You are on page 1of 57

Chương 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ


I – Tự luận
1. Một ôtô khởi hành từ lúc 6 giờ tại A. Nó đến B sau 2 giời chuyển động và sau 3 giờ nữa thì đến
C. Xác định các thời điểm A, B và C trong những điều kiện sau:
a. Chọn gốc thời gian lúc 0 giờ.
b. Chọn gốc thời gian lúc 6 giờ.
ĐS: 0 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 11 giờ, 2 giờ và 5 giờ
2. Một chất điểm chuyển động từ A đến B trên một đường thẳng. Biết AB =6cm. Phải chọn trục
tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB, chiều dương là chiều từ A đến B và có góc tọa độ O sao
cho
a. tọa độ điểm A là xA=1,5cm. Khi đó tọa độ điểm B là bao nhiêu ?
b. tọa độ điểm B là xB=0. Khi đó tọa độ điểm A là bao nhiêu ?
ĐS: - 6cm và 7,5cm
3. (*)Để xác định vị trí của tâm bảo ngoài biển khơi người ta dùng những tọa độ nào ?
ĐS: Kinh độ, vĩ độ
4. (*)Để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên bầu trời người ta dùng những tọa độ nào ?
ĐS: Kinh độ, vĩ độ và độ cao
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây vật không thể được coi là chất điểm ?
A. Học sinh đi lại trong lớp học. B. Máy bay đang bay trên bầu trời.
C. Ôtô chạy từ Đồng Nai đến Bình Phước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Một hành khách ngồi trong toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát
sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào đang chạy ?
A. Tàu A đứng yên, tàu B chạy. B. Cả hai tàu đều đứng yên.
C. Cả hai tàu đều chạy. D. Tàu A chạy, tàu B đứng yên.
Câu 3: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 4 giờ và đến Vinh lúc 10 giờ cùng ngày. Nếu chọn gốc
thời gian lúc 2 giờ thì thời điểm khởi hành của ô tô t1 và thời điểm ô tô đến Vinh t2 là
A. t1 = 2h, t2 = 8h. B. t1 = 4h, t2 = 10h.
C. t1 = 2h, t2 = 10h. D. t1 = 4h, t2 = 8h.
Câu 4: Vật chuyển động nào sau đây có thể xem là chất điểm ?
A. Ô tô đang vào bãi đỗ. B. Giọt nước mưa đang rơi.
C. Vận động viên nhảy cao đang vượt qua xà ngang D. Diễn viên xiếc đang nhào lộn.
Câu 5: Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh trái đất.
C. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 6: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới ga Vinh vào lúc
0h34min ngày hôm sau. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga
Vinh là
A. 19 h. B. 24 h 34 min.
C. 5 h 34 min. D. 18 h 26 min.
Câu 7: Chọn câu sai.
A. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
B. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x là khoảng cách từ vật mốc đến điểm đó.
C. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x là khoảng cách từ gốc 0 đến điểm đó.
D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm.
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Tất cả đều đúng.
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
D. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật.
Câu 9: Trong trường hợp nào dưới đây vật có thể coi là chất điểm ?
A. Quả bưởi rơi từ bàn xuống đất. B. Xe đạp chạy trong phòng nhỏ.

Email: huong-gv1013@ngoisao.edu.vn
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. D. Người hành khách đi lại trên xe ô tô.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ ?
A. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật.
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. Tất cả đều đúng.
D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.
Câu 11: Một vật được xem là chất điểm khi kích thước của vật
A. nhỏ và khối lượng của vật không đáng kể. B. rất nhỏ so với con người.
C. nhỏ và chuyển động so với vật được chọn làm mốc.
D. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của nó.
1. A 2. D 3. A 4. B 5. C 6. C 7.
B 8. D 9. C 10. B 11. D

Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


I – Tự luận
1. Một chất điểm chuyển động trên đường thẳng có vị trí phụ thuộc vào thời gian theo bảng số
liệu:

Tính vận tốc trung bình của chất điểm trong:


a. Hai giây đầu tiên.
b. Thời gian từ giây thứ hai đến hết giây thứ 4.
c. Cả thời gian chuyển động.
ĐS:
2. Một người đi xe máy từ A đến B hết 40 phút. Trong 10 phút đầu, xe máy chuyển động với vận
tốc 42km/h, trong 20 phút tiếp theo chuyển động với vận tốc 10m/s, trong 10 phút sau cùng
chuyển động với vận tốc 30km/h. Tính:
a. Chiều dài đoạn đường AB.
b. vận tốc trung bình trên đoạn đường AB.
ĐS:
3. Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ - thời gian x=1+0,5t (x tính
bằng m còn t tính bằng giây).
a. Hãy cho biết tọa độ ban đầu và vận tốc của chuyển động trên.
b. Xác định tọa độ và tính quãng đường đã đi được của chất điểm tại thời điểm t=5 giây.
c. Tính quãng đường mà chất điểm đi được kể từ giây thứ 5 đến giây thứ 15.
d. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động trên.
ĐS: 1m; 0,5m/s; 3,5m; 2,5m; 5m
4. Một chất điểm chuyển động từ A đến B trên một đường thẳng với vận tốc 8m/s. Biết AB=48m.
Chọn gốc tọa độ O tại B, chiều dương là chiều từ A đến B, mốc thời gian là lúc xuất phát tại A.
a. Viết phương trình chuyển động của chất điểm.
b. Xác định tọa độ của chất điểm ở thời điểm t = 10s.
c. Tính quãng đường mà chất điểm đi được kể từ thời điểm t1 = 2s đến t2 = 8s.
ĐS: 32m; 48m
5. Hai ôtô xuất phát cùng lúc tại hai địa điểm A và B cách nhau 20km, chuyển động cùng chiều
theo hướng từ A đến B với các vận tốc lần lượt là vA=60km/h và vB=20km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ quy chiếu (Học sinh tự chọn hệ
quy chiếu).
b. Xác định thời điểm và tọa độ nơi hai xe gặp nhau.
c. Sau khi hai xe gặp nhau họ tiếp tục đi theo hướng cũ thêm 1 giờ nữa. Tìm khoảng cách của
hai ôtô lúc này.
ĐS: 0,5h, 30km và 40km

_______________________________________________________________________________
Trang 1
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

6. Lúc 8h hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau.
Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, của xe đi từ B là 28km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b. Tìm vị trí của hai xe và khoảng cách giữa hai xe lúc 9h.
c. Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau.
d. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ.
ĐS:
7. Hai ô tô cùng khởi hành cùng một lúc ở hai địa điểm A và B cách nhau 54km và đi theo cùng
chiều. Xe đi từ A có vận tốc là 54km/h, vận tốc của xe đi từ B là 72km/h.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. Chọn gốc tọa độ tại A.
b. Xác định thời gian và vị trí hai xe gặp nhau.
c. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ.
ĐS:
8. Trên hình bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chất điểm
chuyển động trong 3 giai đoạn OA, AB, BC.
a. Hãy tính vận tốc của chất điểm trong mỗi giai đoạn.
b. Hãy viết phương trình chuyển động của chất điểm trong
mỗi giai đoạn.
c. Hãy tính quãng đường đi được của chất điểm trong cả 3
giai đoạn.
ĐS: 6m/s; 0; 3m/s và 24m
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều ?
A. Một vật lăn từ chân dốc lên đỉnh dốc.
B. Ôtô chạy từ chân dốc lên đỉnh dốc.
C. Một hòn đá được ném thẳng đứng trên cao.
D. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.
Câu 2: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều có dạng đầy đủ là
v
A. x = x0 + v 2t . B. x = vt + x0 . C. x = vt . D. x = x0 + .
t
Câu 3: Hãy chỉ ra phát biểu sai ?
A. Vật chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
B. Vật chuyển động càng lúc càng chậm.
C. Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc âm.
D. Vật có tọa độ là xo lúc t=0.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây nói đến tốc độ trung bình ?
A. Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h.
B. Vận tốc của ôtô đi từ Tp HCM đến Lâm Đồng là 50 km/h.
C. Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s.
D. Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s.
Câu 5: Một ôtô chuyển động trên đoạn đường AB. Trong nửa thời gian đầu vật đi với tốc độ không
đổi là 50 km/h, nửa thời gian cuối ôtô đi với tốc độ không đổi 100 km/h. Hãy tính tốc độ trung bình
của ôtô (lấy giá trị gần đúng).
A. 29,8 m/s B. 66,7 m/s C. 25 m/s D. 35 km/h
Câu 6: Trong chuyển động thẳng, véctơ vận tốc tức thời có
A. phương và chiều luôn thay đổi
B. phương không đổi, chiều có thể thay đổi
C. phương không đổi, chiều luôn thay đổi D. phương và chiều không thay đổi.
Câu 7: Một vật chuyển động từ A đến B, trên đường thẳng AB = 20 m với tốc độ không đổi v = 2
m/s. Chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương cùng chiều chuyển động của vật, gốc thời gian là lúc vật
bắt đầu chuyển động tại A. Phương trình chuyển động của vật là
A. x = 20 + 2t (m; s) . B. x = −2t (m; s) .
_______________________________________________________________________________
Trang 2
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

C. x = −20 − 2t (m; s ) . D. x = −20 + 2t (m; s ) .


Câu 8: Đồ thị nào sau đây đúng cho chuyển động thẳng đều ?

A. B B. D C. C D. A
Câu 9: Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào
A. chiều dương được chọn. B. chuyển động là nhanh hay chậm.
C. chiều chuyển động. D. chiều chuyển động và chiều dương được chọn.
Câu 10: Cho một vật chuyển động thẳng đều có phương trình x = −1000 + 5t (x tính bằng m, t tính
bằng s). Tọa độ của vật ở thời điểm t = 10 s là
A. - 950 m. B. 1050 km. C. -1050 m. D. - 4 m.
Câu 11: Hai xe ôtô xuất phát cùng một lúc, tại cùng một nơi, trên cùng một đường thẳng, đi ngược
chiều nhau với các tốc độ không đổi lần lượt là v1 = 60 km/h và v2 = 45 km/h. Khoảng cách của hai
xe sau 15 phút chuyển động là
A. 26,25 km. B. 26,25 m. C. 3,75 m. D. 3,75 km.
Câu 12: Định nghĩa nào sau đây là đúng ?
A. Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng có tốc độ không đổi trên mọi quãng đường.
B. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có tốc độ trung bình không đổi trên mọi quãng
đường.
C. Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng có tốc độ trung bình không đổi trên mọi
quãng đường.
D. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có tốc độ không đổi trên mọi quãng đường.
Câu 13: Cho một vật chuyển động thẳng đều có phương trình x = 2,5t + 1 (x tính bằng m, t tính
bằng s). Tọa độ ban đầu và tốc độ của vật lần lượt là
A. x0 = 5m; v = 1m / s . B. x0 = 1m; v = 0,5m / s .
C. x0 = 1m; v = 2,5m / s . D. x0 = 1m; v = 5m / s .
Câu 14: Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình chuyển động là x=10+20t (x tính bằng
m và t tính bằng s). Hệ qui chiếu được chọn là gì ?
A. Chọn gốc tọa độ cách vị trí xuất phát 10 m, chiều dương của trục Ox ngược chiều chuyển
động, gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động.
B. Chọn gốc tọa độ trùng với vị trí xuất phát, chiều dương của trục Ox là chiều chuyển động,
gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động.
C. Chọn gốc tọa độ cách vị trí xuất phát 10 m, chiều dương của trục Ox là chiều chuyển
động, gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động.
D. Chọn gốc tọa độ trùng với vị trí xuất phát, chiều dương của trục Ox ngược chiều chuyển
động, gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động.
Câu 15: Một chất điểm chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động là
A. x = x0 + v0t + at2/2. B. x = v0 + at.
C. x = x0 + vt. D. x = x0 - v0t + at2/2.
1. B 2. B 3. B 4. B 5. A 6. D 7. D
8. D 9. D 10. A 11. A 12. C 13. C 14. C 15. C

Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


I – Tự luận
1. Một đầu tàu chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và chuyền động chậm dần đều với gia tốc
0,5m/s2. Tính quãng đường đi của tàu trong 10s từ lúc hãm phanh.
ĐS:

_______________________________________________________________________________
Trang 3
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

2. Một vật chuyển động với phương trình chuyển động x=3+5t+0,5t2 (x tính bằng m, t tính bằng
giây).
a. Chuyển động trên là chuyển động nhanh hay chậm dần đều ? Vì sao ?
b. Hãy cho biết tọa độ ban đầu x0, vận tốc ban đầu v0 và gia tốc a của vật.
c. Tìm vị trí của vật tại thời điểm t = 15s.
d. Tính quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 10.
ĐS: 190,5m; 14,5m
3. Một vật đang nằm yên thì bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 5 giây đầu tiên thì
vận tốc của vật đạt 10 m/s.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Viết phương trình chuyển động của vật. Chọn hệ quy chiếu: Gốc tọa độ trùng với điểm xuất
phát, chiều dương của trục tọa độ cùng với chiều chuyển động của vật, mốc thời gian là lúc
bắt đầu chuyển động.
c. Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t=15 giây.
d. Tính quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian từ giây thứ 2 đến giây thứ 5.
ĐS: 2m/s2; 225m; 21m
4. Ở hai nơi A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 50m có hai vật bắt đầu chuyển động
cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất đi từ A với vận tốc xem như không đổi và bằng
5m/s. Vật thứ hai đi từ B nhanh dần đều không vận tốc đầu và có gia tốc 2m/s2. Chọn gốc tọa độ
O trùng với điểm A, chiều dương là chiều từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu
chuyển động.
a. Viết phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu.
b. Xác định thời điểm, tọa độ lúc hai vật gặp nhau.
c. Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có vận tốc bằng nhau.
ĐS: 5,79s; 28,9m và 2,5s
5. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 45km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Sau
2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.
b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong lúc hãm phanh.
c. Viết phương trình chuyển động của tàu trong thời gian hãm phanh. Chọn gốc tọa độ trùng
với vị trí bắt đầu hãm phanh, chiều dương cùng chiều chuyển động của tàu, mốc thời gian là
lúc bắt đầu hãm phanh.
ĐS: -0,1m/s2; 780m; x=12,5t-0,05t2(m;s)
6. Một viên bi thả lăn trên mặt phẳng nghiêng không vận tốc ban đầu với gia tốc là 0,1m/s2.
a. Viết phương trình chuyển động, phương trình vận tốc của viên bi.
b. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả, viên bi có vận tốc 2m/s ?
c. Biết dốc dài 2m, vận tốc của viên bi lúc đến chân dốc là bao nhiêu ?
7. Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s thì bắt đầu hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. sau
khi chuyển động thêm 30 m nữa thì xe dừng lại.
a. Hãy tính gia tốc của ôtô.
d. Hãy viết phương trình chuyển động của ôtô trong khoảng thời gian hãm phanh. Chọn gốc
tọa độ trùng với vị trí bắt đầu hãm phanh, chiều dương cùng chiều chuyển động của ôtô,
mốc thời gian là lúc bắt đầu hãm phanh.
b. Tính thời gian xe hãm phanh.
c. Ở thời điểm 1 giây trước lúc dừng lại thì tốc độ của ôtô là bao nhiêu ?
ĐS: -3,75m/s2; x=15t-1,875t2(m;s); 4s; 3,75m/s

_______________________________________________________________________________
Trang 4
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

8. Cho đồ thị vận tốc-thời gian của một chuyển động thẳng như hình bên.

a. Hãy nêu tính chất của mỗi giai đoạn chuyển động.
b. Tính gia tốc của vật trong mỗi giai đoạn chuyển động.
c. Tính tổng quãng đường mà vật đi được.
ĐS: 0; -4m/s2; 0 và 300mS
9. Một chiếc xe đang chuyển động với tốc độ 18km/h thì tăng tốc, sau 10s xe đi thêm được 100m.
Hãy tính:
a. Gia tốc của xe
b. Tốc độ của xe sau 10s kể từ lúc tăng tốc.
c. Đoạn đường xe đi thêm được trong 5s kể từ lúc tăng tốc.
ĐS:
10. Một chiếc xe đạp bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên, xe đạt được tốc độ
36km/h sau khi đi được 500m. Hãy tính:
a. Gia tốc của xe.
b. Thời gian để xe chạy đoạn đường trên.
c. Viết phương trình chuyển động của xe. Chọn gốc toạ độ tại vị trí bắt đầu chuyển động, chiều
dương là chiều chuyển động, mốc thời gian là lúc xuất phát.
ĐS:
11. Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 10m/s thì vào ga và hãm phanh nên chuyển động chậm dần
đều. Sau khi đi thêm 500m thì tàu dừng lại.
a. Tính gia tốc của tàu trong lúc hãm phanh.
b. Tính thời gian hãm phanh.
c. Tính tốc độ của tàu ở thời điểm 10 giây trước lúc dừng lại.
d. Viết phương trình chuyển động của tàu. Chọn gốc toạ độ tại vị trí bắt đầu hãm phanh, chiều
dương là chiều chuyển động, mốc thời gian là lúc bắt đầu hãm phanh.
ĐS:
12. Lúc 8 giờ một ô tô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10m/s, chuyển động chậm
dần đều với gia tốc 0,2m/s2. Cùng lúc đó tại điểm B cách A 560m, một xe thứ hai bắt đầu khởi
hành đi ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2.
a. Viết phương trình chuyển động của hai xe với cùng một gốc tọa độ, gốc thời gian.
b. Xác định thời gian hai xe đi để gặp nhau, thời điểm gặp nhau và vị trí lúc gặp nhau.
ĐS:
13. Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 400m và cùng chạy theo hướng
AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều
với gia tốc 0,025m/s2. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,02m/s2.
Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe xuất phát.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
c. Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí đuổi kịp nhau.
ĐS:
14. Cùng một lúc một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 120m và chuyển
động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp. Ô tô bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều với gia
tốc 0,4m/s2, xe đạp chuyển động đều. Sau 40s ô tô đuổi kịp xe đạp. Xác định vận tốc xe đạp
(xem như chuyển động đều) và khoảng cách hai xe sau thời gian 60s.
ĐS:
_______________________________________________________________________________
Trang 5
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

II – Trắc nghiệm
Câu 1: Một ôtô đang chuyển động thẳng đều có vận tốc 14,4 km/h thì tăng tốc nhanh dần đều, sau
4 s đi được quãng đường 32 m. Quãng đường ôtô đi được trong giây thứ 4 kể từ lúc bắt đầu tăng tốc

A. 11 m. B. 2 m. C. 13 m. D. 7 m.
Câu 2: Một chất điểm chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng trùng với trục Ox với vận tốc
ban đầu 18 km/h. Sau 0,5 giây vận tốc của chất điểm giảm xuống còn 4,5 m/s. Chọn gốc tọa độ O
trùng với vị trí chất điểm bắt đầu chuyển động chậm dần đều, chiều dương cùng chiều chuyển động
của chất điểm, mốc thời gian là lúc chất điểm bắt đầu chuyển động chậm dần đều. Phương trình nào
sau đây là phương trình chuyển động của chất điểm ?
A. x = 5t − t 2 (m; s) B. x = 5t + t 2 (m; s)
C. x = 0,5 + 5t − t 2 (m; s) D. x = −0,5t 2 + 5t (m; s)
Câu 3: Một đoàn tàu tăng tốc đều đặn từ 15 m/s đến 27 m/s trên một quãng đường dài 70 m. Gia
tốc và thời gian tàu chạy là
A. 3.6 m/s2 ; - 3.3 s. B. 3.2 m/s2 ; - 11.67 s.
2
C. 3.2 m/s ; 11.67 s. D. 3.6 m/s2 ; 3.3 s.
Câu 4: Một ôtô đang ở trạng tháng đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s ôtô
đạt vận tốc 10 m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là
A. 1,4 m/s2; 66 m/s. B. 0,2 m/s2; 8 m/s.
C. 0,7 m/s2; 38 m/s. D. 0,5 m/s2; 20 m/s.
Câu 5: Phương trình chuyển động của một chất điểm là x = 10t + 2t2. Tính vận tốc của chất điểm
lúc t = 2 s.
A. 14 m/s B. 18 m/s C. 26 m/s D. 28 m/s
Câu 6: Chọn phương án sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có
A. véc tơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số và luôn hướng cùng phương, cùng chiều
với chuyển động của vật.
B. véc tơ vận tốc luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động và có độ lớn tăng theo hàm bậc
nhất đối với thời gian.
C. quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi.
D. quĩ đạo là đường thẳng.
Câu 7: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường liên tiếp s1 = 24 m
và s2 = 64 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4 s. Vận tốc ban đầu và gia tốc của
vật là
A. v0 = 1 m/s; a = 2,5 m/s2. B. v0 = 2,5 m/s; a = 1 m/s2.
C. v0 = 10 m/s; a = 2,5 m/s2. D. v0 = 1 m/s; a = - 2,5 m/s2.
Câu 8: Một ôtô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần
đều với gia tốc 1 m/s2. Sau 6 s thì vận tốc của ô tô là
A. 8 m/s. B. 24 m/s. C. 4 m/s. D. 16 m/s.
Câu 9: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2.
Khoảng thời gian t để xe lửa đạt được vận tốc 36 km/h là bao nhiêu ?
A. t = 200 s B. t = 100 s C. t = 300 s D. t = 360 s
Câu 10: Một ôtô đang chuyển động thẳng đều có vận tốc 15 m/s thì tắt máy chuyển động chậm dần
đều sau khi đi được quãng đường 62,5 m có vận tốc 36 km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển
động, gia tốc của ôtô là
A. – 1,0 m/s2. B. – 0,5 m/s2. C. – 0,04 m/s2. D. – 8,6 m/s2.
Câu 11: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng riêng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều ?
A. gia tốc của chuyển động không đổi.
B. vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
C. vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
D. chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
Câu 12: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều là phương trình nào sau đây ?
A. x = x0 + v0t + at/2 B. x = x0 + v0t + a2t/2
_______________________________________________________________________________ Trang 6
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

C. x = x0 + v0t + at2/2 D. x = x0 + v0t2 + at3/2


Câu 13: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn chuyển động thẳng biến đổi đều ?

A. Đồ thị I, II, III B. Đồ thị I, II, IV


C. Đồ thị II, III, IV D. Đồ thị I, II.
Câu 14: Hình bên là đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật
chuyển động trên một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào
vật chuyển động thẳng nhanh dần đều ?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t3.
B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3.
C. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
D. Chỉ trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.
Câu 15: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véc tơ gia tốc tức thời có đặc điểm là
A. hướng thay đổi, độ lớn thay đổi. B. hướng không đổi, độ lớn không đổi.
C. hướng có thể thay đổi, độ lớn không đổi. D. hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
1. A 2. D 3. D 4. D 5. B 6. C 7. A
8. D 9. B 10. A 11. C 12. C 13. C 14. B
15. B

Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO
I – Tự luận
1. Một vật rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi.
b. Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
ĐS: 2s; 20m/s
2. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m. Lấy g=10m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi.
b. Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
c. Tính quãng đường mà vật đi được trong giây cuối cùng.
ĐS: 3s; 30m/s; 25m
3. Một vật được thể rơi từ độ cao h nào đó so với mặt đất. Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không
khí.
a. Tính quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 3
b. Trong giây thứ 3 vận tốc của vật đã tăng lên thêm một lượng bao nhiêu ?
c. Ngay trước khi chạm đất vận tốc của vật là 32m/s. Tính h.
ĐS: 25m; 10m/s; 51,2m
4. Một người ném một quả bóng từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4m/s. Bỏ
qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.
a. Viết phương trình vận tốc, phương trình chuyển động của quả bóng.
b. Độ cao cực đại mà quả bóng đạt được.
c. Thời gian từ lúc ném quả bóng đến lúc bóng chạm đất.
d. Khoảng thời gian giữa ha thời điểm mà vận tốc của quả bóng bằng 2,5m/s. Tính độ cao của
quả bóng lúc đó.
ĐS:
5. Từ điểm A cách mặt đất 4,8m một vật nhỏ được ném lên cao theo phương thẳng đứng với vận
tốc ban đầu 5m/s. Cho g = 10m/s2. Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên.
a. Viết phương trình chuyển động.
b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.

_______________________________________________________________________________
Trang 7
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

c. Xác định thời gian và vận tốc của vật ngay khi chạm đất.
d. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của vật trong 2s tính từ lúc bắt đầu ném.
ĐS:
6. Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với v = 57,6km/h, g = 10m/s 2. Bỏ qua mọi ma
sát.
a. Viết pt gia tốc theo thời gian.
b. Xác định độ cao cực đại của vật.
c. Xác định khoảng thời gian từ khi ném đến khi vật rơi trở lại mặt đất.
d. Tìm vận tốc của vật khi vừa chạm đất.
ĐS: 12,8m; 3,2s; 16m/s
7. Một vật được ném lên thẳng đứng xuống dưới từ vị trí cách mặt đất 30cm, v 0 = 5m/s, lấy g =
10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.
a. Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.
b. Vận tốc của vật lúc chạm đất.
ĐS: 2s; 25m/s
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Chuyển động rơi nào sau đây không thể xem làm rơi tự do trong không khí ?
A. Hòn đá rơi. B. Cây bút chì rơi.
C. Chiếc áo rơi. D. Quả táo rơi.
Câu 2: Thả rơi một vật trong không khí, bỏ qua lực cản của không khí. Công thức tính vận tốc của
vật là
A. v = gt. B. v = v0 – gt. C. v = v0 + gt. D. v = v0 + at.
Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức vận tốc v phụ thuộc vào độ cao h là
2h
A. v = . B. v = 2 gh . C. v = 2 gh . D. v = gh .
g
Câu 4: Thả cho một vật rơi tự do. Cho g = 10m/s2. Sau 5 s quãng đường và vận tốc của vật là
A. 125 m; 50 m/s. B. 150 m; 50 m/s.
C. 150 m;100 m/s. D. 25 m; 25 m/s.
Câu 5: Một vật rơi tự do ở nơi có g=9,8 m/s2. Khi rơi được 44,1m thì thời gian rơi là
A. 2 s. B. 9 s. C. 1,5 s. D. 3 s.
Câu 6: Một vật được thả không vận tốc đầu. Nếu nó rơi xuống được một khoảng s1 trong giây đầu
tiên và thêm một đoạn s2 trong giây kế tiếp thì tỉ số s2/s1 là
A. 1. B. 1/2. C. 1/4. D. 4.
Câu 7: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi
chạm đất là
A. 9,9 m/s. B. 9,8 m/s. C. 9,6 m/s. D. 1,0 m/s.
Câu 8: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s thì tốc độ trung bình vtb của một vật trong chuyển
2

động rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 20 m xuống tới đất sẽ là
A. 15 m/s. B. 10 m/s. C. 8 m/s. D. 1 m/s.
Câu 9: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h, trong giây cuối cùng vật rơi được ba phần
tư độ cao rơi. Lấy g=10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất và thời gian rơi là
70
A. m/s và 5 s. B. 20 m/s và 2 s.
40
20
C. m/s và 4 s. D. 30 m/s và 2 s.
3
Câu 10: Sự rơi tự do là
A. sự rơi chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.
B. sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực và lực nâng của không khí.
C. sự rơi không chịu sức hút của Trái Đất.
D. sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

_______________________________________________________________________________
Trang 8
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

1. C 2. A 3. C 4. A 5. D 6. D 7.
B 8. B 9. B 10. D

Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU


I – Tự luận
1. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất mỗi vòng mất 84 phút. Vệ tinh bay
cách mặt đất 300km. Cho bán kính Trái Đất là 6400km. Tính:
a. Tốc độ góc, tốc độ dài của vệ tinh.
b. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh.

ĐS: rad/s; 8,34km/s và 10,4m/s2
2520
2. Xét một điểm nằm trên vành ngoài của lốp xe máy cách trục bánh xe môtô 25cm.
a. Khi xe chuyển động thẳng đều thì điểm trên vành ngoài của lốp xe chuyển động như thế
nào?
b. Cho biết tốc độ của xe là 4m/s. Hãy tính tốc độ góc của điểm trên vành ngoài bánh xe.
c. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì đồng hồ công-tơ-mét trên xe nhảy 3 số (mỗi số ứng với
1km) ?
ĐS: 16rad/s; 1910,8 vòng
3. Coi chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là chuyển động tròn đều. Xác định vận tốc dài và
gia tốc hướng tâm của Trái Đất trong chuyển động này. Biết rằng Trái Đất cách Mặt Trời
150000000 km và thời gian chuyển động hết một vòng là 365 ngày.
ĐS:
4. Cho các dữ liệu: Bán kính Trái Đất 6400km, khoảng cách tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng là
384000km, Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 2,35.106s. Hãy tính:
a. Gia tốc hướng tâm của một ngôi nhà nằm ở xích đạo.
b. Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng khi quay quanh Trái Đất.
ĐS: 0,34m/s2; 2,74.10-3m/s2
5. Bán kính của đĩa (bánh răng gắn ở trục cùi bàn đàp) xe đạp là 8cm, bán kính của líp (bánh răng
gắn ở trục bánh xe) là 5cm, bán kính của bánh xe là 32cm. Xe đạp chuyển động thẳng đều với
vận tốc 14,4km/h. Cho rằng người đi xe đạp đạp đều, đĩa, líp quay đều.
a. Tính tốc độ góc của một điểm trên bánh xe đối với trục bánh xe.
b. Tính tốc độ dài của một điểm trên vành líp đối với trục bánh xe.
c. Tính tốc độ góc và tần số quay của đĩa.
ĐS: 12,5rad/s; 0,625m/s; 7,8125rad/s và 1,24Hz
6. Cho Trái Đất có bán kính 6400km. Khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt Trăng là 384000km.
Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh nó là 24h. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh
Trái Đất là 2,36.106s. Hãy tính:
a. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên xích đạo.
b. Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất.
c. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên mặt đất có vĩ độ 600.
ĐS:
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Khi vật chuyển động tròn đều thì
A. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
B. vectơ vận tốc không đổi và vectơ vận tốc luôn hướng vào tâm.
C. vectơ vận tốc không đổi. D. vectơ gia tốc không đổi.
Câu 2: Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là
A. thời gian vật chuyển động.
B. thời gian vật di chuyển trên quỹ đạo của nó.
C. số vòng vật đi được trong 1 giây. D. thời gian vật đi được một vòng.
Câu 3: Lực hướng tâm là
A. lực hoặc hợp lực gây ra gia tốc hướng tâm làm vật chuyển động thẳng đều.
_______________________________________________________________________________
Trang 9
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

B. lực hoặc hợp lực gây ra gia tốc hướng tâm làm vật chuyển động tròn đều.
C. lực hoặc hợp lực gây ra gia tốc hướng tâm làm vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Viết công thức liên hệ giữa vận tốc góc  với chu kỳ T và với tần số f trong chuyển động
tròn đều.
2 2 2
A.  = ;  = 2f B.  = ;=
T T f
2
C.  = 2T ;  = 2f D.  = 2T ;  =
f
Câu 5: Một xe đạp có bánh xe bán kính 25 cm đang chuyển động thẳng đều. Bánh xe quay đều
3.18 vòng/s và không trượt trên đường. Vận tốc của xe đạp là
A. 18 km/h. B. 12 km/h. C. 20 km/h. D. 15 km/h.
Câu 6: Một chất điểm chuyển động tròn đều với chu kì T = 4s. Tốc độ góc có giá trị nào sao đây ?
A. 12,56 rad/s. B. 6,28 m/s. C. 3,14 rad/s. D. 1,57 rad/s.
Câu 7: Một đĩa tròn có bán kính 20 cm quay đều mỗi vòng hết 0,1 s.Tốc độ dài của một điểm trên
vành đĩa là
A. 3,14 m/s. B. 31,4 m/s. C. 12,56 m/s. D. 1,57 m/s.
Câu 8: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường khi xe chạy thẳng đều.
B. Chuyển động của một con lắc đồng hồ.
C. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe chạy thẳng đều.
D. Chuyển động của một mắt xích xe đạp.
Câu 9: Cho biết bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính tốc độ góc của Trái Đất đối với trục quay
của nó.
A. ≈ 6,20.10-6rad/s. B. ≈ 7,27.10-5rad/s.
C. ≈ 7,27.10 rad/s.
-4
D. ≈ 5,42.10-5rad/s.
Câu 10: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 1 vòng / s Khỏang
cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3 m. Gia tốc hướng tâm của người đó là bao
nhiêu ?
A. aht = 8,2 m/s2. B. aht ≈ 0,82 m/s2.
C. aht ≈ 2,96.10 m/s .
2 2
D. aht = 29,6.102 m/s2.
Câu 11: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ dài 36 km/h trên một vòng đĩa có bán kính 100 m. Độ
lớn gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe là
A. 0,36 m/s2. B. 12,96 m/s2. C. 1 m/s2. D. 0,1 m/s2
Câu 12: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có
A. hướng không đổi. B. phương không đổi.
C. chiều không đổi. D. độ lớn không đổi.
Câu 13: Chọn câu đúng.
A. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính.
B. Vận tốc dài của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo.
C. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính.
D. Vận tốc góc của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với vận tốc dài.
Câu 14: Chọn biểu thức đúng về độ lớn của gia tốc hướng tâm ?
2 r
A. aht = r  B. aht = r  2 C. aht = D. aht = 2
r 
1. A 2. D 3. B 4. A 5. A 6. D 7. C
8. C 9. B 10. D 11. C 12. D 13. B 14. B

Bài 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG


I – Tự luận

_______________________________________________________________________________
Trang 10
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

1. Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến sông A về bến sông B cách nhau 36km mất một
khoảng thời gian 1,5 giờ. Vận tốc của dòng chảy là 6km/h.
a. Tính vận tốc của canô đối với dòng chảy.
b. Tính thời gian canô chạy ngược dòng từ B về A.
ĐS: 18km/h và 3h
2. Một canô chạy xuôi dòng mất 2 giờ để chạy thẳng đều từ A đến B và chạy ngược dòng thì phải
mất 3 giờ để chạy từ B về A. Cho rằng vận tốc của canô đối với nước (vận tốc tương đối) là
30km/h.
a. Tính khoảng cách AB.
b. Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông.
ĐS: 72km và 6km
3. Một ca nô đi ngược dòng nước từ A đến B cách nhau 30km mất 1h30min. Biết vận tốc của dòng
nước so với bờ sông là 5km/h.
a. Tính vận tốc của ca nô khi nước yên lặng.
b. Nếu ca nô xuôi dòng từ B về A mất bao lâu?
c. Tính vận tốc trung bình của ca nô cả đi và về.
ĐS:
4. Một chiếc tàu chạy thẳng đều xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ, chạy ngược dòng từ B về A mất
3 giờ. Nếu tàu tắt máy thì phải mất bao lâu để trôi theo dòng nước từ A về B ? Cho biết AB =
60km.
ĐS: 32,4km/h
5. Một hành khách ngồi trong một ôtô chạy với vận tốc 54km/h nhìn qua của sổ thấy một đoàn tàu
dài 120m chạy song song ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 5s. Tìm vận tốc của đoàn
tàu.
ĐS: 9m/s
_______________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 11
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Chương 2 – ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Bài 9: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC


ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
Trắc nghiệm
Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về phép phân tích lực ?
A. Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.
B. Độ lớn của lực được phân tích bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
C. Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
D. Phép phân tích lực là phép làm ngược lại với phép tổng hợp lực.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây các lực cùng tác dụng lên vật cân bằng nhau ?
A. Tất cả đều sai.
B. Vật chuyển động đều trên một đường cong bất kì.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động tròn đều.
Câu 3: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần
một góc 600 và OB nằm ngang (như hình). Độ lớn của lực căng T1 của dây
OA bằng
2 3
A. P B. P C. 3P D. 2P
3
Câu 4: Cho hai lực đồng quy F1 và F2 ,  là góc hợp bởi F1 và F2 . Độ lớn hợp lực của chúng
được xác định bởi biểu thức nào sau đây ?
A. F = F1 + F2 + 2F1F2 cos  B. F = F12 + F22
C. F = F12 + F22 + 2F1F2 cos  D. F = F12 + F22 − 2F1F2 cos 
Câu 5: Chọn câu không đúng trong các cách phát biểu trạng thái cân bằng của một vật ?
A. Vật đang đứng yên. B. Vật đang chuyển động với vận tốc không đổi.
C. Vật đang chuyển động tròn đều.
D. Vectơ tổng của các lực tác dụng lên vật bằng 0 .
Câu 6: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn F1=F2=30N. Góc hợp bởi hai lực đồng qui bằng bao
nhiêu thì hợp lực của hai lực ấy có độ lớn bằng 30N ?
A. 900 B. 600 C. 00 D. 1200
Câu 7: Lực 10N có thể là hợp lực của cặp lực nào dưới dưới đây ?
A. 3N, 5N, 120o B. 3N, 13N, 180o
C. 3N, 6N, 60o D. 3N, 5N, 0o
Câu 8: Chiếc đèn điện được treo trên trần nhà bởi hai sợi dây như hình vẽ. Đèn
chịu tác dụng bởi mấy lực ?
A. 3 lực B. 4 lực
C. 1 lực D. 2 lực
Câu 9: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp
với tường góc α=450. Cho g=9,8m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường.
Áp lực của quả cầu lên tường là
A. 10,4 N. B. 14,7 N.
C. 20 N. D. 17 N.
Câu 10: Chọn câu đúng. Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của
chúng. Trong mọi trường hợp thì
A. F thoả mãn: F1 − F2  F  F1 + F2 . B. F luôn luôn thỏa mãn F  F1 + F2 .
C. F luôn luôn nhỏ hơn cả F1 và F2. D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
Câu 11: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn bằng 150N và 200N. Lực nào dưới đây có thể là hợp lực
của hai lực trên ?

_______________________________________________________________________________
Trang 12
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. 500N. B. 40 N C. 400N. D. 250N.


Câu 12: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8N và 12N. Lực nào dưới đây không thể là hợp lực
của hai lực trên ?
A. 4N. B. 19N. C. 7N. D. 21N.
1. B 2. C 3. B 4. C 5. C 6. D 7. B
8. A 9. A 10. A 11. D 12. D

Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN


I – Tự luận
1. Một hợp lực 20N tác dụng vào vật có khối lượng 500g trong thời gian 8 giây. Cho biết ban đầu
vật đứng yên.
a. Tính gia tốc mà vật thu được.
b. Tính quãng đường mà vật đi được.
c. Tính vận tốc của vật ở giây thứ 8.
ĐS:
2. Xe hơi có khối lượng 1,5T chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang từ trạng thái
đứng yên. Sau 5 giây chuyển động xe đạt tốc độ 36km/h.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính hợp lực tác dụng vào xe.
c. Tính lực kéo của động cơ. Cho biết lực cản không đổi và bằng 200N.
d. Tính vận tốc của xe sau 15 giây chuyển động.
ĐS:
3. Một xe hơi đang chạy với tốc độ 54km/h thì tài xế thấy phía trước xe có một cái hố cách xe
50m. Để không bị rơi xuống hố. Hãy:
a. Tính gia tốc tối thiểu.
b. Tính lực hãm tối thiểu.
c. Tính thời gian tối thiểu để dừng lại.
ĐS:
4. Một xe tải có có khối lượng 10T đang chạy với tốc độ 72km/h thì hãm phanh và ngừng lại sau
khi đi thêm 60m nữa.
a. Tính gai tốc lúc hãm phanh.
b. Tính lực hãm.
c. Tính thời gian hãm phanh.
d. Tính tốc độ của xe lúc còn cách vị trí dừng lại 10m.
ĐS:
5. Để kéo một thùng nước có trọng lượng 150N từ dưới giếng sâu 20m lên mặt đất cần 10 giây.
a. Tính gia tốc kéo.
b. Tính lực kéo.
ĐS:
6. Lực F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 1 giây làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,4m/s
đến 1,2m/s. Lực F2 tác dụng lên vật đó trong khoảng thời gian 2 giây làm vận tốc của nó thay
đổi từ 1,2m/s đến 1,6m/s.
a. Tính tỉ số F1/F2
b. Nếu lực F2 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 1 giây thì vận tốc của vật thay đổi một
lượng bao nhiêu ?
ĐS: 4 và 0,2m/s
7. Một ôtô có khối lượng 3T đang chạy với vận tốc 54km/h trên mặt đường nằm ngang thì hãm
phanh. Biết rằng từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại mất thời gian 10s.
a. Tính gia tốc của ôtô trong lúc hãm phanh.
b. Tính quãng đường ôtô đi được trong lúc hãm phanh.
c. Tính lực hãm của phanh.
ĐS: -1,5m/s2; 75m; 4500N

_______________________________________________________________________________
Trang 13
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

8. Một người bắt đầu kéo nhanh dần đều một khối gỗ nặng 20kg trên mặt sàn nằm ngang. Cho biết
lực cản tác dụng lên khối gỗ không đổi và bằng 50N. Muốn khối gỗ thu được gia tốc 1,5m/s2 thì
phải tác dụng một lực kéo lớn bao nhiêu ? Giải bài toán trong hai trường hợp:
a. Lực kéo có phương ngang.
b. Lực kéo có phương hợp với phương ngang một góc 300, chiều chếch lên trên.
ĐS: 80N và 92,3N
9. Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc 7,2km/h thì ngừng đạp và xuống một con dốc dài 50m, xe đạp
chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a= 0,5m/s2. Lấy g=10m/s2.
a. Tính vận tốc xe đạp ở cuối dốc và thời gian khi xe đạp xuống hết dốc.
b. Cho biết mặt dốc nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Xe đạp luôn chịu cản không đổi
360N. Hãy tính tổng khối lượng của người và xe đạp.
ĐS: 54m/s; 104s; 80kg
10. Một ôtô nặng 1,5 tấn bắt đầu chuyển trên mặt đường nằm ngang AB dài 100m với gia tốc 2m/s2.
Lấy g=10m/s2.
a. Tính thời gian đi hết đoạn đường AB và vận tốc của ôtô tại B.
b. Khi đến B ôtô bắt đầu lên một con dốc rất dài, nghiêng 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Nhưng khi
vừa lên dốc thì ôtô bị tắt máy. Bỏ qua lực cản. Hãy tính xem ôtô có khả năng lên đến điểm C (trên dốc)
cách điểm B bao xa.
c. Giải lại trường hợp của câu b) nhưng có thêm lực cản không đổi và bằng 1000N.
ĐS: 100 s; 20m/s; 40m và 35,3m
11. Một hợp lực 3000N tác dụng vào xe máy cày có khối lượng 3T đang nằm yên trên mặt ruộng
nằm ngang.
a. Tính gia tốc mà xe máy cày.
b. Biết lực cản tác dụng vào xe là không đổi và bằng 2000N. Hãy tính lực kéo của động cơ.
c. Sau 3 giây thì xe chuyển sang trạng thái chuyển động thẳng đều. Hãy tính tốc độ và lực kéo
của xe lúc này.
ĐS: 1m/s2; 5000N; 3m/s; 2000N
12. Một ca nô có khối lượng tổng cộng là 300kg đang chạy với tốc độ 5m/s thì tăng tốc và chuyển
động nhanh dần đều. Sau 5 giây thì đạt tốc độ 20m/s.
a. Tính gia tốc của ca nô.
b. Cho biết lực cản của nước tác dụng vào ca nô là không đổi và bằng 100N. Tính độ lớn lực
đẩy do chân vịt tạo ra.
c. Sau khi tăng tốc 8 giây thì ca nô chuyển động thẳng đều. Tính tốc độ của ca nô và lực đẩy
của chân vịt lúc này.
ĐS: 3m/s2; 1000N; 29m/s; 100N
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc ban đầu.
B. vật đổi hướng chuyển động.
C. vật dừng lại ngay. D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Câu 2: Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng
dài 10m và nghiêng góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng thì vận
tốc của vật nhận giá trị nào sau đây ? Lấy g = 10m/s2.
A. v = 10m/s B. v = 8m/s C. v = 4m/s D. v = 6m/s
Câu 3: Con ngựa kéo xe. Ngựa tiến về phía trước được là nhờ
A. lực của đất tác dụng vào xe. B. lực của xe tác dụng vào dất.
C. lực của đất tác dụng vào ngựa. D. lực của xe tác dụng vào ngựa.
Câu 4: Định luật III Newton cho ta nhận biết
A. bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B. sự cân bằng giữa lực và phản lực.
C. qui luật cân bằng giữa các lực trong tự nhiên. D. sự phân biệt giữa lực và phản lực.
Câu 5: Một người có khối lượng 60kg đứng yên trên mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Lực mà mặt đất tác
dụng lên người đó là bao nhiêu ?
_______________________________________________________________________________
Trang 14
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. 200N B. 500N C. 400N D. 600N


Câu 6: Dưới tác dụng của hợp lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s 2 . Hỏi vật đó
chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu hợp lực tác dụng bằng 50N ?
A. a=2m/s 2 B. a=4m/s 2 C. a=1m/s 2 D. a=0,5m/s 2
Câu 7: Lực và phản lực không có tính chất nào sau đây ?
A. Luôn cùng loại. B. Luôn xuất hiện từng cặp.
C. Luôn trực đối. D. Luôn cân bằng nhau.
Câu 8: Một hợp lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng
thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là
A. 0,5m. B. 1m. C. 4m. D. 2m.
Câu 9: Một vật có khối lượng 2kg được truyền một hợp lực không đổi sau 2 giây thì vận tốc tăng
từ 2,5m/s lên 7,5m/s. Độ lớn của hợp lực là
A. 20N. B. 10N. C. 15N. D. 5N.
Câu 10: Chọn câu đúng.
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
B. Lực không thể cùng hướng với gia tốc.
C. Lực là nguyên nhân làm biến đổi vận tốc.
D. Có lực tác dụng lên vật thì vật mới chuyển động.
Câu 11: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Bỏ
qua ma sát giữa bóng và mặt sân. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ
bay đi với tốc độ bằng
A. 0,8m/s. B. 8m/s.
C. 2m/s. D. 0,008m/s.
Câu 12: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị cầu thủ đá một lực
250N. Bỏ qua ma sát giữa bóng và mặt sân. Gia tốc mà quả bóng thu được là
A. 0,5m/s2. B. 2m/s2. C. 0,002m/s2. D. 500m/s2.
Câu 13: Khối lượng của một vật
A. không phụ thuộc vào thể tích của vật.
B. là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
C. luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu được.
D. luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật.
Câu 14: Từ công thức của định luật II Newton ta suy ra
A. vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
B. gia tốc có cùng hướng và có độ lớn tỉ lệ với lực tác dụng.
C. gia tốc cùng hướng với lực tác dụng và có độ lớn tỉ lệ vớ khối lượng của vật.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Ta có g là véctơ gia tốc gây ra bởi trọng lực. Vậy câu nào sau đây sai khi nói về g ?
A. Trị số g thay đổi theo từng nơi trên Trái đất.
B. Trị số g là hằng số và có giá trị là 9,8m/s2.
C. Có chiều thẳng đứng từ trên xuống. D. Trị số g thay đổi thay độ cao.
1. A 2. A 3. C
4. A 5. D 6. C
7. D 8. C 9. D
10. C 11. B 12. D
13. B 14. B 15. B

Bài 11: LỰC HẤP DẪN


ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
I - Tự luận
1. Cho biết khối lượng Trái dất là M = 6.1024 Kg, khối lượng của một hòn đá là m = 2,3kg, gia tốc
rơi tự do là g = 9,81m/s2. Hỏi hòn đá hút Trái đất với một lực bằng bao nhiêu ?
_______________________________________________________________________________
Trang 15
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

ĐS: F = P = 22,6 (N).


2. Sao Hỏa có bán kính bằng 0,53 bán kính Trái Đất và có khối lượng bằng 0,1 khối lượng Trái
Đất. Tính gia tốc rơi tự do trên sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là 9,8 m/s2.
ĐS: 3,5 m/s2
3. Tính độ cao mà ở đó gia tốc rơi tự do là 9,65 m/s2 và độ cao mà ở đó trọng lượng của vật chỉ
bằng 2/5 so với ở trên mặt đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 9,83 m/s2 và bán kính Trái
Đất là 6400 km.
ĐS: 3712 km
4. Tính gia tốc rơi tự do và trọng lượng của một vật có khối lượng m = 50 kg ở độ cao 7/9 bán
kính Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Ở
độ cao bằng 7/9 bán kính Trái Đất nếu có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung
quanh Trái Đất thì vệ tinh bay với tốc độ dài bằng bao nhiêu và cần thời gian bao lâu để bay hết
một vòng ?
ĐS: 6034 m/s; 3,3 h
5. Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất ? Cho
bán kính trái đất là R= 6400km.
ĐS: 2651 km
6. Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính Trái Đất. Cho biết gia tốc rơi tự do trên
mặt đất là g0 = 9,81 m/s2.
Đs: g = 4,36 m/s2
7. Mặt trăng có khối lượng 7,5.1022 kg. Trái Đất có khối lượng 6.1024kg. Khoảng cách giữa các
tâm của chúng là 384000 km .
a. Tính lực hấp dẫn giữa chúng ?
b. Trên đoạn thẳng nối liền giữa các tâm Trái Đất và Mặt Trăng ở điểm cách tâm Trái Đất bao
nhiêu thì lực hút giữa hai thiên thể này lên cùng một vật cân bằng nhau ?
Đs: a, Fhd=2.1020N; b, cách Trái Đất 3456 km
II - Trắc nghiệm
Câu 1: Một vật có khối lượng m, ở độc cao h thì gia tốc rơi tự do sẽ được tính theo công thức nào ?
GM GM GmM GM
A. g = B. g = C. g = D. g = 2
(R + h )2
(R + h ) R 2
R
Câu 2: Các giọt mưa rơi được xuống đất là nhờ
A. lực đẩy Acsimet của không khí.
B. lực hấp dẫn của giọt mưa và Trái Đất. C. lực đẩy của gió.
D. quán tính của giọt mưa.
Câu 3: Gọi gia tốc trọng lực trên mặt đất là g0, tại một nơi ở cách tâm Trái đất khoảng 4R (R là bán
kính Trái đất) gia tốc trọng lực là g. Tìm tỉ số g / g0 là
A. 9/16 B. 1/9 C. 1/16 D. 1/4
Câu 4: Hai tàu thuỷ, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng
có giá trị
A. F=3,33.10-12 N. B. Một giá trị khác. C. F=3,33.10-9 N. D. F=0,167N.
Câu 5: Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn vì
A. trọng lực rất dễ phát hiện còn lực hấp dẫn rất khó phát hiện.
B. trọng lực là lực hút của Trái Đất.
C. trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật. D. trọng lực tác dụng lên các vật.
Câu 6: Một tàu vũ trụ ở trên Trái Đất có trọng lượng P=144000N. Tính lực hút của Trái Đất với
con tàu khi nó ở độ cao h=3R so với mặt đất (R là bán kính Trái Đất).
A. 9000N. B. 48000N.
C. 16000N. D. 36000N.
Câu 7: Hằng số hấp dẫn có giá trị là
A. 8,86.10-11Nm2/kg2. B. 8,86.10-11Nkg2m2 .
-11 2 2
C. 6,67.10 N m / kg . D. 6,68.10-11Nkg2m2.

_______________________________________________________________________________
Trang 16
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 8: Một người có trọng lượng bằng 500N ở trên bề mặt của Trái Đất. Xác định trọng lượng của
người đó trên một hành tinh có bán kính gấp 2 lần và khối lượng gấp 2 lần so với Trái Đất.
A. 200N. B. 40N. C. 1000N. D. 250N.
Câu 9: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là
M mm
A. Fhd = G 2 B. Fhd = G 1 2 2
r r
mm
C. Fhd = ma D. Fhd = GM 1 2 2
r
Câu 10: Một quả cầu trên mặt đất có trọng lượng là 400N. Khi đưa nó đến một điểm cách tâm
Trái Đất là 4R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng là
A. 25N. B. 350N. C. 300N. D. 250N.
Câu 11: So sánh trọng lượng của nhà du hành trong con tàu vũ trụ đang bay quanh Trái Đất trên
quỹ đạo có bán kính 2R (R là bán kính Trái Đất) với trọng lượng của người ấy khi còn mặt đất.
Chọn đáp án đúng.
A. Lớn hơn 4 lần. B. Nhỏ hơn 4 lần
C. Như nhau. D. Nhỏ hơn 2 lần
Câu 12: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hấp dẫn giữa chúng
tăng 6 lần ?
A. Tăng 6 lần. B. Giảm 6 lần.
C. Giảm 6 lần. D. Tăng 6 lần.
Câu 13: Trong hệ SI, đơn vị của hằng số hấp dẫn G là
A. kg2 /N m2. B. m2 / kg2N. C. N kg2 / m2. D. Nm2 / kg2.
Câu 14: Chọn câu đúng. Khi đưa một vật lên cao thì
A. trọng lượng và khối lượng của vật đều giảm. B. khối lượng vật giảm.
C. thể tích của vật giảm. D. trọng lượng vật giảm.
Câu 15: Chọn câu đúng. Nói về sự tương tác hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng thì
A. lực Trái Đất hút Mặt Trăng lớn hơn lực của Mặt Trăng hút Trái Đất.
B. lực Trái Đất hút Mặt Trăng nhỏ hơn lực của Mặt Trăng hút Trái Đất.
C. rất khó để có thể so sánh độ lớn lực hút của Mặt Trăng và Trái Đất với nhau.
D. lực Trái Đất hút Mặt Trăng bằng với lực của Mặt Trăng hút Trái Đất.
1. A 2. B 3. C
4. D 5. C 6. A
7. C 8. D 9. B
10. A 11. B 12. B
13. D 14. D 15. D

Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO


ĐỊNH LUẬT HÚC
I - Tự luận
1. Một lò xo có độ cứng k=100N/m và có chiều dài tự nhiên là 10cm. Giữ một đầu lò xo cố định,
tác dụng vào đầu kia một lực kéo 5N. Bỏ qua khối lượng lò xo.
a. Cho biết độ lớn của lực đàn hồi của lò xo.
b. Tính độ biến dạng của lò xo.
c. Muốn lò xo dãn thêm 2cm nữa thì phải tăng lực kéo lên bao nhiêu ?
ĐS: 5N; 5cm; 7N
2. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15cm được treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới của lò xo một
vật nặng có khối lượng 500g thì thấy lò xo dài 18cm. Bỏ qua khối lượng lò xo. Lấy g=10m/s2.
a. Cho biết độ lớn của lực đàn hồi.
b. Tính độ cứng của lò xo.
c. Treo thêm vào lò xo một vật có khối 200g. Tính chiều dài của lò xo lúc này.
ĐS: 5N; 166,7N/m; 19cm

_______________________________________________________________________________
Trang 17
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

3. Treo một vật nặng 1,5kg vào lò xo thì lò xo dài 50cm. Cho biết độ cứng của lò xo là 50N/m. Bỏ
qua khối lượng lò xo. Lấy g=10m/s2.
a. Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo.
b. Muốn cho lò xo dãn thêm 5cm thì phải treo thêm một nặng bao nhiêu ?
ĐS: 20cm; 250g
4. Một lò xo có chiều dài ban đầu l0. Nếu treo vào lò xo một vật nặng 2kg thì lò xo dài 15cm. Nếu
treo vào lò xo một vật có khối lượng 3kg thì lò xo dài 18cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng
của lò xo.
ĐS:
5. Trong giới hạn đàn hồi của một lò xo treo thẳng đứng đầu trên gắn cố định. Treo vật khối lượng
800g lò xo dài 24cm, treo vật khối lượng 600g lò xo dài 23cm. Lấy g = 10m/s2 tính chiều dài
của lò xo khi treo vật có khối lượng 1,5kg.
ĐS: 0,275 m
6. Treo vật 200g lò xo có chiều dài 34cm; treo thêm vật 100g thì lò xo dài 36cm. Tính chiều dài
ban đầu của lò xo và độ cứng của lò xo, lấy g =10m/s2.
ĐS: 245 N/m; 0,375 kg
II - Trắc nghiệm
Câu 1: Một lò xo nhẹ được cắt làm hai đoạn bằng nhau. Gắn hai đoạn lại với nhau bằng cách nối
các điểm đầu và cuối lại để có một lò xo ghép song song. Trong điều kiện đó, so sánh độ cứng của
lò xo ghép với lò xo ban đầu thì kết quả là
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần.
C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Hook ?
A. Lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phưong độ biến dạng của vật đàn hồi
C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phương với độ biến dạng của vật đàn
hồi.
D. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
Câu 3: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k=100N/m để
nó giãn ra được 10cm ?
A. 12N. B. 25N. C. 50N. D. 10N.
Câu 4: Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0=10cm. Lò xo được giữa cố định tại một đầu, còn đầu kia
chịu một lực kéo bằng 5N. Khi ấy lò xo dài l=18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. k=62,5 N/m. B. k=1,5N/m C. k=120N/m. D. k=15N/m.
Câu 5: Lực đàn hồi của lò xo không có đặc điểm gì sau đây ?
A. Xuất hiện khi lò xo bị biến dạng. B. Ngược hướng với biến dạng.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. D. Không có giới hạn.
Câu 6: Chọn câu sai khi nói về độ cứng của lò xo.
A. Lò xo càng dài thì độ cứng càng lớn.
B. Nếu đơn vị của lực là (N) và đơn vị chiều dài là (cm) thì độ cứng có đơn vị là (N/cm).
C. Phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. D. Còn gọi là hệ số đàn hồi của lò xo.
Câu 7: Một lò xo có độ cứng k=200N/m để nó giãn ra 20cm thì phải treo vào nó một vật có khối
lượng bằng bao nhiêu ? (g=10m/s2)
A. 400kg B. 40kg C. 4000kg D. 4kg
Câu 8: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo…
A. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
B. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
C. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. tỉ lệ với khối lượng của vật.
Câu 9: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng 100N/m để nó
giãn ra 10cm. Lấy g=10m/s2.
A. Một kết quả khác. B. m=0,1 kg C. m=1kg D. m=10kg.

_______________________________________________________________________________
Trang 18
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 21cm giữ cố định một đầu, đầu kia tác dụng một lực kéo
5N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 1,25N/m B. 20N/m
C. 125N/m D. 23,8N/m
Câu 11: Chon câu sai.
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và có tác dụng chống lại sự biến dạng.
B. Lực đàn hồi của sợi dây hoặc lò xo bị biến dạng có phương trùng với sợi dây hoặc trục của
lò xo.
C. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và có chiều cùng với chiều biến dạng.
D. Lực đàn hồi xuất hiện trong trường hợp mặt phẳng bị nén có phương vuông góc với mặt
phẳng.
Câu 12: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20cm. Khi bị kéo lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của
nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bao bao nhiêu ?
A. 30cm. B. 28cm. C. 45cm. D. 20cm.
Câu 13: Treo một vật khối lượng m vào một lò xo có độ cứng k tại một nơi có gia tốc trọng trường
g. Độ giãn của lò xo phụ thuộc vào
A. k và g. B. m, k và g. C. m và k. D. m và g.
Câu 14: Chọn câu sai.
A. Nếu vật là lò xo, lực dàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
B. Lực đàn hồi có chiều cùng chiều với chiều biến dạng.
C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 15: Một lò xo có độ cứng k, người ta làm lò xo giãng một đoạn l sau đó lại làm giãn thêm
một đoạn x. Lực đàn hồi của lò xo là
A. Fđh = kx. B. Fđh = k(l + x).
C. Fđh = kl. D. Fđh = kl + x.
1. C 2. D 3. D 4. A 5. D 6. A 7. D
8. A 9. C 10. C 11. C 12. B 13. B
14. B 15. B

Bài 13: LỰC MA SÁT


I – Tự luận
1. Kéo đều một thùng hàng hóa nặng 30kg trên mặt phẳng nằm ngang. Cho biết hệ số ma sát trượt
là 0,3. Lấy g=10m/s2. Hãy tính độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp:
a. Lực kéo theo phương ngang.
b. Lực kéo chếch lên trên một góc 300 so với phương ngang.
ĐS: 90N và 104N
2. Một vật có khối lượng 100kg ban đầu nằm yên. Truyền cho vật một vật tốc 5m/s theo phương ngang để vật
trượt đi. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là 0,1. Lấy g=10m/s2.
a. Tính gia tốc của vật.
b. Tính quãng đường vật trượt được đến khi dừng lại.
ĐS: -1m/s2 và 12,5m
3. Kéo một vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang đến khi vật đạt vận tốc 8m/s thì buông tay không
kéo nữa. Cho biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,20. Lấy g=10m/s2.
a. Tính gia tốc của vật sau khi buông tay.
b. Tính quãng đường và thời gian mà vật đi thêm (kể từ lúc buông tay cho đến khi dừng lại).
ĐS: -2m/s2; 4s; 16m
4. Bắt đầu kéo nhanh dần đều một thùng hàng nặng 15kg trên mặt phẳng nằm ngang với lực kéo theo
phương ngang 150N. Sau 2 giây thùng hàng đi được 6m. Lấy g=10m/s2.
a. Tính gia tốc của thùng hàng.
b. Tính hệ số ma sát giữa mặt phẳng và thùng hàng.
c. Giải lại câu b) nhưng lực kéo chếch lên trên 300 so với phương ngang.
_______________________________________________________________________________
Trang 19
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

ĐS: 3m/s2; 0,70 và 0,57


5. Một người bắt đầu kéo nhanh dần đều một khối gỗ nặng 20kg trên mặt sàn nằm ngang. Cho biết
hệ số ma sát trượt là 0,25. Muốn khối gỗ thu được gia tốc 1,5m/s2 thì phải tác dụng một lực kéo
lớn bao nhiêu ? Lấy g=10m/s2. Giải bài toán trong hai trường hợp:
a. Lực kéo có phương ngang.
b. Lực kéo có phương hợp với phương ngang một góc 300, chiều chếch lên trên.
ĐS: 80N và 92,3N
6. Một toa tàu có khối lượng m=80 tấn chuyển động thẳng đều chuyển động thẳng đều dưới tác
dụng của lực kéo F=6.104 N. Xác định lực ma sát và hệ số ma sát giữa toa tàu và mặt
đường.
ĐS: 0,075
7. Một đầu máy tạo ra một lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m=4 tấn chuyển động với gia
tốc a=0,4m/s2. Biết hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là k=0,02. Hãy xác định lực kéo của
đầu máy. Cho g=10m/s2.
ĐS:2400N
8. Một ôtô có khối lượng m=1 tấn, chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa
bánh xe và mặt đường là 0,1. Tính lực kéo của động cơ nếu:
a. Ôtô chuyển động thẳng đều.
b. Ôtô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=2m/s2.
ĐS:a.1000N; b.3000N
9. Một ôtô có khối lượng 200kg chuyển động trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo
bằng 100N. Cho biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,025. Tính gia tốc của ôtô.
Cho g=10m/s2.
ĐS:0,25m/s2.
10. Một xe điện đang chạy với vận tốc v0=36km thì hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà
chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn chạy được bao nhiêu thì đổ hẳn? Biết hệ số
ma sát giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Lấy g=10m/s2.
ĐS:25,5m
11. Một ôtô có khối lượng 5 tấn đang đứng yên và bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực động
cơ Fk. Sau khi đi được quãng đường 250m, vận tốc của ôtô đạt được 72km/h. Trong quá trình
chuyển động hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05. Lấy g=10m/s2.
a. Tính lực ma sát và lực kéo Fk.
b. Tính thời gian ôtô chuyển động.
ĐS: a.2500N, 6500N; b.25s
12. Một vật nặng 5kg bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 2,5m dài 5m. Cho biết hệ số
ma sát trượt là 0,3. Lấy g=10m/s2.
a. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng.
b. Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
c. Đến chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phằng nằm ngang. Vật đi được 2m
thì dừng lại. Tính hệ số ma sát ở mặt phẳng nằm ngang.
ĐS: 2,4m/s2; 4,9m/s và 0,6
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Một vật có khối lương 11kg nằm trên sàn, hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,52. Lấy
g=10m/s2. Độ lớn của lực tác dụng theo phương ngang phải bằng bao nhiêu để vật trượt đều trên
sàn ?
A. Bằng 57,2N B. Nhỏ hơn 57,2N.
C. Bằng 56,2N. D. Tất cả đều sai.
Câu 2: Lực ma sát là lực không có đặc điểm sau
A. phụ thuộc diện tích bề mặt tiếp xúc.
B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.
C. ngược chiều với chuyển động.
D. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

_______________________________________________________________________________
Trang 20
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 3: Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là


A. lực kéo của mỗi bên. B. lực ma sát của chân và sàn đỡ.
C. khối lượng của mỗi bên. D. độ nghiêng của dây kéo.
Câu 4: Thủ môn bắt “dính” bóng là nhờ
A. lực ma sát nghỉ. B. lực quán tính.
C. lực ma sát trượt. D. lực ma sát lăn.
Câu 5: Một vật có khối lượng 5kg được thả từ điểm đỉnh trượt xuống chân một mặt phẳng nghiêng
300 với gia tốc không đổi 2m/s2. Lấy g= 10 m/s2. Lực ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và xe lăn là
bao nhiêu ?
A. Một đáp số khác. B. 15N C. 5N D. 7,5.(3)1/2N
Câu 6: Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát là
0,2. Lấy g=10m/s2. Độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt đường là
A. 10N. B. 1000N. C. 10000N. D. 100N.
Câu 7: Lực ma sát trượt
A. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. B. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
C. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
D. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.
Câu 8: Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng
lực ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động
A. thẳng nhanh dần. B. thẳng chậm dần đều.
C. thẳng nhanh dần đều. D. thẳng đều.
Câu 9: Một vật có khối lượng 20kg trượt đều trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực
kéo có độ lớn 48N theo phương ngang. Hãy xác định hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn. Lấy g
= 10 m/s2.
A. 0,34 B. 0,26 C. 0,20 D. 0,24
Câu 10: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa vật trượt trên một mặt phẳng khi tăng tốc độ trượt
của vật lên ?
A. Không đổi. B. Không ảnh hưởng. C. Giảm xuống. D. Tăng lên
1. A 2. A 3. B 4. C 5. B 6. C 7. D
8. D 9. D 10. B

Bài 14: LỰC HƯỚNG TÂM


I – Tự luận
1. Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất.Tính tốc độ
dai và chu kỳ của vệ tinh. Lấy g = 10m/s2; R = 6 400km.
ĐS: 5 660m/s; 14 200s.
2. Một vệ tinh khối lượng 200kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất mà tại đó nó có trọng
lượng 920N. Chu kỳ của vệ tinh là 5300s.
a. Tính lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh.
b. Tính khoảng cách từ tâm Trái Đất đến vệ tinh.
ĐS: 2 661N; 2 994km.
3. Một vật nhỏ đặt trên một đĩa hát đang quay với vận tốc 78 vòng/phút. Để vật đứng yên thì
khoảng cách giữa vật và trục quay bằng 7cm. Tính hệ số ma sát giữa vật và đĩa ?
ĐS: 0,16.
4. Một ô– tô khối lượng 2,5tấn chuyển động qua cầu với vận tốc không đổi v= 54km/h. Tìm áp lực
của ô –tô lên cầu khi nó đi qua điểm giữa của cầu trong các trường hợp sau (g = 9,8m/s2):
a. Cầu nằn ngang .
b. Cầu vồng lên với bán kính 50m.
c. Cầu vồng xuống với bán kính 50m.
ĐS: 24 500N; 13 250N; 35 750N.
5. Một xe chạy qua cầu vồng , bán kính 40m, xe phải chạy với vận tốc bao nhiêu để tại điểm cao
nhất:

_______________________________________________________________________________
Trang 21
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

a. Không đè lên cầu một lực nào cả.


b. Đè lên cầu một lực bằng nửa trọng lực của xe.
c. Đè lên cầu một lực lớn hơn trọng lực của xe.
ĐS : 20m/s; 4,1m/s; không có.
6. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc bán kính 10m.Phải đi qua điểm cao nhất của vòng với vận
tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để khỏi rơi? Cho g = 10m/s2.
ĐS: 10m/s.
7. Một người đi xe đạp (khối lượng tổng cộng 60kg) trên vòng tròn làm xiếc bán kính 6,4m.
a. Hỏi người đó phải đi qua điểm cao nhất với vận tốc tối thiểu là bao nhiêu để không bị rơi ?
b. Xác định lực nén lên vòng tròn khi xe qua điểm cao nhất nếu chuyển động với vận tốc
10m/s. Cho g = 10m/s2.
ĐS: 8m/s; 337,5N.
II - Trắc nghiệm
Câu 1: Một xe có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (xem như một cung
tròn) với tốc độ dài 36km/h. Biết bán kính cong của cầu vượt là 50m. Hãy xác định áp lực của xe vào
mặt đường tại điểm cao nhất. Lấy g = 10m/s2.
A. 960N B. 96000000N C. 9600N D. 9,6N
Câu 2: Khi vật chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm là
A. lực nén tác dụng lên vật.
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
C. thành phần trọng lực hướng vào tậm của quỹ đạo.
D. một trong các lực tác dụng lên vật.
Câu 3: Độ lớn của lực hướng tâm được xác định bởi công thức nào sau đây ?
m 2  2r
A. Fht = m 2 r B. Fht = C. Fht = mr D. Fht =
r m
Câu 4: Độ lớn của lực hướng tâm được xác định bởi công thức nào sau đây ?
r2 v v2
A. Fht = m B. Fht = m C. Fht = m D.
v r r
Fht = mv 2 r
Câu 5: Một ôtô khối lượng m chuyển động với vận tốc độ v không đổi, bỏ qua lực ma sát. Áp lực
của ôtô khi qua điểm giữa cầu trong trường hợp cầu vông lên với bán kính cong R là
 v2 
A. N = m  g −  B. Một kết quả khác.
 R 
 v 
2
 v2 
C. N = m  R −  D. N = m  g + 
 R  R
Câu 6: Một người ngồi trên chiếc đu quay trong công viên. Chiếc đu quay quay vơi tần số f=6
vòng/phút, bán kính của đu quay là r=3m.
A. 18m/s2 B. 1,18m/s2 C. 4259m/s2 D. 2m/s2
Câu 7: Một vật đang chuyển động tròn đều với lực hướng tâm F. Khi ta tăng bán kính qũy đạo lên
gấp đôi, và giảm vận tốc xuống 1 nửa thì lực F
A. không thay đổi. B. giảm 2 lần.
C. giảm 4 lần. D. giảm 8 lần.
Câu 8: Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng 100kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ
cao 153km. Chu kì của vệ tinh là 5.103s và bán kính của Trái Đất là R=6400km. Tính lực hướng
tâm tác dụng lên vệ tinh là
A. 11500N. B. 6400N. C. Một kết quả khác. D. 1034N.
Câu 9: Người ta thường làm cầu bắc ngang sông vòng lên mà không làm võng xuống là vì
A. tăng áp lực của xe tác dụng lên cầu. B. ít tốt nguyên vật liệu.
C. dễ thi công hơn. D. giảm áp lực của xe tác dụng lên cầu.

_______________________________________________________________________________
Trang 22
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

1. C 2. B 3. A
4. C 5. A 6. B
7. D 8. D 9. D

Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG


I – Tự luận
1. Một viên đạn được bắn theo phương ngang ở độ cao 180m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu
để ngay lúc chạm đất có v = 100m/s. Tính tầm ném xa của vật khi chạm đất.
ĐS: 480m
2. Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 2km với v = 504km/h. Hỏi viên phi
công phải thả bom từ xa cách mục tiêu ( theo phương ngang) bao nhiêu để bơm rơi trúng mục
tiêu?, lấy g = 10m/s2.
ĐS: 2800m
3. Từ độ cao h = 80m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với v0 = 20m/s. Xác
định vị trí và vận tốc của quả cầu khi chạm đất. Cho rằng sức cản của KK không đáng kể, g =
10m/s2.
ĐS: L = 80m và v = 44,7 m/s
4. Một phi công lái máy bay ném bom đang bay theo phương ngang ở độ cao 1000m so với mặt
đất với vận tốc 720km/h. Lấy g=10m/s2. Coi như mặt đất bằng phẳng, bỏ qua sức cản không
khí.
a. Hỏi người phi công phải ấn nút thả bom khi máy bay còn cách mục tiêu bao nhiêu xa (theo
phương ngang) để bom rơi trúng mục tiêu ?
b. Tính thời gian từ lúc ấn nút đến khi bom rơi trúng mục tiêu. (lấy giá trị gần đúng)
c. Viết phương trình chuyển động và nhận xét về hình dạng đường đi của quả bom.
ĐS: 2828,4m; 14,14s
5. Một vật có khối lượng 1kg được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10m/s, vật rơi
chạm đất sau 3 giây. Lấy g=10m/s2, bỏ qua sức cản không khí. Hãy tính:
a. Độ cao nơi ném vật.
b. Tầm bay xa của vật.
c. Vận tốc của vật khi chạm đất.
d. Nếu tăng độ cao ném vật h thì tầm xa L và vận tốc chạm đất v thay đổi thế nào ? Hãy phân
tích toán học để thấy rõ điều đó.
ĐS: 45m; 30m; 31,6m/s
6. Từ sân thượng cao 20m một người đã ném một hòn sỏi theo phương ngang với v0 = 4m/s, g =
10m/s2.
a. Viết pt chuyển động của hòn sỏi theo trục Ox, Oy.
b. Viết pt quỹ đạo của hòn sỏi.
c. Hòn sỏi đạt tầm xa bằng bao nhiêu ? Vận tốc của nó khi vừa chạm đất.
ĐS: 8m; 20,4m/s
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Một vật được ném ngang từ độ cao h=9m với vận tốc ban đầu v0, vật bay xa 18m. Bỏ qua
sức cản không khí. Cho g=10m/s2. Tính vận tốc ném vật.
A. Một kết quả khác. B. 3,18m/s C. 20m/s D. 13,4m/s
Câu 2: Tầm xa (L) tính theo phương ngang xác định bằng biểu thức nào sau đây ?
h h
A. L = xmax = v0 B. L = xmax = v0
g 2g
2h
C. L = xmax = v0 2 gh D. L = xmax = v0
g
Câu 3: Bi 1 có trọng lượng lớn gấp đôi bi 2. Cùng một lúc tại một vị trí, bi 1 được thả rơi còn bi 2
được ném theo phương ngang với tốc độ v0. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy cho biết câu nào dưới
đây đúng ?
_______________________________________________________________________________
Trang 23
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. Không xác định được bi nào sẽ chạm đất trước vì còn thiếu dữ kiện.
B. Bi 1 chạm đất sau. C. Bi 1 chạm đất trước.
D. Hai bi chạm đất cùng lúc.
Câu 4: Một vật được ném ngang ở độ cao 80m với vận tốc ban đầu là 30m/s, Lấy g=10m/s2 . Bỏ
qua sức cản không khí. Tầm bay xa của vật là bao nhiêu ?
A. 140m B. 120m C. 100m D. 80m
Câu 5: Môt hòn bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn nó
rơi xuống nền nhà cách mép bàn là 2m (theo phương ngang), lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản không
khí. Vận t ốc khỏi mép bàn là
A. 4 m/s. B. một đáp án khác.. C. 1 m/s. D. 2 m/s
Câu 6: Phương trình nào sau đây là phương trình quĩ đạo của vật chuyển động ném ngang ?
g 2 g 2 g g
A. y= 2
x B. y= x C. y= 2 x 2 D. y= 2 x
2v0 2v0 v0 2v0
Câu 7: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 2m/s từ độ cao h=5m so với
mặt đất. Tầm ném xa của viên bi bằng bao nhiêu ? Bỏ qua sức cản không khí. Cho g=10m/s2.
A. 1m B. 2,82m C. 2m D. 1,41m
Câu 8: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép,
nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 1,50m (theo phương ngang). Bỏ qua sức cản không
khí. Lấy g=10m/s2. Tính thời gian chuyển động của viên bi từ lúc nó rời khỏi bàn cho đến khi chạm
đất và vận tốc lúc rời khỏi bàn ?
A. 0,25s; 6m/s B. 0,5s ; 3m/s
C. 0,35s; 4,28m/s D. 0,125s; 12m/s
Câu 9: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v 0 =30m/s ở độ cao h=80m so
với mặt đất, bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=10m/s2. Phương trình nào sau đây là phương trình
quỹ đạo của vật ?
x2 x2 x2
A. y = B. y = C. Một đáp án khác D. y =
120 180 90
Câu 10: Một vật được ném ngang ở độ cao 45m. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g=10 m/s2 .
Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là
A. 9(s). B. 3(s). C. 4,5(s). D. 3 (s).
1. D 2. D 3. D
4. B 5. A 6. A
7. C 8. B 9. B
10. B
__________________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 24
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Chương 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA
HAI VÀ BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I – Tự luận
1. Một vật có khối lượng 500g được treo bằng dây mảnh, không giãn trên giá như hình vẽ. Lấy
g=9,8m/s2. Khi vật cân bằng hãy tính lực căng tác dụng vào dây treo.
ĐS: 4,9N
2. Một vật có khối lượng 800g được treo vào một lò xo như hình vẽ. Lấy g=9,8m/s2. Khi vật cân
bằng thì thấy lò xo bị giãn một đoạn 4cm so với lúc chưa treo. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Hãy
tính độ cứng của lò xo.
ĐS: 196N/m
3. Một chiếc đèn nặng 500g được treo bằng dây AC. Để dây không tì vào tường người ta
dùng thanh chống OB, thanh chống tì vào dây ở điểm B như hình vẽ. Cho biết dây AB
hợp với vách tường một góc 450. Lấy g=10m/s2.
a. Tính lực căng dây tác dụng lên đoạn dây AC và AB.
b. Tính áp lực tác dụng vào thanh chống OB.
ĐS: 5N; 7,07N và 5N
4. Một vật nặng 1kg được giữ yên trên mặt phẳng nghiêng nhờ một sợ dây như hình vẽ.
Cho biết góc  = 30 , lấy g=10m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa vật và mặt
0

phẳng, xem như dây mảnh và không giãn.


a. Hãy tính lực căng dây và phản lực của mặt phẳng tác dụng vào vật.
b. Nếu dây bị đứt thì vật sẽ trượt đi với gia tốc bao nhiêu ?
ĐS: 5N; 8,7N và 5m/s2
5. Một vật nặng 500g được giữ yên trên mặt phẳng không ma sát và nghiêng
 =300 so với mặt phẳng nằm ngang nhờ một lò xo như hình vẽ. Lấy
g=10m/s2.
a. Tính phản lực của mặt phẳng và lực đàn hồi của lò xo.
b. Nếu tăng góc  thì lực đàn hồi của lò xo tăng hay giảm ? Góc  có giá trị bao nhiêu thì lực
đàn hồi cực đại ? (phải phân tích toán học để trả lời câu b).
ĐS: 43,3N; 25N; khi góc  tăng thì lực đàn hồi tăng
6. Một vật hình khối cầu, nặng 10kg được giữ yên giữa hai vách tường như hình vẽ. Cho
biết góc  =300. Lấy g=10m/s2. Hãy tính áp lực của khối cầu tác dụng vào hai
vách tường.
ĐS: 100N
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Hai lực cân bằng là hai lực
A. cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn.
B. cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
C. cùng tác dụng lên một vật, vuông giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
D. cùng tác dụng lên hai vật khác nhau, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
  
Câu 2: Điều kiện để một vật chịu tác dụng ba lực F1 , F2 , F3 ở trạng thái cân bằng là
  
A. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba và F1 + F2 = F3 .
B. ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực
thứ ba.
C. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
  
D. ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy và F1 + F2 = F3 .
Câu 3: Một quả cầu có trọng lượng P=40N được treo vào tường nhờ một sợi dây làm
với tường một góc =300. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lấy
g=10m/s2. Lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu có giá trị lần
lượt là (lấy giá trị gần đúng)
_______________________________________________________________________________ Trang 25
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. 40N và 20N. B. 46N & 23N.


C. 23N và 46N. D. 20N và 40N.
Câu 4: Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư
nhờ một dây cáp có trọng lượng không đáng kể. Hai đầu dây
cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và CD, cách nhau 8m. Đèn
nặng 60N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây võng xuống 0,5m tại điểm giữa (như
hình). Lấy g=10m/s2. Tính lực kéo của mỗi nửa dây.
A. 120N B. 30N C. 242N D. 240N
Câu 5: Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi
A. độ lớn của lực thay đổi ít.
B. lực đó dịch chuyển sao cho phương của lực không đổi.
C. giá của lực quay một góc 900. D. lực đó trượt lên giá của nó.
Câu 6: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng ?
A. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.
B. Ba lực phải đồng qui.
C. Ba lực phải đồng phẳng.
D. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 7: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần
một góc 600 và OB nằm ngang (như hình). Độ lớn của lực căngT1 của dây OA
bằng
2 3
A. P B. P C. 3P D. 2P
3
Câu 8: Chọn câu đúng. Một quyển sách đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Cặp lực cân bằng là
A. trọng lực tác dụng lên quyển sách và phản lực của bàn tác dụng vào quyển sách.
B. Một cặp lực khác.
C. trọng lực tác dụng lên quyển sách và trọng lực tác dụng vào bàn.
D. trọng lực tác dụng lên bàn và phản lực của bàn tác dụng vào quyển sách.
Câu 9: Chọn câu nói sai khi nói về trọng tâm của vật rắn.
A. Khi vật rắn dời chỗ thì trọng tâm của vật cũng dời chỗ.
B. Trọng tâm G của vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của
vật.
C. Trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm vật.
D. Trọng tâm của một vật luôn nằm bên trong vật.
Câu 10: Một bóng đèn cao áp nặng 20N. Nếu treo bằng cách luồn sợi dây qua một cái
nóc của đèn và hai đầu gắn lên trần nhà như hình bên. Hai nửa sợi dây dài bằng nhau
và làm với nhau một góc 600. Lấy g=10m/s2. Tính lực căng mỗi nửa sợi dây (lấy giá
trị gần đúng)
A. 40N. B. 20N. C. 23N. D. 533N.
Câu 11: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với
A. điểm chính giữa của vật. B. điểm bất kì trên vật.
C. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. D. tâm hình học của vật.
1. B 2. B 3. B 4. C 5. D 6. D 7.
A 8. A 9. D 10. C 11. C

Bài 18: CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN


CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC
I – Tự luận
1. Một người dùng tay nâng đầu của một thanh gỗ dài l, tiết diện đều, nặng 50kg lên cao sao cho thanh hợp
với phương nằm ngang một góc 300. Lấy g=10m/s2. Hỏi người ấy phải dùng một lực F tối thiểu là bao
nhiêu trong hai trường hợp:

_______________________________________________________________________________
Trang 26
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

a. Lực F có phương vuông góc với thanh gỗ như hình (a).


b. Lực F có phương thẳng đứng như hình (b).
ĐS: 216,5N; 250N
2. Cho cơ hệ như hình vẽ. Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trung điểm tại O và có khối lượng là
5kg. Một đầu của thanh có thể quay quanh một trục tại A, đầu
kia được giữ bằng một sợi dây mảnh, không giãn tại B sao cho
thanh nằm ngang cân bằng. Lấy g=10m/s2.
a. Tính lực căng của dây treo.
b. Nếu bất ngờ dây treo bị đứt thì trạng thái của thanh AB sẽ
như thế nào ?
ĐS: 50N; quay quanh trục A theo chiều kim đồng hồ
3. Thanh AB có chiều dài l, tiết diện đều, đồng chất và có khối lượng 20kg được
treo lên trần nhà nhờ một sợi dây mắc vào đầu B và đầu A có thể xoay quanh
bản lề như hình vẽ. Thanh AB hợp với trần nhà một góc 300. Lấy g=10m/s2.
a. Tính lực căng dây.
b. Nếu giảm góc hợp bởi thanh AB và tường thì lực căng dây tăng hay giảm ?
(phải phân tích toán học để trả lởi câu b)).
ĐS: 115,5N; lực căng dây sẽ giảm
4. Một thanh kim loại OA đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng 5kg. Đầu
O của thanh có thể quay quanh bản lề, đầu A của thanh mắc vào một sợi
dây treo AC như hình. Dây treo AC mảnh, không giãn và hợp với thanh
OA một góc  =300. Tại điểm D trên thanh OA người ta treo thêm
một vật nặng 2kg. Biết OA=4DA, lấy g=10m/s2.
a. Tính lực căng tác dụng vào dây treo.
b. Nếu dây treo bị đứt thì thanh OA sẽ quay theo chiều nào.
ĐS: 80N; quay quanh trục O, quay quanh trục O theo chiều ngược
kim đồng
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn câu sai.
A. Lực có giá đi qua trục quay thì không có tác dụng làm quay vật quanh trục.
B. Lực có giá hợp với trục quay một góc nhọn thì không có tác dụng làm quay vật quanh
trục.
C. Lực có giá không đi qua trục quay thì luôn có tác dụng làm quay vật quanh trục.
D. Lực có giá không đi qua trục quay và nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay thì có
tác dụng làm quay vật quanh trục.
Câu 2: Chọn câu đúng.
A. Vật rắn mất cân bằng có trục quay cố định khi tổng các mô men làm vật quay xuôi chiều
kim đồng hồ bằng tổng các mô nem làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
B. Vật rắn không cân bằng khi có các mô men tác dụng lên vật bằng nhau.
C. Vật rắn cân bằng có trục quay cố định khi các lực tác dụng lên vật cân bằng.
D. Vật rắn cân bằng có trục quay cố định khi tổng các mômen làm vật quay xuôi chiều kim
đồng hồ bằng tổng các mô nem làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Đơn vị của mômen lực là
A. N.kg. B. N.m. C. m/s. D. kg.m.
Câu 4: Cánh tay đòn của lực là
_______________________________________________________________________________ Trang 27
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.


B. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
C. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
D. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
Câu 5: Chọn câu sai.
A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật.
B. Momen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
Câu 6: Một thanh OD có khối lượng không đáng kể có thể quay dễ dàng
quanh truọc đi qua đầu O (như hình). Một sợi dây cao su đàn hồi tốt được gắn
vào điểm B của thanh. Người ta tác dụn một lực F=10N vào đầu D của thanh
theo phương ngang. Khi thanh ở trạng thái cân bằng thì thanh vuông góc với
dây cao su AB và hợp với tường một góc 300. Tính lực căng của dây cao su
(lấy giá trị gần đúng).
A. Một kết quả khác. B. 17,3N C. 11,5N D. 10N
Câu 7: Tác dụng một lực vào vật rắn có trục quay cố định thì sẽ làn cho vật không quay quanh
trục khi
A. lực đó có giá đi qua trục quay. B. lực có giá vuông góc với trục quay.
C. lực có giá nằm trong mặt phẳng trục quay, giá không qua trục quay.
D. lực chếch một góc nhọn so với trục quay.
Câu 8: Trong ví dụ về búa nhổ đinh như hình bên. Cánh tay đòn của lực F là
A. khoảng cách từ giá của lực F đến điểm B.
B. khoảng cách từ đoạn BC đến điểm A.
C. khoảng cách từ giá của lực F đến điểm A. D. đoạn OA.
Câu 9: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng
cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là
A. 2N.m. B. 200N/m. C. 2N/m. D. 200N.m.
Câu 10: Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục
nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng vào
đầu A của thanh một lực F = 20N, hướng thẳng đứng xuống dưới
(Hình vẽ). Khi thanh ở trạng thái cân bằng, lò xo có phương vuông
góc với OA, và OA làm với thanh mộ góc =300 so với đường nằm
ngang. Phản lực của là xo tác dụng vào thanh và độ cứng của là xo là
A. 433N. B. 36,4N. C. 34,6N. D. 65,2N.
Câu 11: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
B. đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật.
C. véctơ. D. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
Câu 12: Thanh AB rất nhẹ, có trục quay O như hình. Biết α=1500 và
OB=2OA. Khi thanh cân bằng thì ta có hệ thức nào sau đây ?
A. F1=4F2 B. F1=2F2
C. F1=1/2F2 D. F1=F2
Câu 13: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của quy tắc mômen lực áp
dụng cho trường hợp vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F1 làm cho vật quay theo
chiều kim đồng hồ và lực F2 làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
     F d F d
A. M 1 + M 2 = 0 B. M 1 = M 2 C. 1 = 1 D. 1 = 2
F2 d 2 F2 d1
1. C 2. D 3. B 4. B 5. A 6. B 7. A
8. C 9. A 10. C 11. D 12. D 13. D
Bài 19: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
_______________________________________________________________________________ Trang 28
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

I – Tự luận
1. Một người dùng một chiếc gậy cứng dài 2m để bẩy một hòn đá nặng 50kg.
Gậy được đặt lên một điểm tựa cách hòn đá 25cm. Bỏ qua khối lượng của gậy.
Lấy g=10m/s2. Hỏi người ấy phải dùng một lực có phương thẳng đứng, chiều
hướng xuống dưới và có độ lớn bao nhiêu vào đầu kia của gậy để vừa đủ nâng
hòn đá lên ?
ĐS: 62,5N
2. Thanh AB có khối lượng không đáng kể được treo nhờ một đoạn dây, điểm
treo O, biết AB=3AO. Đầu A treo thêm một vật có khối lượng MA=5kg.
Muốn thanh AB cân bằng nằm ngang ta cần treo thêm vào đầu A một vật có
khối lượng MA bằng bao nhiêu ?
ĐS: 2,5kg
3. Thanh AB dài 20m có khối lượng không đáng kể được treo nhờ một đoạn
dây, điểm treo O. Đầu A treo thêm một vật có khối lượng mA=5kg, đầu B
treo thêm vật mB=15kg. Hỏi muốn thanh cân bằng nằm ngang ta cần chọn
điểm treo O tại vị trí nào (cách A bao nhiêu, cách B bao nhiêu) cho phù hợp
?
ĐS: OA=15m; OB=5m
4. Hai người dùng một chiếc gậy AB để khiêng một cỗ máy nặng 100kg, vai của
hai người lần lượt đặt tại A và B. Điểm treo máy cách người thứ nhất 60cm và
cách nguười thứ hai 40cm. Bỏ qua khối lượng của gậy. Lấy g=10m/s2. Hỏi vai
mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu ?
ĐS: 400N; 600N
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Một tấm ván có trọng lượng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván
cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Lực tác dụng mà tấm ván tác dụng lên hai bờ
mương A và B là
A. 90N. B. 80N. C. 120N. D. 160N.
Câu 2: Cho hai lực song song cùng chiều F1 và F2 , trong đó F1 = F2. Hình vẽ nào biểu diễn đúng
hợp lực F của F1 và F2 ?

A. Hình A B. Hình D C. Hình B D. Hình C


Câu 3: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo có trọng lượng 300N, một thúng ngô nặng 200N.
Đòn gánh dài 1,5m, bỏ qua khối lượng đòn gánh. Đòn gánh ở trạng thái cân bằng thì vai người đó
đặt cách đầu thúng gạo một đoạn là
A. 90cm. B. 30cm. C. 60cm. D. 50cm.
Câu 4: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách
vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai là 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Mỗi người
sẽ chịu một lực bằng
A. người thứ nhất 500N, người thứ hai: 500N.
B. người thứ nhất 600N, người thứ hai: 400N.
C. người thứ nhất: 300N, người thứ hai: 700N.
D. người thứ nhất: 400N, người thứ hai: 600N.
_______________________________________________________________________________ Trang 29
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 5: Chọn câu sai. Treo một vật ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng phương của dây treo
trùng với
A. đường thẳng đứng nối điểm treo N và trọng tâm G của vật.
B. đường thẳng đứng đi qua điểm treo N.
C. đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật.
D. trục đối xứng của vật.
1. B 2. D 3. C 4. D 5. A

Bài 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG.


CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

Bài 21: CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN


CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH
Trắc nghiệm
Chú ý: Khối tâm của vật thể hay một hệ vật là điểm trung bình của sự phân bố khối lượng. Có thể xem
như toàn bộ khối lượng của vật tập trung tại đó. Trong trọng trường đều thì khối tâm trùng với vị trí trọng tâm.
Câu 1: Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ
của vật luôn luôn
A. song song với chính nó. B. ngược chiều với chính nó.
C. tịnh tiến với chính nó. D. cùng chiều với chính nó.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một vật có trục quay cố định ?
A. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. Giá của lực không qua trục quay sẽ làm vật quay.
C. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng quay của một lực được gọi là momen lực.
D. Giá của lực đi qua trục quay thì không làm vật quay.
Câu 3: Một quả cầu đặc, một nửa bằng gỗ, một nữa bằng chì đặt trên một mặt nằm ngang. Quả cầu
có thể nằm cân bằng ở dạng nào ?
A. Hoặc A, hoặc B. B. Bền.
C. Không bền. D. Phiếm định.
Câu 4: Cách nào sau đây làm tăng mức vững vàng của cân bằng ?
A. Giảm độ cao trọng tâm và tăng khối lượng của vật.
B. Tăng diện tích mặt chân đế, giảm độ cao trọng tâm.
C. Điều chỉnh sao cho giá của trọng lực đi qua mặt chân đế.
D. Giảm diện tích mặt chân đế và nâng cao trọng tâm.
Câu 5: Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi
A. các lực tác dụng phải đồng phẳng.
B. hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm.
C. các lực tác dụng phải đồng qui.
D. hợp lực các lực tác dụng lên vật là một lực không đổi.
Câu 6: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào
A. hình dạng và kích thước của vật. B. vị trí của trục quay
C. khối lượng và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.
D. tốc độ góc của vật.
Câu 7: Chọn đáp án đúng. Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
B. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
C. lực hướng tâm tác dụng vào vật.
D. trọng lực tác dụng vào vật.
Câu 8: Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi các yếu tố nào sau đây ?
A. Mặt chân đế. B. Vị trí của trọng tâm.
C. Giá của trọng lực tác dụng lên mặt chân đế.
D. Vị trí của trọng tâm và diện tích mặt chân đế.

_______________________________________________________________________________
Trang 30
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 9: Một xe tải lần lượt chở các vật liệu thép lá, gỗ, vải với trọng lượng bằng nhau. Chọn câu trả
lời đúng trong các câu sau:
A. Vì gỗ có sức nặng vừa phải nên xe chở gỗ có mức vững vàng cao nhất.
B. Khi xe chở thép lá thì trọng tâm của xe thấp nhất, do đó trạng thái cân bằng của xe có mức
vững vàng lớn nhất.
C. Khi xe chở thép lá thì kém an tòan nhất vì thép nặng.
D. Khi xe chở vải thì trạng thái cân bằng của xe có mức vững vàng lớn nhất vì vải nhẹ.
Câu 10: Chọn đáp án đúng. Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là
A. chuyển động quay . B. chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
C. chuyển động thẳng và chuyển động xiên.
D. chuyển động tịnh tiến.
Câu 11: Trong những chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến
A. hòn bi lăn trên mặt bàn. B. kim đồng hồ đang chạy.
C. trái Đất quay chung quanh trục của nó D. pittông chạy trong ống bơm xe đạp.
Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Nếu đường thẳng đứng vẽ từ trọng tâm của vật không đi qua mặt chân đế, vật rắn không
thể cân bằng.
B. Nếu vật rắn tiếp xúc với giá đỡ ở nhiều diện tích tách rời nhau và nằm cân bằng thì phản
lực tổng hợp coi như một lực có giá đi qua mặt chân đế.
C. Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của trọng lực.
D. Khi ta treo vật bằng một sợi dây mà trọng tâm của vật không nằm trên đường kéo dài của
dây treo thì vật vẫn cân bằng.
Câu 13: Chọn câu sai. Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng một tam giác đều. Trọng tâm của
vật đó nằm tại
A. giao điểm của một đường trung trực và một đường phân giác.
B. giao điểm của một đường cao và một đường phân giác.
C. giao điểm của một đường cao và một đường trung tuyến.
D. một điểm bất kì nằm trong tam giác, không trùng với ba giao điểm trên.
Câu 14: Chọn đáp án đúng. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của véctơ trọng
lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế. B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế. D. nằm ngoài mặt chân đế.
Câu 15: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật. B. tốc dộ góc của vật.
C. vị trí của trục quay. D. hình dạng và kích thước của vật.
Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? Vị trí trọng tâm của một vật
A. phải là một điểm của vật.
B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. có thể ở trên trục đối xứng của vật.
D. có thể là một điểm của vật hoặc ngoài vật.
Câu 17: Các dạng cân bằng của vật rắn là
A. cân bằng bền, cân bằng không bền.
B. cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. cân bằng bền, cân bằng phiếm định.
D. cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
Câu 18: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó

A. cân bằng bền. B. cân bằng phiếm định.
C. cân bằng không bền. D. cân bằng bền sau đó chuyển thành cân bằng phiếm định.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Khối tâm vật là điểm đặt của trọng lực lên vật.
B. Lực có giá không qua khối tâm làm vật vừa quay vừa tịnh tiến.

_______________________________________________________________________________
Trang 31
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

C. Khối tâm vật luôn nằm trong vật.


D. Lực có giá qua khối tâm làm vật chuyển động tịnh tiến.
Câu 20: Một chiếc vành xe đạp phân bố đều khối lượng, có dạng hình tròn tâm C. Trọng tâm của
vành nằm tại
A. mọi điểm của vành xe. B. một điểm bất kì nằm trên vành xe.
C. điểm C. D. một điểm bất kì nằm ngoài vành xe.
Câu 21: Chuyển động nào sau đây là chuyển động tịnh tiến ?
A. Chuyển động của cánh quạt máy. B. Chuyển động của đầu van xe đạp.
C. Chuyển động của thuyền buồm trên một đoạn sông phẳng.
D. Chuyển động của viên bi trên bàn.
Câu 22: Đối với vật quay quanh một trục cố định, chọn câu đúng.
A. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
C. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
D. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
1. A 2. A 3. B 4. B 5. B 6. C 7.
D 8. D 9. B 10. B 11. D 12. D 13. D
14. A 15. B 16. A 17. D 18. A 19. C
20. C 21. C 22. C

Bài 22: NGẪU LỰC


Trắc nghiệm
Câu 1: Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm

A. chắc chắn, kiên cố.
B. làm cho trục quay không bị biến dạng.
C. để dừng chúng nhanh khi cần.
D. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.
Câu 2: Tìm câu trả lời đầy đủ nhất. Ngẫu lực là
A. hai lực cùng tác dụng vào một vật, có độ lớn bằng nhau.
B. hai lực song song, ngược chiều, cùng tác dụng vào một lực.
C. hai lực song song, cùng chiều, cùng tác dụng vào một vật.
D. hai lực cùng tác dụng vào một vật, song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
Câu 3: Mômen của một ngẫu lực có giá trị M=10N.m, cánh tay đòn của ngẫu lực d=40cm. Độ lớn
của mỗi lực là
A. 25N. B. 5N. C. 30N. D. 10N.
Câu 4: Ngẫu lực gồm hai lực có cánh tay đòn d=15cm, độ lớn mỗi lực là 20N. Mômen ngẫu lực
đối với một trục vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực có giá trị là
A. 60N.m. B. 3N.m. C. 30N.m. D. 6N.m.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng. Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực
thì vật rắn sẽ quay quanh
A. trục cố định đó. B. trục đi qua trọng tâm.
C. trục bất kỳ. D. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng. Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen
ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh
A. trục bất kỳ. B. trục nằm ngang qua một điểm.
C. trục đi qua trọng tâm. D. trục thẳng đứng đi qua một điểm.
Câu 7: Một ngẫu lực gồm hai lực F 1 và F 2 có F1=F2=8N, giá của F 1 cách trục quay 12cm và giá
của F 2 cách trục quay 18cm. Momen của ngẫu lực là bao nhiêu ?
A. 3N.m. B. 2,4N.m. C. 0,6N.m. D. 24N.m.
Câu 8: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F=5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d=20 cm. Mômen
của ngẫu lực là
_______________________________________________________________________________ Trang 32
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. 100 Nm. B. 2,0 Nm. C. 0,5 Nm. D. 1,0 Nm.


Câu 9: Chọn đáp án đúng.
A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai
vật.
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào
một vật.
C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào
một vật.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
 
Câu 10: Một ngẫu lực gồm hai lực F1 và F2 có độ lớn F1 = F2 = F , cánh tay đòn là d. Mômen của
ngẫu lực này là :
A. 2Fd. B. (F1 – F2)d. C. F.d/2. D. Fd.
1. B 2. D 3. A 4. B 5. A 6. C 7.
B 8. D 9. C 10. D
_____________________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 33
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Chương 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG


ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I – Tự luận
1. Hòn bi A có khối lượng 400g đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 6m/s.
Hòn bi B có khối lượng 200g đang chuyển động trong cùng một mặt phẳng nằm ngang với hòn
bi A với vận tốc 12m/s. Xác định độ lớn động lượng của hệ hai hòn bi trong các trường hợp sau:
a. Hai hòn bi chuyển động song song, cùng chiều.
b. Hai hòn bi chuyển động song song, ngược chiều.
c. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc vuông.
d. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc 1200.
e. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc 600.
ĐS:
2. Một vật nặng 200g bay với vận tốc 54km/h theo phương ngang đến đập vào vách tường rồi dội
ngược trở lại theo phương cũ với vận tốc 36km/h.
a. Tính độ biến thiên động lượng của vật.
b. Cho biết thời gian va chạm là 0,1s. Tính phản lực của tường tác dụng vào vật.
ĐS: -5kgm/s và 50N
3. Một vật rắn có khối lượng m=2kg bay theo phương hợp với phương ngang một góc 300 với vận
tốc 25m/s đến đập vuông góc vào bức tường dựng đứng.
a. Tính độ biến thiên động lượng khi vật bay ngược lai theo phương đối xứng với phương bay
tới với vận tốc 20m/s.
b. Tính phản lực của tường. Biết thời gian tác dụng giữa vật và tường là 0,1s.
ĐS: -77,9kg.m/s; 779,4N
4. Một khẩu đại bác có khối lượng 2T đang nằm yên thì bắn ra một viên đạn nặng 10kg theo
phương ngang với vận tốc 1260km/h. Bỏ qua ma sát giữa đại bác và mặt đường.
a. Hãy tính vận tốc giật lùi của khẩu đại bác.
b. Hãy tính lại vận tốc giật lùi của khẩu đại bác khi đạn bắn chếch lên một góc 300.
ĐS: 1,75m/s; 1,51m/s
5. Một vật có khối lượng 500g chuyển động với vận tốc 36km/h đến va chạm vào một vật đang
nằm yên có khối lượng 1kg. Biết va chạm trên là va chạm mềm. Hãy tính vận tốc của mỗi vật
sau va chạm.
ĐS: 3,3m/s
6. Một viên đạn nặng 60g bay ra khỏi nòng súng với vận tốc 600m/s. Biết nòng súng dài 0,8m.
a. Tính động năng của đạn khi ra khỏi nòng súng, lực đẩy trung bình của thuốc súng và công
suất trung bình của mỗi lần bắn.
b. Sau đó viên đạn xuyên qua tấm gỗ dài 30cm, khi ra khỏi tấm gỗ vận tốc của đạn giảm còn
10m/s. Tính lực cản trung bình của gỗ.
c. Đạn ra khỏi gỗ ở độ cao 15m so với mặt đất. Tính vận tốc của đạn khi chạm đất.
d. Sau khi chạm đất đạn lún vào đất 10cm. Tính lực cản trung bình của đất.
ĐS: a/ 10,8kJ; 13500N và 4050kW b/ 35990N c/ 20m/s d/ 120N
7. Một quả bóng có khối lượng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc 20m/s thì tới đập
vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ.
Tính:
a. Động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường.
b. Độ biến thiên động lượng của quả bóng.
c. Lực trung bình do tường tác dụng vào quả bóng, biết thời gian bóng đập vào tường là 0,05s.
ĐS:
8. Một ô tô có khối lượng 2,5T đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc và sau 10s đạt
vận tốc 54km/h. Tính:
a. Động của ô tô trước và sau khi tăng tốc.

_______________________________________________________________________________
Trang 34
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

b. Độ biến thiên động lượng của ô tô trong thời gian đó.


c. Lực trung bình tác dụng lên ô tô.
d. Lực phát động của động cơ, biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05.
ĐS:
9. Một viên đạn có khối lượng 10g đang bay với vận tốc 1000m/s thì xuyên qua một bức tường.
Sau khi xuyên qua tường, vận tốc đạn giảm còn 500m/s. Tính độ biến thiên động lượng của đạn
và lực cản trung bình của tường biết thời gian đạn xuyên qua tường là 0,01s.
10. Một bệ pháo có khối lượng 1500kg bắn một viên đạn có khối lượng 5kg với vận tốc khi ra khỏi
nòng là 600m/s. Tính vận tốc giật lùi của bệ pháo trong hai trường hợp:
a. Đạn được bắn theo phương ngang.
b. Đạn được bắn theo phương hợp với phương ngang một góc bằng 600.
ĐS:
11. (*)Một viên đạn có khối lượng 1kg đang bay với vận tốc 500m/s thì nổi thành hai mảnh. Mảnh
thứ nhất có vận tốc 300m/s, khối lượng 0,3kg bay theo phương vuông góc với phương cũ. Xem
như hệ là kín trong thời gian đạn nổ.
a. Mảnh thứ hai có động lượng bao nhiêu và bay theo phương nào ?
b. Tính vận tốc của mảnh thứ hai.
ĐS: 508kg.m/s; hợp với phương cũ một góc 10,20 và 702,8m/s
12. (*)Một vật chuyển động tròn đều với chu kỳ 𝑇 = 2𝜋(s), trên quỹ đạo có bán kính r=2m. Tính độ
biến thiên động lượng của vật trong các khoảng thời gian
a. sau 1 chu kỳ.
b. sau ¼ chu kỳ.
c. sau ½ chu kỳ.
ĐS: 0; mr 2 (kg.m/s) và -2mr (kg.m/s)
II – Trắc nghiệm
Câu 1: (*)Một chất điểm m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi  là
góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là
bao nhiêu ?
A. p = mgcost B. p = mgtsin C. p = mgt D. p = gsint
Câu 2: Một máy bay có khối lượng 160000kg, bay với vận tốc 870km/h. Thì động lượng của máy
bay là bao nhiêu (lấy giá trị gần đúng).
A. 38,7kg.m/s B. 38,7.10-3kg.m/s
C. 38,6kg.m/s D. 38,7.106kg.m/s
Câu 3: Câu nào sau đây sai ?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
C. Độ biến thiên động lượng là một đai lượng vô hướng.
D. Xung lượng của lực là một đại lượng vectơ.
Câu 4: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì
A. thế năng của vật tăng gấp đôi. B. gia tốc của vật tăng gấp đôi.
C. động lượng của vật tăng gấp đôi. D. động năng của vật tăng gấp đôi.
Câu 5: Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10m/s2.
Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ?
A. 10kg.m/s B. 0,005kg.m/s C. 5000kg.m/s D. 5kg.m/s
Câu 6: Một vật trọng lượng 1N có động lượng 1kgm/s, lấy g =10m/s2 khi đó vận tốc của vật bằng
bao nhiêu ?
A. 0,1m/s B. 10m/s C. 100m/s D. 10cm/s
Câu 7: Động lượng được tính bằng đơn vị nào sau đây ?
A. kg.m/s B. N.s/m C. N.m D. N/m.s
Câu 8: Khi ta nhảy từ thuyền lên bờ thì thuyền
A. trôi ra xa bờ hơn. B. đứng yên.
C. đến gần bờ hơn. D. chuyển động về phía trước sau đó lùi lại phía sau.

_______________________________________________________________________________
Trang 35
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

1. B 2. D 3. C 4. C 5. D 6. B 7.
A 8. A

Bài 24: CÔNG. CÔNG SUẤT


I – Tự luận
1. Người ta dùng một lực 200N đểu kéo một vật nặng 30kg chuyển động thẳng đều theo phương
ngang đi được 20m. Góc hợp bởi chiều của lực và chiều chuyển động là 300. Tính công của
a. lực kéo.
b. lực ma sát
c. trọng lực.
ĐS: 3464J; -3464J và 0
2. Kéo đều một vật nặng 100kg chuyển động không ma sát lên độ cao 1m so với mặt đất. Lấy
g=10m/s2. Hãy tính công của lực kéo trong hai trường hợp:
a. kéo theo phương thẳng đứng.
b. kéo theo mặt phẳng nghiêng dài 5m.
ĐS: 1000J
3. Tính công cần thiết để kéo một vật nặng 100kg từ chân lên đỉnh dốc dài 5m nghiêng 300 so với
mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là 0,01. Lực kéo có hướng song song với mặt dốc. Lấy
g=10m/s2. Xét hai trường hợp:
a. kéo đều.
b. kéo nhanh dần đều trong 2s.
ĐS: 2543J; 3793J
4. Một ôtô có khối lượng 2T, khởi hành sau 10 giây đã đạt vận tốc 36km/h. Hệ số ma sát giữa xe
và đường không đổi và bằng 0,05. Lấy g=10m/s2.
a. Tính lực kéo của động cơ.
b. Tính công và công suất của động cơ trong khoảng thời gian đó.
ĐS: 3000N; 150kJ và 15kW
5. Một gàu nước có khối lượng 10kg được kéo lên cao 10m trong thời gian 20s. Lấy g = 10m/s2.
Tinh công và công suất của lực kéo nếu:
a. Gàu được kéo lên đều.
b. Gàu được kéo lên với gia tốc không đổi từ trạng thái đứng yên.
ĐS:
6. Một vật có khối lượng 1,5kg đang chuyển động với vận tốc 2m/s thì trượt xuống một con dốc
nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Khi đến chân dốc, vật đạt vận tốc 6m/s. Biết dốc
dài 8m. Lấy g = 10m/s2. Tính:
a. Công của trọng lực.
b. Công của lực ma sát.
c. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
ĐS:
7. Một ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 72km/h. Công suất của động cơ
bằng 60kW. Tính:
a. Lực phát động của động cơ.
b. Công của lực phát động sinh ra trên quãng đường 6m.
ĐS:
8. Một xe xó khối lượng 200kg chuyển động trên dốc dài 200m, cao 10m. Lực ma sát luôn không
đổi và bằng 50N.
a. Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với vận tốc 18km/h. Tính công suất của động cơ.
b. Sau đó xe xuống dốc nhanh dần đều. Biết vận tốc ở đỉnh dốc là 18km/h và chân dốc là
54km/h. Hãy tính công và công suất trung bình của động cơ.
ĐS: 750W; 10kJ và 500W
9. Một máy bơm nước, mỗi giây có thể bơm được 20lít nước lên ở độ cao 12m. Lấy g=10m/s2.
a. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể. Hãy tính công suất của máy bơm.

_______________________________________________________________________________
Trang 36
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

b. Trong thực tế hiệu suất máy bơm chỉ là 75%. Sau 40 phút máy bơm được một lượng nước là
bao nhiêu lít ?
ĐS: 2400W; 36000lít
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công ?
A. N.m B. Cal C. J D. N/m
Câu 2: Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW. Trục
kéo có thể kéo lên đều một vật có trọng lượng 80N với vận tốc bằng
A. 190m/s. B. 100m/s. C. 60m/s. D. 80m/s.
Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất ?
A. J.s B. W C. N.m/s D. HP
Câu 4: Chọn câu đúng. Khi vật chuyển động trên quỹ đạo khép kín, tổng đại số công thực hiện
A. bằng không. B. luôn dương.
C. luôn âm. D. khác không.
Câu 5: Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ
giếng có độ sâu 10 m lên trong thời gian 0,5 phút là bao nhiêu ?
A. 33,3W B. 10kW C. 10W D. 33,3kW
Câu 6: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thế chịu tải tối đa là 800kg. Khi chuyển động thang
máy còn chịu lực cản không đổi là 4.103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao có tải trọng tối đa với vận
tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu ? Lấy g=9,8m/s2.
A. 54000W B. 55560W C. 64920W D. 32460W
Câu 7: Công suất của lực F làm vật di chuyển với vận tốc v theo hướng của F là
A. P= F v2. B. P=F.vt. C. P= F. D. P= F.v.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không ?
A. lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o.
B. lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o.
C. lực vuông góc với phương chuyển động của vật.
D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 9: Công cơ học là đại lượng
A. luôn dương. B. vô hướng. C. véctơ. D. không âm.
Câu 10: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí,
lấy g=9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là
A. 180J. B. 138,3J C. 205,4J. D. 150J.
Câu 11: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Trong
thực tế hiệu suất của máy bơm là 0,7, lấy g=10m/s2. Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công là
A. 4500kJ. B. 6785kJ C. 3857kJ. D. 1500kJ.
Câu 12: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g=9,8m/s . Lực nâng của cần cẩu phải
2

bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2 ?


A. 63400N B. 51500N C. 75000N D. 52600N
1. D 2. D 3. A 4. A 5. A 6. C 7.
D 8. C 9. B 10. B 11. C 12. B

Bài 25: ĐỘNG NĂNG


I – Tự luận
1. Một ôtô có khối lượng 1,5 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5m/s2.
a. Tính động năng của xe sau 5 giây chuyển động.
b. Tính động năng của xe sau khi đi được 20m.
c. Ở thời điểm nào xe có động năng 108000J ?
ĐS: 117187,5; 75000J và 4,8s
2. Một vật nặng 500g được thả rơi tự do từ độ cao 50m. Lấy g=10m/s2.
a. Tính động năng của vật tại thời điểm sau khi rơi 1s.
b. Tính động năng của vật khi chạm đất.
_______________________________________________________________________________
Trang 37
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

c. Áp dụng ĐLĐN động năng để tính công của trong lực.


ĐS: 25J và 250J và 250J
3. Một viên bi có khối lượng 50g được thả lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20cm. Bỏ qua
ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Lấy g=10m/s2. Áp dụng ĐLĐN để
a. tính động năng của vật ở dân mặt phẳng nghiêng.
b. Sau khi đến chân mặt phẳng nghiêng, hòn bi tiếp tục lăn trên mặt phẳng nằm ngang thêm
1m nữa thì dừng lại. Hãy tính công của lực cản và hệ số ma sát của mặt phẳng nằm ngang.
ĐS: 0,1J; -0,1J và 0,2
4. Một xe có khối lượng 4T đang chạy với vận tốc 36km/h thì tài xế thấy chướng ngại vật cách đó
10m. Tài xề liền phanh gấp. Áp dụng ĐLĐN để tính:
a. Đường khô, tổng lực cản là 22000N. Hỏi xe có đụng vào chướng ngại vật không ?
b. Đường ướt, tổng lực cản là 8000N. Tính vận tốc của xe khi va vào chướng ngại vật.
ĐS: không, cách chướng ngạy vật 0,9m; 7,7m/s
5. Một ôtô có khối lượng 1T khởi hành trên đường nằm ngang, đi được 100m thì đạt vận tốc
36km/h. Lực cản có độ lớn bằng 1% trọng lượng của xe. Lấy g=10m/s2.
a. Tính công và công suất trung bình và lực kéo của động cơ trong 100m đầu.
b. Áp dụng ĐLĐN. Sau đó xe tắt máy và xuống đường dốc cao 10m, dài 100m. Biết vận tốc
của xe ở cuối chân dốc là 7,2km/h. Tính công của lực cản và lực cản trung bình tác dụng vào
xe.
ĐS: 60kJ; 3kW; -148kJ; 1480N
II –Trắc nghiệm
Câu 1: Một vật khối lượng m trượt không vận tốc ban đầu, không ma sát trên một mặt phẳng
nghiêng một góc α so với phương ngang. Cho gia tốc trọng trường là g. Khi vật trượt một khoảng d
thì động năng của vật bằng
A. mgd.sinα. B. mgd/sinα. C. mgd.tanα. D. gd.cosα.
Câu 2: Một vật có khối lượng 500g đang di chuyển với vận tốc 10m/s. Động năng của vật bằng
bao nhiêu ?
A. 250J B. 25000J C. 2500J D. 25J
Câu 3: Động năng của vật giảm khi
A. vật chịu tác dụng của lực ma sát.
B. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên.
C. vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
D. vật đi lên dốc.
Câu 4: Một ôtô khối lượng 1000kg chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ôtô có giá trị
là bao nhiêu ?
A. 2.105J B. 2.105kJ C. 2,592.106kJ D. 2,592.106J
Câu 5: Một viên đạn khối lượng 50g đang bay với vận tốc không đổi 200m/s.Viên đạn đến xuyên
qua một tấm gổ dày và chui sâu vào gỗ 4cm. Lực cản trung bình của gổ là bao nhiêu ?
A. 125N B. 15625N C. 158N D. 25000N
Câu 6: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây ?
A. Vật đứng yên. B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển động biến đổi đều.
Câu 7: Biểu thức tính động năng của vật là
1 1
A. Wđ = mv2. B. Wđ = mv2. C. Wđ = mv. D. Wđ = mv.
2 2
Câu 8: Khi vận tốc và khối lượng của vật cùng tăng gấp đôi thì
A. động năng tăng gấp 6. B. động năng tăng gấp 4.
C. động năng tăng gấp 8. D. động năng tăng gấp đôi.
Câu 9: Một viên đạn khối lượng m=10g bay ngang với vận tốc v1=300m/s xuyên vào tấm gỗ dày
5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc v2=100m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ
tác dụng lên viên đạn có độ lớn là bao nhiêu ?
A. - 4.103N B. 8.103N C. 4.103N D. - 8.103N
_______________________________________________________________________________
Trang 38
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 10: Một vật khối lượng m=2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới
tác dụng của lực nằm ngang 5N vật chuyển động và đi được 10m. Tính động năng của vật ở cuối
chuyển dời ấy.
A. 7,07J B. 50J C. 14,14J D. Một kết
quả khác.
1. A 2. D 3. C 4. A 5. D 6. D 7.
B 8. C 9. B 10. B

Bài 26: THẾ NĂNG


I – Tự luận
1. Một vật có khối lượng 500g đang ở độ cao 30m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế
năng ở mặt đất.
a. Tính thế năng của vật.
b. Thả cho vật rơi tự do. Tính động năng và thể năng của vật khi chạm đất.
c. Khi vật có động năng 75J thì thế năng của vật là bao nhiêu ?
ĐS: 150J; 150J; 75J
2. Một vật có khối lượng 500g bắt đầu trượt trên mặt phẳng không ma sát, nghiêng góc 300 và dài
3m. Chọn mốc thế năng ở chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g=10m/s2.
a. Tính thế năng của vật lúc bắt đầu trượt.
Áp dụng định lí thể năng và định lí động năng để
b. tính công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng.
c. tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng.
ĐS: 7,5J; 7,5J và 30 m/s
3. Một cần cẩu nâng thùng hàng có khối lượng 500kg lên đều 2,5m so với mặt đất sau đó đổi
hướng hạ thùng hàng xuống đều trên sàn của một ôtô cao 1,2m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2.
Chọn mốc thế năng ở mặt đất.
a. Tính thế năng cực đại của thùng hàng trong quá trình trên. Tính công của lực phát động (lực
căng dây cáp) đưa vật đạt được thế năng này.
b. Tìm độ biến thiên thế năng khi hạ thùng hàng xuống sàn xe.
c. Tính công của trọng lực cho cả quá trình trên. Công này có phụ thuộc vào cách di chuyển
thùng hàng không, vì sao ?
ĐS: 12500J; 12500J; 6500J; -6000J
4. Một vật nặng 200g được ném lên từ mặt đất (coi như vị trí ném sát mặt đất) với vận tốc ném là
15m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế năng ở mặt đất.
a. Tính động năng và thế năng của vật khi vừa rời khỏi tay.
b. Áp dụng định lí động năng và định lí thế năng để tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
ĐS: 22,5J; 0J và 11,25m
5. Một lò xo nằm ngang không biến dạng. Khi người ta tác động vào lò xo một lực 3,6N thì lò xo
giãn ra một đoạn 1,2cm.
a. Tính độ cứng của lò xo.
b. Tính thế năng đàn hồi của lò xo.
c. Kéo mạnh hơn nữa làm lò xo giãn thêm từ 1,2cm đến 2cm. Tính công của lực đàn hồi trong
quá trình giãn thêm trên.
ĐS: 300N/m; 0,0216J; 0,0384J
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Một vật khối lượng 1kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g=10m/s2 khi đó vật ở độ cao
bằng bao nhiêu ?
A. 0,01m B. 10cm C. 1m D. 0,001m
Câu 2: Lấy g=10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tính thế năng của một vật có khối lượng
500g ở độ cao 10m so với mặt đất.
A. 50000J B. 500J C. 50J D. 5J

_______________________________________________________________________________
Trang 39
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 3: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Thế năng đàn
hồi của lò xo khi giãn ra 5 cm so với trạng thái ban đầu là bao nhiêu ?
A. 125J B. 1,25J C. 1250J D. 0,125J
Câu 4: Lực nào sau đây không phải là lực thế ?
A. Lực hấp dẫn. B. Lực đàn hồi.
C. Trọng lực. D. Lực ma sát.
Câu 5: Một vật có khối lượng m, nằm yên thì nó có thể có
A. thế năng. B. động năng.
C. động lượng. D. vận tốc.
Câu 6: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không biến dạng. Khi tác dụng một lực
F=3N vào lò xo cũng theo phương nằm ngang ta thấy nó dãn được 2cm. Tính độ cứng của lò xo.
A. 1,5N/m B. 150N/m C. 16,7N/m D. 6N/m
1. B 2. C 3. D 4. D 5. A 6. B

Bài 27: CƠ NĂNG


ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I – Tự luận
1. Từ độ cao 50m, một vật có khối lượng 0,5kg được thả rơi không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản
không khí. Lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Áp dụng ĐLBT cơ năng để giải các
yêu cầu sau:
a. Tính cơ năng của vật.
b. Tính vận tốc của vật ở thời điểm động năng bằng với thế năng.
c. Tính vận tốc của vật ở thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng.
d. Tính độ cao của vật ở thời điểm thế năng bằng 4 lần động năng.
e. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
f. Khi chạm đất, vật lún sâu vào đất 10cm. Hãy tính lực cản trung bình của đất tác dụng vào
vật.
ĐS: 250J; 10 5 m/s; 27,4m/s; 40m; 10 10 m/s; 2500N
2. Một vật có khối lượng 50kg. Tính thế năng của vật biết nó đang ở độ cao 20m so với mặt đất
nếu:
a. Chọn gốc thế năng ở mặt đất.
b. Chọn gốc thế năng ở trần nhà cao 10m.
c. Chọn gốc thế năng ở đáy giếng sâu 10m.
ĐS:
3. Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật có khối lượng 300g được ném theo phương ngang với
vận tốc ném là 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Áp dụng ĐLBT cơ năng để giải các yêu cầu sau:
a. Tính cơ năng của vật.
b. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
ĐS: 60J; 20m/s
4. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 25m/s. Bỏ qua sức cản của
không khí. Xác định:
a. Độ cao cực đại mà vật đạt được (so với mặt đất).
b. Vị trí mà vật có vận tốc bằng 20m/s.
c. Vận tốc của vật khi ở độ cao bằng 1/4 độ cao cực đại.
ĐS:
5. Từ độ cao 80m so với mặt đất, một vật được thả rơi tự do. Xác định:
a. Vận tốc của vật khi chạm đất.
b. Độ cao của vật khi có vận tốc 25m/s.
c. Vận tốc của vật khi ở độ cao 25m.
ĐS:

_______________________________________________________________________________
Trang 40
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

6. Một vật có khối lượng 300g trượt không ma sát, không vận tốc ban
đầu từ đỉnh dốc AB cao 3m như hình. Lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế
năng tại B. Áp dụng ĐLBT cơ năng để giải các yêu cầu sau:
a. Tính cơ năng của vật.
b. Tính vận tốc của vật tại B.
c. Khi đến B, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang, đến C
thì vật dừng lại. Hãy tính hệ số ma sát µ của mặt phẳng nằm ngang. Cho BC=8m.
(Đề thi HK II Ngôi Sao năm 2013)
ĐS: 9J; 60 m/s; 3/8
7. Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ném
là 15m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Áp dụng
ĐLBT cơ năng để giải các yêu cầu sau:
a. Tính cơ năng của vật.
b. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
c. Tính độ cao của vật ở thời điểm động năng bằng 1,5 lần thế năng.
ĐS: 22,5J; 11,25m; 4,5m
8. Một quả bóng có khối lượng 200g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 20 m so với mặt
đất. Lấy g=10 m/s2 và chọn mốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua sức cản của không khí.
a. Tính cơ năng của vật.
b. Tìm vận tốc của vật khi chạm đất.
Sau khi chạm đất, quả bóng nảy lên. Tìm độ cao cực đại mà quả bóng đạt được trong lần
nảy lên đầu tiên? Biết cứ mỗi lần chạm đất thì có 20% cơ năng của bóng chuyển hóa thành
dạng năng lượng khác.
(Đề thi Ngôi Sao năm 2014)
ĐS: 40J; 20m/s; 16m
9. Một lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m. Tính thế năng đàn hồi của lò xo (gốc thế năng được chọn ở
vị trí lò xo không biến dạng) nếu lò xo bị:
a. Nén 10cm.
b. Giãn 5cm.
ĐS:
10. Một hòn đá có khối lượng 2kg được ném ngang với vận tốc 5m/s từ một nơi có độ cao 12m so
với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí, gốc thế năng ở mặt đất.
a. Xác định cơ năng của hòn đá tại điểm ném và vận tốc của nó khi chạm đất.
b. Xác định vận tốc của hòn đá khi nó cách mặt đất 2m.
ĐS:
11. Từ tầng lầu cao 4m, một vật có khối lượng 250g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc
4m/s. Chọn gốc thế năng ở mặt đất.
a. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
b. Vị trí và vận tốc của vật khi động năng bằng thế năng.
c. Vị trí và vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.
d. Khi rơi đến mặt đất, do đất mềm nên lún sâu vào trong đất 16cm thì dừng lại. Xác định lực
cản trung bình của đất tác dụng lên vật.
ĐS:
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Thế năng là đại lượng
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn khác 0.
C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn dương hoặc bằng 0.
Câu 2: Vật m được ném ngang ở độ cao h với vận tốc đầu v0. Vận tốc lúc sắp chạm đất có độ lớn
A. (2gh)1/2 B. (v0 + 2gh)1/2
2 1/2
C. (v0 + 2h) D. (v02 + 2gh)1/2
Câu 3: Động năng là đại lượng
A. luôn luôn dương. B. có thể dương, âm hoặc bằng 0.
_______________________________________________________________________________
Trang 41
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

C. luôn luôn khác 0. D. luôn luôn dương hoặc bằng 0.


Câu 4: Chọn câu đúng. Khi con lắc đơn dao động đến vị trí cao nhất
A. thế năng bằng động năng. B. động năng đạt giá trị cực đại.
C. thế năng đạt giá trị cực đại, động năng bằng 0. D. cơ năng bằng không.
Câu 5: Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật
A. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. B. chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
C. vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. D. vật không chịu tác dụng của lực ma
sát, lực cản.
Câu 6: Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s2.
Khi lên đến độ cao bằng 2/3 độ cao cực đại đối với điểm ném thì có vận tốc là
A. 2,5m/s. B. 3,5m/s. C. 2m/s. D. 3m/s.
Câu 7: Một quả cầu m=8kg buộc vào đầu một lò xo nhẹ có thể chuyển động không ma sát trên mặt
phẳng nằm ngang, đầu kia của lò xo gắn vào điểm cố định, chọn gốc thế năng là vị trí đầu lò xo gắn
với vật nặng khi chưa biến dạng. Nén lò xo lại một đoạn rồi thả thấy khi lò xo qua vị trí bị nén 8 cm
đối với chiều dài tự nhiên thì vận tốc của vật nặng là 1,6m/s và động năng bằng bốn lần thế năng
đàn hồi. Khi thế năng đàn hồi bằng bốn lần động năng thì lò xo biến dạng một đoạn bằng
A. 4cm. B. 16cm.
C. Không tính được vì chưa biết cơ năng toàn phần. D. 8cm.
Câu 8: Một hòn bi khối lượng 20g ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với
mặt đất. Lấy g=9,8m/s2. Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất, các giá trị động năng, thế năng và cơ
năng của hòn bi tại lúc ném vật lần lượt là
A. 0,18J; 0,48J; 0,8J. B. 0,16J; 0,31J; 0,47J.
C. 0,24J; 0,18J; 0,54J. D. 0,32J; 0,62J; 0,47J.
Câu 9: Một vận động viên trượt ván bắt đầu trượt không ma sát lên một mặt cong với tốc độ v, thì
trọng tâm của vận động viên này đạt độ cao cực đại là 2,8m đối với mặt đất (vị trí bắt đầu trượt lên).
Muốn trọng tâm lên đến độ cao 3,4m thì lúc bắt đầu trượt lên mặt cong, tốc độ của vận động viên
phải là
A. 1,3v. B. 1,1v. C. 1,2v. D. 1,4v.
Câu 10: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc ném 36km/h. Chọn mốc thế
năng ở mặt đất. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu ?
A. 5m B. 12,5m C. 7,5m D. 10m
Câu 11: Cơ năng là đại lượng
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn khác 0.
C. luôn luôn dương hoặc bằng 0. D. có thể dương, âm hoặc bằng 0.
Câu 12: Thả một vật có m=0,5kg ở độ cao 5m với vo =2m/s, lấy g=10m/s2. Chọn mốc thế năng ở
mặt đất. Cơ năng của vật sẽ bằng bao nhiêu ?
A. 20J B. 50J C. 25J D. 26J
Câu 13: Một con lắc đơn có chiều dài l=1m. Kéo con lắc khỏi vị trí cân bằng thẳng đứng để dây
lệch góc 450 rồi thả nhẹ, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8m/s2. Vận tốc của vật nặng khi nó về qua vị
trí dây treo lệch góc 300 là
A. 1,76m/s. B. 1,57m/s. C. 2,24m/s. D. 1,28m/s
Câu 14: Dốc AB có đỉnh A cao 5m. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A, xuống đến chân
dốc có vận tốc là 30m/s. Cơ năng của vật trong quá trình đó có bảo toàn không ? Lấy g = 10m/s2.
Chọn gốc thế năng tại chân dốc.
A. Cơ năng của vật không bảo toàn.
B. Nửa quãng đường đầu cơ năng bảo toàn nhưng nửa quãng đường cuối thì không bảo toàn.
C. Cơ năng của vật bảo toàn. D. Chưa đủ cơ sở để xác định.
1. C 2. D 3. D 4. C 5. C 6. B 7.
B 8. B 9. B 10. A 11. D 12. D 13. A
14. A
___________________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 42
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Chương 5: CHẤT KHÍ

Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT


ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
I – Tự luận
1. Một xilanh có chứa 100cm3 khí lí tưởng có áp suất là 2.105Pa. Hỏi nếu đẩy từ từ pittông làm
giảm thể tích lượng khí xuống 75cm3 thì áp suất trong xilanh lúc này là bao nhiêu ? Coi nhiệt độ
không thay đổi.
ĐS: 2,67.105N/m2
2. Người ta dãn đẳng nhiệt một một lượng khí lý tưởng và thấy rằng:
o Khi thể tích biến đổi 2 lít thì áp suất biến đổi 3.105N/m2.
o Khi thể tích biến đổi 4 lít thì áp suất biến đổi 4.105N/m2.
Tìm áp suất và thể tích ban đầu của lượng khí trên.
ĐS: 2 lít, 6.105N/m2
3. Dưới áp suất 1atm một khối khí có thể tích 20 lít. Giữ nhiệt độ khối khí không đổi.
a. Hỏi dưới áp suất 4 atm thể tích khối khí bằng bao nhiêu ?
b. Vẽ đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V); (p,T) và (V,T).
ĐS: 5 lít
4. Nén đẳng nhiệt, thể tích giảm 10 lít thì áp suất tăng 0,5atm. Tìm áp suất của khối khí sau khi
nén biết thể tích ban đầu là 40 lít. (ĐS: 2atm)
5. Một bọt khí ở đáp hồ sâu 5m, nổi lên mặt nước hỏi thể tích bọt khí tăng lên bao nhiêu lần. Biết
áp suất khí quyển là 105Pa. (ĐS: 2,5 lần)
6. Một bình có dung tích 20lít, chứa một lượng khí ở áp suất 108Pa. Hỏi khi mở nút bình thì lượng
khí tràn ra ngoài có thể tích bao nhiêu ? Cho biết áp suất khí quyển là 105Pa. Coi như trong quá
trình mở nút bình nhiệt độ không đổi.
ĐS: 19980 lít
7. Một quả bóng dung tích 2,4 lít. Ngừơi ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần bơm
được 120cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 50 lần bơm. Coi quả
bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ không đổi.
ĐS: 2,5.105Pa
8. Xét 0,1 mol khí trong điều kiện tiêu chuẩn.
a. Tính thể tích của khối khí. (ĐS: 2,24 lít)
b. Nén khối khí giữ nhiệt độ không đổi sao cho thể tích giảm một nửa. Tìm áp suất của khối
khí. (ĐS: tăng 2 lần)
9. Trong một ống nhỏ dài, tiết diện đều, một đầu kín một đầu hở có nhốt một lượng khí lý tưởng,
khối khí được ngăn cách với bên ngoài nhờ một cột thủy ngân có chiều dài 15cm như hình vẽ.
Ban đầu, ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên thì cột khí dài l1=30cm. Áp suất khí quyển là
76cmHg. Coi nhiệt độ của cột khí được giữ không đổi. Tính chiều dài của cột khí nếu:

a. Ống được đặt nằm ngang.


b. Ống được đặt thẳng đứng, miệng ống ở dưới.
c. Ống được đặt nghiêng một góc 300, miệng ống ở trên.
d. Ống được đặt nghiêng một góc 300, miệng ống ở dưới.
ĐS:
_______________________________________________________________________________
Trang 43
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

10. Một ống thủy tinh hình trụ, một đầu kín, một đầu hở. Trong ống có giam một lượng không khí
nhờ một cột thủy ngân dài 20cm. Khi ống thẳng đứng, miệng ở dưới thì cột khí dài 48cm, khi
ống thẳng đứng miệng ở trên thì cột khí dài 28cm. Tính:
a. Áp suất khí quyển.
b. Chiều dài cột khí khi ống nằm ngang.
ĐS:
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình đẳng nhiệt là
A. quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ tăng đáng kể so với các yếu tố khác.
B. quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không thay đổi.
C. quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ giảm đáng kể so với các yếu tố khác.
D. quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 2: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt ?

A. Đồ thị B B. Đồ thị A
C. Đồ thị C D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt ?

A. Đồ thị D B. Đồ thị A C. Đồ thị C D. Đồ thị B


Câu 4: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ?
1 1
A. V T B. p.V = const C. p  D. V 
V p
Câu 5: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt ?

A. Đồ thị A B. Đồ thị C C. Đồ thị D D. Đồ thị B


Câu 6: Định luật Boyle – Mariôt chỉ đúng
A. khi nhiệt độ thấp. B. với khí thực.
C. với khí lý tưởng. D. khi áp suất cao.
Câu 7: Trong hê toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt có dạng là
A. đường hyperbol. B. đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
C. đường thẳng nếu kéo dài qua gốc toạ độ. D. đường parabol.
Câu 8: Các phân tử khí lí tưởng có các tính chất nào sau đây ?
A. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau
C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng.
Câu 9: Một bọt khí có thể tích 1,5cm3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m
dưới mực nước biển. Hỏi khi bọt khí này nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích bao nhiêu ? Giả sử
nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 103kg/m3, áp suất khí
quyển là p0 = 105Pa và g=10m/s2.
A. 16cm3 B. 16,5cm3 C. 15,5cm3 D. 15cm3
_______________________________________________________________________________ Trang 44
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 10: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột
thủy ngân dài h=16cm. Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột
không khí là l1=15cm, áp suất khí quyển bằng p0=76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh
thẳng đứng đầu hở ở dưới thì cột không khí trong ống có chiều dài l2 bằng
A. 32cm B. 20cm
C. 23cm D. 30cm
1. B 2. D 3. D 4. A 5. B 6. C 7.
A 8. D 9. B 10. C

Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH


ĐỊNH LUẬT SÁC - LƠ
I – Tự luận
1. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ 270C và áp suất 0,8atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong
đèn là 1atm. Tìm nhiệt độ của khí trong bóng đèn khi đèn cháy sáng.
ĐS :
2. Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ 200C và áp suất 1,5.105Pa. Nếu nhiệt độ của bình tăng lên
đến 400C thì áp suất trong bình là bao nhiêu ? Coi thể tích của bình không đổi.
ĐS :
3. Một săm xe được bơm căng không khí ở 200C và áp suất 3atm. Hỏi khi để săm ở ngoài nắng
nhiệt độ 450C thì săm có bị nổ không ? Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và săm
chịu được áp suất tối đa là 3,5atm.
ĐS: Săm không nổ
4. Một nồi hơi chứa một lượng khí ở 270C và áp suất 105Pa. Biết rằng nồi hơi có van xả tự động
khi áp suất của nồi lên đến 2,5.105Pa. Hỏi khi nén nồi hơi đến nhiệt độ bao nhiêu0C thì thì van
xả bắt đầu mở.
ĐS: 4770C
5. Cho thể tích của một lượng khí không đổi.
a. Ở nhiệt độ 00C có áp suất 5atm. Hãy tính áp suất của nó ở 3730C.
b. Ở nhiệt độ 00C có áp suất po, cần đun nóng chất khí đến nhiệt độ bao nhiêu để áp suất của
lượng khí tăng lên 3 lần ?
ĐS: 11,83atm; 5460C
6. Một bóng đèn dây tóc có chứa khí ở nhiệt độ 270C và dưới áp suất áp suất 0,6atm. Khi đèn cháy
áp suất trong bóng đèn đo được là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt độ trong bóng
đèn khi đó. Coi thể tích của bóng đèn không thay đổi.
ĐS: 2270C
7. Một bánh xe được bơm căng lúc sáng sớm ở nhiệt độ 70C. Khi chạy ngoài trời nắng buổi trưa và
do cả ma sát nên nhiệt độ của bánh xe lên đến 350C. Hỏi áp suất bên trong bánh xe tăng lên bao
nhiêu phần trăm ? Coi rằng thể tích của bánh xe không thay đổi theo nhiệt độ.
ĐS: 10%
II – Trắc nghiệm
Câu 1: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó
A. tất cả các chất khí hóa lỏng.
B. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại.
C. nước đông đặc thành đá. D. tất cả các chất khí hóa rắn.
Câu 2: Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến
nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5atm ?
A. 4200C B. 40,50C C. 870C D. 1470C
Câu 3: Một khối khí ban đầu ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 0 C, làm nóng khí đến nhiệt độ 1020C đẳng
0

tích thì áp suất của khối khí đó sẽ là


A. 3,75 atm. B. 2,75 atm. C. 2,13 atm. D. 3,2 atm.
Câu 4: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật Sác-Lơ ?
A. p ~ T B. p1/ T1 = p2/ T2 C. p1T2 = p2T1 D. p ~ t

_______________________________________________________________________________
Trang 45
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Câu 5: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 1000C lên 2000C
thì áp suất trong bình sẽ
A. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ. B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ.
C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ. D. có thể tăng hoặc giảm.
Câu 6: Một lượng hơi nước ở 1000C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng bình đến
1500C đẳng tích thì áp suất của khối khí trong bình sẽ là
A. 1,13 atm. B. 5,2 atm. C. 4,75 atm. D. 2,75 atm
Câu 7: Cho đồ thị p – T biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối khí xác
định như hình vẽ. Đáp án nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ về thể tích
A. V1 ≥ V2 B. V1 = V2
C. V1 < V2 D. V1 > V2
Câu 8: Công thức nào sau đây liên quan đến qúa trình đẳng tích ?
P
A. P1T1 =P2T2 B. =hằng số
T
V P
C. =hằng số D. = hằng số
T V
Câu 9: Quá trình nào sau đây có thể xem là quá trình đẳng tích ?
A. Đun nóng khí trong 1 bình đậy kín.
B. Không khí trong quả bóng bị phơi nắng ,nóng lên làm bong bóng căng ra (to hơn).
C. Đun nóng khí trong 1 xilanh, khí nở đẩy pittông di chuyển lên trên.
D. Đun nóng khí trong 1 bình hở.
Câu 10: Một bình nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt
độ 370C đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là
A. 5,64kPa. B. 3,24kPa. C. 4,32kPa. D. 3,92kPa.
1. B 2. D 3. B 4. D 5. C 6. A 7.
C 8. B 9. A 10. D

Bài 31: QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP. ĐỊNH LUẬT GAY LUY-XÁC
PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
I – Tự luận
Quá trình đẳng áp
1. Một xilanh chứa khí có thể tích là 5cm3 ở nhiệt độ 300C. Làm nóng xilanh lên đến nhiệt độ
500C. Biết bittông có thể dịch chuyển tự do trong xilanh. Tính thể tích khí trong xilanh lúc này.
ĐS: 5,3cm3
2. Một khối khí thực hiện một quá trình dãn nở đẳng áp. Biết rằng thể tích của khối khí tăng lên ba
lần và nhiệt độ ban đầu là 270C. Tìm nhiệt độ của khối khí sau khi dãn nở.
ĐS:
3. Đun nóng một lượng khí lên đến 470C thì thấy thể tích của nó tăng lên thêm 1/10 ban đầu. Tìm
nhiệt độ ban đầu của lượng khí. Xem như áp suất không thay đổi.
ĐS: 17,90C
4. Một bình cầu chứa không khí có một vòi thủy tinh dài, trong vòi có một giọt thủy ngân có thể
dịch chuyển theo phương ngang trong vòi. Vòi có tiết diện S=0,1cm2 như hình. Biết ở nhiệt độ
00C giọt thủy ngân cách mặt bình cầu một đoạn l1=30cm và ở 50C giọt thủy ngân cách mặt bình
cầu l2=50cm. Tính thể tích bình cầu. Coi rằng vỏ bình cầu không dãn nở trong quá trình trên.

ĐS: 57,6cm3
5. Một khối khí bị nhốt trong một ống thủy tinh hình trụ, kín một đầu bằng một đoạn thủy ngân.
Ban đầu, ống thủy tinh đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên, cột khí trong ống dài 20cm, ở nhiệt độ
_______________________________________________________________________________ Trang 46
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

270C. Hơ nóng khí trong bình sao cho nhiệt độ tăng thêm 100C. Tìm chiều cao của cột khí lúc
đó. Coi áp suất khí quyển không đổi.
ĐS:
Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
6. Một xy lanh chứa khí dưới áp suất 2atm và nhiệt độ 1270C.
a. Khi thể tích không đổi và nhiệt độ giảm còn 270C thì áp suất bên trong xy lanh là bao nhiêu
?
b. Khi nhiệt độ trong xy lanh không đổi, muốn tăng áp suất lên 8atm thì thể tích phải thay đổi
thế nào ?
c. Nếu nén, thể tích giảm 2 lần, áp suất tăng lên 3atm thì nhiệt độ của lượng khí trong xy lanh
lúc này là bao nhiêu ?
ĐS: 1,5atm; giảm 4 lần và 270C
7. Trong xy lanh của một động cơ nhiệt có hỗn hợp khí ở áp suất 1atm, nhiệt độ 470C và thể tích
40dm3. Nén píttông để áp suất tăng lên 15atm và thể tích giảm xuống 5dm3. Tính nhiệt độ của
khí sau khi nén.
ĐS: 3270C
8. Một lượng khí ở áp suất 1atm, nhiệt độ 270C chiếm thể tích 5 lít. Biến đổi đẳng tích đến nhiệt
độ 3270C, rồi sau đó biến đổi đẳng áp, biết nhiệt độ trong quá trình đẳng áp tăng 1200C. Tìm áp
suất và thể tích của lượng khí sau các quá trình biến đổi trạng thái trên.
ĐS: 1atm và 6 lít
9. Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phanxipăng cao 3140m so với mặt nước biển.
Biết cứ lên cao 10m thì áp suất khí quyển giảm đi 1mmHg và nhiệt độ trên núi là 20C. Khối
lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn (áp suất 760mmHg, nhiệt độ 00C) là 1,29kg/m3.
ĐS: 0,75g/cm3
10. Một chiếc bình bằng thép có dung tích 62lít chứa khí hidro ở áp suất 4,5MPa và nhiệt độ 270C.
Dùng bình này bơm được đến quả bóng bay thứ bao nhiêu. Biết mỗi quả bóng có dung tích
8,5lít, áp suất 1,05.105Pa. Nhiệt độ khí trong bóng bay là 130C.
ĐS: Quả thứ 291
11. Đồ thị bên biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng trong hệ tọa độ (p, V).

a. Cho biết tên của các quá trình biến đổi trạng thái được biểu diễn trong đồ thị.
b. Tính nhiệt độ sau cùng t3 (trạng thái (3)) của khí biết nhiệt độ ban đầu (trạng thái (1)) là
t1=27oC.
c. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên trong hệ tọa độ (V,T).
ĐS: 6270C

_______________________________________________________________________________
Trang 47
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

12. Một lượng khí lý tưởng trải qua các quá trình biến đổi trạng thái như đồ thị.

a. Gọi tên các quá trình và lập sơ đồi biến đổi trạng thái.
b. Cho lúc ban đầu lượng khí có t0=270C. Tìm nhiệt độ cuối cùng của lượng khí.
c. Vẽ lại đồ thị biến đổi trạng thái trên trong hệ tọa độ (OpT) và (OVT).
ĐS: 24270C
13. Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình 1 – 2 – 3 – 1 được biểu diễn trên hệ tọa độ (p,T) như

đồ thị bên. Cho thể tích của khối khí ở trạng thái 1 là 50cm3.
a. Tính thể tích của khối khí ở trạng thái 2 và trạng thái 3.
b. Vẽ lại chu trình trong hệ tọa độ (p,V) và (V,T).
ĐS: 25cm3; 50cm3
14. Một mol khí lý tưởng thực hiện chu trình như hình vẽ. Biết p1 = 1atm, T1 = 300K, T2 = 600K,

T3 = 1200K.
a. Xác định các thông số còn thiếu của khối khí.
b. Vẽ lại đồ thị trong hệ trục tọa độ (p,V) và (V,T).
ĐS:
15. Một lượng khí Hydro chứa trong một bình kín, ở nhiệt độ 27°C và áp suất 4atm. Biết khối lượng
khí trong bình là 4g.
a. Tính thể tích của khối khí trên nếu nó ở điều kiện chuẩn.
b. Tính thể tích của bình.
c. Giả sử một nửa lượng khí thoát ra ngoài và nhiệt độ của khí được tăng lên đến 177°C, áp
suất khí trong bình bây giờ có giá trị là bao nhiêu ?
ĐS: 44,8 lít; 12,3 lít; 3atm
16. Một khối khí lí tưởng ở trạng thái ban đầu có thể tích 10 lít, nhiệt độ 270C và áp suất 2atm được
biến đổi qua hai quá trình:
o Quá trình (1): nung nóng đẳng áp , thể tích tăng đến 15 lít.
o Quá trình (2): nén đẳng nhiệt , thể tích khí trở về giá trị ban đầu.
a. Tính áp suất và nhiệt độ sau cùng của khí trong quá trình biến đổi.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khí trên giản đồ (p,V) và (V,T).
_______________________________________________________________________________ Trang 48
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

ĐS: 3atm; 450K


II – Trắc nghiệm
Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của lượng khí ?
A. áp suất. B. thể tích.
C. nhiệt độ. D. khối lượng.
Câu 2: Trong hệ toạ độ(V,T)đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp ?
A. Đường thẳng song song với trục hoành .
B. Đường thẳng song song với trục tung.
C. Đường hypebol.
D. Đường thẳng kéo dài đi qua góc tọa độ.
Câu 3: Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 270C áp suất 1atm, biến đổi qua hai quá trình: quá trình
đẳng tích áp suất tăng gấp 2 lần rồi quá trình đẳng áp thể tích sau cùng là 15 lít. Nhiệt độ sau cùng
của khối khí là
A. 4270C. B. 810C. C. 6270C. D. 9000C.
Câu 4: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên
0

nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần
A. 2,24. B. 2,78. C. 2,85. D. 3,2.
V
Câu 5: Công thức = const áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác
T
định ?
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng tích.
C. Quá trình bất kì. D. Quá trình đẳng áp.
Câu 6: Một xilanh kín chia làm hai phần bằng nhau bởi một pitong cách nhiệt. Mỗi phần có chiều
dài 30 cm chứa một lượng khí giống nhau ở 270C. Nung nóng một phần lên 100c, còn phần kia làm
lạnh đi 100C thì pitong dịch chuyển một đoạn là
A. 1cm. B. 2cm. C. 4cm. D. 0,5cm.
Câu 7: Cho đồ thị thay đổi trạng thái như hình bên. Nó được vẽ sang hệ trục p – V
thì chọn hình nào dưới đây ?

A. Hình C B. Hình D C. Hình A D. Hình B


Câu 8: Phát biểu nào sao đây là phù hợp với định luật Gay-Luy xắc ?
A. Trong quá trình đẳng áp, thể tích một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt
đối.
B. Trong mọi quá trình thể tích một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong quá trình đẳng tích, thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt
đối.
Câu 9: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m, nhiệt độ 270C. Nung bình đến khi
áp suất khí là 5.105N/m2. Nhiệt độ khí sau đó là
A. 600C. B. 1270C. C. 6350C. D. 12270C.
Câu 10: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
PV VT
A. =hằng số B. =hằng số
T P
PT P1V2 P2V1
C. =hằng số D. =
V T1 T2
Câu 11: Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp cho như hình vẽ bên. Mô tả nào sau đây
về hai quá trình đó là đúng
_______________________________________________________________________________
Trang 49
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

A. Nung nóng đẳng tích sau đó nén đẳng áp.


B. Nung nóng đẳng áp sau đó dãn đẳng nhiệt.
C. Nung nóng đẳng áp sau đó nén đẳng nhiệt.
D. Nung nóng đẳng tích sau đó dãn đẳng áp.
Câu 12: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định thì
A. thể tích tỉ lệ thuận với áp suất.
B. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. thể tích tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 13: Phương trình trạng thái khí lí tưởng cho biết mối liên hệ nào sau đây ?
A. thể tích và áp suất. B. nhiệt độ và thể tích.
C. nhiệt độ, thể tích và áp suất. D. nhiệt độ và áp suất.
Câu 14: Một mol khí ở áp suất 2atm và nhiệt độ 30 C thì chiếm thể tích là
0

A. 11,2 lít. B. 12,4 lít. C. 14,4 lít. D. 15,8 lít.


1. D 2. D 3. C 4. B 5. D 6. A 7.
C 8. D 9. B 10. A 11. A 12. B 13. C
14. B
_______________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 50
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Chương 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Bài 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG


I - Tự luận
1. Một hòn bi thép có khối lượng 0,8N rơi từ độ cao 1,7m xuống tấm đá rồi nảy lên tới độ cao
1,25m. Tại sao nó không nảy lên tới độ cao ban đầu được. Tính phần cơ năng đã chuyển hóa
thành nội năng của bi và tấm đá.
2. Một bình nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 0,5kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào bình
một miếng sắt có khối lượng 0,3kg đã được nung nóng đến 1000C. Xác định nhiệt độ của nước
khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước, sắt lần lượt là
880J/kg.K, 4200J/kg.K, 460J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt.
3. Người ta duy chuyển một miếng sắt dẹt có khối lượng 140g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì
thấy miếng sắt nóng lên thêm 170C. Hỏi người ta đã tốn một công là bao nhiêu để thắng ma sát.
Giả sử rằng 65% công thực hiện được là dùng để làm nóng miếng sắt. Cho biết nhiệt dung riêng
của sắt là 460J/kgK.
4. Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 240C. Người ta thả vào cốc nước
một thìa đồng có khối lượng 80g đang ở 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự
cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của đồng là
380J/kgK và của nước là 4,19.103J/kgK.
5. (*) Một nhiệt kế có khối lượng m1=100g, chứa một lượng m2=500g nước ở cùng nhiệt độ
t1=150C. Người ta thả vào đó m=150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc đã được đun nóng tới nhiệt độ
t2=1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t=1700C. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của
thiếc có trong hỗn hợp. Cho nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm,
của thiếc lần lượt là c1=460J/kgK, c2=4200J/kgK, c3=230J/kgK.

Bài 33: CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học


I - Tự luận
1. Người ta thực công 135J để nén khí đựng trong xi lanh. Hỏi nội năng của khí biến thiên một
lượng bao nhiêu nếu khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 30J ?
2. Người ta truyền cho chất khí trong xi lanh nhiệt lượng 110J. Chất khí nở ra thực hiện công 75J
đẩy pittông lên. Hỏi nội năng của chất khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu ?
3. Người ta nung nóng đẳng áp 45g hiđrô từ 250C đến 1200C. Tính công mà khí đã thực hiện. Biết
𝜇 = 2, lấy R=8,31J/Mol.K.
4. Người ta đốt nóng cho dãn nở đẳng áp 14g Oxi ở áp suất 2,5at và nhiệt độ 170C đến thể tích
8,5lít. Cho Oxi có 𝜇 = 32, lấy R=8,31J/Mol.K, nhiệt dung riêng đẳng áp cp=0,91.103J/kg.K,
1at=9,81.104N/m2.
a. Tính nhiệt độ cuối cùng và công của khí sinh ra khi dãn nở.
b. Độ biến thiên nội năng của khí trong quá trình dãn nở.
5. Nhiệt độ của không khí trong một căn phòng rộng 70m3 là 100C. Sau khi sưởi ấm nhiệt độ của
phòng là 260C. Tính công mà không khí của căn phòng sinh ra khi dãn đẳng áp ở áp suất
100kPa.
6. Để nung nóng đẳng áp 800Mol khí người ta đã truyền cho khí một nhiệt lượng 9,4.106J và khi
đó khí đã nóng thêm 500K. Tính công mà khí đã thực hiện được và nội năng của khí.
7. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình và xác định dấu của các đại lượng trong biểu thức của nguyên lý
thức nhất của nhiệt động lực học đối với lượng khí lý tưởng trong các trường hợp sau:
a. Đun nóng đẳng tính, làm lạnh đẳng tích.
b. Dãn đẳng áp, nén đẳng áp.
c. Dãn dẳng nhhiệt, nén đẳng nhiệt.

Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học

_______________________________________________________________________________
Trang 51
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

8. Nguyên lý thức II của nhiệt động lực học có liên quan đến hiện tượng gì trong tự nhiên ? Mối
quan hệ giữa Nguyên lý II và nguyên lý I như thế nào ?
9. Hãy chứng minh rằng: Theo nguyên lý thứ II của NĐLH thì hiệu suất của động cơ nhiệt luôn
nhỏ hơn 100%.
10. Hãy giải thích tại sao biểu thức ∆𝑈 = 𝑄 không vi phạm nguyên lý thức I của NĐLH nhưng lại
có thể vi phạm nguyên lý II của NĐLH.
_______________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 52
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

Chương 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG


SỰ CHUYỂN THỂ

Bài 35: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN


I - Tự luận
1. Một thanh thép dài, có đường kính tiết điện 18mm và suất đàn hồi 2.1011Pa, giữ chặt một đầu và
l
nén đầu còn lại bằng một lực 1,2.105N để thanh biến dạng đàn hồi. Tính độ co ngắn tỉ đối
l0
của thanh.
2. Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8m và có đường kính 0,8mm. Khi bị kéo dãn bằng một lực
25N thì sợi dây bị dãn thêm một đoạn 1mm. Hãy tính suất đàn hồi E của sợi dây này.
3. Một thanh rắn đồng chất, tiết diện đều có hệ số đàn hồi là 95N/m, đầu trên cố gắng cố định, đầu
dưới treo một vật nặng để thanh biến dạng đàn hồi. Biết gia tốc rơi tự do g=10m/s2. Muốn thanh
rắn dài thêm 1,2m, vật nặng phải có khối lượng bao nhiêu ?
4. Một vật có khối lượng 250kg được treo bằng một sợi dây nhôm với giới hạn bền của nhôm là
1,1.108Pa. Dây treo phải có tiết diện ngang là bao nhiêu để ứng suất kéo gây bởi trọng lượng
của vật không vượt quá 25% giới hạn bền của chất làm dây ? Độ biến dạng tương đối của dây là
bào nhiêu ? Cho ứng suất của nhôm là E=7.107Pa.
5. Một thanh kim loại có chiều dài l=1m, tiết diện S=10cm2. Khi treo một vật có khối lượng
m=5kg thì thanh kim loại dãn một đoạn l = 1mm . Tính suất đàn hồi của thanh kim loại (lấy
g=10m/s2).
6. Một thanh kim loại có chiều dài l=5cm, tiết diện S=4cm. Biết suất đàn hồi và giới hạn bền của
thanh kim loại là 6,5.108Pa và 3.1011Pa.
a. Phải tác dụng lên thanh kim loại một lực bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 2mm.
b. Dùng thanh kim loại này để treo được một vật có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu để thanh
không bị đứt ? Lấy g=10m/s2.
7. Một sợi dây đàn hồi có đường kính 1,2mm; có chiều dài ban đầu 3,6m. Tính hệ số đàn hồi
của dây biết suất đàn hồi của vật liệu làm bằng 2.1011Pa.
8. Một thanh rắn đồng chất có tiết diện đều, hệ số đàn hồi 100N/m. Đầu trên của thanh cố
định, đầu dưới được treo một vật có khối lượng m. Khi đó, thanh dài thêm 1,6cm. Tìm khối
lượng m.
9. Một thanh rắn hình trụ có đường kính 20mm, suất đàn hồi 2.1011Pa. Giữ một đầu thanh cố
định, nén đầu còn lại với một lực bằng 3,14.105N. Tìm độ biến dạng tỷ đối của của thanh.
10. Một dây thép có chiều dài ban đầu 100cm. Giữ một đầu dây cố định, treo vào đầu kia một
vật có khối lượng 100kg thì thấy dây dài 101cm. Suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa. Tính
đường kính tiết diện của dây.
11. Một sợi dây bằng kim loại có chiều dài ban đầu là 2m được dùng để treo một vật nặng có
khối lượng 6kg. Khi đó dây dài ra thêm 1,2mm. Tính suất đàn hồi của kim loại làm dây.
12. Một sợi dây bằng kim loại có đường kính 1mm được kéo làm nó dài thêm 1% chiều dài ban
đầu. Tính độ lớn lực kéo làm dây dãn ra. Biết suất đàn hồi của dây là 9.1010Pa.

Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN


I - Tự luận
1. Một thanh ray đường sắt dài 10m có nhiệt độ 220C, phải có một khe hở tối thiểu là bao nhiêu
giữa hai đầu thanh để nếu nhiệt độ ngoài trời nóng lên đến 550C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray
dãn ra.
2. Tính khối lượng riêng của sắt ở nhiệt độ 8000C, biết khối lượng riêng của nó ở nhiệt độ 00C là
7,8.103kg/m3.
3. Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở nhiệt độ 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở
1000C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Tìm chiều dài của hai thanh ở 00C. Cho biết hệ số nở
dài của sắt là 1 = 1,14.10−5 K −1 , của kẽm là 1 = 3, 4.10−5 K −1 .
_______________________________________________________________________________ Trang 53
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

4. Tính độ dài của thanh thép và thanh đồng ở 00C. Cho biết hệ số nở dài của hai thanh lần lượt là
1 = 1, 2.10−5 K −1 , của kẽm là 1 = 1, 7.10−5 K −1 và ở bất kỳ nhiệt độ nào từ -1000C đến 1000C
thanh thép cũng dài hơn thanh đồng một đoạn 5cm.
5. Một lá kẽm hình chữ nhật có kích thước 2,5m x 1m ở nhiệt độ 200C. Người ta nung đến 1400C
thì diện tích thay đổi như thế nào ? Cho biết hệ số nở dài của kẽm là 3,4.10-5K-1.
6. Một khối đồng có kích thước ban đầu 0,15m x 0,25m x 0,3m. Khi nung nóng đã hấp thụ một
lượng nhiệt bằng 3,2.106J. Tính độ biến thiên thể tích của khối đồng. Cho biết khối lượng riêng
của đồng là 8,9.103kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng là 0,38.103J/kg.K, hệ số nở dài của đồng là
1,7.10-5K-1.
7. Một thanh trụ bằng đồng thau co tiết diện 20cm2 được đem nung nóng từ t1=00C đến t2=880C.
Cần tác dụng vào hai đầu thanh hình trụ những lực như thế nào để khi đó chiều dài của nó vẫn
không đổi. Hệ số nở dài của đồng thau là  = 18.10 K , suất đàn hồi là E=9,8.1010Pa.
−6 −1

8. Một cái xà beng bằng thép tròn đường kính tiết diện 4cm, hai đầu được chôn chặt vào tường.
Tính lực xà beng tác dụng vào tường khi nhiệt độ tăng thêm 300C. Cho biết hệ số nở dài cua 3
thép là 1,2.10-5K-1, suất đàn hồi E=20.1010Pa.
9. Một thanh bằng kim loại có chiều dài ở 200C là 1,25m. Khi nhiệt độ tăng đến 350C thì chiều dài
của thanh bằng bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của thanh là 1,2.10-6K-1.
10. Một thanh kim loại có chiều dài ở 600C là 2,46m. Hỏi khi nhiệt độ của thanh giảm còn 200C thì
chiều dài của thanh là bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của thanh là 1,14.10-6K-1.
11. Một thanh kim loại có chiều dài đo ở 270C là 4,23m. Hỏi khi nhiệt độ tăng đến 450C thì chiều
dài của thanh tăng thêm bao nhiêu phần trăm? Cho hệ số nở dài của thanh là 1,14.10-7K-1.
12. Một thanh kim loại có chiều dài đo được ở các nhiệt độ 250C và 350C lần lượt là 104mm và
105mm. Hệ số nở dài của thanh là bao nhiêu?
13. Khoảng cách nhỏ nhất của hai thanh ray xe lửa phải là bao nhiêu ỏ nhiệt độ 170C để khi nhiệt
độ tăng lên đến 470C thì vẫn còn đủ chỗ cho chúng dài ra. Biết hệ số nở dài của thép là 1,14.10-
7 -1
K và mỗi thanh ray xe lửa dài 10m.
14. Một thanh sắt có diện tích tiết diện ngang là 10cm2. Hỏi cần phải đặt vào đầu mút của thanh
một lực bằng bao nhiêu để thanh không dài thêm ra khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 200C. Cho hệ
số nở dài của sắt là 1,14.10-7K-1 và suất đàn hồi của sắt là 2.1011Pa.
15. Hai thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ở 00C. Khi nhiệt độ tăng lên đến 1000C thì
chiều dài của hai thanh chênh lệch nhau 0,5mm. Tìm chiều dài của hai thanh ở 00C. Cho hệ số
nở dài của hai thanh lần lượt là 2,4.10-7K-1 và 1,2.10-7K-1.
16. Hai thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu ở 200C. Chênh nhau 0,25mm. Hỏi ở
nhiệt độ nào thì chiều dài hai thanh bằng nhau. Cho hệ số nở dài của hai thanh lần lượt là 2,4.10-
7 -1
K và 1,2.10-7K-1.
17. Khối lượng riêng của thủy ngân ở 00C là 13600kg/m3. Tính khối lượng riêng của thủy ngân ở
500C. Cho hệ số nở khối của thủy ngân là 1,82.10-4K-1.
18. Ở 300C, một quả cầu bằng thép có đường kính 6cm không lọt qua được một lỗ tròn khoét trên
một tấm đồng thau do đường kính của nó lớn hơn đường kính của lỗ 0,01mm. Hỏi phải đưa quả
cầu và tấm đồng thau đến cùng một nhiệt độ bằng bao nhiêu để quả cầu lọt qua lỗ. Cho hệ số nở
dài của thép và đồng thau là 1,2.10-7K-1 và 1,9.10-7K-1 .
19. Một quả cầu bằng sắt có bán kính 5cm ở nhiệt độ 270C. Khi thả quả cầu vào trong nồi nước
đang sôi thì thể tích của nó là bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của sắt là 1,14.10-7K-1.
20. Một khung cửa sổ bằng nhôm có kích thước 1,2mX1,5m ở nhiệt độ 250C. Diện tích của khung
tăng thêm bao nhiêu nếu nhiệt độ là 400C. Cho hệ số nở dài của nhôm là 2,45.10-7K-1.

Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG


Hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng
I - Tự luận
1. Một cọng rơm dài 6cm nổi trên mặt nước. người ta nhỏ vài giọt xà phòng vào một bên của mặt
nước, giả sử xà phòng chỉ lan sang một bên của mặt nước. Tính lực tác dụng vào cọng rơm.

_______________________________________________________________________________
Trang 54
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

2. Một óng nhỏ giọt mà đầu mút có đường kính 0,38mm có thể giọt chất lỏng đến độ chính xác
0,01g. Tính hệ số căng mặt ngoài (suất căng mặt ngoài) của chất lỏng. Lấy g=9,8m/s2.
3. Nước từ trong một óng nhỏ giọt chảy ra ngoài thành từng giọt. Đường kính đầu mút bằng
0,4mm. Tính xem trong bao lâu thì 12cm3 nước chảy hết ra ngoài ống. Biết rằng các giọt nước
rơi cách nhau 1 giây, suất căng mặt ngoài của nước là 7,3.10-2N/m.
4. Một ống mau dẫn dày, hở hai đầu, đường kính trong 1,4mm đổ đầy rượu và đặt thẳng đứng. Xác
dịnh độ cao của cột rượu còn lại trong cột. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Hệ số
căng mặt ngoài của rượu là 2,2.10-2N/m.
5. Một vòng dây đường kính 7,5cm được dìm nằm ngang trong một mẫu dầu thô. Khi kéo vòng
dây khỏi dầu người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng mặt ngoài là 9,2.10-3N. Tính
hệ số căng mặt ngoài của dầu.
6. Một vòng nhôm có bán kính 7,8cm và trọng lượng 6,9.10-2N tiếp xúc với dung dịch xà phòng.
Muốn nâng vòng ra khỏi dung dịch thì cần một lực bao nhiêu. Biết suất căng mặt ngoài của
dung dịch xà phòng là 40.10-3N/m.
7. Có 4cm3 dầu lỏng chảy qua một ống nhỏ giọt thành 304 giọt dầu. Đường kính của lỗ đầu ống
nhỏ giọt là 1,2mm. Khối lượng riêng của dầu là D=900kg/m3. Tính suất căng mặt ngoài của dầu.

Hiện tượng mao dẫn


I - Tự luận
8. Một ống mao dẫn thẳng đứng với bán kính R=0,75mm nhúng trong thủy ngân. Thủy ngân hoàn
toàn không làm dính ướt thành ống. Tính độ hạ của mức thủy ngân trong ống. Suất căng mặt
ngoài của thủy ngân là 0,47N/m.
9. Nhúng một ống mao dẫn có đường kính rất nhỏ vào nước thì nước dâng cao 76mm. Hỏi nếu
nhúng ống này vào rượu thì rượu có thể dâng cao bao nhiêu ? Biết nước có 𝜎1 = 72,8. 10−3 𝑁/
𝑚 và D1=1000kg/m3, rượu có 𝜎2 = 24,1. 10−3 𝑁/𝑚.
10. Nước dâng lên trong ống mao dẫn 73mm còn rượu thì dâng lên trong ống 27,5mm. Biết khối
lượng riêng của rượu là 𝜌 = 800𝑘𝑔/𝑚3 và suất căng mặt ngoài của nước là 𝜎 = 0,0755𝑁/𝑚.
Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Rượu và nước đều dính ướt hàon toàn thành ống.
11. Hai ống mau dẫn có đường kính khác nhau được nhúng vào ête, sau đó là dầu hỏa. Hiệu số độ
cao của hai cột ête dâng lên trong hai ống mao dẫn là 2,4mm, của hai cột dầu hỏa là 3mm. Hãy
xác định suất căng mặt ngoài của dầu hỏa. Cho biết suất căng mặt ngoài của ête là 0,017N/m,
khối lượng riêng của ête và dầu là D1=700kg/m3 và D2=800kg/m3.

Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT


Sự nóng chảy, sự đông đặc và sự sôi
I - Tự luận
1. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 6kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 250C. Nhiệt
nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
2. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho một khối nhôm khối lượng 150g ở nhiệt độ 300C để nó hóa
lỏng ở nhiệt độ 6580C. Nhiệt độ nóng chảy riêng của nhôm là 3,9.105J/kg và nhiệt dung riêng
của nhôm là 896J/kg.K.
3. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 3kg nước ở 280C để chuyển nó thành hơi nước ở 1000C.
Nước có nhiệt dung riêng là 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng là 2,3.106J/kg.
4. Tính nhiệt lượng tòa ra khi 0,8kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước ở 240C. Nước có nhiệt
dung riêng là 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng là 2,3.106J/kg.
5. Có một tảng băng đang trôi trên biển. Phần nhô lên của tảng băng ước tính là 280.103 m3. Hỏi thể
tích phần chìm dưới nước biển của tảng băng là bao nhiêu? Cho biết thể tíchriêng của băng là
1,1lít/kg và khối lượng riêng của nước biển là 1,05kg/lít.
6. Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau đây: Đưa 10g hơi nước ở
1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C. Hãy tính
nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế là 460J/kg.độ, nhiệt dung
riêng của nước là 4180J/kg.độ.

_______________________________________________________________________________
Trang 55
GV: Mai Quang Hưởng
Trường THCS-THPT Ngôi Sao Bài tập Vật lí 10 – Cơ bản (Lưu hành nội bộ)

7. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 250g nước đá đang ở -50C tăng lên đến 100C. Biết nhiệt
dung riêng của nước đá và của nước là 4190J/kgK, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là
334000J/kg.
8. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 200g nước ở 200C. Cho nhiệt dung
riêng của nước là 4190J/kgK, nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg.
9. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để cho 1,5 lít nước ở 200C sôi và có 1/3 lượng nước đã hóa
thành hơi khi sôi. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kgK, nhiệt hóa hơi của nước là
2,26.106J/kg.
10. Thả một cục nước đá có khối lượng 50g, nhiệt độ 00C vào một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm
có khối lượng 150g, chứa 300g nước ở 200C. Xác định nhiệt độ của hệ khi xảy ra cân bằng
nhiệt. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334000J/kg ; nhiệt dung riêng của nước đá và
của nước là 4190J/kgK ; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK.
11. Cho một luồng hơi nước có khối lượng 10g đang ở 1000C ngưng tụ vào trong một bình nhiệt
lượng kế bằng nhôm có khối lượng 100g đang chứa 250g nước ở 200C. Tính nhiệt độ cuối cùng
của hệ. Cho nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg; nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kgK;
nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK.
12. Thả một cục nước đá đang ở nhiệt độ 00C vào một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối
lượng 150g chứa 200g nước đang ở 200C thì thấy nước đá chỉ tan một phần. Tìm khối lượng
phần nước đá bị tan vào trong nước. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334000J/kg ;
nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kgK ; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK.
13. Thả một cục nước đá đang ở nhiệt độ -50C vào một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối
lượng 150g chứa 200g nước đang ở 200C thì thấy nước đá chỉ tan một phần, phần nước đá còn
lại có khối lượng 50g. Tìm khối lượng phần nước đá bị tan vào trong nước và khối lượng ban
đầu của nước đá. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334000J/kg ; nhiệt dung riêng của
nước và nước đá là 4190J/kgK ; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK.
14. Một cốc nước bằng nhôm có khối lượng 50g chứa 100g nước đang ở 200C. Thả vào trong cốc
một quả cầu bằng sắt có khối lượng 50g đã được nung nóng. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ
là 800C và trong quá trình tiếp xúc đã có 5g nước bị hóa hơi. Tìm nhiệt độ ban đầu của quả cầu.
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg ; nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kgK ; nhiệt dung
riêng của sắt 460J/kgK ; nhiệt hóa hơi của nước là 2,26.106J/kg.
15. Không khí ở nhiệt độ 300C, độ ẩm tỷ đối là 80%.
a. Tính độ ẩm tuyệt đối của không khí.
b. Xác định điểm sương.
16. Không khí vào ban ngày có nhiệt độ 350C, độ ẩm tỷ đối là 75%. Vào ban đêm, nhiệt độ của
không khí giảm xuống còn 200C hỏi từ 1m3 không khí có bao nhiêu nước bị đọng lại thành
sương ? Cho độ ẩm cực đại ở 200C và 350C lần lượt là 17,3g/m3 và 30,3g/m3.
17. Không khí vào ban ngày có nhiệt độ 380C, độ ẩm tỷ đối là 72%. Vào ban đêm, nhiệt độ của
không khí giảm xuống còn 200C hỏi từ 1m3 không khí có bao nhiêu nước bị đọng lại thành
sương ? Cho độ ẩm cực đại ở 200C, 350C và 500C lần lượt là 17,3g/m3 ; 30,3g/m3 và 83g/m3.
18. Trong một phòng kín có kích thước 3mX4mX4m ban ngày có nhiệt độ 400C, độ ẩm tỷ đối
70%. Cho độ ẩm cực đại ở 150C ; 200C ; 350C và 500C lần lượt là 12,8g/m3 ; 17,3g/m3 ; 30,3g/m3 và
83g/m3.
a. Tính độ ẩm cực đại ở 400C và độ ẩm tuyệt đối của không khí trong phòng.
b. Xác định điểm sương.
c. Vào ban đêm, nhiệt độ của phòng giảm còn 170C. Tính khối lượng nước bị đọng lại thành
sương trong phòng.
_______________________________________________

_______________________________________________________________________________
Trang 56
GV: Mai Quang Hưởng

You might also like