You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

TỔ VẬT LÍ Môn: Vật lí, Lớp 10

ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (7,0đ)
Câu 1 (NB): Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Câu 2 (NB): Kí hiệu của dòng điện xoay chiều ghi trên các thiết bị điện là gì?
A. AC B. BC C. CC D. DC
Câu 3 (NB): Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,040. Số chữ số có nghĩa là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 4 (NB): Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ nghịch với tốc độ v.
B. độ dịch chuyển tỉ lệ thuận với tốc độ v.
C. độ dịch chuyển và quãng đường có thể có giá trị dương, âm và bằng không.
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Câu 5 (NB): Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết
A. mức độ nhanh, chậm của chuyển động. B. thời gian chuyển động dài hay ngắn.
C. mốc thời gian đã được chọn. D. hình dạng quỹ đạo chuyển động.
Câu 6 (NB):
Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như ở hình vẽ. Trong
khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. d
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Câu 7 (NB): Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì
A. v luôn luôn dương. B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v. D. a luôn luôn ngược dấu với v
Câu 8 (NB): Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược
dấu với v0 và v) là :
A. v 2 − v02 = −2as B. v 2 + v02 = 2as C. v 2 + v02 = −2as D. v 2 − v02 = 2as
Câu 9 (NB): Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một cái lá cây rụng. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn
Câu 10 (NB): Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động
của vật phụ thuộc vào
A. Vận tốc ném. B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
C. Khối lượng của vật. D. Thời điểm ném.
Câu 11(NB): Câu nào đúng ? Hợp lực của hai lực đồng quy có độ lớn F và 2F có thể có
A. độ lớn nhỏ hơn F. B. độ lớn lớn hơn 3F.
C. độ lớn nhỏ hơn 3F và lớn hơn F D. phương vuông góc với phương lực 2F.
Câu 12 (NB): Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
A. dừng lại ngay. B. ngả người về phía sau.
C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh
Câu 13 (NB): Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu-tơn sau đây, cách viết nào đúng
A. F = ma . B. F = − ma . C. F = ma . D. F = − ma .
Câu 14 (NB): Các giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Quán tính B. Lực hấp dẫn của Trái Đất.
C. Gió. D. Lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
Câu 15 (NB): Sức cản của không khí
A. Làm cho vật nặng rơi nhanh, vật nhẹ rơi chậm. B. Làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau.
C. Làm cho vật rơi chậm dần. D. Không ảnh hưởng gì đến sự rơi của các vật.
Câu 16 (NB): Điều gì xảy ra đối với hệ ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Không biết được.
Câu 17 (TH): Một máy bay phản lực có tốc độ 700 km/h. Nếu muốn bay liên tục trên khoảng cách 1400 km
thì máy bay này phải bay trong thời gian
A. 1 h. B. 2 h. C. 1,5 h. D. 2,5 h.
Câu 18 (TH): Một chiếc xe ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 120
km. Tính tốc độ của xe, biết rằng xe tới B lúc 8 giờ 30 phút.
A. 48 km/h. B. 24 km/h. C. 36 km/h. D. 60 km/h.
Câu 19 (TH): Một chiếc xe ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 120
km. Xe tới B lúc 8 giờ 30 phút. Sau 30 phút đỗ tại B, xe chạy ngược về A với tốc độ 60 km/h. Hỏi vào lúc
mấy giờ ô tô sẽ về tới A?
A. 10 h. B. 12 h. C. 11 h. D. 10,5 h.
Câu 20 (TH): Một đoàn tàu rời ga bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40
km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,185 m/s2 B. 0,285 m/s2 C. 0,288 m/s2 D. 0,188 m/s2
Câu 21 (TH): Vận tốc ban đầu của một vật chuyển động dọc theo trục Ox là −6 cm/s khi nó ở gốc tọa độ.
Biết gia tốc của nó không đổi là 8 cm/s2. Tọa độ của vật sau 2s bằng
A. 10 cm B. 5 cm C. 4 cm D. 18 cm
Câu 22 (TH): Thả rơi không vận tốc ban đầu một hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1s. Nếu
thả rơi không vận tốc ban đầu hòn đá đó từ độ cao 4h xuống đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu?
A. 4 s. B. 2 s. C. 1,4 s. D. 1,6 s.
Câu 23 (TH): Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu v0= 30 m/s từ một độ cao h= 80m so
với mặt đất. Lấy g= 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian rơi và tầm bay xa của vật là
A. 4s; 120m B. 8s; 240m C. 2,8s; 84m D. 2s; 60m
Câu 24 (TH): Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20 N. Nếu hai lực chúng hợp với nhau một góc
60 thì độ lớn của chúng gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 40 N. B. 0 N. C. 35 N. D. 25 N.
Câu 25 (TH): Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với độ lớn gia tốc
2,0 m/s2. Độ lớn lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của
vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,6 N, nhỏ hơn trọng lượng. B. 16 N, nhỏ hơn trọng lượng.
C. 160 N, lớn hơn trọng lượng. D. 4 N, lớn hơn trọng lượng
Câu 26 (TH): Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển vật tới một điểm
cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng
A. 1 N. B. 2,5 N. C. 5 N. D. 10 N.
Câu 27 (TH): Một vật có khối lượng 2 kg đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa
vật và mặt bàn là 0,5. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn là 14N, có phương song song với mặt bàn. Cho g
= 10 m/s2. Độ lớn gia tốc của vật bằng
A. 5 m/s2. B. 2 m/s2. C. 3 m/s2. D. 1,5 m/s2.
Câu 28 (TH): Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt
giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi độ lớn lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu?
A. 428,7N. B. 453,9N. C. 416,8N. D. 438,5N.
II. Phần tự luận (3,0 điểm)
v(m/s) A
Câu 1 (VD) (1đ) Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian
10
của 1 xe máy chạy trên đường thẳng. Tính độ dịch
chuyển của xe trong 20s. B C
7.5

2.5

D E F
0 t(s)
0 5 10 15 20

Câu 2 (VD) (0,5 đ) Một quả bóng bàn đang rơi. Có hai lực tác dụng vào quả bóng: trọng
lực P = 0,04 N theo phương thẳng đứng hướng xuống và lực đẩy của gió theo phương
ngang Fđ =0,03N (hình vẽ). Vẽ hình và xác định độ lớn lực tổng hợp tác dụng vào quả
bóng.

Câu 3 (VD) (1,0 đ): Một vật có khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2
m/s từ độ cao 24m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật
không đổi trong quá trình vật chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực cản của không khí tác dụng vào vật.

Câu 4 (VD) (0,5 đ) Một người đứng trên mặt đất, ném một hòn đá với vận tốc ban đầu v0, theo phương hợp
với phương nằm ngang một góc α. Góc lệch α có giá trị bằng bao nhiêu để có thể ném vật ra xa nhất so với
vị trí ném.
----------Hết----------
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0đ)
Câu 1: Chất điểm, tia sáng là mô hình nào dưới đây?
A. Mô hình tính toán. B. Mô hình thực nghiệm. C. Mô hình lý thuyết. D. Mô hình vật chất.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ?
A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ
B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ
C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể
D. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ
Câu 3: Phép đo trực tiếp là:
A. Phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
B. Phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.
C. Phép đo sử dụng các công thức vật lí.
D. Phép đo có độ chính xác thấp.
Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.

Câu 5: Bạn Nam đi xe


đạp từ nhà tới siêu thị
mua đồ rồi quay về nhà
cất đồ, sau đó đi xe đến
trường. Chọn hệ tọa độ
có gốc tại vị trí nhà bạn
Nam, trục Ox trùng với
đường đi từ nhà bạn Nam tới trường. Quãng đường đi được s và độ dịch chuyển d của bạn Nam trong cả quá
trình chuyển động nói trên có giá trị lần lượt là
A. s = 2800 m, d = 2800 m. B. s = 2800 m, d = 1200 m.
C. s = 1200 m, d = 1200 m. D. s = 1200 m, d = 2800 m.
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng?
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
Câu 7: Một máy bay trong 2,5 giờ bay được 1600 km. Tìm tốc độ trung bình của máy bay.
A. 640 m/h. B. 640 m/s. C. 640 km/h. D. 640 km/s.
Câu 8: Theo đồ thị độ dịch chuyển – thời gian ở hình bên, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời
gian
A. từ 0 đến t 2 . B. từ t1 đến t 2 .
C. từ 0 đến t1 và từ t 2 đến t 3 . D. từ 0 đến t 3 .

Câu 9: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?

A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.


Câu 10: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
D. Chuyển động tròn đều.
Câu 11: Câu nào sau đây sai?
A. Gia tốc là đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 12: Một xe máy đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần
đều. Sau khi hãm phanh 4 s thì tốc kế chỉ 18 km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tính gia tốc của
xe?
A. 9 m/s2. B. - 9 m/s2. C. -2,5 m/s2. D. 2,5 m/s2.
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có công thức vận tốc v = -2 + t (m/s). Vận tốc ban đầu của
vật bằng
A. – 2 m/s. B. 2 m/s. C. 1 m/s. D. 0,5 m/s.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
B. Trong chuyển động rơi tự do gia tốc và vận tốc ngược chiều nhau.
C. Trong chuyển động rơi tự do gia tốc không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 15: Một vật nặng rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Thời
gian rơi của vật là
A. t = 1 s. B. t = 2 s. C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Câu 16: Trong chuyển động ném xiên, gia tốc của vật tại vị trí bất kì luôn có đặc điểm là
A. Phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. Phương ngang, ngược chiều chuyển động.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 17: Một vật được ném từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản
của không khí thì tầm xa L
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần. B. tăng 2 lần khi h tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi h giảm 4 lần. D. giảm 2 lần khi v giảm 4 lần.
Câu 18: Phép phân tích lực cho phép ta thay thế
A. một lực bằng một lực khác. B. một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
C. nhiều lực bằng một lực duy nhất. D. các vectơ lực bằng vectơ gia tốc.
Câu 19: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ
lớn thoả mãn hệ thức
A. F = F1 − F2 . B. F = F1 + F2 . C. F1 − F2  F  F1 + F2 . D. F2 = F12 + F22 .
Câu 20: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính?
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta giũ mạnh áo.
B. Vận động viên bóng chuyền bật nhảy để đập bóng.
C. Đầu búa được tra vào cán khi cán búa được giữ thẳng đứng và đóng xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái khi xe rẽ sang phải.
Câu 21: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 22: Chọn phát biểu đúng? Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay
nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 23: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng từ 2 m/s đến
6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7,5 N. B. 5 N. C. 0,5 N. D. 2,5 N.
Câu 24: Trong một va chạm giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Độ lớn
lực ô tô con tác dụng lên ô tô tải là F1. Độ lớn lực ô tô tải tác dụng lên ô tô con là F 2. Độ lớn gia tốc mà ô
tô tải và ô tô con sau va chạm lần lượt là a 1 và a2, khối lượng ô tô tải lớn hơn khối lượng ô tô con. Chọn
phương án đúng.
A. F1  F2 . B. a1  a2 . C. F1  F2 . D. a1  a2 .
Câu 25: Lực căng của dây có
A. phương nằm ngang. B. phương thẳng đứng.
C. phương trùng với sợi dây. D. phương vuông góc với sợi dây.
Câu 26: Một người đi chợ dùng lực kế kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào
lực kế và đọc số chỉ của lực kế là 20 N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là g = 10 m/s2. Khối lượng của túi
hàng là
A. 2 kg. B. 20 kg. C. 30 kg. D. 10 kg.

Câu 27: Hệ số ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào?


A. Vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc. B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Diện tích tiếp xúc và các điều kiện về bề mặt. D. Diện tích tiếp xúc và bản chất bề mặt.
Câu 28: Chiều của lực ma sát nghỉ
A. ngược chiều với vận tốc của vật.
B. ngược chiều với gia tốc của vật.
C. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. vuông góc với mặt tiếp xúc.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: Hai lực 𝐹⃗1 và 𝐹⃗2 cùng tác dụng vào một vật, hợp lực của hai 𝐹⃗1
lực này là 𝐹⃗ . Hình bên biểu diễn vectơ lực 𝐹⃗1 và vectơ hợp lực 𝐹⃗ .
Biết lực 𝐹⃗1 có độ lớn F1 = 60 N.

a. Vẽ vectơ lực F2 300

b. Tìm độ lớn của lực F2 ? 𝐹⃗

Câu 2: Một xe máy và một xe ô tô cùng bắt đầu đi qua một cây cầu thẳng, dài 600 m. Xe máy chuyển động
thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu, xe ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 15 m/s. Biết rằng
hai xe đến đầu cầu bên kia cùng thời điểm. Tính gia tốc của xe máy.

Câu 3: Một vật được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu bằng 20 m/s hợp với phương ngang góc 𝛼.
Lấy g = 9,8 m/s2. Vật có thể đạt tầm xa lớn nhất là bao nhiêu mét?
Câu 4: Một vật có khối lượng 10 kg đang nằm yên trên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30
N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính gia tốc
của vật.

----------------------HẾT-----------------------
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí?
A. Phương pháp thống kê. B. Phương pháp thực nghiệm.
C. Phương pháp quan sát và suy luận. D. Phương pháp mô hình.
Câu 2: Khi phát hiện người bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên?
A. Gọi cấp cứu. B. Gọi người đến sơ cứu.
C. Ngắt nguồn điện. D. Đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện.
Câu 3: Chọn phát biểu sai ?
A. Phép đo trực tiếp là phép so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo.
B. Các đại lượng vật lý luôn có thể đo trực tiếp.
C. Phép đo gián tiếp là phép đo thông qua từ hai phép đo trực tiếp trở lên.
D. Phép đo gián tiếp thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp.
Câu 4: Một học sinh đo chiều dài cây bút được kết quả ℓ = 20,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của phép đo cây
bút là
A. 0,05 %. B. 5 %. C. 2,5 %. D. 25%
Câu 5: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều một lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều hai lần.
Câu 6: Một người lái mô tô đi thẳng 3 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 2 km rồi
quay sang hướng đông 3 km. Độ dịch chuyển của người đó là
A. 6 km. B. 2 km. C. 8 km. D. 3 km.
Câu 7: Tốc độ trung bình được tính bằng công thức
⃗⃗
d s ⃗⃗
d s
A. 2 B. C. D. 2
t t t t
Câu 8: Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận
tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. -5 km/h. D. -10 km/h.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng?
A. Vận tốc trung bình là một đại lượng có hướng. B. Tốc độ tức thời là một đại lượng có hướng.
C. Tốc độ trung bình là một đại lượng có hướng. D. Vận tốc trung bình luôn có giá trị dương.
Câu 10: Chọn câu đúng. Những dụng cụ chính để đo tốc độ trung bình của viên bi gồm
A. Máy đo MGA, 2 cổng quang điện, viên bi, trụ thép có chân đế và thước thẳng.
B. Máy đo MGA, 1 cổng quang điện, viên bi, trụ thép có chân đế và thước thẳng.
C. Máy đo MGA, 2 cổng quang điện, viên bi và trụ thép có chân đế.
D. Máy đo MGA, 1 cổng quang điện, viên bi và trụ thép có chân đế.
Câu 11: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng
A. đi qua gốc tọa độ. B. song song với trục Ot.
C. song song với trục Ov. D. bất kì.
Câu 12: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ.
Quãng đường vật đi được trong giai đoạn chuyển động thẳng đều là
A. 50 m. B. 100 m. C. 200 m. D. 400 m.
Câu 13: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều ?
A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng. B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng. D. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
Câu 14: Chọn phát biểu sai? Chuyển động thẳng chậm dần đều có
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc giảm dần đều theo thời gian.
C. vectơ gia tốc cùng chiều với vectơ vận tốc.
D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 15: Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức
⃗⃗⃗⃗ − ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣 𝑣0 ⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣 𝑣0 ⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣 𝑣0 ⃗⃗⃗⃗ − ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣 𝑣0
A. 𝑎⃗ = . B. 𝑎⃗ = . C. 𝑎⃗ = . D. 𝑎⃗ = .
𝑡 − 𝑡0 𝑡 − 𝑡0 𝑡 − 𝑡0 𝑡 + 𝑡0
Câu 16: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10s kể từ khi tăng
tốc, xe đạt vận tốc là 15m/s. Gia tốc của xe là
A. 0,4 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 0,6 m/s2. D. 0,7 m/s2.
Câu 17: Khi nói về sự rơi tự do, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do.
B. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do với cùng một gia tốc.
C. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc kinh độ của địa điểm đang xét.
D. Mọi chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng là rơi tự do
Câu 18: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc 40m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Biết
g = 10m/s2.
A. 20m B. 80m C. 60m D. 70m
Câu 19: Theo định luật III Newton, lực và phản lực có đặc điểm
A. tác dụng vào cùng một vật. B. không cân bằng nhau.
C. khác nhau về độ lớn. D. cùng hướng với nhau.
Câu 20: Theo định luật II Newton, gia tốc của một vật có độ lớn
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
C. tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật.
D. không phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật.
Câu 21: Một vật ném xiên có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm cao
của vật ném xiên là đoạn
A. IK. B. OH.
C. OK. D. OI.
Câu 22: Lực 𝐹⃗ truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s²,
truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực 𝐹⃗ sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 23: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực F ⃗⃗⃗⃗⃗1 và ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗ của chúng luôn có độ
F2 thì hợp lực F
lớn thoả mãn hệ thức
A. F = F1 – F2. B. F = F1 + F2. C. | F1 – F2 | ≤ F ≤ F1 + F2. D. F2 = F12 + F22.
Câu 24: Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 50 m/s và rơi chạm đất sau 10 s.
Lấy g = 10m/s2. Tầm xa của vật là
A. 400 m. B. 400 m. C. 500 m. D. 300 m.
Câu 25: Một vật có khối lượng 2 kg được treo vào một sợi dây mảnh, không giãn vào một điểm cố định.
Lấy g = 10 m/s2. Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn
A. nhỏ hơn 20 N. B. lớn hơn 20 N.
C. bằng 20 N. D. không thể xác định được.
Câu 26: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực ⃗F⃗ có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó
vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 thì F2 bằng
A. 8N. B. 16 N. C. 32 N D. 20 N.
Câu 27: Trong cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào sau đây đúng? Trong đó t
là hệ số ma sát trượt, N là độ lớn của áp lực, Fmst độ lớn của lực ma sát trượt.
Fmst =  t .N
A. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗ B. Fmst =  t .N Fmst = –  t .N
C. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗ D. Fmst = –  t .N
Câu 28: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật
A. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. B. tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s.
C. dừng lại ngay. D. đổi hướng chuyển động.
B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1. Một người thả diều, dây diều được kéo lên cao tạo với mặt đất một góc 60o. Dùng lực kế để đo lực
căng dây, người đó thấy rằng cánh diều đang kéo với lực 30 N. Tính độ lớn của thành phần nằm ngang của
lực kéo do diều sinh.

Câu 2. Một xe tải khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành được 10s đạt vận tốc 18 km/h. Biết lực cản mà mặt
đường tác dụng lên xe là 500 N. Tính lực phát động của động cơ

Câu 3. Một vật chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại. Quãng đường vật đi được trong giây đầu
tiên gấp 9 lần quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng. Tổng quãng đường đi được cả hai giai đoạn
này là 50 m. Tính quãng đường vật đi được cho đến lúc dừng hẳn.

Câu 4. Một diễn viên biểu diễn mô tô bay đang phóng xe trên
mặt dốc nằm nghiêng 300 để bay qua các ô tô như trong hình
bên. Biết vận tốc của xe mô tô khi rời khỏi đỉnh dốc là 14m/s.
Chiều cao của ô tô bằng chiều cao của dốc, chiều dài của ô tô
là 3,2 m. Lấy g = 10 m/s2.
Mô tô có thể bay qua được nhiều nhất là bao nhiêu ô tô?

You might also like