You are on page 1of 11

ÔN TẬP PHẦN LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 12- HK1

DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa của một vật dọc theo một trục cố định?
A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin. B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi. D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 2: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với li độ. B. sớm pha π/2 so với li độ.
C. ngược pha với li độ. D. trễ pha π/2 so với li độ.
Câu 3: Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi
A. Li độ có độ lớn cực đại. C. Li độ bằng không
B. Gia tốc có độ lớn cực đại. D. Pha cực đại
Câu 4: Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(t + ), gia tốc được xác định theo biểu thức
A. a = A2cos(t + ) B. a = - 2x
C. a = - A2sin(t + ) D. a = 2A
Câu 5: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + ϕ). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của
vật. Hệ thức đúng là
v2 a 2 v2 a 2 2 a 2 v2 a 2
A. 4 + 2 = A 2 B. 2 + 4 = A 2 C. 2 + 4 = A 2 D. 2 + 2 = A 2
    v   

Câu 6: Một vật dao động điều hòa khi qua vị trí cân bằng thì
A. vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
B. vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại.
C. gia tốc và lực kéo về có độ lớn bằng không.
D. vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng không.

CON LẮC LÒ XO

Câu 1: Một con lắc lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật có khối lượng m. Gọi
độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δl. Con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ
là A (A>Δl). Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình vật dao động là.
A. F = k.Δl B. F = k(A − Δl) C. F = 0 D. F = k.A
Câu 2: Con lắc lò xo dao động điều hòa thì thế năng và động năng của vật dao động
A. biến thiên tuần hoàn với tần số dao động của vật
B. biến thiên điều hòa với chu kỳ gấp đôi chu kỳ dao động của vật
C. biến thiên tuần hòan với tần số gấp đôi tần số dao động của vật
D. biến thiên điều hòa với tần số bằng tần số góc cùa vật dao động
Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, biết nếu tăng khối lượng của con lắc lên 2 lần thì
A. chu kỳ của con lắc tăng 2 lần. B. chu kỳ của con lắc tăng 2 lần.
C. chu kỳ của con lắc giảm 2 lần. D. chu kỳ của con lắc giảm 2 lần.
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn
với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng
A. tỉ lệ với bình phương chu kỳ dao động. B. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.
Câu 5: Chu kì dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào
A. cách kích thích dao động. B. cấu tạo của con lắc.
C. pha ban đầu của con lắc. D. biên độ dao động.
Câu 6: Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = Acost và có cơ năng là W. Thế năng của vật vào thời
điểm t là
W W
A. Wt = Wcos2t B. Wt = Wsin2t C. Wt = cost D. Wt = sint
2 4

CON LẮC ĐƠN


Câu 1: Tại cùng một vị trí địa lí, nếu tăng khối lượng và chiều dài của con lắc đơn lên gấp đôi thì chu kì dao
động của nó sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không thay đổi. D. tăng 2 lần.
Câu 2: Khi giảm chiều dài của con đơn 4 lần thì chu kì của con lắc:
A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.
Câu 3: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0. Biết khối lượng
vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là ℓ, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Năng lượng của con lắc
A. bằng tổng động năng và cơ năng của con lắc
B. là đại lượng bảo toàn
C. bằng động năng khi vật qua vị trí biên
D. bằng thế năng khi vật qua vị trí cân bằng
Câu 4: Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
A. căn bậc hai của gia tốc trọng trường B. chiều dài con lắc
C. gia tốc trọng trường D. căn bậc hai chiều dài con lắc

TỔNG HỢP DAO ĐỘNG


Câu 1: Biên độ của dao động tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau là:
A. A = A1 + A 2 . B. A = A1 − A 2 . C. A = A12 + A 22 . D. A = A12 − A 22 .
Câu 2: Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số không phụ thuộc vào
A. biên độ dao động thứ nhất B. biên độ dao động thứ hai
C tần số dao động D. độ lệch pha hai dao động
Câu3: Hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, có độ lệch pha Δφ. Biên độ của hai dao động lần lượt là
A1 và A2. Biên độ của dao động tổng hợp A có giá trị
A. lớn hơn A1+ A2 B. nhỏ hơn |A1 - A2|
1
C. luôn bằng (A1+ A2) D. |A1 - A2|  A  A1+ A2
2
CÁC LOẠI DAO ĐỘNG
Câu 1. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.
C. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng cho dao động cưỡng bức:
A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực biến thiên tuần hoàn tác dụng lên hệ.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào lực ma sát tác dụng vào hệ dao động.
C. Dao động cưỡng bức là dao động bị tắt dần nếu như lực ma sát nhỏ.
D. Trong dao động cưỡng bức xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số
dao động riêng của hệ.
Câu 3. Phát biểu không đúng về ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng:
A. Điều lệnh trong quân đội có nội dung :”Bộ đội không được đi đều bước khi đi qua cầu”
B. Các cây cầu được sửa chữa hoặc xây dựng theo hướng thay đổi tần số dao động riêng để tránh xa tần số dao
động mà gió bão có thể tạo thành trên cầu.
C. Khi chế tạo máy móc phải đảm bảo cho tần số riêng của mỗi bộ phận trong máy không được khác nhiều so
với tần số biến đổi của các lực tác dụng lên bộ phận ấy.
D. Khi xây dựng một toà nhà, phải đảm bảo toà nhà ấy không chịu tác dụng của lực cưỡng bức có tần số bằng
tần số dao động riêng của toà nhà.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng
B. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng
C. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng
D. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là chu kì lực cưỡng bức bằng chu kì dao động riêng

SÓNG CƠ

Câu 1: Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sóng cơ học lan truyền trong nước là sóng ngang.
B. Sóng cơ học là sự lan truyền phần tử vật chất từ nơi này đến nơi khác.
C. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
Câu 2: Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng.
A. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền pha dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động từ điểm này sang điểm lân cận trong môi
trường vật chất theo thời gian.
C. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền trạng thái dao động từ điểm này sang điểm lân cận trong môi
trường vật chất theo thời gian.
D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền phần tử vật chất từ điểm này sang điểm lân cận trong môi trường
vật chất theo thời gian.
Câu 3: Một sóng cơ có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1,
v2, v3 thì
A. v3 > v2 > v1. B. v1 > v3 > v2 . C. v2 > v1 > v3. D. v1 > v2 > v3.
Câu 4: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kỳ của nó không thay đổi. B. bước sóng của nó không thay đổi.
C. bước sóng của nó giảm D. vận tốc của nó không thay đổi.
Câu 5: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
C. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

GIAO THOA

Câu 1. Để khảo sát giao thoa sóng cơ trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao
động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền
sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
B. dao động với biên độ cực tiểu.
C. dao động với biên độ cực đại.
D. không dao động.
Câu 2: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp A và B, điểm dao động mạnh và điểm
dao động yếu nằm trên đường nối hai tâm sóng và gần nhau nhất cách nhau:
A. Bằng một phần tư bước sóng B. Bằng một nửa bước sóng
C. Bằng một bước sóng D. Bằng hai lần bước song
Câu 3: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa ba cực đại liên tiếp nằm trên đường
nối tâm sóng
A. bằng hai lần bước sóng B. bằng một nửa bước sóng
C. bằng một phần tư bước sóng D. bằng một bước sóng
Câu 4: Trong quá trình truyền sóng, những điểm cách nhau bằng một số bán nguyên lần bước sóng sẽ có độ lệch
pha bằng
A. (2k + 1)π B. 2kπ C. (2k + 1)π/2 D. (2k + 1)π/4
Câu 5. Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u
= Acos(t). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực
tiểu sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.

SÓNG DỪNG

Câu 1: Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều
dài của sợi dây phải bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng. B. một số chẵn lần một phần tư bước sóng.
C. một số nguyên lần bước sóng. D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
Câu 2: Sóng dừng là sóng
A. không lan truyền nữa do bị vật cản.
B. được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.
C. được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.
D. trên dây mà hai đầu dây được giữ cố định.
Câu 3: Sóng dừng tạo ra trên dây đàn hồi cố định khi:
A. Chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng.
B. Bước sóng gấp đôi chiều dài dây.
C. Chiều dài dây bằng bội số nguyên lần của nửa bước sóng.
D. Bước sóng bằng bội số lẻ của chiều dài dây.
SÓNG ÂM

Câu 1: Trong hệ SI đơn vị đo cường độ âm là.


A. W/m2. B. J/s. C. W/s. D. J.s/m2
Câu 2: Sóng âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng.
A. 16Hz đến 2.104Hz. B. 16Hz đến 20MHz.
C. 16Hz đến 200KHz. D. 16Hz đến 2KHz.
Câu 3: Âm sắc phụ thuộc vào
A. tần số dao dao động âm. B. biên độ dao động âm.
C. cường độ âm. D. đồ thị dao động âm.
Câu 4: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kỳ của nó không thay đổi. B. bước sóng của nó không thay đổi.
C. bước sóng của nó giảm D. vận tốc của nó không thay đổi.
Câu 5: Âm cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên hệ với nhau như thế nào?
A. Họa âm có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
B. Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
D. Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2.
Câu 6: Độ cao của âm
A. phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm.
B. chỉ phụ thuộc vào tần số âm.
C. phụ thuộc vào cường độ âm và vận tốc truyền âm.
D. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.

ĐẠI CƯƠNG DĐXC


Câu 1: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên:
A. hiện tượng tự cảm B. hiện tượng quang điện
C. hiện tượng cảm ứng điện từ D. hiện tượng tạo ra từ trường quay
Câu 2: Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào
A. tác dụng nhiệt của dòng điện. B. tác dụng từ của dòng điện.
C. tác dụng hóa học của dòng điện. D. tác dụng phát quang của dòng điện.
Câu 3: Để đo điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế. Số chỉ các dụng cụ
cho biết:
A. Giá trị U0 và I0 của dòng điện xoay chiều. B. Giá trị u và i của dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị U và I của dòng điện xoay chiều. D. Giá trị u và i của dòng điện xoay chiều.
Câu 4: Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2 cos120πt (A). Dòng điện này có
A. chiều thay đổi 100 lần trong 1s B. tần số bằng 120 Hz
C. cường độ hiệu dụng bằng 2 2 A D. biên độ bằng 2 A
Câu 5: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không có dùng giá trị
hiệu dụng?
A. Điện áp. B. Cường độ dòng điện.
C. Suất điện động. D. Công suất.
Câu 6: Đặt một khung dây gồm N vòng, mỗi vòng có diện tích S vào trong một từ trường đều B sao cho B vuông
góc với trục quay của khung. Cho khung quay đều quanh trục với vận tốc góc . Biều thức nào sau đây mô tả
biên độ suất điện động xuất hiện trong khung dây.
NBS BS
A. E o = B. Eo = NBS. C. E o = . D. Eo = BS.
 N

CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU


Câu 1: Công thức nào sau đây không đúng với đoạn mạch RLC nối tiếp?
A. U = UR + UL + UC B. U = U R2 + (U L − U C ) 2
C. u = uR + uL + uC D. U = U R + U L + U C
Câu 2: Mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thì
A. dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
B. dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
C. dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/2
D. dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế một góc π/4
Câu 3: Trong mạch điện RLC nếu tần số f thay đổi còn điện áp hiệu dụng U của dòng điện xoay chiều không đổi
thì I sẽ đạt cực đại khi:
L 1 L
1 f = 2 f=
A. f = 2 L.C . B. f = . C. C. D. 2 C .
2 L.C
Câu 4: Biết uR ,uL,uC là hiêu điện thế tức thời hai đầu R, L,C thì
A. uR sớm pha π/2 so với uL. B. uL sớm pha π/2 so với uC.
C. uR sớm pha π/2 so với uC. D. uC trễ pha π/2 so với uL.

Câu 5: Gọi  là độ lệch pha của điện áp hai đầu một đoạn mạch không phân nhánh đối với cường độ dòng điện

qua mạch. Nếu −    0 thì đoạn mạch đó
2
A. gồm một cuộn cảm thuần L nối tiếp với tụ điện C.
B. gồm một điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện
C. chỉ có tụ điện có điện dung C.
D. chỉ có cuộn dây không thuần cảm.
Câu 6: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và
giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Hệ số công suất của mạch giảm.
B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện tăng.
D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

CÔNG SUẤT- HỆ SỐ CÔNG SUẤT


Câu 1: Trong mạch điện xoay chiều, hệ số công suất bằng 1 khi
A. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần hoặc có cộng hưởng điện
B. đoạn mạch không có tụ điện
C. đoạn mạch không có cuộn cảm thuần
D. đoạn mạch không có điện trở thuần
Câu 2. Công thức nào cho phép xác định công suất trong mạch điện xoay chiều?
A. P = UIcosφ B. P = UI C. P = U2/R D. P = UIZ
Câu 3:Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần R.
B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 4: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
B. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
C. Điện trở thuần R 1 nối tiếp với điện trở thuần R2.
D. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

Câu 5 : Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay
chiều thì hệ số công suất của mạch
A. không thay đổi. B. tăng. C. giảm. D. tăng rồi giảm.

MÁY BIẾN ÁP- TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA

Câu 1: Chọn câu sai


A. Máy biến áp có số vòng ở cuộn sơ cấp nhiều hơn cuộn thứ cấp gọi là máy hạ áp.
B. Máy biến áp có số vòng ở cuộn sơ cấp ít hơn cuộn thứ cấp gọi là máy tăng áp.
C. Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp có thể được quấn đồng trục trên một lỏi thép hình trụ
gồm nhiều lá thép mõng ghép cách điện nhau.
D. Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp có thể được quấn với số vòng bằng nhau.
Câu 2: Trong việc truyền tải điện năng, biện phát để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là
A. chọn dây có điện trở suất lớn B. tăng chiều dài dây
C. tăng hiệu điện thế ở nơi truyền đi D. giảm tiết diện dây dẫn
Câu 3: Máy biến áp là thiết bị
A. dùng để tăng, giảm điện áp của dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi.
B. hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và bằng cách sử dụng từ trường quay.
C. được dùng trong kỹ thuật hàn điện.
D. làm tăng điện áp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng bấy nhiêu lần.
MÁY PHÁT ĐIỆN- ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Câu 1: Roto của một máy phát điện xoay chiều một pha là phần cảm có p cặp cực từ, quay với tốc độ n (vòng/giây).
Tần số dòng điện do máy phát ra được tính bằng biểu thức
np 60n 60 p
A. f = . B. f = . C. f = . D. f = np.
60 p n

Câu 2: Phần ứng trong máy phát điện một pha là phần
A. phần tạo ra dòng điện. B. phần tạo ra từ trường.
C. phần được chọn đứng yên (stato) D. phần quay quanh trục máy (rôto)

Câu 3: Máy phát điện xoay chiều ba pha


A. cần có bộ góp điện gồm hai vành khuyên và hai chổi quét để lấy điện ra ngoài
B. có phần cảm đứng yên, gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn
C. có phần cảm là nam châm điện là stato có thể quay quanh một trục
D. có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ .

Câu 4: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về máy phát điện.
A. Nam châm là roto. B. Cuộn dây là stato. C. Nam châm là phần cảm. D. Roto là phần ứng.

Câu 5: Máy phát điện xoay chiều ba pha


A. cần có bộ góp điện gồm hai vành khuyên và hai chổi quét để lấy điện ra ngoài
B. có phần cảm đứng yên, gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn
C. có phần cảm là nam châm điện là stato có thể quay quanh một trục
D. có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ .

CHUYÊN ĐỀ

HAI ĐOẠN MẠCH VUÔNG PHA


10−4
Câu 1: Mạch điện xoay chiều AB gồm đoạn AN chứa điện trở thuần R = 200, tụ điện C = F và đoạn NB
2
chứa cuộn dây có điện trở r = 100. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp biến thiên điều hòa có tần số 60Hz thì
điện áp hai đầu AN và NB lệch pha vuông góc với nhau. Độ tự cảm của cuộn dây là
1 6 5 2
A. H B. H C. H D. H
 5 6 

Câu 2: Cho mạch điện LRC nối tiếp theo thứ tự trên. Biết R là biến trở, cuộn dây thuần cảm có L = 4/(H), tụ có
điện dung C = 10-4/(F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có biểu thức: u =
U0.cos100t (V). Để hiệu điện thế uRL lệch pha /2 so với uRC thì R bằng
A. R = 300. B. R = 100. C. R = 100 2 . D. R = 200

CÔNG SUẤT – HỆ SỐ CÔNG SUẤT- CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI

Câu 1: Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây thuần cảm L không đổi ghép nối tiếp với một biến trở. Điện áp
ở hai đầu đoạn mạch là u = 200cos(t) V. Khi biến trở có hai giá trị là 25  và 16  thì công suất đoạn mạch có
giá trị bằng nhau. Thay đổi R thì công suất cực đại của đoạn mạch bằng
A. 200 W. B. 720 W. C. 360 W. D. 500 W.

Câu 2: Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm
A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào
hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều 175V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25V, trên đoạn
MN là 25V và trên đoạn NB là 175V. Hệ số công suất của toàn mạch là
A. 1/5 B. 5/7 C. 1/7 D. 7/25

10−3
Câu 3: Cho mạch điện xoay chiều gồm biến trở R nối tiếp với tụ điện C= F và cuộn dây có: r = 30;
6
1
L= H ;uAB = 160cos100t (V). Giá trị của biến trở R để công suất tỏa nhiệt trên R đạt giá trị cực đại , tính giá
5
trị công suất cực đại đó?
A. R=10, Pmax = 160W B. R=10, Pmax = 80W
C. R=50, Pmax = 80W D. R=50, Pmax = 45W

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết cuộn dây có L = 1,4/π (H), r = 30 Ω; tụ
điện có C = 31,8 (µF); R thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u
=100 2cos100πt V. Giá trị của R để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại và
giá trị cực đại đó là
A. 20 Ω, 120W. B. 10 Ω, 125W. C. 10 Ω, 250W. D. 20 Ω, 125W.
Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R
mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu biến trở và hệ
số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị R1 lần lượt là UC1, UR1 và cosφ1; khi biến trở có giá trị R2 thì
các giá trị tương ứng nói trên là UC2, UR2 và cosφ2. Biết UC1 = 2UC2, UR2 = 2UR1. Giá trị của cosφ1 và cosφ2 là
1 1 1 2
A. cos1 = , cos2 = B. cos1 = , cos2 =
5 3 3 5
1 2 1 1
C. cos1 = , cos2 = D. cos1 = , cos2 =
5 5 2 2 2

You might also like