You are on page 1of 6

CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

*****
Câu 1. Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải
A .Không đổi. B. Thay đổi. C. Bằng không. D. Khác không.
Câu 2. Một vật cân bằng chịu tác dụng của 2 lực thì 2 lực đó sẽ:
A. cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn. B. cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. có giá vuông góc nhau và cùng độ lớn. D. được biểu diễn bằng hai véctơ giống hệt nhau.
Câu 3. Một vật khối lượng m = 6 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ
một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 300. Bỏ qua ma sát
giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 . Độ lớn lực căng của dây và
phản lực của mặt phẳng nghiêng là
A. T = 30 N, N = N. B. T = 60 N, N = 30 N.
C. T = N, N = N. D. T = N, N = 30 N.
Câu 5. Điều nào sau đây là đúng
A. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
B. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều và có cùng độ lớn.
D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
Câu 6. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá. B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau. D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
Câu 7: Một vật trọng lượng P = 20 N được treo vào dây AB = 2 m (hình vẽ).
Điểm treo ở giữa bị hạ xuống một đoạn CD = 5 cm. Lực căng dây tại điểm treo
có độ lớn là
A. 20 N B. 40 N C. 200 N D. 400 N
Câu 8. Khi vật được treo bằng sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật:
A. hợp với lực căng dây một góc 900. B. bằng không.
C. cân bằng với lực căng dây. D. cùng hướng với lực căng dây.
Câu 9. Vật nào sau đây ở trạng thái cân bằng?
A. Quả bóng đang bay trong không khí.
B. Vật nặng trượt đều xuống theo mặt phẳng nghiêng.
C. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát.
D. Quả bóng bàn chạm mặt bàn và bật lên.
Câu 10: Một quả cầu có trọng lượng P = 40 N được treo vào tường nhờ một sợi dây làm với
tường một góc  = 300. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng của
dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu có độ lớn gần đúng là:
A. T=46 N và N= 23 N. B. T=23 N và N=46 N.
C. T=20 N và N= 40 N. D. T=40 N và N=20 N.
Câu 11. Khi một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song thì
A. ba lực đó phải có độ lớn bằng nhau. B. ba lực đó phải đồng phẳng.
C. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. D. ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.
Câu 12. Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi:
A. lực đó trượt lên giá của nó. B. giá của lực quay một góc 900.
C. lực đó dịch chuyển sao cho phương của lực không đổi. D. độ lớn của lực thay đổi .
0
Câu 13. Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α=45 .Trên hai
mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 5 kg (hình vẽ). Bỏ
2
qua ma sát và lấy g=10 m/s . Áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng 
A. 50 N. B. N.
C. 25 N D. N.
Câu 14. Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. trọng lực tác dụng vào vật. B. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. lực hướng tâm tác dụng vào vật. D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
Câu 15. Mômen của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng mạnh hay yếu của lực. D. tác dụng nén của lực.
Câu 16. Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn
là 2 m ?
A. 10 N. B. 10 Nm. C. 11 N. D.11 Nm.
Câu 17. Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng:
A.đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
B. đặc trưng cho tác dụng kéo vật tới của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. có độ lớn tỉ lệ nghịch với cánh tay đòn.
Câu 18. Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D.khoảng cách từ trọng tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 19. Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20 cm. Để có mômen có độ lớn là 10 Nm thì cần
phải tác dụng vào vật một lực có độ lớn là
A. 0,5 N. B. 50 N. C. 200 N. D. 20 N
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với một vật có trục quay cố định
A.Giá của lực đi qua trục quay thì không làm vật quay
B.Giá của lực không qua trục quay sẽ làm vật quay
C.Đại lượng đặc trưng cho tác dụng quay của lực được gọi là momen lực
D.Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực
Câu 21. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống cho hợp lý.
“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ... có xu hướng làm vật quay theo
chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
A. mômen lực. B. các lực. C. trọng lực. D. phản lực.
Câu 22: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ
giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là
A. 200 Nm B. 200 N/m C. 2 Nm D. 2 N/m
Câu 23. Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là
F F 1 F2
M= =
A. M=Fd . B. d . C. d 1 d 2 . D. F1 d1 =F 2 d 2 .
Câu 24. Đơn vị của mômen lực là:
A. m/s B. N.m C. kg.m D. N.kg
Câu 25: Một cánh cửa chịu tác dụng của một lực có mômen M1 = 60 Nm đối với trục quay đi qua các bản lề.
Lực F2 tác dụng vào cửa có mômen quay theo chiều ngược lại và có cánh tay đòn d2 = 1,5 m. Lực F2 có độ
lớn bằng bao nhiêu thì cửa không quay?
A. 40 N B. 60 N C. 50 N D. 90 N
Câu 26. Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục quay cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.
C. Áp dụng đề xác định hợp lực của các lực tác dụng lên vật.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 27: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là
A. Trục quay phải đi qua trọng tâm của vật.
B. Tổng đại số các momen lực tác dụng lên vật bằng không.
C. Trục quay cố định của vật phải chắc chắn.
D. Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không
Câu 28: Thanh chắn đường dài 7,8 m có trọng lượng 2100 N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2 m. Thanh
có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Để thanh ấy nằm ngang phải tác dụng vào
đầu bên phải một lực có độ lớn bằng
A. 100 N. B. 200 N. C. 300 N. D.400 N.
Câu 29. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? Vị trí trọng tâm của một vật
A. phải là một điểm nằm trên của vật. B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. có thể ở trên trục đối xứng của vật. D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
Câu 30. Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.
A. Mặt bàn. B. Khối sắt . C. Chiếc nhẫn tròn. D. Khúc gỗ.
Câu 31: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai
70 cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi lực giữ gậy của tay và vai
người sẽ chịu một lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 80 N và 100 N. B. 80 N và 120 N. C. 20 N và 120 N D. 20 N và 60 N.
Câu 32. Biểu thức điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực có giá không song song là:
A. ; B. ; C. ; D. .
Câu 33. Đặc điểm nào sau đây khi nói về hợp lực của hai lực song song cùng chiều là không đúng?
A. Có giá song song với hai lực thành phần. B. Có chiều cùng chiều với hai lực.
C. Có độ lớn bằng hiệu các độ lớn. D. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn.
Câu 34. Thanh AB đồng chất dài 100 cm, trọng lượng P = 10 N có thể quay dễ dàng quanh một trục nằm
ngang qua O với OA = 30 cm. Đầu A treo vật nặng P 1 = 30 N. Để thanh cân bằng ta cần treo tại đầu B một
vật có trọng lượng P2 bằng
A. 5 N. B. 14 N. C. 15 N. D. 12,86 N. Câu này sai đề
nên tui không có làm ra 10 mới đúng
Câu 35: Chọn phát biểu sai. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều
A. là một lực song song, cùng chiều với hai lực thành phần.
B. là lực có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
C. là lực có giá nằm trong khoảng giữa hai giá của hai lực thành phần.
D. là lực mà độ lớn có thể nhỏ hơn một trong hai lực thành phần
Câu 36. Biểu thức xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều là

A. B. C. D.

Câu 37: Một đĩa tròn có bán kính 20 cm có thể quay quanh trục đối xứng vuông góc với đĩa. Tác dụng
vào đĩa một lực tại mép đĩa, theo phương tiếp tuyến với đĩa một lực có độ lớn 10 N. Momen của lực là
A. 200 Nm. B. 2 Nm. C. 20 Nm. D. 50 Nm.
Câu 38: Xét một vật rắn đang ở trạng thái cân bằng. Đưa vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi
buông ra, nếu
A. vật cân bằng ở bất kì vị trí nào thì cân bằng đó gọi là cân bằng không bền.
B. vật trở về vị trí cũ thì cân bằng đó gọi là cân bằng phiếm định.
C. vật càng dời xa vị trí cân bằng cũ thì cân bằng đó gọi là cân bằng không bền.
D. vật thiết lập ngay vị trí cân bằng mới, thì cân bằng đó gọi là cân bằng bền
Câu 39. Tại sao không lật đổ được con lật đật?
A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền. B.Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định. D. Ví nó có dạng hình tròn.
Câu 40: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 = 16 N có giá cách nhau
14 cm. Giá của hợp lực
A. cách lực F1 một đoạn 6 cm. B. cách lực F1 một đoạn 8 cm
C. cách lực F1 một đoạn 5 cm. D. cách lực F1 một đoạn 9 cm
Câu 41: Một viên bi nằm cân bằng trong một chảo cố định trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi
khi đó là
A.cân bằng không bền. B. cân bằng bền.
C. cân bằng phiếm định. D. lúc đầu cân bằng bền, sau đó trở thành cân bằng phiếm định.
Câu 42: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình
học. Vậy sự cân bằng của khối trụ là
C. cân bằng phiếm định. D. Cân bằng tựa trên mặt chân đế
A. cân bằng không bền. B. cân bằng bền
Câu 43. Một tấm ván nặng 270 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái
0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái là:
A. 80 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 180 N.
Câu 44. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là
A. Cân bằng bền. B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định. D. Cân bằng dựa trên mặt chân đế.
Câu 45: Chọn câu sai ?
A. Một vật cân bằng không bền là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng thì trọng lực tác dụng lên nó
kéo nó ra xa vị trí đó.
B. Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng không bền thì không tự trở về vị trí đó được.
C. Cân bằng không bền có trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các điểm lân cận.
D. Nghệ sĩ xiếc đang biểu diễn thăng bằng trên dây là cân bằng không bền.
Câu 46: Một tấm ván trọng lượng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm
tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,2 m. Lực tác dụng mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A có độ lớn là
A. 80 N. B. 160 N. 120 N. 90 N.
Câu 47: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình
học. Vậy sự cân bằng của khối trụ là
C. cân bằng phiếm định. D. Cân bằng tựa trên mặt chân đế
A. cân bằng không bền. B. cân bằng bền
Câu 48. Đối với cân bằng phiếm định thì
A.trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.
B.trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.
C.trọng tâm nằm ở một độ cao không thay đổi.
D.trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới.
Câu 49: Một tấm ván trọng lượng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm
tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,2 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa B có độ lớn là
A. 80 N. B. 160 N. C. 120 N. D. 90 N.
Câu 50. Chọn câu trả lời sai
A. Một vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ
nó ở vị trí cân bằng mới.
B. Vật có trọng tâm càng thấp thì cân bằng càng kém bền vững.
C. Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi.
D.Trái bóng đặt trên bàn có cân bằng phiếm định.
Câu 51. Mặt chân đế của vật là:
A. tổng diện tích tiếp xúc của vật với sàn.
B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tíếp xúc của vật.
C. tổng diện tích mặt trên của vật.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật.
Câu 52: Một tấm ván trọng lượng 48 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa
A 1,2 m và cách điểm tựa B 0,6 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A có độ lớn là
A. 8 N B. 12 N C. 16 N D. 6 N
Câu 53. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế. B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế. D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
Câu 54. Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào
A. khối lượng. B. độ cao của trọng tâm.
C. diện tích của mặt chân đế. D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
Câu 55: Hai người dùng đòn để khiêng một vật nặng 90 kg. Điểm treo cách vai người thứ nhất 60 cm và
cách vai người thứ hai 48 cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn, lấy g = 10 m/s², lực tác dụng lên vai người thứ
hai là
A. 500 N. B. 450 N. C. 400 N. D. 600 N
Câu 56. Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì:
A. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế. B. Xe chở quá nặng.
C. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế. D. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
Câu 57. Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:
A. Xe có khối lượng lớn. B. Xe có mặt chân đế rộng.
C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp. D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn
Câu 58: Hai lực song song cùng chiều và cách nhau 20 cm. Nếu một trong hai lực có giá trị là F1 =13 N
và hợp lực của chúng có giá cách lực F2 một đoạn 8 cm thì độ lớn hợp lực là
A. 32,5 N B. 21,5 N C. 19,5 N D. 25,6 N
Câu 65: Cách nào sau đây làm tăng mức vững vàng của cân bằng?
A. Điều chỉnh để giá của trọng lực đi qua biên của mặt chân đế.
B. Giảm diện tích mặt chân đế và tăng kích thước của vật.
C. Tăng diện tích mặt chân đế và nâng độ cao trọng tâm.
D. Giảm độ cao trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế
Câu 66. Chọn đáp án đúng.
A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C.Ngẫu lực là hệ hai lực song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.
Câu 67. Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai
người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai là 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Điều nào sau đây là
đúng khi nói về độ lớn của lực mà mỗi người sẽ chịu:
A. Người thứ nhất: 400 N, người thứ hai: 600N B. Người thứ nhất: 600N, người thứ hai: 400 N
C. Người thứ nhất: 500 N, người thứ hai: 500 N. D. Người thứ nhất: 300N, người thứ hai :700 N.
Câu 68. Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh
A.trục đi qua trọng tâm. B. trục nằm ngang qua một điểm.
C. trục thẳng đứng đi qua một điểm. D. trục bất kỳ.
Câu 69. Một vật không có trục quay cố định nếu chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật sẽ chuyển động ra sao?
A. không chuyển động vì ngẫu lực có hợp lực bằng 0.
B. quay quanh một trục bất kì.
C. quay quanh trục đi qua trọng tâm của vật.
D.quay quanh trục đi qua điểm đặt của một trong hai lực.
Câu 70. Một người gánh một thúng gạo nặng 300 N và một thúng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1 m, bỏ
qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu?
A. Cách thúng ngô 30 cm, chịu lực 500 N. B. Cách thúng ngô 40 cm, chịu lực 500 N.
C. Cách thúng ngô 50 cm, chịu lực 500 N. D. Cách thúng ngô 60 cm, chịu lực 500 N.
⃗ ⃗
Câu 71. Một ngẫu lực gồm hai lực F1 và F2 có độ lớn F1 =F 2=F , cánh tay đòn là d. Mômen của ngẫu lực
này là :
A. (F1 – F2)d. B. 2Fd. C. Fd. D. chưa biết vì còn phụ thuộc vào vị trí tâm quay.
Câu 72: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 20 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30 cm. Mômen của
ngẫu lực là:
A. 600 Nm B.60 Nm C. 6 Nm D. 0,6 Nm
Câu 73. Hùng va Dũng cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. Hùng đẩy với
một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc
trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s2):
    A. 0,38 m/s2. B. 0,038 m/s2. C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2.
Câu 74: Điền khuyết vào phần trống: “Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đoạn
thẳng nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn .................... với chính nó”.
A. song song. B. ngược chiều. C. cùng chiều. D. tịnh tiến.
Câu 75: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật. B. hình dạng và kích thước của vật.
C. tốc độ góc của vật. D. vị trí của trục quay.
Câu 76: Một khối gỗ có khối lượng M = 30 kg đặt trên một xe lăn có
khối lượng m = 20 kg đang đứng yên trên sàn nhà (Hình 21.2). Xe
bắt đầu chịu tác dụng của các lực có hợp lực là F =10 N có phương
nằm ngang. Cả xe và gỗ cùng chuyển động tịnh tiến và không địch
chuyển so với nhau. Sau bao lâu thì xe đi được 2 m?
    A. 4 s. B. 4,5 s. C. 5 s. D. 5,5 s.
Câu 77: Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là
A. chuyển động thẳng và chuyển động xiên. B.
chuyển động tịnh tiến và chuyển động xiên.
C. chuyển động quay và chuyển động chéo. D. chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Câu 78: Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì
A. chắc chắn, kiên cố. B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.
C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn. D. để dừng chúng nhanh khi cần.
Câu 79: Một vật rắn có khối lượng m= 10 kg được kéo trượt tịnh tiến trên mặt sàn nằm ngang bởi lực có độ
lớn 20 N hợp với phương nằm ngang một góc α = 30 o. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là μ
= 0,1 (lấy g = 10 m/s2). Quãng đường vật rắn đi được 4 s là
    A. 6,21 m. B. 6,42 m. C. 6,66 m. D. 6,72 m.

You might also like