You are on page 1of 8

ÔN TẬP

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật.
A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.
B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
Câu 2: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển của một vật.
A. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi
được bằng nhau (d = s).
B. Có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0.
C. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có
độ lớn chính bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối. Kí hiệu là d⃗ .
D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được
bằng nhau (d = s).
Câu 3: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải
của độ dịch chuyển?
A. Có phương và chiều xác địch. B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có giá trị âm. D. Có giá trị có thể âm, dương hoặc bằng 0.
Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 5: Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau
đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Quãng đường và độ dời
của vật tương ứng bằng
A. 2m; -2m. B. 8m; -2m. C. 2m; 2m. D. 8m; -8m.
Câu 6: Hình vẽ bên dưới mô tả độ dịch chuyển của 3 vật.Chọn câu đúng.
A. Vật (1) đi 200 m theo hướng Nam.
B. Vật (2) đi 200 m theo hướng 450 Đông – Bắc.
C. Vật (3) đi 30 m theo hướng Đông.
D. Vật (4) đi 100 m theo hướng Đông.

Câu 7: Kí hiệu mang ý nghĩa gì?


A. Lưu ý cẩn thận.
B. Nguy cơ bị điện giật.
C. Cảnh báo nhiệt độ cao.
D. Cảnh báo tia laser.
Câu 8: Dụng cụ bên dùng để đo đại lượng nào? Giới hạn đo bao nhiêu?
A. Hiệu điện thế một chiều, giới hạn đo là 300 V.
B. Hiệu điện thế xoay chiều, giới hạn đo là 300 V.
C. Hiệu điện thế một chiều, giới hạn đo là 300 mV.
D. Hiệu điện thế xoay chiều, giới hạn đo là 300 mV.
Câu 9: Việc làm nào không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực
hành?
A. Kiểm tra thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên.
C. Chỉ cắm phích cắm của thiết bị điện vào ổ cắm điện khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng
với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.
D. Tiếp xúc trực tiếp với các vật và thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao.
Câu 10: Việc làm nào không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

1
B. Bật công tác nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị.
C. Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
D. Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành làm thí nghiệm nung các vật, thí nghiệm có các vật bắn

Câu 11: Biển báo mang ý nghĩa gì?


A. Lưu ý cẩn thận.
B. Nguy cơ bị điện giật.
C. Cảnh báo nhiệt độ cao.
D. Cảnh báo tia laser.

Câu 12: Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nơi nguy hiểm về điện. B. Từ trường.
C. Lưu ý vật dễ vỡ. D. Nơi có chất phóng xạ.
Câu 13: Trong một cuộc thi bơi lội, một vận động viên bơi 30 lần chiều dài của một bể bơi dài 50,0 m
sau thời gian 14 phút 42 giây. Tốc độ bơi trung bình và vận tốc bơi trung bình của vận động viên này lần
lượt là
A. 0,057 m/s và 0,057 m/s. B. 1,70 m/s và 1,70 m/s.
C. 1,70 m/s và 0. D. Các câu trên đều sai.
Câu 14: Một người ngồi trên xe A chuyển động với vận tốc 40 km/h, thấy xe B chạy cùng trên một
đường thẳng theo chiều ngược lại với vận tốc có độ lớn bằng 90 km/h so với A. Vận tốc của xe B đối với
mặt đất có độ lớn bằng
A. 130 km/h. B. 90 km/h. C. 50 km/h. D. 80 km/h.
Câu 15: Một con thuyền đi dọc con sông từ bến A đến bến B rồi quay ngay lại ngay bến A mất thời gian
1h, AB = 4 km, vận tốc nước chảy không đổi bằng 3 km/h. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 6 km/h. B. 7 km/h C. 8 km/h. D. 9 km/h.
Câu 16: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió mất 2,5h. Biết khi
không có gió máy bay bay với vận tốc 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?
A. 360 km/h B. 60 km/h. C. 420 km/h D. 180 km/h
Câu 17: Hai bến sông A và B cách nhau 36 km theo đường thẳng. Biết vận tốc của canô khi nước không
chảy là 20 km/h và vận tốc của dòng nước đối với bờ sông là 4 km/h. Thời gian canô chạy từ A đến B rồi
trở ngay lại A là
A. 3 giờ B. 3giờ 45phút C. 2 giờ 45 phút D. 4 giờ
Câu 18: Minh ngồi trên một toa tàu chuyển động thẳng đều với tốc độ 18 km/h đang rời ga. Vũ ngồi trên
một toa tàu khác chuyển động thẳng đều với tốc độ 12 km/h đang vào ga. Hai chuyển động song song và
ngược chiều nhau. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của toa tàu chở Minh. Vận tốc của Minh đối
với Vũ là
A. 6 km/h B. 30 km/h C. -6 km/h D. -30 km/h.
Câu 19: Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h, trên một đoạn đường song song với đường sắt. Một
đoàn tàu dài 120 m chạy ngược chiều và vượt người đó mất 6 giây kể từ lúc đầu tàu gặp người đó. Vận
tốc của đoàn tàu đối với mặt đất là
A. 20m/s. C. 4m/s. C. 24m/s. D. 16m/s.
Câu 20: Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển − thời gian của một chiếc xe ô tô chạy từ A đến B trên một
đường thẳng. Vận tốc của xe bằng

2
A. 30 km/giờ. B. 150 km/giờ. C. 120 km/giờ. D. 100 km/giờ.
Câu 21: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ. Vật chuyển động

A. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/giờ.


B. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/giờ.
C. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/giờ.
D. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/giờ.
Câu 22: Chuyển động biến đổi là chuyển động có đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Vận tốc. B. Quãng đường. C. Độ dịch chuyển. D. Gia tốc.
Câu 23: Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian là
A. Gia tốc B. Vận tốc tức thời C. Quãng đường đi được D. Toạ độ
Câu 24: Đơn vị của gia tốc trong hệ SI là
A. m/s2. B. km/s2. C. m2/s. D. s/m2.
Câu 25: Tại thời điểm t1, vectơ vận tốc của vật là tại thời điểm t2 vectơ vận tốc của vật là Vectơ
gia tốc của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bởi công thức:

A. B. C. D.
Câu 26: Một máy bay chở khách muốn cất cánh được phải chạy trên đường băng dài 1,8 km để đạt được
vận tốc 300 km/h. Máy bay có gia tốc không đổi tối thiểu là
A. 50000km/h2 B. 50000m/s2 C. 25000km/h2 D. 25000m/s2
Câu 27: Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng đông thì chạm vào tường chắn và
bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05 s. Chọn
chiều từ tây sang đông là chiều dương. Độ biến thiên vận tốc của quả bóng là
A. 10 m/s . B. 40 m/ s . C. −40 m/ s . D. −10 m/s .
Câu 28: Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng đông thì chạm vào tường chắn và
bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05 s. Chọn
chiều từ tây sang đông là chiều dương. Gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường là
A. 200 m/s 2 . B. 800 m/s 2 . C. −800 m/ s2 . D. −200 m/s 2 .

3
Câu 29: Một ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng ga, chuyển động nhanh
dần. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 14 m/s. Gia tốc của ô tô trong khoảng thời gian này là
A. 0 , 2 m/s 2 . B. 0 , 4 m/s 2 . C. 0 , 5 m/s 2 . D. 0 , 8 m/s 2 .
Câu 30: Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là:
A. độ dịch chuyển. B. vận tốc. C. quãng đường. D. gia tốc
Câu 31: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5 s nó đạt vận tốc 10 m/s. Vận
tốc của nó sau 10s là
A. 40m/s. B. 15m/s. C. 10m/s. D. 20m/s.
2
Câu 32: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu ở nơi g=10m/s . Khi rơi được 20 m thì thời gian rơi là:
A. t = 9s. B. t = 3s. C. t = 2s. D. t = 1,5s.
Câu 33: Xét quãng đường AB dài 500 m với A là vị trí nhà em và B là vị trí tiệm tạp hóa. Chọn A là gốc
tọa độ và chiều dương hướng từ A đến B. Độ dịch chuyển và quãng đường em đi được khi đi từ nhà đến
tiệm tạp hóa rồi quay trở về nhà lần lượt là:
A. 500 m và 500 m. B. 500 m và 1000 m.
C. 0 m và 500 m. D. 0 m và 1000 m.
Câu 34: Hình bên là các dụng cụ thí nghiệm dùng để xác định gia tốc rơi tự do. Dụng
cụ (3) là
A. Công tắc điều khiển. B. Cổng quang điện.
C. Nam châm điện. D. Đồng hồ đo thời gian.
Câu 35: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc thời gian như hình vẽ. Xác định độ
dịch chuyển của vật trong thời gian 75s.
A. 250 m. B. 350 m
C. 287,5 m. D. 312,5 m.
Câu 36: Công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. v = vo + a. B. v = vot – a
C. v = vo + at D. v = vo - at.
Câu 37: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó
có:
A. vận tốc tức thời không đổi. B. gia tốc không đổi.
C. vận tốc trung bình không đổi. D. tốc độ trung bình không đổi.

Câu 38: Biển báo cho biết ý nghĩa gì?


A. Lưu ý cẩn thận. B. Nơi có chất phóng xạ.
C. Chất độc sức khỏe. D. Chất dễ cháy.
Câu 39: Gọi là vận tốc của vật 1 so với vật 2, là vận tốc của vật 2 so với vật 3. Vận tốc của vật 1
so với vật 3 được tính theo công thức:
A. . B. C. D.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây đúng: Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho
A. độ biến thiên vận tốc theo thời gian. B. sự thay đổi vận
tốc.
C. sự nhanh hay chậm của chuyển động. D. tất cả đều đúng.
Câu 41: Tốc độ giới hạn quy định cho xe tải thường nhỏ của xe con vì so với
xe con xe tải có
A. mức quán tính lớn hơn. B. mức quán tính nhỏ hơn.
C. quán tính lớn hơn. D. quán tính nhỏ hơn.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng ?


A. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ
4
lập tức dừng lại.
B. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn hợp lực tác dụng lên vật khác không.
C. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật đứng yên.
D. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên vật.
Câu 43: Trong thí nghiệm mô tả ở hình vẽ bên viên bị nào chạm đất trước
A. A và B cùng chạm đất. B. B chạm đất trước A
C. A chạm đất trước B. D. Bi nặng chạm đất trước
Câu 44: Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho
A. lực tác dụng lên vật. B. mức quán tính của vật.
C. gia tốc của vật. D. cảm giác nặng nhẹ về vật.
Câu 45: Cùng một lúc, từ cùng một độ cao, vật A được ném ngang với vận tốc đầu v 0, vật B được ném
ngang với vận tốc đầu 2v0 và vật C được thả rơi tự do. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn kết luận
đúng.
A. Vật A chạm đất đầu tiên. B. Vật B chạm đất đầu tiên.
C. Vật C chạm đất đầu tiên. D. Cả ba vật chạm đất cùng lúc.
Câu 46: Một quả bóng khối lượng m = 200 g bay với vận tốc v 1 = 20 m/s thì đập vuông góc vào một bức
tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc v 2 = 10 m/s. Khoảng thời gian va chạm vào tường là Δt =
0,05 s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng.
A. 160 N. B. 40 N. C. 80 N. D. 120 N.
Câu 47: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng vào vật mất đi thì
A. vật chuyển động chậm dần đều.
B. vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s.
C. vật đổi hướng chuyển động.
D. vật dừng lại ngay vì không còn lực để duy trì chuyển động.
Câu 48: Dưới tác dụng của lực F, vật có khối lượng 10 kg tăng vận tốc từ 2 m/s đến 10m/s sau khi đi
được một quãng đường 20m. Độ lớn của lực F là
A. 24N. B. 26N. C. 22N. D. 100J.
Câu 49: Vật m = 1kg đang chuyển động với v = 5m/s thì chịu tác dụng của lực F = 5N không đổi ng ược
hướng chuyển động. Sau khi đi thêm được 1 m nữa vận tốc của vật là
A. 15m/s B. 25m/s C. √ 15 m/s D. 5m/s
Câu 50: Chọn câu sai. Một chất điểm chuyển động với gia tốc không đổi a và vận tốc ban đầu v 0. Chất
điểm sẽ chuyển động nhanh dần đều nếu
A. a>0 và v0<0. B. a<0 và v0=0. C. a>0 và v0>0. D. a>0 và v0=0.
Câu 51: Quả bóng đập vào tường bật ngược lại được là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Lực do bóng tác dụng lên tường B. Phản lực do tường tác dụng lên bóng.
C. Trọng lực của bóng. D. Quán tính của bóng.
Câu 52: Tác dụng lực F lên vật có khối lương m 1, gia tốc của vật là 3 m/s 2. Tác dụng lực F lên vật có
khối lượng m2, gia tốc của vật là 6 m/s 2. Nếu tác dụng lực F lên vật có khối lượng m = (m 1 + m2) thì gia
tốc của vật m bằng
A. 9 m/s2 B. 2 m/s2 C. 3m/s2 D. 4,5 m/s2
Câu 53: Kết luận nào duới đây là đúng. Một vật chuyển động thẳng đều là do
A. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không. B. Chịu tác dụng của một lực không đổi.
C. Lực tác dụng luôn vuông góc với vận tốc của vật. D. Lực ngược chiều với vận tốc của vật.
Câu 54: Câu nào dưới đây là sai?
A. Lực có thể làm cho vật bị biến dạng B. Lực luôn luôn có xu hướng làm tăng gia tốc của vật.
C. Lực có thể làm cho vận tốc của vật biến đổi. D. Lực có thể gây ra gia tốc cho vật.

5
Câu 55: Nước phun ra từ một vòi đặt trên mặt đất với tốc độ ban đầu v 0 nhất định. Góc  giữa vòi và mặt
đất tăng dần từ 0 đến 900. Chọn câu nhận xét đúng về độ cao cực đại H của nước:
A.  tăng thì H tăng.
B. Có hai giá trị khác nhau của  cho cùng một giá trị của H.
C. =450 thì H lớn nhất.
D.  tăng thì H giảm.
Câu 56: Nước phun ra từ một vòi đặt trên mặt đất với tốc độ ban đầu v 0 nhất định. Góc  giữa vòi và mặt
đất tăng dần từ 0 đến 900. Chọn câu nhận xét đúng về tầm bay xa L của nước:
A. α =450 thì L lớn nhất.
B. Không thể có hai giá trị khác nhau của α cho cùng một giá trị của L.
C. α tăng thì L giảm.
D. α tăng thì L tăng.
Câu 57: Một ôtô có khối lượng 2500 kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì bị hãm phanh. Xe
chuyển động chậm dần đều và đi được quãng đường 25 m thì dừng hẳn. Hỏi lực hãm xe ôtô bằng bao
nhiêu?
A. 4500N B. 5500N C. 5000N D. 50000N
Câu 58: Hai đội A và B tham gia một trận đấu kéo co, đội A thắng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lực do A kéo B mạnh hơn B kéo A hay ngược lại còn tuỳ thuộc vào bên nào đạp vào đất mạnh
hơn.
B. Lực do A kéo B yếu hơn lực do B kéo A.
C. Lực do A kéo B bằng lực do B kéo A.
D. Lực do A kéo B mạnh hơn lực do B kéo A.
Câu 59: Một vật có khối lượng 3 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v o = 2 m/s thì bắt đầu chịu
tác dụng của một lực 12 N cùng chiều véc tơ v o. Hỏi vật sẽ chuyển động 12 m tiếp theo trong thời gian là
bao nhiêu?
A. 1s B. 2,5s C. 2,5s D. 2s
Câu 60: Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 10kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 4m/s đến
10m/s trong thời gian 2s. Hỏi lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian
ấy là bao nhiêu?
A. 30N và 1,4m B. 30N và 14m C. 3N và 1,4m D. 3N và 14m
Câu 61: Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Câu 62: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, g = 10m/s2. Tính thời gian để vật rơi đến đất.
A. 2s. B. 3s C. 4s D. 5s
2
Câu 63: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, g = 10m/s . Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
A. 40 m/s. B. 30m/s C. 20m/s D. 10m/s
Câu 64: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60m/s, g = 10m/s 2. Xác định
quãng đường rơi của vật, tính thời gian rơi của vật.
A. 170m; 10s. B. 180m; 6s C. 120m; 3s D. 110m; 5s
Câu 65: Người ta thả một vật rơi tự do từ một tòa tháp thì sau 20s vật chạm đất cho g = 10m/s 2. Vận tốc
khi chạm đất.
A. 400m/s B. 300m/s C. 100m/s D. 200m/s
Câu 66: Một vật được thả rơi từ độ cao 1280 m so với mặt đất. Lấy . Sau khi rơi được 2s thì
vật còn cách mặt đất bao nhiêu?
6
A. 1260m B. 1620m C. 1026m D. 6210m
Câu 67: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc 40m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào ?
biết g = 10m/s2.
A. 20m B. 80m C. 60m D. 70m
Câu 68: Một vật được thả rơi từ độ cao 1280 m so với mặt đất. Lấy . Khi vận tốc của vật là
40m/s thì vật còn cách mặt đất bao nhiêu? Còn bao lâu nữa thì vật rơi đến đất?
A. 1000m; 6s B. 1200m; 12s C. 800m; 15s D. 900m; 20s
Câu 69: Một người thả một hòn đá từ tầng 2 độ cao h xuống đấy, hòn đá rơi trong 2 s. Nếu thả hòn đá đó
từ tầng 32 có độ cao h’ = 16h thì thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 6s B. 12s C. 8s D. 10s
2
Câu 70: Một vật rơi tự do tại một địa điểm có độ cao 500m biết g = 10m/s . Tính quãng đường vật rơi
trong giây thứ 5.
A. 35m B. 54m C. 45m D. 53m
Câu 71: Cho một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng
quãng đường đi trong 5s đầu tiên, g = 10m/s2. Tìm độ cao lúc thả vật và thời gian vật rơi.
A. 252,81m; 7,25s B. 249m; 7,52s C. 225m; 7,25m D. 522m; 7,52m
2
Câu 72: Cho một vật rơi tự do từ độ cao 800m biết g = 10m/s . Tính thời gian vật rơi 80 m đầu tiên.
A. 4s B. 5s C. 6s D. 7s
2
Câu 73: Cho một vật rơi tự do từ độ cao 800m biết g = 10m/s . Tính thời gian vật rơi được 100 m cuối
cùng.
A. 0,177s B. 0,717s C. 0,818s D. 0,188s
Tự luận
Câu 1: Vật rắn 2 kg nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc 30 o. Tính
lực căng dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng, lấy g = 9,8 m/s 2 và bỏ
qua ma sát.
ĐA: 9,8 N, 17 N

Câu 2: Treo một vật nặng khối lượng 6 kg vào điểm giữa của một sợi dây cáp căng ngang giữa hai cột
thẳng đứng cách nhau 8 m làm dây võng xuống 0,5 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
ĐA: T = 240 N

Câu 3: Vật khối lượng 2 kg treo trên trần và tường bằng các dây AB, AC.
Xác định lực căng của các dây AB, AC. Biết α = 60o; β = 135o.

Câu 4: Quả cầu đồng chất m = 3 kg được giữ trên mặt phẳng nghiêng trơn
nhờ một dây treo như hình vẽ. Biết α = 30 o, lực căng của dây T = 10√3 N.
Tìm β và lực nén của quả cầu lên mặt phẳng nghiêng.
ĐA: 300, 10√3 N

Câu 5: Cho hệ cân bằng như hình vẽ.


Các lực căng của dây TAB = 80 N; TAC = 96 N góc BAC = 60o. Tìm m và α1;
α2
ĐA: 15,3 kg

7
Làm tất cả các bài tập trong sách bài tập.

You might also like