nµo sau ®©y vÒ ®¬n vÞ khèi l-îng nguyªn tö u lµ ®óng?
A. u b»ng khèi l-îng cña mét nguyªn tö Hy®r« 11 H
B. u b»ng khèi l-îng cña mét h¹t nh©n nguyªn tö Cacbon 131 C
1
C. u b»ng khèi l-îng cña mét h¹t nh©n nguyªn tö Cacbon 126 C
12
1
D. u b»ng khèi l-îng cña mét nguyªn tö Cacbon 126 C
12
Câu 35: Ph¸t biÓu nµo sau ®©y lµ ®óng?
A. N¨ng l-îng liªn kÕt lµ toµn bé n¨ng l-îng cña nguyªn tö gåm ®éng n¨ng vµ n¨ng l-îng nghØ.
B. N¨ng l-îng liªn kÕt lµ n¨ng l-îng táa ra khi c¸c nuclon liªn kÕt víi nhau t¹o thµnh h¹t nh©n.
C. N¨ng l-îng liªn kÕt lµ n¨ng l-îng toµn phÇn cña nguyªn tö tÝnh trung b×nh trªn sè nuclon.
D. N¨ng l-îng liªn kÕt lµ n¨ng l-îng liªn kÕt c¸c electron vµ h¹t nh©n nguyªn tö.
Câu 36: Lực hạt nhân là:
A. Lực thương tác tĩnh điện B. Lực liên kết các nucleon
C. lực hút rất mạnh trong phạm vi bán kính hạt nhân D. B và C đúng
Câu 37: Chất đồng vị là:
A. các chất mà hạt nhân cùng số B. các chất mà hạt nhân cùng số nucleon .proton
C. các chất cùng một vị trí trong bảng phân loại tuần hoàn D. A và C đúng
Câu 38: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo từ:
A.các proton B.các nucleon C. các electron D.các câu trên đều đúng
Câu 39: Đơn vị đo khối lượng trong vật lý hạt nhân
A. Kg B. Đơn vị khối lượng nguyên tử C. eV/c2 D.Các câu trên đều đúng
Câu 40: Đơn vị khối lượng nguyên tử là:
A. Khối lượng của một nguyên tử hydro B. 1/12 Khối lượng của một nguyên tử cacbon 12
C. Khối lượng của một nguyên tử Cacbon D. Khối lượng của một nucleon
***********Hết***********

You might also like