You are on page 1of 5

BỘ MÔN TỰ NHIÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024


VẬT LÍ 10
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)
Câu 1. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi được thả lăn trên máng nghiêng.
B. Vật rơi tự do.
C. Viên bi bị ném theo phương thẳng đứng xuống dưới.
D. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
Câu 2. Thả một hòn sỏi từ độ cao H xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2H
xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu?
A. 2 2s B. 4s C. 2s D.
4 2s
Câu 3. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực 𝐹⃗1 và 𝐹⃗2 thì hợp lực 𝐹⃗ của chúng luôn
có độ lớn thoả mãn hệ thức
A. 𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2. B. 𝐹 = 𝐹1 + 𝐹2.
D. 𝐹 = 𝐹 1 + 𝐹 .2
2 2 2
C. |𝐹1 − 𝐹2| ≤ 𝐹 ≤ 𝐹1 + 𝐹2.
Câu 4. Đồ thị nào sau đây là của chuyển động thẳng chậm dần đều?

A. Đồ thị 2. B. Đồ thị 3. C. Đồ thị 1. D. Đồ thị 4.


Câu 5. Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển 𝑑1 tại thời điểm 𝑡1 và độ dịch chuyển 𝑑2
tại thời điểm 𝑡2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 𝑡1 đến 𝑡2 là:
d d d d
A. v  t1  t 2 B. v  t2  t 1
tb 2 1 tb 2 1

d d 1  d1 d2 
C. v  t2  t 1 D. v tb    
tb 2 1 2  t1 t 2 
Câu 6. Hai lực đồng quy 𝐹⃗1 và 𝐹⃗2 có độ lớn 𝐹1 = 𝐹2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp
lực của hai lực này có độ lớn là
A. 14,1 N. B. 20√3 N. C. 17,3 N. D. 20 N.
Câu 7. Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe có xu hướng
A. ngả người về sau. B. ngả người sang bên cạnh.
C. dừng lại ngay. D. chúi người về phía trước.
Câu 8. Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

A. Đồ thị 1. B. Đồ thị 2. C. Đồ thị 3. D. Đồ thị 4.

1
Câu 9. Bi 𝐴 có khối lượng lớn gấp 2 lần bi 𝐵. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi 𝐴 được
thả rơi còn bi 𝐵 được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là
không đáng kể thì:
A. bi 𝐴 rơi chạm đất sau bi 𝐵.
B. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.
D. bi 𝐴 rơi chạm đất trước bi 𝐵.
Câu 10. Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo
s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là
A. 16m. B. 10m. C. 80m. D. 96m.
Câu 11. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia gia tốc của chuyển động nhanh dần
đều là
A.
𝑣22 − 𝑣220 = 𝑎𝑑 B. 𝑣 − 𝑣0 = 2𝑎𝑑
C. 𝑣 − 𝑣 = 2𝑎𝑑 D. 𝑣2 − 𝑣2 = 2𝑎𝑑
0 0
Câu 12. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc
mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
C. Nghiên cứu về thuyết tương đối. D. Nghiên cứu về nhiệt học.
Câu 13. Khi vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải
của độ dịch chuyển?
A. Không thể có độ lớn bằng 0. B. Có phương và chiều xác địch.
C. Có đơn vị đo là mét. D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 14. Theo đồ thị ở ℎì𝑛ℎ 𝑣ẽ, vật chuyển động thẳng đều
trong khoảng thời gian
A. từ 0 đến 𝑡1 và từ 𝑡2 đến 𝑡3. B. từ 0 đến 𝑡2.
C. từ 0 đến 𝑡3. D. từ 𝑡1 đến 𝑡2.

Câu 15. Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực vuông góc
𝐹1 𝑣à 𝐹2. Biết 𝐹1 = 12 𝑁, để hợp lực F = 20N thì 𝐹2 phải
có độ lớn bằng:
A. 8 N. B. 20 N. C. 32 N. D. 16 N.
Câu 16. Chọn phát biểu sai ?
A. Các đại lượng vật lý luôn có thể đo trực tiếp.
B. Phép đo trực tiếp là phép so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo.
C. Phép đo gián tiếp là phép đo thông qua từ hai phép đo trực tiếp trở lên.
D. Phép đo gián tiếp thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp.
Câu 17. Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử
dụng điện?
A. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
B. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
C. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
D. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.
Câu 18. Theo định luật 1 Newton thì
A. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu
tác dụng của lực nào.

2
B. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
Câu 19. Các đồ thị vận tốc - thời gian dưới đây được vẽ theo cùng tỉ xích.

Độ lớn gia tốc chuyển động ở đồ thị nào lớn nhất ?


A. Đồ thị 1. B. Đồ thị 4. C. Đồ thị 2. D. Đồ thị 3.
Câu 20. Một vật được thả rơi từ độ cao 9,8 𝑚 xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc
rơi tự do 𝑔 = 9,8 m/s2. Vận tốc 𝑣 của vật trước khi chạm đất bằng
A. 9,8√2 m/s B. 9,8 m/s. C. 98 m/s. D. 6,9 m/s.
Câu 21. Chuyển động thẳng là chuyển động thẳng biến đổi đều khi
A. có vận tốc thay đổi đều theo thời gian.
B. có quãng đường tăng đều theo thời gian.
C. có gia tốc thay đổi đều theo thời gian.
D. có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
Câu 22. Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực 𝐹⃗1 và 𝐹⃗2 khác phương, 𝐹⃗ là
hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm
A. cùng phương, cùng chiều với lực 𝐹⃗1 . B. cùng phương, ngược chiều với lực 𝐹⃗ .
C. cùng phương, cùng chiều với lực 𝐹⃗ . D. cùng phương, cùng chiều với lực 𝐹⃗2 .
Câu 23. Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm dần đều theo thời gian.
B. Vận tốc không đổi theo thời gian.
C. Gia tốc giảm đều theo thời gian.
D. Vận tốc giảm đều theo thời gian.
Câu 24. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 25. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?
A. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
B. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
Câu 26. Nếu một vật đang chuyển động có thẳng biến đổi đều, hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn
tăng
lên thì gia tốc của vật có độ lớn
A. giảm đi. B. bằng 0. C. tăng lên. D. không đổi.
Câu 27. Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi
được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
A. 64 m/s2; 128 N. B. 32 m/s2; 64 N.
C. 6,4 m/s2; 12,8 N. D. 0,64 m/s2; 1,2 N.
Câu 28. Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 𝑁 và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ
lớn nào sau đây?

3
A. 21 N. B. 11,1 N. C. 2 N. D. 15 N.
Câu 29. Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào
dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D


Câu 30. Cặp lực và phản lực trong định luật 3 Newton
A. cùng bản chất. B. tác dụng vào cùng một vật.
C. không cùng bản chất. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 31. Một vật đang chuyển động trên đường thẳng với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên tất cả các
lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
với vận tốc 3m/s.
C. vật đổi hướng chuyển động. D. vật dừng lại ngay.
Câu 32. Hai vật chuyển động thẳng đều có đồ thị như hình vẽ. Phương
trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động lần lượt
là:
A. 𝑑1 = 60 − 20t; 𝑣1 = 20 km/h B. 𝑑1= 60 − 10t; 𝑣1 =10 km/h
{𝑑2 = 12t; 𝑣2 =12 km/h {𝑑2= 12t; 𝑣2 = 12 km/h
C. 𝑑1 = −10t; 𝑣1 = 10 km/h D. 𝑑1= 60 + 10t; 𝑣1 =10 km/h
{𝑑2 = 12t; 𝑣2 = 12 km/h {𝑑2 = −10t; 𝑣2 =10 km/h
Câu 33. Chọn phát biểu nào đúng.
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với hợp lực tác dụng.
C. Khi có lực tác dụng lên vật, vận tốc của vật tăng.
D. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật sẽ dừng lại.
Câu 34. Hai lực vuông góc có giá đồng quy có độ lớn lần lượt là là 6 N và 8. Hợp lực của hai lực
này có độ lớn là
A. 4 N. B. 2 N. C. 48 N. D. 10 N.
Câu 35. Hợp lực của hai lực 𝐹⃗1 và 𝐹⃗2 hợp với nhau một góc 𝛼 có độ lớn thoả mãn hệ thức
A.
𝐹2 = 𝐹2 + 𝐹2 + 2𝐹1𝐹2 𝑐𝑜𝑠 𝛼. B. 𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2.
1 2
C. 𝐹 = 𝐹1 + 𝐹2 . D. 𝐹2 = 𝐹2 + 𝐹2 − 2𝐹1𝐹2 𝑐𝑜𝑠 𝛼.
1 2
Câu 36. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và đổi chiều 1 lần.
C. chuyển động thẳng và không đổi chiều. D. chuyển động thẳng và đổi chiều 2 lần.
Câu 37. Thả một hòn sỏi từ độ cao ℎ xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:
𝑔ℎ
A. 𝑣 = 2√𝑔ℎ. B. 𝑣 = √2𝑔ℎ. C. 𝑣 = √𝑔ℎ. D. 𝑣 = √ .
2
Câu 38. Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực
A. có cùng điểm đặt. B. cân bằng.
C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 39. Một xe ô tô khối lượng 1000kg đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 10 m/s.
Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng:
A. 10000 N. B. 100 N. C. 0 N. D. 10 N.

4
Câu 40. Một vật được ném từ độ cao 𝐻 với vận tốc ban đầu 𝑣0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua
sức cản của không khí thì tầm xa 𝐿
A. tăng 2 lần khi 𝐻 tăng 2 lần. B. giảm 2 lần khi 𝐻 giảm 4 lần.
C. tăng 4 lần khi 𝑣0 tăng 2 lần. D. giảm 2 lần khi 𝑣0 giảm 4 lần.
Câu 41. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một sợi chỉ. B. Một chiếc khăn đỏ.
C. Một chiếc lá cây. D. Một viên sỏi.
Câu 42. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định
nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
A. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra.
B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
D. Khoa học chưa phát triển.
Câu 43. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?

A. 𝐼𝐼 và 𝐼𝑉. B. 𝐼𝐼 và 𝐼𝐼𝐼. C. 𝐼 và 𝐼𝐼𝐼. D. 𝐼 và 𝐼𝑉.


Câu 44. Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau ℎ1 và ℎ2. Khoảng thời gian rơi
của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số
h1
các độ cao là:
h2
A. 2. B. 4,0. C. 2,0. D. 0,5.
Câu 45. Trong đơn vị SI, đơn vị nào là đơn vị dẫn xuất ?
A. ampe (A). B. mét (m). C. giây (s). D. vôn (V).

PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu 1. Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 𝑘𝑚/ℎ thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 𝑠, ô tô
đạt được vận tốc 36 𝑘𝑚/ℎ.
a. Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40𝑠.
Câu 2. Một đoàn tàu cao tốc đang chạy thẳng với vận tốc 50𝑚/𝑠 thì người lái tàu giảm vận tốc của đoàn tàu
với gia tốc có độ lớn không đổi 0,5𝑚/𝑠2 trong 100𝑠.
a. Mô tả chuyển động của đoàn tàu.
b. Tính quãng đường đoàn tàu chạy được trong khoảng thời gian trên.
Câu 3. Một vật được thả rơi từ độ cao 100 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Sau khi rơi được 2s thì vật còn
cách mặt đất bao nhiêu?
Câu 4. Một xe ô tô đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì người lái xe hãm phanh xe chuyển động chậm
dần đi được 60 m thì dừng lại. Tính thời gian từ lúc xe hãm phanh đến khi xe dừng lại ?
--- Hết ---

You might also like