You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

TỔ VẬT LÍ Môn: VẬT LÍ – LỚP 10 – A và A1


(Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài : 45 phút (30 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh :………………………… MÃ ĐỀ 104
Số báo danh:………………………………..

Câu 1. Một vật đang chuyển động theo một hướng nhất định với tốc độ 3 m/s. Nếu bỗng nhiêu các lực tác
dụng lên nó mất đi thì vật
A. đổi hướng chuyển động. B. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
C. dừng lại ngay. D. chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 3 m/s.
Câu 2. Chọn câu sai. Một chất điểm chuyển động nhanh dần đều nếu
A. a  0; v 0 = 0. . B. a  0; v 0  0. . C. a  0; v 0  0. . D. a  0; v 0 = 0. .
Câu 3. Trong các vật chuyển động sau đây, vật nào có thể xem là chất điểm?
A. Tàu hỏa chuyển động trong sân ga.
B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 4. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?
A. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian.
B. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh.
C. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.
D. Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm lúc sau mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi qua?
A. Một bộ phim chiếu từ lúc 20 giờ đến 22 giờ cùng ngày.
B. Một trận bóng đá diễn ra từ 22 giờ đến 23 giờ 45 phút cùng ngày.
C. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, xe đến Vũng Tàu lúc 11h cùng ngày.
D. Một đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội lúc 0 giờ, đến 8 giờ thì đoàn tàu đến Hải Phòng cùng ngày.
Câu 6. Để tính tuổi của các loài thực vật, động vật có thể dùng các đơn vị là ngày, tháng, năm,… Thứ nguyên
của tuổi là
A. L. B. T. C. N. D. M.
Câu 7. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào dưới đây không thay đổi theo thời gian là
A. tọa độ. B. tốc độ tức thời. C. quãng đường đi. D. gia tốc.
Câu 8. Một vật có khối lượng m, được ném ngang với vận tốc ban đầu v ở độ cao h. Bỏ qua sức cản không khí.
Tầm bay xa của vật phụ thuộc vào
A. m và v. B. m, v và h. C. m và h. D. v và h.
Câu 9. Lực và phản lực của nó luôn
A. cùng hướng với nhau. B. cân bằng nhau.
C. khác nhau về bản chất. D. xuất hiện và mất đi đồng thời,.
Câu 10. Xét một chiếc thuyền trên dòng sông. Gọi: vận tốc của thuyền so với bờ là v21; vận tốc của nước so
với bờ là v31; vận tốc của thuyền so với nước là v23. Như vậy:
A. v21 là vận tốc kéo theo. B. v31 là vận tốc tuyệt đối.
C. v21 là vận tốc tương đối. D. v23 là vận tốc tương đối.
Câu 11. Rơi tự do là một chuyển động
A. chậm dần đều. B. nhanh dần đều. C. thẳng đều. D. nhanh dần.

Mã đề 104 Trang 1 / 3
Câu 12. Quả cầu I có khối lượng gấp đôi quả cầu II. Cùng một lúc tại độ cao h, quả cầu I được thả rơi, còn quả
cầu II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn phát biểu đúng?
A. Cả hai quả cầu I và II chạm đất cùng một lúc.
B. Quả cầu I chạm đất trước .
C. Quả cầu II chạm đất trước, khi nó được ném với vận tốc đủ lớn.
D. Quả cầu II chạm đất trước.
Câu 13. Tại cùng một vị trí, hai vật có khối luợng m1= 200 g, m2 = 400 g rơi tự do xuống mặt đất. Bỏ qua sức
cản không khí. Thời gian chạm đất của vật m1 và vật m2 lần lượt là t1 và t2. Chọn hệ thức đúng.
A. t2 = 16t1. B. t2 = 2t1. C. t2 = t1. D. t2 = 4t1.
Câu 14. Một vật chuyển động trên trục Ox theo phương trình x = 2t + 6 (x tính bằng m, t tính bằng s). Khẳng
định nào sau đây là sai?
A. Vật chuyển động theo chiều âm của trục Ox. B. Lúc t = 1 s, vật có tọa độ x = 4 m.
C. Vận tốc của vật là 2 m/s. D. Tọa độ ban đầu của vật là 6 m.
Câu 15. Khi một xe buýt đang chuyển động nếu thắng ( hãm phanh ) đột ngột thì các hành khách trên xe
A. chúi người về phía trước. B. ngả người về phía sau.
C. ngả người sang bên trái. D. ngả người sang bên phải.
Câu 16. Một lực có độ lớn 4 N nằm ngang tác dụng lên vật có khối lượng 800 g đang đứng yên trên mặt phẳng
ngang. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng
A. 5 m/s2. B. 0,005 m/s2. C. 3,2 m/s2. D. 32 m/s2.
Câu 17. Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên. Ta không thể kết luận: vật không chịu tác dụng của lực nào.
(2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu xe phanh gấp thì một túi sách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng
A. (1) đúng, (2) đúng. B. (1) sai, (2) sai. C. (1) đúng, (2) sai. D. (1) sai, (2) đúng.
Câu 18. Một người lái canô chuyển động đều và xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ. Khoảng cách hai bến
là 48km, biết vận tốc của nước so với bờ là 8km/h. Tính thời gian để canô đi từ B về đến. A.
A. 9h. B. 6h. C. 8h. D. 7h.
Câu 19. Số hiển thị trên tốc kế của các phương tiện giao thông khi đang di chuyển là gì?

A. Tốc độ tức thời. B. Vận tốc trung bình. C. Tốc độ trung bình. D. Vận tốc tức thời.
Câu 20. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng là x = 20 – 3t + 2t2 (x tính bằng m,
t tính bằng s). Vận tốc của vật tại tời điểm t = 5 s là
A. 8 m/s. B. v = 13 m/s. C. v = 17 m/s. D. v = 7 m/s.
Câu 21. Tại cùng một vị trí, hai vật có khối lượng m1 = 100 g, m2 = 500 g rơi tự do xuống mặt đất. Bỏ qua sức
cản không khí. Vận tốc ngay trước khi chạm đất của vật m1 và vật m2 lần lượt là v1 và v2. Chọn hệ thức
đúng.
A. v2 = 9v1. B. v2 = 3 v1. C. v2 = 3v1. D. v2 = v1.
Câu 22. Người ta thả một vật rơi tự do từ dỉnh một tòa tháp thì sau 30 s vật chạm đất cho g = 10 m/s2. Tính độ
cao của tòa tháp.
A. 1000 m. B. 3000 m. C. 2000 m. D. 4500 m.

Mã đề 104 Trang 2 / 3
Câu 23. Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một lực F = 8 N. Quãng đường vật
đi được trong khoảng thời gian 6 giây là
A. 36 m. B. 25 m. C. 5 m. D. 65 m.
m
Câu 24. Khối lượng riêng của các vật được tính theo công thức D = (m là khối lượng, V là thể tích). Thứ
V
nguyên của khối lượng riêng là
A. M.L3. B. M.L-1. C. M.L2. D. M.L-3.
Câu 25. Phương trình độ dịch chuyển của một vật chuyển động thẳng là d = 10t2 + 50t. Trong đó d tính bằng
cm, t tính bằng s. Gia tốc của chuyển động là
A. 0,2 m/s2. B. 0,4 m/s2. C. 0,8 m/s2. D. 0,5 m/s2.
Câu 26. Một máy bay ném bom đang bay theo phương ngang ở độ cao 2 km với v0 = 360 km/h. Hỏi viên phi
công phải thả bom từ xa cách mục tiêu bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Biết quả bom được thả theo
phương ngang, lấy g = 10 m/s2.
A. 2 km. B. 3 km. C. 2,8 km. D. 3,8 km.
Câu 27. Một chiếc thuyền đang xuôi dòng với vận tổc so với bờ là 20 km/h, vận tốc của dòng nước so với bờ
là 5 km/h. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 25 km/h. B. 15 km/h. C. 20 km/h. D. 35 km/h.
Câu 28. Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình vuông từ góc bàn này tới góc bàn kia. Biết
cạnh bàn có chiều dài 1 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2 m là
A. 2 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 1,5 m.
Câu 29. Quan sát đồ thị (v – t) trong hình dưới của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết độ dịch
chuyển vật đi được trong khoảng thời gian nào là lớn nhất?

A. Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 4 s. B. Trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s.
C. Trong khoảng thời gian từ 2 s đến 3 s. D. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s.
Câu 30. Tác dụng một lực không đổi theo phương ngang vào vật có khối v (m)
lượng 5 kg, đang đứng yên, thì vật này chuyển động ngang với đồ thị vận
tốc như hình vẽ. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Độ lớn của lực này là 50
A. 6 N. B. 4 N.
C. 25 N. D. 3 N.
t (s)
----------HẾT---------- O 10

Mã đề 104 Trang 3 / 3

You might also like