You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT MINH ĐẠM – NH 2020 - 2021

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK1

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ

Câu 1. Chuyển động cơ là


A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
Câu 2. Hệ quy chiếu bao gồm
A. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. B. hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 3. Một vật được xem là chất điểm khi kích thước của vật
A. nhỏ và khối lượng của vật không đáng kể.
B. rất nhỏ so với con người.
C. nhỏ và chuyển động so với vật được chọn làm mốc.
D. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của nó.
Câu 4. Mốc thời gian là
A. khoảng thời gian khảo sát hiện tượng.
B. thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng.
C. thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng.
D. thời điểm kết thúc một hiện tượng.
Câu 5. Một vật chuyển động được coi là một chất điểm khi kích thước của vật
A. phải rất nhỏ. B. có giá trị bất kì.
C. rất nhỏ so với độ dài đường đi. D. được chọn sao cho dễ tính toán.

Câu 6. Trong trường hợp nào dưới đây vật không thể được coi là chất điểm?
A. Học sinh đi lại trong lớp học. B. Máy bay đang bay trên bầu trời.
C. Ôtô chạy từ Đồng Nai đến Bình Phước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 7. Chọn câu sai.
A. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
B. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x là khoảng cách từ vật mốc đến điểm đó.
C. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x là khoảng cách từ gốc 0 đến điểm đó.
D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 8. Trong trường hợp nào dưới đây vật có thể coi là chất điểm?
A. Quả bưởi rơi từ bàn xuống đất. B. Xe đạp chạy trong phòng nhỏ.
C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. D. Người hành khách đi lại trên xe ô tô.
Câu 9. Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động nào của vật là đường
thẳng?
A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2 m xuống mặt đất.
D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3 m xuống mặt đất.
Câu 10. Chọn phát biểu sai.
A. Hệ quy chiếu được dùng để xác định vị trí của chất điểm.
B. Hệ quy chiếu là hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc.
C. Gốc thời gian là thời điểm t = 0.
D. Trạng thái chuyển động và trạng thái đứng yên có tính tương đối.
Câu 11. Trong chuyển động cơ, một vật được chọn làm vật mốc là một vật
A. luôn ở gần vật chuyển động. B. chuyển động cùng chiều vật đang xét.
C. đứng yên so với vật đang xét. D. được chọn tùy ý.
Câu 12. Trong chuyển động cơ, phát biểu nào sai?
A. Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. Quỹ đạo là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động
C. Chất điểm là một vật có kích thước rất nhỏ so với vật mốc
D. Mốc thời gian là thời điểm ban đầu được chọn để khảo sát một hiện tượng.
Câu 13. Cho biết cách xác định vị trí của một vật khi biết trước quỹ đạo đường đi.
A. Chọn 1 vật làm mốc, dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
B. Chọn hệ tọa độ, chọn chiều dương trên đường đi.
C. Chọn hệ tọa độ, chọn chiều dương trên đường đi, dùng một cái thước đo chiều dài đoạn
đường từ vật làm mốc đến vật.
D. Chọn một vật làm mốc, chọn chiều dương trên đường đi, dùng một cái thước đo chiều dài
đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
Câu 14. Trong các ví dụ sau, cho biết ví dụ nào chỉ thời điểm
A. Ô tô đi từ Vũng Tàu đến TP HCM hết 3h.
B. Bạn Nam thường đi học lúc 6h30’.
C. Bạn Nam đạp xe đến trường mất 15 phút.
D. Một tiết học trên trường của bạn Nam là 45 phút.
Câu 15. Cho biết cách xác định vị trí của một vật trong không gian.
A. Chọn một vật làm mốc, chọn một hệ trục tọa độ gắn với vật mốc thì khi đó vị trí của vật là
tọa độ của vật trong hệ tọa độ đó.
B. Chọn một vật làm mốc, chọn một hệ trục tọa độ bất kì thì khi đó vị trí của vật là tọa độ của
vật trong hệ tọa độ đó.
C. Chọn một vật làm mốc, thì khi đó vị trí của vật là tọa độ của vật trong không gian.
D. Chọn một vật làm mốc, chọn một chiều dương thì khi đó vị trí của vật là khoảng cách từ vật
đến vật mốc.

Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Câu 16. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều có dạng đầy đủ là
A. . B. . C. . D. .
Câu 17. Trong chuyển động thẳng, vectơ vận tốc tức thời có
A. phương và chiều luôn thay đổi. B. phương không đổi, chiều có thể thay đổi.
C. phương không đổi, chiều luôn thay đổi. D. phương và chiều không thay đổi.
Câu 18. Hai vật chuyển động thẳng đều khi gặp nhau thì
A. x1 = x2. B. v1 = v2. C. x01 = x02. D. S1 = S2.
Câu 19. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng với
phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một
khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:

A. . B. x = x0 + vt. C. . D.

Câu 20. Chuyển động thẳng đều là


A. chuyển động thẳng có tốc độ thay đổi trên mọi quãng đường
B. chuyển động có tốc độ trung bình không đổi trên mọi quãng đường
C. chuyển động thẳng có tốc độ trung bình không đổi trên mọi quãng đường
D. là chuyển động có tốc độ không đổi trên mọi quãng đường

Câu 21. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?
A. Một vật lăn từ chân dốc lên đỉnh dốc.
B. Ôtô chạy từ chân dốc lên đỉnh dốc.
C. Một hòn đá được ném thẳng đứng trên cao.
D. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây nói đến tốc độ trung bình?
A. Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h.
B. Vận tốc của ôtô đi từ Tp HCM đến Lâm Đồng là 50 km/h.
C. Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s.
D. Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s.
Câu 23. Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào
A. chiều dương được chọn. B. chuyển động là nhanh hay chậm.
C. chiều chuyển động. D. chiều chuyển động và chiều dương được chọn.
Câu 24. Chọn đáp án sai. Trong chuyển động thẳng đều,
A. tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. quãng đường đi được được tính bằng công thức s = vt.
C. vận tốc được xác định bằng công thức v = v0 + at.
D. phương trình chuyển động là x = x0 + vt.
Câu 25. Hãy chỉ ra phát biểu sai? Đồ thị cho biết
A. vật chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
B. vật chuyển động càng lúc càng chậm.
C. vật chuyển động thẳng đều với vận tốc âm.
D. vật có tọa độ là x0 lúc t = 0.
Câu 26. Chuyển động thẳng đều có đặc điểm nào sau đây là sai?
A. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
B. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
C. Quỹ đạo là một đường thẳng.
D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Câu 27. Trong chuyển động thẳng đều
A. Quãng đường và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
B. Tốc độ và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
C. Thời gian và tốc độ luôn là 1 hằng số.
D. Thời gian không thay đổi và vận tốc luôn biến đổi.
Câu 28. Chuyển động thẳng đều có
A. Quãng đường không phụ thuộc vào vận tốc v.
B. Tọa độ tỉ lệ thuận với vận tốc v.
C. Tọa độ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. Quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
Câu 29. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình tọa độ là: x = x 0 + vt (với
x0 ≠ 0 và x ≠ 0), điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian.
B. Tọa độ ban đầu của vật không trùng với gốc tọa độ.
C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
D. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ.
Câu 30. Đồ thị tọa độ – thời gian của một chiếc xe chuyển động
thẳng có dạng như hình vẽ. Trong những khoảng thời gian nào x
xe chuyển động thẳng đều?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và t1 đến t2
B. Trong hai khoảng từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
C. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 O
D. Chỉ trong khoảng thời gian từ t2 đến t3. t1 t2 t3 t
Câu 31. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h)
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Chọn gốc tọa độ cách vị trí xuất phát là 5km, chiều dương của trục Ox ngược chiều chuyển
động và gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
B. Chọn gốc tọa độ trùng vị trí xuất phát là 5km, chiều dương của trục Ox cùng chiều chuyển
động và gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
C. Chọn gốc tọa độ cách vị trí xuất phát là 60km, chiều dương của trục Ox cùng chiều chuyển
động và gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
D. Chọn gốc tọa độ cách vị trí xuất phát là 5km, chiều dương của trục Ox cùng chiều chuyển
động và gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động
Câu 32. Đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng
A. Đường cong B. Đường tròn
C. Đường thẳng xiên góc D. Đường parabol
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Câu 33. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. tăng đều theo thời gian.
C. bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 34. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v 0. Chọn trục toạ độ Ox có
phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ O cách vị trí
vật xuất phát một khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là
A. x = x0 + v0t. B. x = x0 + v0t + at2/2.
2
C. x = vt + at /2. D. x = at2/2.
Câu 35. Trong công thức của chuyển động chậm dần đều v = v0 + at thì
A. v luôn luôn dương B. a luôn luôn dương
C. a luôn cùng dấu với v D. a luôn ngược dấu với v
Câu 36. Gia tốc của chuyển động là một đại lượng vật lí được xác định bằng
A. độ lớn của vận tốc tăng lên hoặc giảm xuống so với ban đầu.
B. thương số giữa độ biến thiên vận tốc và thời gian vận tốc biến thiên.
C. tích số giữa độ biến thiên vận tốc và thời gian vận tốc biến thiên.
D. tỉ số giữa vận tốc và thời điểm hiện tại.
Câu 37. Chuyển động thẳng chậm dần đều có
A. gia tốc giảm chậm dần B. tốc độ tức thời giảm ngày càng nhanh
C. tốc độ tức thời giảm đều theo thời gian D. độ lớn của gia tốc giảm đều
Câu 38. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 39. Chọn kết luận đúng. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì
A. Gia tốc của vật biến đổi đều.
B. Độ lớn vận tốc tức thời không đổi.
C. Vận tốc tức thời luôn dương.
D. Độ lớn vận tốc tức thời luôn tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.

Câu 40. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. gia tốc là đại lượng không đổi.
D. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 41. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là
A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu). B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu).
C. x= x0 + v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu). D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu).
Câu 42. Trong công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động
thẳng nhanh dần đều , điều kiện nào dưới đây có thể thỏa mãn?
A. a > 0; v > v0. B. a ≠ 0; v < v0. C. a > 0; v < v0. D. a < 0; v > v0.
Câu 43. Chỉ ra câu sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng đều hoặc giảm đều theo
thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với
véctơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian
bằng nhau thì bằng nhau.
Câu 44. Chọn phát biểu sai về chuyển động thẳng chậm dần đều.
A. Vận tốc và gia tốc luôn cùng phương và ngược chiều nhau.
B. Gia tốc luôn âm và có độ lớn không đổi.
C. Đồ thị tọa độ theo thời gian là một đường thẳng đi xuống.
D. Độ thị vận tốc theo thời gian là một parabol quay xuống.
Câu 45. Khi vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì
A. vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai.
B. gia tốc thay đổi theo thời gian.
C. vận tốc biến thiên những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
D. gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.
Câu 46. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nằm yên với gia tốc a < 0. Chuyển
động này có thể là
A. nhanh dần đều.
B. chậm dần đều cho đến dừng lại rồi chuyển động thành nhanh dần đều.
C. chậm dần đều.
D. không có trường hợp như vậy.
Câu 47. Hình bên là đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật
chuyển động trên một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào
vật chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t3.
B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
C. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
D. Chỉ trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.
Câu 48. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Gia tốc không đổi và luôn dương.
B. Vectơ gia tốc không thay đổi.
C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất đối với thời gian.
D. Tốc độ của chuyển động tăng dần đều theo thời gian.
Câu 49. Chọn câu phát biểu sai. Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì
A. Có gia tốc không đổi
B. Có vận tốc thay đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
C. Có vận tốc tăng dần hoặc giảm dần
D. Đồ thị vận tốc thời gian có dạng là đường thẳng xiên góc
Câu 50. Chỉ ra câu sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời
gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với
véctơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian
bằng nhau thì bằng nhau.
Câu 51. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 52. Công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều nào là sai?
A. B. C. D.
Câu 53. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh.
D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 54.Trong các trường hợp sau đây, vận tốc trong trường hợp nào là vận tốc tức thời?
A. Vận tốc của viên đạn khi bay khỏi nòng súng.
B. Vận tốc của xe máy xác định bằng số chỉ của tốc kế tại một thời điểm xác định nào đó.
C. Vận tốc của vật rơi khi chạm đất.
D. Vận tốc của ba trường hợp trên đều là vận tốc tức thời .
Câu 55. Chọn đúng đồ thị vận tốc - thời gian (v, t) trên hình vẽ của một chuyển động thẳng nhanh
dần đều trong khoảng thời gian từ 0 ÷ t1.

A. B. C. D.
Câu 56. Trong công thức vận tốc v = v0 + at của chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. v luôn dương B. a luôn dương C. a luôn cùng dấu với v D. a luôn ngược dấu với v

Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO

Câu 57. Sự rơi tự do là sự rơi của một vật


A. không có lực tác dụng. B. có tác dụng của trọng lực.
C. có khối lượng rất lớn. D. chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Câu 58. Chuyển động rơi tự do là
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động thẳng nhanh dần.
C. chuyển động thẳng chậm dần đều. D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 59. Chọn công thức đúng của tốc độ vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất.
A. v = B. v = C. v = D. v =

Câu 60. Chọn phát biểu sai về các đặc điểm của chuyển động rơi tự do
A. Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng của dây dọi.
B. Hòn bi sắt được tung lên theo phương thẳng đứng sẽ chuyển động rơi tự do.
C. Rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g.
D. Chuyển động rơi tự do có chiều từ trên cao xuống thấp.
Câu 61. Trong các công thức tính thời gian vật rơi tự do từ độ cao h cho sau đây, công thức nào
sai?
A. t = B. t = C. t = D. t =
Câu 62. Chọn câu sai khi nói về sự rơi tự do.
A. Vật rơi tự do không chịu sức cản của môi trường.
B. Khi rơi tự do các vật chuyển động giống nhau.
C. Công thức s = ½ gt2 dùng để xác định quãng đường đi được của vật rơi tự do.
D. Có thể coi sự rơi tự do của chiếc lá khô từ trên cây xuống là sự rơi từ do.
Câu 63. Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do.
A. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do với cùng một gia tốc.
B. Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do.
C. Mọi chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng là rơi tự do.
D. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc kinh độ của địa điểm đang xét.
Câu 64. Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do?
A. Một hòn bi được thả từ trên xuống.
B. Một máy bay đang hạ cánh.
C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước.
Câu 65. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = gt2
Câu 66. Một hòn đá thả rơi tự do từ độ cao nào đó. Khi độ cao tăng lên hai lần thì thời gian rơi sẽ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng lần.
Câu 67. Một hòn đá thả rơi tự do từ độ cao nào đó. Khi độ cao tăng lên hai lần thì vận tốc chạm đất
sẽ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng lần.
Câu 68. Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì
A. hai vật rơi có cùng vận tốc chạm đất.
B. vận tốc chạm đất của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
C. vận tốc chạm đất của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.
D. vận tốc của hai vật không đổi.
Câu 69. Hai vật có khối lượng m1 > m2 rơi tự do tại cùng một vị trí. Gọi v 1 , v2 tương ứng là vận tốc
chạm đất của vật thứ nhất và vật thứ hai thì
A. vận tốc chạm đất v1 > v2. B. vận tốc chạm đất v1 < v2.
C. vận tốc chạm đất v1 = v2. D. không có cơ sở kết luận.
Câu 70. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Sự rơi tự do là sự rơi của một vật dưới tác dụng của trọng lực và lực cản không khí.
B. Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
C. Các vật rơi tự do ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất đều có cùng một gia tốc.
D. Trong quá trình rơi tự do, vận tốc của vật tăng dần theo thời gian.
Câu 71. Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia
tốc g.
B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 72. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 73. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. một cái lá cây rụng. B. một mẩu phấn C. một sợi chỉ. D. một chiếc khăn tay
Câu 74. Trong chuyển động rơi tự do, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất thì khác nhau chút ít
B. Chiều của chuyển động tự do là từ trên xuống.
C. Rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
D. Mọi vật rơi như nhau trong chân không.
Câu 75. Trong chuyển động rơi, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi rơi trong không khí, vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Khi rơi trong chân không, các vật rơi như nhau.
C. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí là do lực cản
môi trường và trọng lực của vật.
D. Khi loại bỏ lực cản không khí thì vật nặng rơi bằng vật nhẹ.
Câu 76. Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h 1, h2 khác nhau. Khoảng thời gian
chạm đất của vật này gấp đôi vật kia (t1 = 2t2). Tỷ số h1/h2 là
A. 2 B. 4 C. 1 D. 1/4.

Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Câu 77. Chu kì trong chuyển động tròn đều là


A. thời gian vật chuyển động. B. thời gian vật di chuyển trên quỹ đạo của nó.
C. số vòng vật đi được trong 1 giây. D. thời gian vật đi được một vòng.
Câu 78. Trong chuyển động tròn đều, tốc độ góc của vật
A. luôn thay đổi theo thời gian
B. được đo bằng thương số giữa góc quay của bán kính nối vật chuyển động với tâm quay và
thời gian để quay góc đó.
C. có đơn vị là m/s.
D. tỉ lệ với thời gian.
Câu 79. Vật chuyển động có gia tốc hướng tâm khi
A. vật chuyển động thẳng đều. B. vật chuyển động tròn đều.
C. vật chuyển động rơi tự do. D. vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 80. Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm?
A. aht = = v2.r B. aht = = ωr C. aht = = ω2r D. aht = = ωr
Câu 81. Trong chuyển động tròn đều thì
A. gia tốc của vật bằng không.
B. vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ vận tốc.
C. vectơ gia tốc vuông góc với quĩ đạo chuyển động.
D. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm của quĩ đạo chuyển động.
Câu 82. Trong chuyển động tròn đều, vectơ vận tốc
A. luôn luôn không đổi. B. có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quĩ đạo.
C. không đổi về hướng. D. có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quĩ đạo.
Câu 83. Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài
của chất điểm chuyển động tròn đều là:
A. . B. .

C. . D.
Câu 84. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc  với chu kỳ T và giữa tốc độ góc  với tần số f
trong chuyển động tròn đều là:
A. . B. .

C. . D. .
Câu 85. Gia tốc trong chuyển động tròn đều
A. đặc trưng cho mức độ biến thiên về độ lớn của vận tốc.
B. đặc trưng cho mức độ biến thiên về hướng của vectơ vận tốc.
C. có phương luôn cùng phương với vectơ vận tốc.
D. tỉ lệ với bình phương bán kính quỹ đạo.

Câu 86. Chọn câu sai. Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. đặt vào vật chuyển động tròn. B. có độ lớn không đổi.
C. có phương và chiều không đổi. D. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
Câu 87. Chọn phát biểu sai về chuyển động tròn đều?
A. Các chuyển động tròn đều cùng chu kì T, chuyển động nào có bán kính quỹ đạo càng lớn thì
tốc độ dài càng lớn.
B. Nếu cùng tần số f, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ.
C. Nếu cùng bán kính quỹ đạo r, tần số càng cao thì tốc độ dài càng lớn.
D. Nếu cùng bán kính quỹ đạo r, chu kì T càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ.
Câu 88. Chọn phát biểu đúng về một chuyển động tròn đều bán kính r.
A. Tốc độ dài tỉ lệ nghịch với bán kính quỹ đạo.
B. Chu kì càng lớn thì tốc độ góc cũng càng lớn.
C. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo.
D. Tần số càng lớn thì tốc độ góc càng lớn.
Câu 89. Chọn phát biểu sai khi nói về gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều.
A. Véctơ gia tốc luôn vuông góc với véctơ vận tốc.
B. Véctơ gia tốc luôn hướng vào tâm nên gọi là gia tốc hướng tâm.
C. Với các chuyển động tròn đều cùng bán kính r, gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với tốc độ dài.
D. Với các chuyển động tròn đều cùng tốc độ góc ω, gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính
quỹ đạo.
Câu 90. Chọn công thức đúng của gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
A. aht = . B. aht = . C. aht = r .v2. D. aht = .
Câu 91. Trong các công thức liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động tròn đều sau
đây, công thức nào sai?
A. Độ dài cung ∆s và góc ở tâm ∆φ quét bởi bán kính r: ∆s = r.∆φ
B. Tốc độ góc ω và tốc độ dài v: ω = r.v
C. Tốc độ góc ω và chu kì T: ω =

D. Tần số f và tốc độ góc ω: f =


Câu 92. Trong chuyển động tròn, phương của vectơ vận tốc tại một điểm
A. trùng với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
B. vuông góc với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
C. không đổi theo thời gian.
D. luôn hướng đến một điểm cố định nào đó.
Câu 93. Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có đặc điểm là
A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ dài không đổi.
C. tốc độ góc không đổi. D. vectơ gia tốc không đổi.
Câu 94. Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm nào sai?
A. Đặt vào vật chuyển động. B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo. D. Độ lớn .
Câu 95. Điều nào sau đây là sai khi nói về vật chuyển động tròn đều?
A. Góc quét càng nhỏ thì vật quay càng chậm
B. Tần số quay càng nhỏ thì vật quay càng chậm
C. Chu kì quay càng lớn thì vật quay càng chậm.
D. Tốc độ góc càng nhỏ thì vật quay càng chậm.
Câu 96. Một vật chuyển động tròn đều. Xét các tính chất sau:
(I) : Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi. (II) : Vectơ gia tốc không đổi.
(III) : Vận tốc phụ thuộc thời gian.
(IV) : Hướng của các vectơ vận tốc và gia tốc thay đổi theo thời gian.
Các đặc điểm nào là đúng?
A. (I), (III). B. (I), (IV) C. (II), (III). D. (I), (II), (IV).
Câu 97. Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có
A. quỹ đạo là đường tròn. B. vectơ vận tốc không đổi.
C. tốc độ góc không đổi. D. vectơ gia tốc hướng vào tâm.
Câu 98. Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm nào là sai?
A. Đặt vào vật chuyển động. B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
C. Chiều không đổi. D. Độ lớn không đổi.
Câu 99. Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc
A. không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm.
Câu 100. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay đều.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 101. Chọn câu đúng.
A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn
thì có tốc độ dài lớn hơn.
B. Trong chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ
hơn.
C. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn.
D. Trong các chuyển động tròn đều với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có
tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 102. Công thức nào sau đây không phải là công thức của tốc độ góc ?

A. B. C. D.

Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG

Câu 103. Công thức cộng vận tốc là


A. B.
C. . D.

Câu 104. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
A. Vì trạng thái của vật đó được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật đó được xác định bởi những người quan sát khác nhau.
C. Vì trạng thái của vật đó được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
D. Vì trạng thái của vật đó không ổn định, lúc đứng yên, lúc chuyển động.
Câu 105. Chọn câu trả lời sai.
A. Quỹ đạo của một vật trong hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
B. Vận tốc của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
C. Quỹ đạo và vận tốc của một vật không thay đổi trong những hệ quy chiếu khác nhau.
D. Quỹ đạo và vận tốc của một vật có tính tương đối.
Câu 106. Một hành khách ngồi trong toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát
sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào đang chạy?
A. Tàu A đứng yên, tàu B chạy. B. Cả hai tàu đều đứng yên.
C. Cả hai tàu đều chạy. D. Tàu A chạy, tàu B đứng yên.
Câu 107. Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh trái đất.
C. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 108. Chọn phát biểu sai :
A. Quỹ đạo có tính tương đối B. Vận tốc có tính tương đối
C. Thời điểm có tính tương đối D. Khoảng cách giữa hai vật có tính tương đối
Câu 109. Hành khách 1 đứng trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách 2 ở toa tàu bên
cạnh B. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng 1 thấy 2
chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn B.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn A.
C. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa B đứng yên.
D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.

---//---

You might also like